Dan Lee
08-18-2011, 08:23 AM
CHÚA NHẬT XXI THƯƠNG NIÊN
Mt 15, 21-28
Ngươi ta nói con ngươi là ai?
Dân Do Thái hằng mong đợi Dấng messias xuất hiên để giải thoát họ. Vị cứu tinh muôn dân mông đợi, xuất thân từ dòng tộc Đavít. Sống dưới ách nô lệ của người Rôma và sự hợp tác của những nhà lãnh đạo Do Thái, dân chúng mang nỗi khổ của những người bị vong thân. Thân phận mất nước và nỗi nhục bị đô hộ, khiến họ càng khao khát mãnh liệt hơn một vị Cứu Tinh quyền thế để cứu giúp. Đức Giêsu thành nazareth liệu có phải là đáp án đưa ra: nào là Gioan Tẩy Giả, Êlia, Giêrêmia hay một ngôn sứ nào đó. Cuộc chất vấn các môn đệ như là một khám phá thuộc linh mà những người con cái Chúa đã trải nghiệm.
Người ta bảo Thầy là ai ?
Đám đông đi theo Chúa, họ mục kích các phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm. Ăn uống no nê, vật chất tư bề, bệnh tật biến tan, hạnh phúc đầy tràn. Đối vời họ, Đức Giêsu là một người mẫu hoàn hảo, và có thể đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của mình. Dư luận về Chúa Giêsu được lan tràn khắp nơi, lần luợt các nhân vật trong Cựu ước được trưng dẫn để cho Đức Giêsu một tên gọi thật. Dân chúng vẫn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu. Chấp nhận Ngài là một con người lịch sử, thì xem ra rất dễ. Thế nhưng, để tiến thêm một bước nữa, Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì không phỉa niềm xác tín một sớm một chiều mà có.
Phần các con, các con bảo Thầy là ai ?
Cũng chẳng khác gì đám đông, các môn đệ đôi khi cũng ngộ nhân về con đường cứu dộ của Thầy mình. Họ có cảm nghĩ, Đấng messiacs sẽ khôi phục Vương Quốc trần gian, sẽ lật đổ sự cai trị của Đế Quốc Rôma, Ngài sẽ thiết lập một Vương Quốc trần gian. Bởi thế, không lạ gì khi sự cãi vã tranh giành quyền lợi xảy ra trong nhóm mười hai. Bà mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cho con mình được ngồi bên tả và bên hữu, trong đất nước của Chúa Giêsu. Tông đồ Phêrô trong phúc chốc được linh hứng đã mạnh dạn nói lên niềm xác tín của mình : « Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống »(Mt 16,16). Không phải xác thịt và máu huyết mà chính là Thiên Chúa Cha mạc khải thần tính của Chúa Con cho các môn đệ. Dẫu mạnh mẽ tuyên tin một cách chắc chắn như vậy, nhưng tông đồ Phêrô phải đến khi phục sinh và sau biên cố « Ngũ Tuần », mới cảm nghiệm một cách sâu sắc về niềm xác tín của mình.
Đức Kitô là ai, đối với các Kitô hữu.
Nững người tín hữu được học Giáo lý, đều thuộc lòng câu trả lời : « Đức Giêsu Kitô là ai ? ». Quả là không khó khi đưa ra một định nghĩa về ngài. Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ, Đấng dược xức dầu, Đấng được Chúa Cha sai đến để cứu độ trần gian. Kinh Tin Kính đã khẵng định « người là Thiên Chúa thật, được sinh ra chứ không phải được tạo thành, và đồng bản thể với Đức Chúa Cha ». Giữa thần tính và nhân tính của Chúa là một và trở thành duy nhất trong con người của Ngài. Giáo hội sơ khai và giáo hội của ngày hôm nay, vẫn mãi xác tín vào niềm tin Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người.
Đức Giêsu là ai đó là một lý thuyết, một trả lời trên mặt chữ. Còn Đức Giêsu liên hệ gì với tôi đó là một mối liên hệ, là một thôi thúc để dấn thân cho cuộc sống loan báo Tin Mừng. Nếu chỉ dừng lại trên bình diện tự nhiên, mỗi người sẽ thấy, chúng ta quen biết Đức Giêsu như là một nhân vật nổi tiếng nào đó. Còn nếu chịu khó vương cao trên bình diện siêu nhiên, mỗi người sẽ thấy khuôn mặt mạc khải trọn vẹn của Đấng Messias. Đấng cứu thế không ơ ngoài phạm vi của những giới hạn của con người. Như ý nghĩ của người Do Thái, Cúa Giêsu là con bác thợi mộc Giuse, mẹ Người là bà Maria, Ngài xuất thân từ quê nghèo Nazareth, mà chính Nazareth đã khẳng khái tuyên bố « Nazareth có cái gì hay »
Tin vào Đức Giêsu để đón nhận chìa khóa lối mở vào cửu sự sống đời đời, tin thì được cứu, ai không tin sẽ bị luật phạt. người Kitô hữu đón nhận mạc khải như là một quà tặng của ân sủng, món quà ấy chỉ có nơi Thiên Chúa, hồng ân đức tin là một cuộc gặp gỡ giữa tự do và ân sủng. Con người dựa vào lý trí tự nhiên củng có thể khám phá về Thiên Chúa, thế nhưng nếu không có ơn trên trao ban thì khả năng của con người chỉ rất giới hạn. Đức Giêsu đã có lần cất lời cảm tạ thiên Chúa Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những kẻ bé mon. Người Kitô hữu cũng luôn chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, vì đã cho con người biết và yêu mến Đức Giêsu, Đấng có lời ban sự sống.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
Mt 15, 21-28
Ngươi ta nói con ngươi là ai?
Dân Do Thái hằng mong đợi Dấng messias xuất hiên để giải thoát họ. Vị cứu tinh muôn dân mông đợi, xuất thân từ dòng tộc Đavít. Sống dưới ách nô lệ của người Rôma và sự hợp tác của những nhà lãnh đạo Do Thái, dân chúng mang nỗi khổ của những người bị vong thân. Thân phận mất nước và nỗi nhục bị đô hộ, khiến họ càng khao khát mãnh liệt hơn một vị Cứu Tinh quyền thế để cứu giúp. Đức Giêsu thành nazareth liệu có phải là đáp án đưa ra: nào là Gioan Tẩy Giả, Êlia, Giêrêmia hay một ngôn sứ nào đó. Cuộc chất vấn các môn đệ như là một khám phá thuộc linh mà những người con cái Chúa đã trải nghiệm.
Người ta bảo Thầy là ai ?
Đám đông đi theo Chúa, họ mục kích các phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm. Ăn uống no nê, vật chất tư bề, bệnh tật biến tan, hạnh phúc đầy tràn. Đối vời họ, Đức Giêsu là một người mẫu hoàn hảo, và có thể đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của mình. Dư luận về Chúa Giêsu được lan tràn khắp nơi, lần luợt các nhân vật trong Cựu ước được trưng dẫn để cho Đức Giêsu một tên gọi thật. Dân chúng vẫn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu. Chấp nhận Ngài là một con người lịch sử, thì xem ra rất dễ. Thế nhưng, để tiến thêm một bước nữa, Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì không phỉa niềm xác tín một sớm một chiều mà có.
Phần các con, các con bảo Thầy là ai ?
Cũng chẳng khác gì đám đông, các môn đệ đôi khi cũng ngộ nhân về con đường cứu dộ của Thầy mình. Họ có cảm nghĩ, Đấng messiacs sẽ khôi phục Vương Quốc trần gian, sẽ lật đổ sự cai trị của Đế Quốc Rôma, Ngài sẽ thiết lập một Vương Quốc trần gian. Bởi thế, không lạ gì khi sự cãi vã tranh giành quyền lợi xảy ra trong nhóm mười hai. Bà mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cho con mình được ngồi bên tả và bên hữu, trong đất nước của Chúa Giêsu. Tông đồ Phêrô trong phúc chốc được linh hứng đã mạnh dạn nói lên niềm xác tín của mình : « Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống »(Mt 16,16). Không phải xác thịt và máu huyết mà chính là Thiên Chúa Cha mạc khải thần tính của Chúa Con cho các môn đệ. Dẫu mạnh mẽ tuyên tin một cách chắc chắn như vậy, nhưng tông đồ Phêrô phải đến khi phục sinh và sau biên cố « Ngũ Tuần », mới cảm nghiệm một cách sâu sắc về niềm xác tín của mình.
Đức Kitô là ai, đối với các Kitô hữu.
Nững người tín hữu được học Giáo lý, đều thuộc lòng câu trả lời : « Đức Giêsu Kitô là ai ? ». Quả là không khó khi đưa ra một định nghĩa về ngài. Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ, Đấng dược xức dầu, Đấng được Chúa Cha sai đến để cứu độ trần gian. Kinh Tin Kính đã khẵng định « người là Thiên Chúa thật, được sinh ra chứ không phải được tạo thành, và đồng bản thể với Đức Chúa Cha ». Giữa thần tính và nhân tính của Chúa là một và trở thành duy nhất trong con người của Ngài. Giáo hội sơ khai và giáo hội của ngày hôm nay, vẫn mãi xác tín vào niềm tin Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người.
Đức Giêsu là ai đó là một lý thuyết, một trả lời trên mặt chữ. Còn Đức Giêsu liên hệ gì với tôi đó là một mối liên hệ, là một thôi thúc để dấn thân cho cuộc sống loan báo Tin Mừng. Nếu chỉ dừng lại trên bình diện tự nhiên, mỗi người sẽ thấy, chúng ta quen biết Đức Giêsu như là một nhân vật nổi tiếng nào đó. Còn nếu chịu khó vương cao trên bình diện siêu nhiên, mỗi người sẽ thấy khuôn mặt mạc khải trọn vẹn của Đấng Messias. Đấng cứu thế không ơ ngoài phạm vi của những giới hạn của con người. Như ý nghĩ của người Do Thái, Cúa Giêsu là con bác thợi mộc Giuse, mẹ Người là bà Maria, Ngài xuất thân từ quê nghèo Nazareth, mà chính Nazareth đã khẳng khái tuyên bố « Nazareth có cái gì hay »
Tin vào Đức Giêsu để đón nhận chìa khóa lối mở vào cửu sự sống đời đời, tin thì được cứu, ai không tin sẽ bị luật phạt. người Kitô hữu đón nhận mạc khải như là một quà tặng của ân sủng, món quà ấy chỉ có nơi Thiên Chúa, hồng ân đức tin là một cuộc gặp gỡ giữa tự do và ân sủng. Con người dựa vào lý trí tự nhiên củng có thể khám phá về Thiên Chúa, thế nhưng nếu không có ơn trên trao ban thì khả năng của con người chỉ rất giới hạn. Đức Giêsu đã có lần cất lời cảm tạ thiên Chúa Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những kẻ bé mon. Người Kitô hữu cũng luôn chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, vì đã cho con người biết và yêu mến Đức Giêsu, Đấng có lời ban sự sống.
Lm Giacôbê Tạ Chúc