Dan Lee
08-26-2011, 10:35 PM
Lùi lại để thuộc về và đi theo Chúa
Mt 16, 21-27
Thưa quý vị,
Rất nhiều người lính sau khi từ mặt trận trở về bị Hội Chứng trầm cảm, “rối loạn tâm thần”. Tôi nhớ lần đầu tiên nghe đến khái niệm này là thời chiến tranh Việt Nam. Trước đó, những người lính bị suy sụp tinh thần khi ở tiền tuyến hay sau khi đã trở về nhà được gọi là bị “mệt mỏi do chiến tranh”.
Không biết quý vị sẽ gọi bệnh của ngôn sứ Giêrêmia là gì? Từ triệu chứng như ông mô tả thì chúng ta có thể gọi đó là “sự rã rời của một ngôn sứ”. Công việc của ngôn sứ luôn khó khăn. Ngôn sứ không phải là người ở bên ngoài cộng đồng để mà phê phán. Nhưng Thiên Chúa thường kêu gọi một người trong cộng đồng đó để nói lời ngôn sứ cho dân của mình. Đó quả không phải là một việc dễ dàng gì. Ngôn sứ thường phê phán chuyện bỏ bê các thực hành thờ phượng của dân, niềm tin sa sút, cùng với sự bất công bất chính của cộng đồng đó. “Hãy sống công chính”, đó là mệnh lệnh của Thiên Chúa dành cho dân của Người. Họ phải thi hành những hành vi công chính, nếu như họ muốn sống theo một Thiên Chúa Đấng đã ký kết giao ước với họ.
Một trong những lời hứa ở cả hai Thánh Ước nằm nơi niềm hy vọng cánh chung, rằng đến thời sau hết, Thiên Chúa sẽ đến chấn chỉnh mọi sự. Trong Tân Ước, Đức Kitô là dấu chỉ của kế hoạch Thiên Chúa dành cho con người, khi Ngài loan báo về triều đại Thiên Chúa ngự đến. Cộng đoàn nhân loại mới này được biểu thị bằng những người sống trong tương quan ngay chính với tha nhân. Thánh Phaolô mô tả một vài đặc trưng của triều đại Thiên Chúa khi ngài nói: “Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3,28)
Trong cả Cựu Giao và Tân Ước thời giờ dành cho hành vi công chính không gián đoạn cho đến thời sau hết. Ý định của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thực hiện ngay lúc này; tất cả chúng ta đều tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (Mt 6,33); tất cả chúng ta đều khát khao điều đó (Mt 5,6). Đức Giêsu, trong Các Mối Phúc, chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (Mt 5,10). Trong cả hai Giao Ước, rõ ràng đều liên quan đến những bách hại, không chỉ để thi hành ý định của Thiên Chúa, nhưng còn kêu gọi người khác làm như thế.
Những nhà giảng thuyết ngày nay cảm nghiệm được nỗi đau của các ngôn sứ khi họ bị tấn công vì giảng về công lý. Họ bị kết án là giảng “vấn đề của họ” – cứ như thể họ nói về một chủ đề ưa thích của mình và bắt cộng đoàn phải nghe. Thật khó khăn cho nhà giảng thuyết cũng như cho các thành viên khác của cộng đoàn khi họ tuyên bố và hành động vì quyền lợi của những hài nhi chưa được sinh ra, người già, bệnh nhân, người nhập cư, phụ nữ, người đồng tính, cũng như công bằng về kinh tế, hòa bình, sinh thái,… Dường như bản mô tả công việc của người ngôn sứ đã viết sẵn sự bách hại trong đó. Điều này đưa chúng ta trở lại với Giêrêmia trong bài đọc một của ngày hôm nay.
Giêrêmia đã được Thiên Chúa giao cho một nhiệm vụ khó khăn. Giuđa đang bị đe dọa vì thế người lãnh đạo Giuđa tìm kiếm sự trợ giúp từ các nước láng giềng. Nhưng sứ điệp của Giêrêmia gửi đến họ là hãy cậy trông vào Thiên Chúa để được Ngài trợ giúp. Giêrêmia cho rằng dân phải được kiện cường bởi chính thử thách đức tin như thế. Thông điệp của ông: Hãy chỉ tin tưởng vào một mình Thiên Chúa, chứ đừng cậy vào sức mạnh quân sự. Nhưng dân mặc kệ và đi liên minh với các quốc gia khác, hậu quả là người Babylon đã xâm lược, phá hủy Giêrusalem cũng như Đền Thờ và bắt dân đi lưu đày.
Hôm nay, chúng ta nghe những lời than vãn nổi tiếng của Giêrêmia. Ông thích một thông điệp khác, một công việc bớt gian khổ hơn. Ông bị cám dỗ giữ yên lặng để khỏi bị bách hại vì lời của mình: “Con tự nhủ….con sẽ chẳng nhân danh Người mà nói nữa”. Nhưng ông lại nghe được lời mời gọi của Thiên Chúa và Lời Chúa bừng cháy trong tim ông. Ông đáp lại và ông cảm thấy mình không thể kìm nén. Với sự say mê trong lòng, ông không thể quay lưng với sứ vụ của mình. Đó là lý do ông cảm thấy mình bị Thiên Chúa lừa vào trong hoàn cảnh như thế - diễn giải chính xác hơn từ “bị lừa” phải là “quyến rũ”.
Giêrêmia đã nghe thấy Lời Chúa và sau đó ông hành động như những gì ông nghe được. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dành nhiều thời giờ hơn để lắng nghe Lời Chúa ? Chúng ta có thể nghe thấy gì ? Chúng ta sẽ được mời gọi bước theo hướng đi nào ? Chẳng hạn như chúng ta nghe thấy một lời đòi chúng ta phải thực hiện một thay đổi lớn trong đời mình thì sao ? Liệu chúng ta có đủ can đảm để làm điều đó không ? Chúng ta nghe thấy gì khi tôi yêu cầu mọi người hãy lên tiếng và hành động thay cho ai đó, như những người thời Giêrêmia, đang bị kẻ mạnh bao vây. Chúng ta có sẵn lòng đứng bên cạnh họ, dẫu cho phải trả giá bằng chính danh dự, an toàn của mình hay không ?
Chúa Nhật trước Đức Giêsu đã chúc phúc cho Phêrô và trao cho ông quyền trên sứ vụ của ông để xây dựng Nước Chúa. Nhưng mọi sự lại đổi hướng nhanh chóng với Phêrô khi Đức Giêsu gọi ông là Satan và gạt ông sang một bên. Giọng nói xua đuổi khiến chúng ta nhớ lại những gì Đức Giêsu nói với ma quỷ khi nó cố cám dỗ Người trong sa mạc, “Sata, hãy tránh ra !”
Quý vị không thể trách Phêrô vì đã cố cứu Thầy mình khỏi đau khổ và khỏi chết. Nhưng có gì đó còn hơn cả việc ao ước của người tông đồ hết mình muốn bảo vệ người Thầy mà ông yêu mến và đi theo. Đời Kitô hữu không phải là con đường nhung lụa, toàn nụ cười hạnh phúc. “Tìm kiếm Đức Giêsu” hay có “Đức Giêsu trong lòng” có thể lúc đầu mang lại tinh thần hăng hái. Nhưng cuối cùng một bức tranh toàn cảnh của việc bước theo Đức Giêsu sẽ dần lộ ra từng chi tiết. (Giêrêmia lúc đầu đã bị lời mời gọi của Chúa hấp dẫn, nhưng hôm nay lại cảm thấy bị Chúa quyến rũ vì ơn gọi của ông khiến ông đau khổ).
Có lẽ thánh Phêrô đã hiểu hơn, nên sau cùng, ông bước theo ngôn sứ Giêsu. Nếu Phêrô đã ngẫm thấy qua suốt lịch sử tôn giáo của mình hẳn ông nhớ các ngôn sứ đã bị loại trừ và bị sát hại ra sao. Giờ Phêrô phải dối diện với những gì Giêrêmia đã từng đối diện: ông được mời gọi đón nhận vai trò ngôn sứ và điều đó sẽ phải trả giá. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.
Quý vị có thể mua một cây thánh giá bằng vàng ở bất kỳ của hàng trang sức nào. Nếu quý vị là ngôi sao nhạc Rock hay ngôi sao điện ảnh thì có thể đủ tiền để mua một thánh giá lớn mà đeo khi đứng trước những người thần tượng quý vị. Như đó không phải là loại thánh giá mà Đức Giêsu mời gọi Phêrô cũng như chúng ta sẵn lòng mang lấy mỗi ngày. Chúng ta sẽ không phải chịu đóng đinh giống như Chúa Giêsu đã chịu, nhưng rõ ràng Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hy sinh vì Người và để loan báo Tin mừng.
Hôm nay, thánh Phaolô chỉ ra người môn đệ phải sống ra sao. Chúng ta phải hiến dâng thân mình như “của lễ sống động”. Chúng ta đừng “rập theo đời này…” Nếu chúng ta chọn đi theo Đức Kitô, chúng ta sẽ sống theo những giá trị khác với những gì thường thấy quanh ta. Chọn lựa này khiến chúng ta phải trả giá bằng – bạn bè, gia đình, sự nổi tiếng và cả của cải. Chúng ta không thể đi vào các giá trị của nền văn hóa của chúng ta mà trước hết không phải đưa chúng qua lăng kính của Tin mừng. Lúc đầu Phêrô không chấp nhận được khái niệm về mối tương quan mà Đức Giêsu đưa ra. Sự nhấn mạnh đến đau khổ và hy sinh dường như bịt tai ông trước những gì xảy đến cùng với cuộc đời thánh giá. Phêrô sẽ nhận được sự sống, như Đức Giêsu đã hứa.
Sau khi chúng ta chứng kiến cảnh Đức Giêsu gạt Phêrô qua một bên thì chúng ta cũng thấy một cơ hội khác dành cho Phêrô. “Satan, lui lại đằng sau Thầy!” Đó chỉ là lần xua đuổi đầu tiên, Đức Giêsu còn bảo Phêrô đi lùi lại phía sau như môn đệ nên làm – đi phiá sau và bước theo Đức Giêsu. Đó cũng là chỗ thích hợp cho mỗi chúng ta, dù rằng chúng ta nhiều lần không thể sống như môn đệ Thầy Giêsu. Như Phêrô, rõ ràng hay không, chúng ta đã từng gạt bỏ tình thầy trò và nay chúng ta cần cơ hội khác để cố gắng níu giữ tương quan ấy.
Chúng ta được mời gọi lùi lại phái sau để thuộc về và đi theo Đức Giêsu. Cùng với các môn đệ khác, chúng ta cũng sẽ được thánh Matthêu hướng dẫn trong tuần tới khi lắng nghe các giáo huấn của Đức Giêsu. Người môn đệ như chúng ta trên hành trình với Đức Giêsu sẽ nhận ra Ngài đón nhận thập giá mỗi ngày như thế nào; những xua đuổi và phỉ báng vu khống mà Ngài gặp phải trên đường lên Giêrusalem. Đức Giêsu luôn tha thứ cho những ương ngạnh và thậm chí cả những cản lối của môn đệ. Đức Giêsu thấy nơi chúng ta điều mà Ngài thấy nơi Phêrô, sẵn sàng hết mình theo Ngài, ngay cả phải hy sinh tính mạng. Và cùng với Phêrô chúng ta lui ra phía sau Đức Giêsu và theo Ngài lên Giêrusalem.
Lm. Jude Siciliano, OP
Anh Em Học Viện Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ.
Mt 16, 21-27
Thưa quý vị,
Rất nhiều người lính sau khi từ mặt trận trở về bị Hội Chứng trầm cảm, “rối loạn tâm thần”. Tôi nhớ lần đầu tiên nghe đến khái niệm này là thời chiến tranh Việt Nam. Trước đó, những người lính bị suy sụp tinh thần khi ở tiền tuyến hay sau khi đã trở về nhà được gọi là bị “mệt mỏi do chiến tranh”.
Không biết quý vị sẽ gọi bệnh của ngôn sứ Giêrêmia là gì? Từ triệu chứng như ông mô tả thì chúng ta có thể gọi đó là “sự rã rời của một ngôn sứ”. Công việc của ngôn sứ luôn khó khăn. Ngôn sứ không phải là người ở bên ngoài cộng đồng để mà phê phán. Nhưng Thiên Chúa thường kêu gọi một người trong cộng đồng đó để nói lời ngôn sứ cho dân của mình. Đó quả không phải là một việc dễ dàng gì. Ngôn sứ thường phê phán chuyện bỏ bê các thực hành thờ phượng của dân, niềm tin sa sút, cùng với sự bất công bất chính của cộng đồng đó. “Hãy sống công chính”, đó là mệnh lệnh của Thiên Chúa dành cho dân của Người. Họ phải thi hành những hành vi công chính, nếu như họ muốn sống theo một Thiên Chúa Đấng đã ký kết giao ước với họ.
Một trong những lời hứa ở cả hai Thánh Ước nằm nơi niềm hy vọng cánh chung, rằng đến thời sau hết, Thiên Chúa sẽ đến chấn chỉnh mọi sự. Trong Tân Ước, Đức Kitô là dấu chỉ của kế hoạch Thiên Chúa dành cho con người, khi Ngài loan báo về triều đại Thiên Chúa ngự đến. Cộng đoàn nhân loại mới này được biểu thị bằng những người sống trong tương quan ngay chính với tha nhân. Thánh Phaolô mô tả một vài đặc trưng của triều đại Thiên Chúa khi ngài nói: “Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3,28)
Trong cả Cựu Giao và Tân Ước thời giờ dành cho hành vi công chính không gián đoạn cho đến thời sau hết. Ý định của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thực hiện ngay lúc này; tất cả chúng ta đều tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (Mt 6,33); tất cả chúng ta đều khát khao điều đó (Mt 5,6). Đức Giêsu, trong Các Mối Phúc, chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (Mt 5,10). Trong cả hai Giao Ước, rõ ràng đều liên quan đến những bách hại, không chỉ để thi hành ý định của Thiên Chúa, nhưng còn kêu gọi người khác làm như thế.
Những nhà giảng thuyết ngày nay cảm nghiệm được nỗi đau của các ngôn sứ khi họ bị tấn công vì giảng về công lý. Họ bị kết án là giảng “vấn đề của họ” – cứ như thể họ nói về một chủ đề ưa thích của mình và bắt cộng đoàn phải nghe. Thật khó khăn cho nhà giảng thuyết cũng như cho các thành viên khác của cộng đoàn khi họ tuyên bố và hành động vì quyền lợi của những hài nhi chưa được sinh ra, người già, bệnh nhân, người nhập cư, phụ nữ, người đồng tính, cũng như công bằng về kinh tế, hòa bình, sinh thái,… Dường như bản mô tả công việc của người ngôn sứ đã viết sẵn sự bách hại trong đó. Điều này đưa chúng ta trở lại với Giêrêmia trong bài đọc một của ngày hôm nay.
Giêrêmia đã được Thiên Chúa giao cho một nhiệm vụ khó khăn. Giuđa đang bị đe dọa vì thế người lãnh đạo Giuđa tìm kiếm sự trợ giúp từ các nước láng giềng. Nhưng sứ điệp của Giêrêmia gửi đến họ là hãy cậy trông vào Thiên Chúa để được Ngài trợ giúp. Giêrêmia cho rằng dân phải được kiện cường bởi chính thử thách đức tin như thế. Thông điệp của ông: Hãy chỉ tin tưởng vào một mình Thiên Chúa, chứ đừng cậy vào sức mạnh quân sự. Nhưng dân mặc kệ và đi liên minh với các quốc gia khác, hậu quả là người Babylon đã xâm lược, phá hủy Giêrusalem cũng như Đền Thờ và bắt dân đi lưu đày.
Hôm nay, chúng ta nghe những lời than vãn nổi tiếng của Giêrêmia. Ông thích một thông điệp khác, một công việc bớt gian khổ hơn. Ông bị cám dỗ giữ yên lặng để khỏi bị bách hại vì lời của mình: “Con tự nhủ….con sẽ chẳng nhân danh Người mà nói nữa”. Nhưng ông lại nghe được lời mời gọi của Thiên Chúa và Lời Chúa bừng cháy trong tim ông. Ông đáp lại và ông cảm thấy mình không thể kìm nén. Với sự say mê trong lòng, ông không thể quay lưng với sứ vụ của mình. Đó là lý do ông cảm thấy mình bị Thiên Chúa lừa vào trong hoàn cảnh như thế - diễn giải chính xác hơn từ “bị lừa” phải là “quyến rũ”.
Giêrêmia đã nghe thấy Lời Chúa và sau đó ông hành động như những gì ông nghe được. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dành nhiều thời giờ hơn để lắng nghe Lời Chúa ? Chúng ta có thể nghe thấy gì ? Chúng ta sẽ được mời gọi bước theo hướng đi nào ? Chẳng hạn như chúng ta nghe thấy một lời đòi chúng ta phải thực hiện một thay đổi lớn trong đời mình thì sao ? Liệu chúng ta có đủ can đảm để làm điều đó không ? Chúng ta nghe thấy gì khi tôi yêu cầu mọi người hãy lên tiếng và hành động thay cho ai đó, như những người thời Giêrêmia, đang bị kẻ mạnh bao vây. Chúng ta có sẵn lòng đứng bên cạnh họ, dẫu cho phải trả giá bằng chính danh dự, an toàn của mình hay không ?
Chúa Nhật trước Đức Giêsu đã chúc phúc cho Phêrô và trao cho ông quyền trên sứ vụ của ông để xây dựng Nước Chúa. Nhưng mọi sự lại đổi hướng nhanh chóng với Phêrô khi Đức Giêsu gọi ông là Satan và gạt ông sang một bên. Giọng nói xua đuổi khiến chúng ta nhớ lại những gì Đức Giêsu nói với ma quỷ khi nó cố cám dỗ Người trong sa mạc, “Sata, hãy tránh ra !”
Quý vị không thể trách Phêrô vì đã cố cứu Thầy mình khỏi đau khổ và khỏi chết. Nhưng có gì đó còn hơn cả việc ao ước của người tông đồ hết mình muốn bảo vệ người Thầy mà ông yêu mến và đi theo. Đời Kitô hữu không phải là con đường nhung lụa, toàn nụ cười hạnh phúc. “Tìm kiếm Đức Giêsu” hay có “Đức Giêsu trong lòng” có thể lúc đầu mang lại tinh thần hăng hái. Nhưng cuối cùng một bức tranh toàn cảnh của việc bước theo Đức Giêsu sẽ dần lộ ra từng chi tiết. (Giêrêmia lúc đầu đã bị lời mời gọi của Chúa hấp dẫn, nhưng hôm nay lại cảm thấy bị Chúa quyến rũ vì ơn gọi của ông khiến ông đau khổ).
Có lẽ thánh Phêrô đã hiểu hơn, nên sau cùng, ông bước theo ngôn sứ Giêsu. Nếu Phêrô đã ngẫm thấy qua suốt lịch sử tôn giáo của mình hẳn ông nhớ các ngôn sứ đã bị loại trừ và bị sát hại ra sao. Giờ Phêrô phải dối diện với những gì Giêrêmia đã từng đối diện: ông được mời gọi đón nhận vai trò ngôn sứ và điều đó sẽ phải trả giá. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.
Quý vị có thể mua một cây thánh giá bằng vàng ở bất kỳ của hàng trang sức nào. Nếu quý vị là ngôi sao nhạc Rock hay ngôi sao điện ảnh thì có thể đủ tiền để mua một thánh giá lớn mà đeo khi đứng trước những người thần tượng quý vị. Như đó không phải là loại thánh giá mà Đức Giêsu mời gọi Phêrô cũng như chúng ta sẵn lòng mang lấy mỗi ngày. Chúng ta sẽ không phải chịu đóng đinh giống như Chúa Giêsu đã chịu, nhưng rõ ràng Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hy sinh vì Người và để loan báo Tin mừng.
Hôm nay, thánh Phaolô chỉ ra người môn đệ phải sống ra sao. Chúng ta phải hiến dâng thân mình như “của lễ sống động”. Chúng ta đừng “rập theo đời này…” Nếu chúng ta chọn đi theo Đức Kitô, chúng ta sẽ sống theo những giá trị khác với những gì thường thấy quanh ta. Chọn lựa này khiến chúng ta phải trả giá bằng – bạn bè, gia đình, sự nổi tiếng và cả của cải. Chúng ta không thể đi vào các giá trị của nền văn hóa của chúng ta mà trước hết không phải đưa chúng qua lăng kính của Tin mừng. Lúc đầu Phêrô không chấp nhận được khái niệm về mối tương quan mà Đức Giêsu đưa ra. Sự nhấn mạnh đến đau khổ và hy sinh dường như bịt tai ông trước những gì xảy đến cùng với cuộc đời thánh giá. Phêrô sẽ nhận được sự sống, như Đức Giêsu đã hứa.
Sau khi chúng ta chứng kiến cảnh Đức Giêsu gạt Phêrô qua một bên thì chúng ta cũng thấy một cơ hội khác dành cho Phêrô. “Satan, lui lại đằng sau Thầy!” Đó chỉ là lần xua đuổi đầu tiên, Đức Giêsu còn bảo Phêrô đi lùi lại phía sau như môn đệ nên làm – đi phiá sau và bước theo Đức Giêsu. Đó cũng là chỗ thích hợp cho mỗi chúng ta, dù rằng chúng ta nhiều lần không thể sống như môn đệ Thầy Giêsu. Như Phêrô, rõ ràng hay không, chúng ta đã từng gạt bỏ tình thầy trò và nay chúng ta cần cơ hội khác để cố gắng níu giữ tương quan ấy.
Chúng ta được mời gọi lùi lại phái sau để thuộc về và đi theo Đức Giêsu. Cùng với các môn đệ khác, chúng ta cũng sẽ được thánh Matthêu hướng dẫn trong tuần tới khi lắng nghe các giáo huấn của Đức Giêsu. Người môn đệ như chúng ta trên hành trình với Đức Giêsu sẽ nhận ra Ngài đón nhận thập giá mỗi ngày như thế nào; những xua đuổi và phỉ báng vu khống mà Ngài gặp phải trên đường lên Giêrusalem. Đức Giêsu luôn tha thứ cho những ương ngạnh và thậm chí cả những cản lối của môn đệ. Đức Giêsu thấy nơi chúng ta điều mà Ngài thấy nơi Phêrô, sẵn sàng hết mình theo Ngài, ngay cả phải hy sinh tính mạng. Và cùng với Phêrô chúng ta lui ra phía sau Đức Giêsu và theo Ngài lên Giêrusalem.
Lm. Jude Siciliano, OP
Anh Em Học Viện Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ.