Nguyenct
08-31-2011, 05:48 AM
TỨ ĐẠI PHÁP KINH
Lời Nói Ðầu
Hỡi các Tiểu hồn yêu quý,
Năm 2000 đã gần đến, ngươn mạt pháp sắp tàn lụi, cơ Thánh Ðức bắt đầu chuyển mình tại trần gian, từ xuân Tân Dậu này (1981): để tái lập Thượng ngươn Thái Hòa, khai mở Long Hoa đại hội, còn gọi là cơ phán xét cuối cùng.
Ðây là khóa thi chót của cuộc tuần hoàn Ðại Thiên Ðịa, cả chục vạn năm mới có một lần, để tuyển chọn các linh hồn tiến hóa cao về mặt đạo đức và trí tuệ.
Nếu hỏng khoa này, thời phải đợi cả chục vạn năm nữa mới có cơ hội trở lại khoa kế tiếp.
Một ngàn chín trăm tám mươi mốt năm (1981) trước đây, TA đã cho con một TA xuống thế mở đạo cứu đời, báo tin vào khoảng hai ngàn năm sau TA sẽ trở lại. Nay đã thành sự thật.
Ðích thân TA phải đầu thai xuống thế làm người, chờ đợi gần hai mươi tám năm nay. Ðến nay, cơ vận chuyển của Càn Khôn đã đến, TA đích thân xuất thế làm việc: soạn giảng TỨ ÐẠI PHÁP KINH, thuyết giảng Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, khai mở Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo, thành lập Càn Khôn Nhứt Thống Giáo tại thế gian, hầu khai tâm, mở trí, phá mê, phá chấp cho chúng sanh sớm thức tỉnh quy hiệp: Tu học, Tu hành, chớ quá trễ rồi, các con ạ!
Tuy CHA xuất thế tại Việt Nam (vì Thiên cơ đã định: chọn Việt Nam làm Thánh Ðịa, có Bảo Giang, Bảo Sơn, lập thành 12 huyệt linh hiển mầu nhiệm của địa cầu 68 các con), nhưng TA vẫn phân thân điển quang để độ khắp mọi nơi.
Các Tiểu hồn ơi!
Hãy mau mau tìm kiếm “TỨ ÐẠI PHÁP KINH” để tu học, tu hành, đặng biết hết mọi cơ cấu của vũ trụ, hiểu được định luật tiến hóa không ngừng của Càn Khôn. Nhận thức rõ được các con là ai? Từ đâu đến? Ðến đây để làm gì? Rồi đi về đâu?
Biết rồi! hiểu rồi! nhận thức rõ rồi! Các con phải dùng óc sáng kiến, mượn trí suy tư để nhận xét cho kỹ, phân biệt cho rành đặng tự quyết định, chọn lấy một hướng đi sáng suốt, chân chính, đúng theo đạo lý hơn, mà tự cứu lấy mình.
Dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ vẫn đang tuôn chảy thao thao bất tuyệt, tiếng nói Ðại Hồn vẫn vang vọng mãi bên tai con. Bản thể Ðại Thiên Ðịa vẫn diễn biến hằng ngày, trước mắt các con bằng những tai nạn khổ ách, loạn lạc, lầm than, đói rách khổ cực, luân hồi, sanh tử... không lúc nào ngừng. Thế mà các con không thấy, không nghe gì hết hay sao? Thật đáng thương cho các Tiểu hồn CHA biết bao! Cơn khảo trược, nhồi quả, trả nghiệp dâng lên ngút trời. Những cơn mê trần trong biển đen hắc ám, u linh lôi kéo hàng tỷ chúng sanh trong mê muội quay cuồng: Tham, sân, si, dục, hỷ, nộ, ái, ố... bởi cuộc sống đầy rẫy xấu xa, tội lỗi, ô nhiễm trược trần, thất tình, lục dục, tam độc, thất ác... thảm thương thay!!!
Cũng bởi vô minh bao phủ, tham ái kích động, dục vọng thúc đẩy làm cho các con của CHA mê muội, ngu si lăn mình vào địa ngục trần gian, lặn hụp trong bể khổ trược trần, theo đuổi quyền, danh, lợi, tình ở cõi hữu vi giả tạm!
Các con ơi! Vừng đông minh triết đã bắt đầu ló dạng, trâu sẽ tới đồng lam, chim ưng sắp về tổ, sư tử đã bừng thức dậy sau một giấc ngủ dài. Thượng Ðế đã mở rộng đôi tay tình thương, ban rải Thần Huệ, bố rộng Hồng Ân để đón chờ các con trở lại với Ngài trong kỳ phán xét cuối cùng này.
Tiểu hồn ơi! Hãy trở về với ngôi nhà xưa vĩ đại, nơi mà các con đã cất bước ra đi, không muốn hẹn ngày về, đến nỗi đích thân CHA phải lăn mình xuống thế, kêu gọi một cách thống thiết bi ai, muốn đứt cả hơi, khô cả tiếng, như hồn Thục Vương trong xác chim Quốc ngày nào?
Nước mắt CHA đã rơi xuống thế gian trong những cơn mưa tầm tả. Máu CHA đã loang chảy trong các dòng sông, thịt xương CHA đã rách nát trong những trận chiến tranh hãi hùng long trời lỡ đất. Các Tiểu hồn CHA đã ngã gục trong hai trận chiến tranh Ðại chiến vừa qua. Giờ đây lại gục ngã nữa và nguy cơ... của cuộc chiến thứ ba đang đe dọa khắp hoàn cầu, hàng tỷ sinh linh đang phập phồng lo sợ khiến cho Ðại Hồn khắc khoải ưu tư, phải đích thân xuống thế chăn dắt bầy Chiên khờ dại, ngu đần, bơ vơ, lạc lõng... trong bãi cỏ khô cằn băng hoại của xã hội trần gian thối nát, xấu xa ghê tởm này.
Tiểu hồn ơi! Thuyền Giải thoát đang đậu bến Long Hoa chờ đón các con quay về quê xứ bến cũ.
Thiên đàng an lạc, trống rỗng không người!
Niết bàn thanh tịnh, vắng bóng chúng sanh!
Các con còn chần chờ gì nữa mà không bước lên đi? Bước lên đi! Bước lên đi! Các Tiểu hồn khờ dại...!
Bước lên bằng đức tin giác ngộ hoàn toàn, bằng thức tỉnh tu học, sám hối tu hành, bằng thực hiện tình thương, phát triển Bi, Trí, Dũng, Hòa; tinh tấn siêng năng công phu, công quả, công trình; rèn luyện ý chí cứu khổ, mở rộng tâm bác ái, thăng tiến trí thông minh thánh triết... đừng để chúng dậm chân tại chỗ, làm trì trệ con đường tiến hóa của các con.
CHA tạm dừng bút, ban bố điển lành cho các con nhân dịp đầu xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế.
Nhưng hết sức mong rằng: cuộc hành trình trở về quê xưa chốn cũ của các con không ngừng lại, để rồi bị bỏ rơi. Bởi dòng tiến hóa liên miên bất tận của Càn Khôn đang trôi chảy mãi ngoài kia!
Tứ Ðại Pháp Kinh
Thỉnh Nguyện Tâm Thư
Kính thỉnh nguyện Nhị vị Song đường (CHA MẸ LINH HỒN):
- Kim Thân Từ Phụ Chưởng Giáo Chí Tôn
- và Kim Mẫu Từ Tôn Tây Vương Thánh Mẫu.
Từ khi được Cha, Mẹ chứng quả vị: Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Ðế, đồng thời giao sứ mạng cho con thay Cha Mẹ xuống trần, để chuyển bánh xe chánh pháp kỳ ba tại Việt Nam thánh địa, dẫn dắt, dẫn tiến nhân loại vào kỷ nguyên Thánh Ðức cho kỳ hội Long Hoa.
Nay nhân dịp xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế, con đôi lời thỉnh nguyện đệ trình về Thiên Ðình Cha Mẹ cứu xét:
- Sau một quá trình nghiên cứu tu học và thực hiện tình thương không biết chán nản, mệt mỏi gần 1500 kiếp; từ kim thạch qua thảo mộc, đến cầm thú, rồi lên làm người, tiến đến thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Cuối cùng, hiệp nhứt được chân lý tối thượng tức Thượng Ðế; làm một đấng toàn năng, toàn giác phụng sự cho cơ tiến hóa đời đời của Càn Khôn Vũ Trụ để được hằng hữu đời đời.
Nhớ lại những lúc được Ðức Chưởng Giáo Chí Tôn dắt điển Trí cho con dạo khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ để học đạo Vô Thượng; dắt điển Bi của con ôm choàng cả không gian vô vi, lẫn hữu vi một lượt để vo tròn một khối trọn tình thương; dắt điển Dũng cho con dấn thân khắp mọi nơi trong Ðại Thiên Ðịa để thực tập cứu khổ các con của Ngài: những Tiểu hồn khờ dại, ngu đần nên mê trần nhiễm trược, tự tạo luân hồi: sanh lão bệnh tử, đau khổ không lúc nào ngừng!
Cha Mẹ ơi! Con đê đầu đảnh lễ trước Ðại bản thể của Thượng Ðế, mà cũng chính là của con; mong cầu Thầy Mẹ hãy vì sự chứng quả dị thường hi hữu của con, mở lượng hải hà bố rộng hồng ân cho trần gian bớt đau khổ!
- Ban lệnh xuống Ðịa ngục cho Thập Ðiện Diêm Vương tra xét thật kỹ các linh hồn nặng tội, được nhờ nhân dịp chứng quả của con quyết định lâm phàm kỳ ba cứu khổ cho tròn đại nguyện:
a) Phần hồn nào cứng đầu, tự ý gây ra tội ác thời cứ phán xét trừng trị thẳng tay, con không dám ngăn cản.
b) Phần hồn nào gây tội ác vì sự bắt buộc, chứ tự ý nó không muốn thời ân giảm cho chúng nó nhờ.
Còn số đàn em của con tại trần gian, vì lâu nay mê lầm nên khinh thường đạo lý, do Cha Mẹ mở dạy (thông qua cơ bút, đồng tử...) tá danh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Cao Ðài Thượng Ðế, thời Cha Mẹ giao lại cho con, tiếp tục dìu dắt các tiểu hồn đàn em của con vào cơ Thánh Ðức.
Cha Mẹ linh hồn ơi! Cha Mẹ đã khổ nhiều rồi, đã tốn công mở Ðạo cứu đời suốt mấy muôn thế kỷ qua.
Nhìn lại quá trình cực khổ vô cùng của Cha Mẹ, khiến con nước mắt chảy ròng ròng. Cha Mẹ đã chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục, những tiếng khen chê, các lời khinh bỉ của các tiểu hồn khờ dại, ngu đần, mê trần quá nặng.
Truớc khi dứt lời, con thỉnh cầu Cha Mẹ dời gót ngọc thân vàng trở lại Thiên đình an nghỉ. Còn dưới này để con trẻ thay Cha Mẹ gánh bớt trách nhiệm, chia xẻ khổ đau, dìu dắt, hướng dẫn các tiểu hồn em con trở về quê xưa với Cha Mẹ sum hiệp một nhà.
Lời thơ đã ngừng, nhưng tình thương đối với Cha Mẹ và các em không bao giờ chấm dứt trong lòng con!
Tứ Ðại Pháp Kinh
Tứ Ðại Pháp Kinh
Giờ đây, CHA trân trọng giới thiệu với các con Luận Án Tốt Nghiệp cấp bằng THƯỢNG ÐẾ của CHA được Hội Ðồng Thượng Ðế chấm đậu chứng quả và cho phép xuất bản xuống thế gian để các con nghiên cứu TU HỌC và TU HÀNH.
TỨ pháp đến nay giảng rõ ràng
ÐẠI hồn vũ trụ giáng trần gian
PHÁP Phật, Thánh, Tiên, Thần, Nhân đạo
KINH truyền quy hiệp tại trần gian
THÁNH GIÁO
Nước trong mọi sông đều chảy theo một dòng, đó là dòng
từ nguồn ra bể.
Ðạo nơi chư Phật, chỉ đi theo một hướng, đó là hướng từ
ngu si trói buộc đến giải thoát hoàn toàn.
Chỉ có THƯỢNG ÐẾ mới phán một cách sáng suốt về điều
chân chánh này: "Tất cả mỗi Tiểu hồn trong khắp cùng
Càn Khôn Vũ Trụ đều có khả năng nghiên cứu tu học và
thực hiện tình thương đi từ vô minh đến giác ngộ hoàn
toàn".
HUỆ MẠNG KIM CANG NGỌC ÐẾ
CHƯỞNG GIÁO NGÔI HAI
Giáo Chủ Càn Khôn Nhứt Thống Giáo
Ðặc trách chuyển pháp cõi hữu vi
THƯỢNG ngươn tái tạo đời Thánh Ðức
ÐẾ truyền chân lý quy hiệp nhứt
NGÔI một chí tôn Thầy hỗ trợ
HAI là Ðời Ðạo phải lo tròn
HUỆ trí phăng tầm chẳng uổng công
MẠNG trời đích thực ấy hư không
KIM thân thường trú nơi chơn thể
CANG cường độ chúng cõi mê hồng
TỪ lúc xa CHA xuống cõi trần
VÔ cùng đau khổ bởi tham sân
NĂNG nhơn tịch mặc luôn tinh tấn
THẮNG được phàm tâm thấu lý chân
VÔ minh bao phủ cõi trần gian
THƯỢNG Ðế Ngôi Hai giáng hạ đàn
PHÁP lý giải bày năm mối Ðạo
VƯƠNG kinh xuất thế cứu mê đời
CHUYỂN xe chánh pháp quay quay mãi
LUÂN hồi quét sạch nghiệp trần ai
HẠ thế đến hồi Long Hoa mở
MẠT pháp chuyển thành như Chánh pháp
KIM thân Ngọc Ðế luôn hỗ trợ
CANG cường tu học, Tiểu hồn ơi!
NGỌC giáo siêu trần trau chuốt mãi
ÐẾ chơn thấu suốt đạt chơn như.
ÐẠO dĩ ân vi tiên
TU dĩ đức vi bổn
GIÁC dĩ trí vi môn
NGỘ dĩ tâm vi diệu
Các con yêu quý!
Hạ ngươn mạt pháp, cơ đạo ngữa nghiêng, cõi đời loạn động, nhân dân ly tán, trần gian chịu biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách lầm than, đói rách, bệnh tật, tai ương...!
Theo cơ vận chuyển của Càn Khôn, đến nay Hạ ngươn sắp đi qua để mở màn cho Thượng ngươn sắp tới.
Thể theo Thiên ý, CHA quyết định xuất thế làm việc, đích thân soạn giảng "TỨ ÐẠI PHÁP KINH", để đưa các giáo lý về một mối.
Giáo lý thống nhất này gọi là "Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý" được thuyết giảng vào thời Hạ Ngươn mạt pháp để khai lối tiến cho các Tiểu hồn, vào ngươn tái tạo: tức "Thượng Ngươn Thánh Ðức" sắp đến.
Ðây là màn CHA khai mở "Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo" để thành lập "Càn Khôn Nhứt Thống Giáo" tại trần gian, hầu đưa các tôn giáo, đạo phái về cội nguồn, tức Thượng Ðế vậy!
Bởi vì đây là giáo lý thống nhất, nên CHA không thể giảng riêng cho một cấp Ðạo, mà phải giảng chung cho năm cấp đạo, từ Tiểu thừa lên đến Vô thừa (Tiểu thừa, Đại thừa, Thượng thừa, Siêu thượng thừa và Chơn lý vô thừa) để giúp cho các con trong năm chi đạo (Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo) đều tu học được cả.
Các con phải nhớ rằng, đây là hồng ân Thượng Ðế ban rải Thần Huệ xuống thế, mở đường chỉ lối cho các Tiểu hồn phăng tìm về quê xưa chốn cũ đặng kịp ngày giờ, chớ quá trễ rồi, nghe các con!
Kinh pháp này sẽ soi sáng cho các con hiểu rõ được cơ vận chuyển của Càn Khôn, sự biến động của Vũ Trụ, sự hình thành vật chất, diễn biến đi lên của xã hội...
Hiểu được qui luật tất yếu của xã hội, định luật khách quan của tự nhiên, nhân duyên, luật nhân quả của tâm linh, gọi chung là LUẬT TIẾN HÓA, từ nguyên hạt vô tri vô giác cho đến Ðấng Giác Ngộ Vô Vô Thượng Thượng Thượng Ðế Nguyên Tôn (Nguyên hạt, hạt tử, nguyên tử, kim thạch, thảo mộc, cầm thú, người, Thần, Thánh, Tiên, Phật, Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Dương Thượng Ðế, Thiên Hà Thượng Ðế, Thiên Hệ Thượng Ðế, Vũ Trụ Thượng Ðế, Vô Vô Thượng Thượng Thượng Ðế Nguyên Tôn).
CHA mong rằng, sau khi đọc xong Kinh Pháp này, các con sớm ăn năn, sám hối thức tỉnh tu học, tu hành. Chẳng còn chấp ta ngã mạn, phân biệt chia rẽ: tôn giáo, giai cấp, chủng tộc, màu da, có đức tin vững chắc, có ý thức vươn lên, nghiên cứu tu học, thực hiện tình thương, truyền giảng đạo pháp, hòa đồng chung sống, siêng năng tinh tấn, công phu luyện đạo, phải đời đạo song tu, tánh mạng song luyện, phước huệ song tiến, đạt đến âm dương hiệp nhứt thể, hòa vào hư không vô cực tính, tức THỂ TÁNH CHƠN NHƯ BẤT BIẾN THƯỜNG HẰNG VĨNH CỮU, còn gọi THƯỢNG ÐẾ TÁNH, tức là chơn lý tối thượng NGUYÊN MINH CHÁNH GIÁC vậy!
Các pháp hằng hà sa số, đa dạng, chằng chịt phức tạp vô cùng. Mỗi vị Giáo Chủ cố gắng giảng giải mạch lạc rõ ràng từ triết lý mầu nhiệm đến đạo lý siêu linh, từ đời đến đạo nhưng cũng chưa có hệ thống thứ tự để các con dễ dàng tu học tu hành. Vạn hữu diễn biến quanh các con, nào sông, núi, cỏ, cây, trái, thú vật, nhà cửa, xe cộ, tàu thủy, phi cơ, rồi nhật, nguyệt, tinh tú, không gian, vũ trụ, chí đến bệnh tật, khổ nạn, sinh tử, luân hồi, quyền, danh lợi, tình hấp dẫn, khảo đảo, hỷ nộ, tham, sân, si, ghét, yêu dằn vặt... kể mãi chẳng hết, viết hoài vẫn còn. Tuy chi chít đầy rẫy nhưng tựu trung cũng nằm trong bốn pháp CHA giảng ra đây thôi.
Bốn pháp ấy là gì? Ðó là bốn pháp lớn (TỨ ÐẠI PHÁP) bao trùm hết thảy mọi pháp, các lời giảng dạy của các vị Giáo Chủ, những học thuyết của những triết gia, những bài thơ tuyệt tác, những bức họa lừng danh, đều nằm trong bốn pháp này:
- Một là TỰ NHIÊN PHÁP
- Hai là NHÂN DUYÊN PHÁP
- Ba là VÔ SỞ PHÁP
- Bốn là BẤT TƯ DUY PHÁP
(tức CHƠN LÝ VÔ THỪA)
Tứ Ðại Pháp này, lúc chưa giảng ra cũng chẳng hao hớt. Giờ đây, có giảng ra rồi nó cũng chẳng thêm hơn. Nó tự có, hằng có, và diễn biến liên tục mãi mãi. Giúp cho các linh hồn có bài để học hỏi, nếm, chứng nghiệm, hiểu biết mà đi lên, tiến mãi, tiến hoài theo dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Tự Nhiên Pháp
TỰ tánh không sinh nên không diệt
NHIÊN nhiên tự tại thật siêu việt
PHÁP thế thường hằng vốn không hai
LÝ sự tương ứng dụng vô ngại
TỰ NHIÊN PHÁP là các pháp diễn biến trong thiên nhiên, các pháp này chẳng tạo ra, chẳng mất đi. Chúng hủy biến lẫn nhau để biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Trong giáo lý của Thích Ca nó gọi là: Ðất, Nước, Lửa, Gió.
Trong Nho, Lão gọi là âm dương ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Các triết gia Ðông phương, Tây phương cũng phân biệt thành năm thứ: Nước, Lửa, Ðất, Gió và Không khí. Tuy nhiên, sự phân biệt đó chỉ nói lên một khía cạnh thô thiển, đơn sơ về Tự Nhiên Pháp mà thôi. Vì chỉ có CHA mới giảng mạch lạc khúc chiết về Tự Nhiên Pháp tức cơ cấu vận chuyển, biến động của vật chất, của vũ trụ, của không thời gian, tức Đại bản thể hữu vi của CHA mà thôi. Tuy nhiên, trước khi CHA giảng về TỰ NHIÊN PHÁP hiện đại, CHA cũng tạm nhắc sơ lại cho các con hiểu về TỰ NHIÊN PHÁP cổ đại do các tôn giáo cổ giảng.
Vì sao gọi Ðất, Nước, Lửa, Gió, Không khí là Tự Nhiên Pháp con? Trước khi kết luận, các con hãy nghe CHA giảng giải.
Các con thử nghiền ngẫm lại xem, Ðất có bị mất đi không? Các con làm nông, thời vỡ đất, phá đất, cuốc đất đắp bờ... khi làm nhà thì nhồi đất, trét đất, tô đất... khi làm vật liệu sử dụng thì nung đất, nặn đất thành gạch, ngói, lò, trã, chum, vại... khi dùng trong tín ngưỡng thời đắp xây thành tượng để cúng thờ... Nói chung, các con biến đổi, biến dạng đất theo nhu cầu của các con, từ trạng thái cứng sang trạng thái mềm, từ cao sang thấp, lởm chởm sang bằng phẳng, lộn xộn sang trật tự, các con biến đổi chúng từ thô kịch, xấu xí thành đẹp đẽ trang nghiêm trong các tượng cốt... chí đến những hiện tượng hủy phá hao mòn trong thiên nhiên như gió, bão, động đất, cho tới những cảnh chiến tranh tàn phá, hố bom vết đạn...
Nhưng thử hỏi, có làm hao hụt đi chút đất nào không hay rốt cuộc đất vẫn hoàn đất? Từ trạng thái khô cứng trên cao nguyên, rừng rẫy bị xói mòn trôi theo suối sông đổ về đồng bằng, tạo thành phù sa màu mỡ. Từ trạng thái nóng chảy lỏng trong ruột địa cầu theo miệng núi lửa phun lên, tràn ra rồi khô cứng lại. Ðất mềm dẻo nung thành ngói gạch... gạch ngói bể vụn ngấm nước vào lâu ngày trở lại đất thường...
Rốt cùng, đất không mất đi đâu cả, mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, biến dạng từ hình thể này sang hình thể nọ, biến thể từ mềm sang cứng...
Bởi vì nó không mất đi đâu cả, mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác... nên gọi là TỰ NHIÊN PHÁP, hay là các pháp thuộc về tự nhiên.
Ðó là Ðất, rồi đến Nước. Từ ngoài đại dương bao la bị sức nóng của mặt trời làm cho bốc thành mây, trong không khí, gặp lạnh thành mưa. Mưa đổ xuống chảy ra suối, ra sông rồi lại đổ về biển. Mưa tưới xuống ruộng đồng, tắm rửa, giặt giũ và vô số ứng dụng khác nữa. Nhưng nó không mất đi đâu cả, còn mãi còn hoài... Từ lòng biển bốc lên thành hơi, gặp lạnh quá đông lại thành ra tuyết, thành băng... nhưng rồi nó cũng như đất, chỉ biến đổi biến dạng chứ không mất đi đâu cả. Nên nó cũng thuộc về TỰ NHIÊN PHÁP.
Lửa, Gió, Không Khí cũng vậy, các con tự nghiền ngẫm lấy chứ CHA không có thì giờ kể ra đây nữa.
Bây giờ, CHA giảng qua TỰ NHIÊN PHÁP hiện đại: tức cơ cấu vật chất và biến động vũ trụ trong không gian mà cũng chính là Ðại bản thể hữu vi của CHA vậy.
Vũ trụ từ đâu mà có? Vật chất hình thành như thế nào? Nhỏ hơn nguyên tử là hạt tử (hạt điện tử âm, dương, trung hòa). Ngoài ra còn nhiều loại hạt tử nữa như Meson, Pi, Hadron, Nentri, Neutrino... tức là các hạt nhẹ, cực nhẹ hoặc là nặng, cực nặng khác. Dưới các hạt tử còn loại nào nhỏ hơn không? Chúng có đời sống không?
Sau đây, CHA sẽ lần lượt giảng giải cho các con thấu hiểu về vấn đề này hơn.
Các con ơi! Theo luật biến động tuần hoàn tiến hóa cấp, tức luật tiến hóa trong giới tự nhiên (ngoài ra, còn luật tiến hóa trong sinh giới, luật tiến hóa trong xã hội loài người, luật tiến hóa trong tư tưởng triết lý, ngôn ngữ, văn tự... và quan trọng nhất là luật tiến hóa về tâm linh, tức luật luân hồi nhơn quả của linh hồn...); vật chất tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhất dạng đến đa dạng. Nói chung, NHỮNG CÁI PHỨC TẠP VĨ ĐẠI NHẤT ĐỀU TỪ NHỮNG CÁI ĐƠN GIẢN TẾ VI NHẤT MÀ THÀNH, con !!!
Vũ trụ là cái vĩ đại, bao la, đa dạng, phức tạp nhất. Nhưng nó lại từ nguyên hạt đồng nhất mà ra cả (danh từ này có lẽ các con mới nghe lần đầu? CHA tạm giải thích sơ cho các con hiểu: NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT có nghĩa là hạt nhỏ nhất, nguyên vẹn, không thể phân chia nhỏ được nữa, bằng các lực hữu vi như: lực cơ học, lực điện học, lực trường điện từ, kể cả lực hạt nhân phóng xạ...)
NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT này tức là các hạt ánh sáng, có tên khoa học là Photon đó con! Ðó là viên gạch của cấu trúc vật chất, là nguyên lượng của khối lượng, là nguyên lượng của trường, là nguyên lượng của nhiệt. Ở khía cạnh "trường" nó là nguyên trường đồng nhất (tức là trường nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn nữa về mặt vật lý học).
Các loại hạt tử như điện tử âm (électron), điện tử dương (proton), trung hòa tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cũng đều hình thành từ nó (Photons).
Cho đến trên 100 lọai nguyên tử khác ở địa cầu, hàng vạn loại phân tử ở trái đất, chí đến hàng ngàn loại nguyên tử trong vũ trụ, hàng triệu loại phân tử trong Càn Khôn, cũng đều từ NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT mà ra.
Ðiều đó có lẽ khó tưởng tượng nổi. Nhưng thực tế vẫn là thực tế thôi con! Kể cả kim thạch, thảo mộc, xác các loài cầm thú, điểu, ngư, loài người, cho đến vi trùng, vi khuẩn, các loài tế bào, nói chung tất cả những thứ gì ở cõi hữu vi này cũng đều từ một cấu trúc là NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT, tức Quang tử mà ra cả.
Bây giờ các con hãy nghe CHA giảng về cơ cấu vật chất và biến động vũ trụ, một vấn đề khá lý thú mà các nhà thiên văn học, vật lý học, hóa học xưa nay đã tốn không biết bao nhiêu công lao để đưa ra một lý thuyết thống nhất về vấn đề này, nhưng cũng chưa thấm vào đâu cả.
Vũ trụ là một tổng thể thống nhất, đó là một tập hợp bao gồm nhiều cấp quán hệ thống (các hệ chuyển động đều, tương đối với nhau). Các quán hệ thống cấp thấp quay chung quanh các quán hệ thống cấp cao, theo những quỹ đạo ngày càng nới rộng và rất phức tạp.
Khởi đầu, vũ trụ hình thành từ électron ở ngoại biên vũ trụ rơi về phối hợp với Proton ở gần trung tâm vũ trụ tạo thành nguyên tử Hydrogen, chúng cọ xát xoay trộn, ban đầu yếu, sau mạnh dần đến độ một vận tốc kinh hồn, nhiệt độ lên đến hàng trăm ngàn tỷ độ, thời bắt đầu bắn phá ra các đại thiên hệ. Khi dang ra xa các đại thiên hệ tiếp tục cọ xát xoay trộn, nhưng với hình thức yếu hơn, nhỏ hơn vũ trụ mẹ của chúng. Ðồng thời bắn phá ra các Thiên hệ, các Thiên hệ cũng tiếp tục như thế bắn phá ra các Thiên hà. Các Thiên hà bắn phá ra các khối nóng, co rút, xoay trộn, sau thành các vì sao (mặt trời chúng con là một trong những vì sao đó). Từ mặt trời, lúc còn là tinh vân nóng đỏ, bắn phá ra các khối tinh vân con, sau nguội dần thành các hành tinh (như địa cầu các con đang sống ngày nay). Các hành tinh lúc còn nóng, áp suất còn cao, nó vỡ ra thành các khối nhỏ hơn tạo thành vệ tinh (mặt trăng ngày nay).
Vệ tinh là một quán hệ thống cấp 1, quay quanh địa cầu là quán hệ thống cấp 2, địa cầu quay quanh mặt trời là quán hệ thống cấp 3, mặt trời quay quanh Thiên hà là quán hệ thống cấp 4, Thiên hà quay quanh Thiên hệ là quán hệ thống cấp 5, Thiên hệ quay quanh đại thiên hệ là quán hệ thống cấp 6, và cuối cùng đại thiên hệ quay quanh một trung tâm mà các con gọi là Vũ trụ, là quán hệ thống cấp 7, còn gọi là quán hệ thống Cái.
* Thiên hà, như ngân hà các con thường thấy, dòng sông bạc ban
đêm, nằm vắt ngang trên bầu trời, là một tập hợp chứa hàng
trăm tỷ ngôi sao.
* Thiên hệ, là một tập hợp bao gồm hàng nghìn tỷ Thiên hà.
* Ðại Thiên hệ, là tập hợp bao gồm nhiều triệu tỷ Thiên hệ.
* Vũ trụ, là một tập hợp bao gồm hàng tỷ tỷ Ðại Thiên Hệ.
Có lẽ các con thắc mắc rằng: Các âm điện tử (élec-tron) do đâu mà có? Ở ngoài biên vũ trụ, rơi vào phối hợp quay tít mù quanh dương điện tử (Proton), ở trung tâm vũ trụ để hình thành vũ trụ. Rồi các quán hệ thống càng ngày càng nới ra xa mãi hay sao?
Ðây các con hãy nghe CHA giảng tiếp:
Các quán hệ thống ngày càng nới rộng ra xa, song song với sự nới ra xa này, chúng bức xạ tức phát ra ánh sáng do sức đốt nóng bởi các phản ứng nhiệt hạch tâm trong ruột của các vì sao. Các hạt ánh sáng này khi ra khỏi vũ trụ chúng nó bị hấp dẫn trường cực mạnh của vũ trụ giữ chúng lại, làm cho chúng quay quanh vũ trụ. Tập hợp các Photons này ngày càng rời xa vũ trụ, vì trường hấp dẫn vũ trụ ngày càng yếu, do sức bức xạ hủy phá vật chất (tức các hạt tử) biến thành ánh sáng phóng ra ngoài vũ trụ, làm cho khối lượng vũ trụ càng lúc càng giảm dần.
Ðến một lúc nào đó, dần dần các vì sao yếu hẳn đi đến lụn tàn rồi tắt hẳn (do các phản ứng nhiệt hạch tâm đã cạn) kéo theo sự tắt hẳn các Thiên hệ. Sự tắt hẳn các Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của Ðại Thiên hệ. Sự tắt hẳn của các Ðại Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của vũ trụ.
Lúc mà vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, thì sự gì sẽ xảy ra các con? Có lẽ các con nghĩ rằng: Vũ trụ chết luôn, Càn Khôn sụp đổ, không còn sự sống nữa, trần gian chỉ còn là cái xác không hồn, âm u lạnh lẽo trong giấc cô miên bất tận.
Không đâu các con! Các con quên rồi sao? Ðã có sinh thời có diệt, có thành thì có hoại, qua khỏi giai đoạn diệt hoại thời đến giai đoạn sinh thành.
Trước khi CHA nói qua giai đoạn sinh thành, làm cho vũ trụ sống lại, CHA sẽ làm cho các con hiểu về cơ cấu vật chất và sự hoạt động của chúng thì con mới hiểu được tại sao vũ trụ sống lại?
Theo trình độ hữu vi, nguyên hạt là CHẤT không định nghĩa được. Chúng có tính hấp dẫn, gọi là TRƯỜNG. Trường và chất là hai danh từ phân chia một dạng ra. Thực tế là Chất mang Trường. Trường là một đặc tính của Chất hay nói đúng hơn TRƯỜNG là CHẤT mà CHẤT cũng là TRƯỜNG, tách riêng Trường và Chất là đã xa lìa thực tại vật lý học.
Hàng triệu hạt nguyên trường đồng nhất này (Photons) tích tụ lại thành hạt âm điện tử (électron).
Hàng tỷ hạt nguyên trường đồng nhất này kết tụ lại thanh hạt dương điện tử (Photon).
Từ hai hạt này tương tác lẫn nhau thành Trung hòa tử (neutron). Rồi chúng tương tác phá hủy lẫn nhau để hình thành hàng trăm loại hạt tử, hàng nghìn loại nguyên tử, hàng triệu loại phân tử phân phối khắp cùng vũ trụ trong các quán hệ thống.
Do đâu mà quang tử tích tụ lại thành âm điện tử và dương điện tử để phối hợp thành nguyên tử Hydrogen và các loại nguyên tử khác?
Muốn hiểu được vấn đề này, các con nhớ lại là CHẤT có mang TRƯỜNG mà Trường thì có tính hấp dẫn, chính TRƯỜNG là nguyên nhân làm cho các nguyên hạt kết tụ lại thành các hạt tử đó con.
Chúng kết tụ lại theo nguyên tắc sau:
- Hai nội trường tương đương đẩy nhau.
- Hai nội trường chênh lệch hút nhau.
Thế nên âm điện tử gặp âm điện tử đẩy nhau, dương điện tử gặp dương điện tử đẩy nhau. Dương diện tử gặp âm điện tử hút nhau. Thực tế chúng hút nhau cả, chứ không đẩy nhau. Ðẩy nhau chỉ là hình thức khác của hút nhau mà thôi.
Ðể các con dễ hiểu chỗ này, CHA ví dụ cho các con tạm hình dung sự kiện như sau đây:
Hai người A và B kéo nhau bằng dây thì diễn tiến sẽ xảy ra như thế nào? Nó sẽ xảy ra các hiện tượng sau:
* Nếu A và B bằng sức nhau, thì không bao giờ A gần B được mà có
khuynh hướng dang ra xa giống như đẩy nhau.
* Nếu B yếu sức hơn A, thời A kéo mạnh hơn, thu dây ngắn lại, làm cho
B nhũi dần về A, giống như A hút B về mình.
* Nếu A và B quá mạnh, mạnh đến nỗi vượt quá sức chịu đựng của dây,
thời dây đứt làm cho mỗi đứa mỗi ngã.
* Nếu A yếu sức hơn B, khi B thu hết chiều dài của dây, thời A và B dính
sát lại với nhau, như nhập một khối.
Bởi thế, nên các hạt tử trùng tên NỘI TRƯỜNG TƯƠNG ÐƯƠNG NHAU không thể gần nhau được, có khuynh hướng đẩy nhau. Các hạt tử khác tên NỘI TRƯỜNG LỆCH NHAU có khuynh hướng hút nhau, làm cho chúng gần nhau được.
Bây giờ, CHA trở lại vấn đề, tại sao Vũ trụ sống lại, hoạt động lại như cũ?
Sau khi vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, ở trạng thái này: nhiệt độ vũ trụ xuống đến 00T (0 độ tuyệt đối) nên trường hấp dẫn giữa các quán hệ thống tăng lên, có khuynh hướng hút nhau, khiến chúng đi lại gần nhau hơn. Sự kiện này các con thường thấy hằng ngày như hơi nước ở nhiệt độ lạnh, trường hấp dẫn chúng tăng hơn hút lại gần nhau thành chất lỏng, nước lỏng đun sôi tức gặp nhiệt độ cao, làm cho trường hấp dẫn tức sức hút giữa các các phân tử H2O yếu hơn làm cho chúng bốc thành hơi bay ra xa nhau và các chất khác cũng vậy: đồng, sắt, kẽm, chì... tuy cứng chắc như thế mà đến khi gặp nhiệt độ cao cũng nóng chảy lỏng, nếu gặp nhiệt độ quá cao thì bốc thành hơi. CHA nhắc lại, do trường hấp dẫn tăng dần khiến cho các quán hệ thống có khuynh hướng rơi vào nhau, từ cấp thấp đến cấp cao, ban đầu yếu, chậm, sau mạnh nhanh dần.
Các vệ tinh rơi về các hành tinh, các hành tinh rơi về mặt trời, các vì sao (lúc này tắt hẳn) rơi về trung tâm Thiên hà, các Thiên hà rơi về trung tâm Thiên hệ, các Thiên hệ rơi về trung tâm Ðại Thiên hệ, và cuối cùng các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm Vũ trụ. Cùng lúc đó, các hạt ánh sáng ở ngoại biên vũ trụ hấp dẫn kết tụ lại thành âm điện tử (do nhiệt độ qúa thấp dưới 00T làm cho chúng tích tụ lại dần dần thành hạt âm điện tử). Khi đó, gần trung tâm vũ trụ, các hạt ánh sáng kết tụ thành dương điện tử.
Trường hấp dẫn vũ trụ lúc này cực mạnh, làm cho các hạt âm điện tử thành lập ở ngoài biên rơi vào trung tâm vũ trụ lọt vào lực hấp dẫn của hạt điện dương quay tít mù tạo thành nguyên tử Hydrogen, hoặc trúng thẳng vào Proton để tạo thành hạt neutron, rồi tương tác lẫn nhau để tạo thành nhiều loại hạt khác.
Khi các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn (nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần). À! CHA quên mất! Nếu bảo nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) cả trăm lần thì có vẻ phản khoa kọc quá, vì trái với học thuyết tương đối của Einstein, nhưng điều này chẳng có gì là phản khoa học cả con! Sau này, khi khoa học hữu vi tiến đến giai đoạn đó, thời những điều CHA giảng hôm nay sẽ thành hết sức khoa học.
CHA trở lại vấn đề vũ trụ, khi các đại thiên hệ hút rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn, nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần, xoáy trộn, cọ xát vào nhau tạo nên một nhiệt độ kinh khủng (hàng triệu tỷ độ) nhiệt độ vũ trụ lên quá sức cao nên áp suất tăng quá mạnh, chúng bắt đầu trở lại trạng thái hình thành vũ trụ như CHA đã giảng đoạn trước là bắn phá ra các quán hệ thống từ cao đến thấp. Vũ trụ bắn phá ra các Đại Thiên hệ, từ Đại Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hệ, từ Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hà (CHA sẽ so sánh cho các con biết hiện giờ trình độ hữu vi khoa học ở cõi trần chỉ quan sát được một vùng nhỏ của Thiên hệ, tức vài ba nghìn triệu Thiên hà, trong số hàng nghìn nghìn triệu Thiên hà của Thiên hệ). Thiên hà bắn phá ra các vì sao, mặt trời (một trong các vì sao) bắn phá ra các hành tinh quay chung quanh. Hành tinh bắn phá ra các vệ tinh (như mặt trăng của các con).
Thế là vũ trụ đã bắt đầu chuyển mình, sinh động lên và hoạt động trở lại, tạo ra thế giới hữu vi, mà các con đang sống ngày nay.
Ðến đây, các con đã thấy cái Cực-thô-đại của vũ trụ bao la cũng như cái Cực-tế-vi của quang tử, tức NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT. Nhưng cũng có những con còn thắc mắc, không biết bên ngoài vũ trụ còn những gì nữa không? Trong ruột quang tử đặc hay rỗng? Có cái gì nhỏ hơn quang tử nữa hay không?
Còn chứ con! Bên ngoài vũ trụ các con còn có hằng hà sa số vũ trụ bạn đang biến động không ngừng theo chu kỳ như vũ trụ của các con vậy. Có cái nhỏ hơn vũ trụ các con, và cũng có cái to hơn nữa con!
Trong khi vũ trụ này đang hình thành, thì vũ trụ kia đi vào thời hoại diệt. Có cái thành, có cái trụ, có cái hoại, có cái không. Khi cái này đang sinh thời cái kia đang diệt; lúc cái nọ đang trụ, thời cái khác đang hoại v.v...
Chúng hoạt động theo chu kỳ (đời sống một chu kỳ của vũ trụ cả hàng ngàn tỷ năm), phình ra xộp vào như những hơi thở của Thượng Ðế vậy con!
Vũ trụ là những tế bào trong vô lượng tế bào hoạt động trong không gian vô biên, để hình thành siêu đại bản thể hữu vi của Thượng Ðế vậy con!
Thế nên CHA hằng hữu đời đời, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh với thời gian không gian vô tận vô cùng vô chung vô thỉ.
Còn trong ruột quang tử thì sao? CHA nhắc lại, hạt ánh sáng là nguyên hạt đồng nhất, nên không có lực hữu vi nào có thể hủy phá được, hủy hoại, phân tán chúng nhỏ ra được nữa, vì nó được Thượng Ðế dùng thần lực vô vi nung hợp từ hàng tỷ hạt ẨN TINH NGỌC mà thành.
Ẩn Tinh Ngọc lại có các cấu trúc phức tạp từ các loại khí trên cõi vô vi như: Thanh khí, Thượng thanh khí, Thái khí, Âm dương khí, Thiên khí. Các loại khí này do CHA dùng Đại thần lực vô vi (không thể nghĩ bàn) tinh luyện từ Tiên Thiên Khí ra.
TIÊN THIÊN KHÍ (Tổ Khí) tức HỔN NGƯƠN KHÍ còn gọi là KHÍ HẠO NHIÊN tức khí có trước khi vũ trụ càn khôn hình thành, và tồn tại mãi mãi cho đến sau khi càn khôn hủy diệt! Có mãi mãi hoài hoài, vô cùng đến nỗi thoát khỏi ý niệm CÓ và KHÔNG siêu việt trên cả danh từ lý luận của phàm trần.
Thế giới vô vi vô cùng tráng lệ, kỳ ảo, nhẹ nhàng, thanh thoát mà CHA chưa thể giảng ra cho các con hiểu được. Bài hữu vi, các con chưa học xong, chưa hiểu trọn, thời làm sao các con hiểu được bài vô vi? Là những thể vô hình, siêu linh mà các con chưa nghe thấy bao giờ (trừ một số con tu cao, xuất hồn ra khỏi xác dạo chơi để tìm hiểu về thế giới vô vi, tức Ðại Bản Thể vô vi mà cũng là Ðại Hồn Vũ Trụ, đại ngã, đại tinh quang, linh hồn CHA đó vậy!)
Nếu các con muốn nghe CHA giảng về thế giới vô vi, thì các con phải tinh tấn, siêng năng hành pháp, công phu luyện đạo, để tiến nhanh trên con đường giải thoát, tiến lên cảnh giới cao, để nghe CHA giảng về cơ cấu hoạt động của thế giới vô vi, bằng ngôn ngữ vô vi siêu thoát.
Thôi, CHA dành lại bài giảng về thế giới vô vi để chờ đón các con, sau khi các con tiến lên cảnh giới ấy, chớ khó mà giảng bằng ngôn ngữ hữu vi cho các con hiểu nổi.
CHA chỉ tạm phát họa vài đường nét đơn sơ, thô thiển cho các con có ý niệm về thế giới vô vi mà thôi.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Nhân Duyên Pháp
NHÂN, THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT
DUYÊN may tại thế gian
PHÁP đạo vô thượng đạo
LÝ giảng cứu trần hoàn
NHÂN: là công năng tạo tác, còn gọi là công năng chính
DUYÊN: là năng lực hỗ trợ, còn gọi là công năng, phụ
Các pháp hình thành từ bởi công năng tạo tác và những năng lực hỗ trợ phụ vào, cho kết quả nhanh, chậm, tốt, xấu, thiện, ác, đúng, sai... đều gọi là NHÂN DUYÊN PHÁP.
Bởi vì các pháp này hình thành từ LÝ NHÂN DUYÊN, nên nó KHÔNG CÓ THẬT, chỉ có tạm thời cho đến khi Nhân tiêu Duyên cạn thì nó biến mất.
NHÂN DUYÊN PHÁP có ba loại:
- Nhân duyên pháp tự nhiên
- Nhân duyên pháp xã hội
- Nhân duyên pháp tâm linh
NHÂN DUYÊN PHÁP TỰ NHIÊN là các pháp hình thành từ các yếu tố trong thiên nhiên. Các hiện tượng như mưa, gió, bão, nắng... đều được gọi là Nhân Duyên Pháp Tự Nhiên. Mưa là do hơi nước gặp lạnh, tụ lại thành giọt, rơi xuống thành mưa. Ðến khi khối lượng mây tan ra nước, rơi xuống hết thì cơn mưa chấm dứt. Bão, gió, nắng... cũng vậy.
NHÂN DUYÊN PHÁP XÃ HỘI là các pháp hình thành từ các yếu tố trong đời sống xã hội, mà sinh động nhất là xã hội loài người. Các hiện tượng cây to che rợp cây nhỏ, cá lớn nuốt cá bé, thú hung dữ ăn thịt thú hiền; thực thế, kẻ trí phỉnh gạt người ngu, chiến tranh loạn lạc, bệnh hoạn lầm than, đói rách khổ nạn... diễn ra hằng ngày mà các con chứng kiến dưới cõi hồng trần, đều thuộc về Nhân Duyên Pháp Xã Hội.
Ví như, hiện tượng chiến tranh là do xung đột (NHÂN) về quyền lực, chính trị, về quyền lợi kinh tế, về tranh giành ảnh hưởng văn hóa, giáo dục... giữa các khối, các nước mà không giải quyết bằng cách thương lượng đàm phán. Tất cả sẽ đưa đến giải quyết bằng vũ lực (DUYÊN) lôi kéo hàng vạn triệu sinh linh vào nghiệp SÁT (QUẢ). Ðến khi chém giết hả hê, ghê tởm, chán ngán rồi, giải quyết mâu thuẩn chính trị, kinh tế... được rồi thời trở lại trạng thái thanh bình tạm thời để chờ những cuộc chiến tranh khác.
NHÂN DUYÊN PHÁP TÂM LINH là các pháp hình thành từ ngoại cảnh (công năng hỗ trợ) và nội tâm (công năng tạo tác). TÂM và PHÁP nương nhau, phản ảnh lẫn nhau mà thành. Các hiện tượng tham lam, buồn chán, nóng giận, si mê, kiêu ngạo, đố kỵ, khinh ghét, tỵ hiềm, phân biệt, chia rẽ, chấp ta ngã mạn... dẫn đến phân loại màu da, phân biệt giai cấp, chủng tộc, phân rẽ tôn giáo... khiến xã hội băng hoại, điêu đứng, lầm than bế tắc... không tìm đâu ra lối thoát. Thế nên, CHA sẽ hướng dẫn cho các con thấy con đường đi lên một cách sáng suốt để các con tu học (sửa các điều sai lầm về việc làm). Càng ngày càng tiến bộ hơn, càng lúc càng tiến hóa đến chỗ chơn chánh đúng với các đạo lý hơn.
Trước khi hệ thống hóa giáo lý, CHA tạm nhắc lại các điều dạy của các vị giáo chủ của các tôn giáo cổ, thăng tiến lên và phát triển ra để cho các con thấy rằng, các vị đó đều là những PHÂN THÂN ÐIỂN QUANG của CHA xuống thế vào các thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau, để dìu dắt hướng dẫn các tiểu hồn cho đi lên cõi sáng suốt an lạc. Thế nên, các vị đó cũng là CHA đóng vai đó thôi.
PHẬT cũng TA, mà LÃO cũng TA
Khổng đạo, Gia Tô vốn một nhà
Bà La Môn, Hồi Giáo, Thông Thiên học
Cũng từ một gốc: THƯỢNG ÐẾ ra.
Các điều dạy của KHỔNG PHU TỬtức Ðức Văn Tuyên Khổng Thánh mà các con bên đạo nhân thường cúng thờ, có thể tóm tắt thành các điều chính sau đây:
- Cách vật, trí tri, chánh tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ
- Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức
• CÁCH VẬT: thường quán sát sự vật.
• TRÍ TRI: là nghiên cứu tự gốc rễ căn nguyên của vạn hữu.
• CHÁNH TÂM: là thanh lọc cho tâm hồn thoát khỏi sự ô nhiễm tà
đạo.
• THÀNH Ý: là rèn luyện ý chí cho dũng mãnh, kiên nhẫn.
• TU THÂN: là sửa những điều sai lầm về thân mạng.
• TỀ GIA: là điều hòa những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, gia
tộc.
• TRỊ QUỐC: là cai trị nhân dân trong nước theo đường lối chân
chính, an bang tế thế, an cư lạc nghiệp.
• BÌNH THIÊN HẠ: là mang lại an lạc thanh bình cho nhân loại.
Phần đông các con chê Khổng giáo quê mùa, cũ kỷ không thích hợp với thời đại văn minh nguyên tử. Nhưng thử hỏi có con nào thời mạt pháp này làm y theo các lời dạy của nó? Số thực hiện được thời rất ít. Còn số nào chưa làm được thời hãy thức tỉnh thực hiện đi. Ðể chuẩn bị đón nhận pháp của CHA soi sáng cho tiến lên. Muốn thực hiện được công việc vĩ đại, trước hết các con phải thực hiện công việc nhỏ, tập sự cho quen, rồi tiến sang những công việc lớn hơn, nặng hơn, khó nhọc hơn, gian khổ hơn.
Những công việc đó là:
Tam Cương: TRUNG - KÍNH - HIẾU
• TRUNG: là không phản bội lại vua, lại nước, lại dân.
• KÍNH: là biết tôn trọng các bậc thầy đã dạy để hướng dẫn con nên
người.
• HIẾU: là biết nhớ ơn và đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ, ông bà, tổ quốc.
Ngũ Thường: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN
• NHÂN: là lòng thương người, thương vật
• NGHĨA: là lòng đối xử đền ơn đáp nghĩa với người, với vật.
• LỄ: là sự thể hiện tôn nghiêm, thật sự trong ý nghĩ, lời nói và hành
động.
• TÍN: là không lường gạt, dối gạt, phỉnh gạt lẫn nhau.
• TRÍ: là biết xét đoán điều đúng, điều sai.
Tam Tòng: TÒNG PHỤ - TÒNG PHU - TÒNG TỬ
• TẠI GIA TÒNG PHỤ: ở nhà theo cha.
• XUẤT GIÁ TÒNG PHU: xuất giá theo chồng.
• PHU TỬ TÒNG TỬ: chồng chết theo con.
Tứ Ðức: CÔNG - DUNG - NGÔN - HẠNH
• CÔNG: chăm làm.
• DUNG: gọn gàng, sạch sẽ thân thể.
• NGÔN: đoan chánh, trang nghiêm trong lời nói.
• HẠNH: ngay thẳng, nghiêm chỉnh trong việc làm.
Các điều dạy này giúp các con tập sự thực hành theo nhân đạo cho có căn bản, rồi theo đà đó các con phát triển, tiến hóa thêm lên để hiệp nhứt với CHA, tức Ðại Hồn Vũ Trụ.
Các con tập sự TRUNG với vua tức thiên tử. Thiên tử còn có nghĩa là con Trời. Trời là Cha, tức Ðại Hồn Vũ trụ, là Ðại Thiên Ðịa. Con Trời là con Ðại Hồn Vũ Trụ, tức là Tiểu hồn chúng con đó. Từ chỗ TRUNG với CHA ở bên ngoài, con quay trở lại con TRUNG với chính con. Vì chính con mới là Thiên tử (con Trời) là vua cai quản Tiểu Thiên Ðịa, tức bản thể của con!
Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ: tức là con cải sửa những điều sai lầm về thân mạng (không sát sanh, trộm cắp, tà dâm...) công phu luyện đạo để giúp cho căn nhà bản thể, tức Tâm Linh gia được điều hòa trong sạch. Ðó là tề gia trong Tiểu Thiên Ðịa, chế ngự lục căn lục trần, thất tình chẳng khởi đắm, lục dục chẳng thâm nhiễm, không cho chúng nổi lên làm loạn, khảo đảo con, tức trị Quốc. Con có kềm chế dân trong nước con cai trị, dìu dắt hướng dẫn nó (lục căn, lục trần, thất tình, lục dục...) đi lên cõi sáng tức là con đã đưa nước con từ loạn quốc sang An Lạc Quốc, tức Xá Vệ Quốc vậy.
Khi dân trong nước con đã trị được rồi, thời con phải tiến lên giai đoạn độ hết tất cả chúng sanh trong Tiểu thiên lục địa: Tham, Sân, Si, Hỷ, Nộ, Ái ,Ố, Dục, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biện kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến, Sát, Ðạo, Dâm, Vọng ngữ, Ý ngữ, Lưỡng thiệt, Ác khẩu, Hà Tiện, Ghen ghét, Lười biếng, Ðố kỵ, Tỵ hiềm, Phân biệt, Chia rẽ... để chúng nó được sáng suốt, an lạc như con, giúp con mau tiến hóa về hiệp nhứt với Thượng Ðế, tức Chơn lý Tối thượng vậy.
Từ chỗ thực tập ngũ thường, trong nhân đạo đã quen, đã có căn bản, con phải thăng tiến nó lên. Từ tình thương cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, bà con thân tộc, đến tình thương giữa người với người, cho đến giữa người và vật, thành tình thương vô cùng tận, thương hết thảy chúng sanh, không phân biệt thấp, cao, đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn, ngu, trí, thanh, trược, loài vô tình, loài hữu tình ở cõi hữu vi lẫn cõi vô vi... tức là tình thương của Thượng Ðế vậy.
Tương tự như thế, các con phát triển Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cho đến vô cùng tận.
Từ chỗ tập sự Tứ Ðức trong Ðạo Nhân, con tiến sang giai đoạn thực hiện Tứ Ðức theo Thiên đạo. Ở nhà theo CHA, nghĩa là các con đều ở trong căn nhà Ðại Bản Thể của CHA, phải theo CHA, tức nghe lời CHA khuyên bảo, là siêng năng tu tiến, để kịp dự kỳ Ðại Hội Long Hoa. Xuất giá tòng phu, hay ra khỏi nhà theo chồng, chồng con là ai? Các con biết không? Người chồng thực sự của con chính là Hồn, còn vợ là Vía. Các con phải cố gắng tìm cho được người chồng (hoặc vợ) bằng cách công phu luyện đạo cho âm dương hiệp nhứt, hồn vía tương hội, để hai phần này không còn xa nhau nữa, khiến các con quay ra tìm kiếm bên ngoài, lăn lộn trong bể sanh tử, luân hồi, đau thương, khổ não. Chồng chết theo con có nghĩa là: sau khi âm dương hiệp nhứt, dục vọng kiểu trược trần tiêu mất, ý niệm vợ chồng đã chết hẵn trong tâm thức của con người. Giờ đây, con phải xuống trần gian để dìu dắt các con của con, những tiểu hồn còn khờ dại đắm nhiễm mê trần, vươn lên tu tiến đặng trở thành như con vậy.
Từ chỗ chăm làm (công) những việc theo kiểu trần. Giờ đây các con phát triển thành các công việc làm theo đạo giải thoát, tức tinh tấn tu học, tu hành.
Từ chỗ ham mê trau chuốt, tô điểm cho sắc đẹp thân thể, các con tiến sang tô bồi cho sắc đẹp tinh thần tức thực hiện tình thương bằng các việc thiện lành cao cả.
Từ chỗ nói (ngôn) những lời thật thà ngay thẳng mang lại sự hòa ái cho mọi người, con tiến sang nói những lời mặc khải, huyền diệu, để khai tâm mở trí cho mọi chúng sanh thức tỉnh tu học đạo.
Từ chỗ làm việc thiện lành nhỏ, đoan chính trang nghiêm, các con phải phát triển thành những việc làm vĩ đại, thuyết giảng đạo lý thống nhất nầy cho quần sanh nghe theo đặng tu học cho kịp ứng thi chung kết của Ðại Hội Long Hoa kỳ Ba, tức cơ phán xét sau cùng.
Ðể tiến hóa kịp đà tiến hóa của Càn Khôn, các con không bỏ đạo Khổng, mà phải thăng hoa phát triển các điều dạy của Khổng thành vô cùng tận, để trở về hiệp nhứt với Thượng Ðế.
Còn LÃO TỬ thời dạy lý huyền cơ, lẽ bí nhiệm, tức sự vận chuyển của bộ máy âm dương trời đất theo DỊCH LÝ CÀN KHÔN.
Dịch lý âm dương tuy đơn giản, nhưng rất thâm diệu cao siêu. Theo dịch lý: Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực phân hai thành Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi biến thành Tứ Tượng, Tứ Tượng hóa thành Bát Quái, rồi phân tán ra vạn thù. Xong lại trở về MỘT tức Thái Cực, Thái Cực lại hoàn Hư, tức Vô Cực. Vô cực là thể vô hình, vô tướng, không sinh, không diệt, hằng hữu đời đời.
LÝ VÔ CỰC là TỐI CỰC LÝ. Muốn hòa vào Hư không vô cực tính, các con phải theo đúng lời dạy của Lão là lý Vô Vi, tức vô Cầu, vô Tranh, vô Ðoạt, vô Chấp.
• VÔ CẦU: giúp các con vô vọng, tức xa lìa vọng tưởng điên đảo.
• VÔ TRANH: giúp các con vô bại, tức lìa xa ý tưởng hơn thua, cao, thấp.
• VÔ ÐOẠT: giúp các con vô thủ, tức lìa xa ý niệm còn mất, có
không.
• VÔ CHẤP: giúp các con vô ngại, tức xa lìa tư tưởng trược thanh, thường ngã.
Lý vô vi hết sức huyền diệu, cao viễn, nên rất ít ai hiểu nổi, thành ra dễ bị thất truyền. "Vô vi tức Ðạo, Ðạo thường vô vi, nhi vô bất vi". Không làm tức Ðạo. Ðạo thường không làm, nhưng không gì không làm! Từ chỗ không làm mà Ðạo làm ra tất cả, làm ra tất cả mà như không làm gì cả. Ðây là bí quyết của Ðạo mà các con phải thâm cứu để làm.
Thực hiện theo DỊCH LÝ, tức con phải luyện KIM ĐƠN để gom TINH – KHÍ - THẦN về một, tức Thái cực, rồi Thái Cực các con phải nhanh luyện tiếp để xả hết đặng hòa vào Hư Không tức Vô Cực.
Luyện KIM ĐƠN tức luyện Tánh (chứ không phải luyện thuốc như trong truyện Tàu thường nói), luyện cho được tánh KIM CANG BẤT HOẠI, gặp động không loạn, gặp tịnh không lặng, vào trần không nhiễm, nhập Niết Bàn không diệt, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi. Thuyết giảng Ðạo pháp mà như không thuyết giảng Ðạo... tức là các con đã nhập thể được LÝ VÔ VI vậy.
Muốn luyện được tánh Kim Cang bất hoại các con phải luyện cả hai cùng một lúc, tức "tánh mạng song luyện" còn gọi là "TU TÁNH LUYỆN MẠNG", theo nguyên lý phản hồi.
• Nếu TÂM định, Ý tịnh, Trí toàn thời TINH TRONG, KHÍ
THANH, THẦN SÁNG.
• Còn TÂM dịch, Ý động, TRÍ phân thì TINH đục, KHÍ trọc,THẦN mờ.
Bởi thế, muốn luyện MẠNG cho mau kết quả, con phải Nhíp Tâm, Định Trí, Gìn Ý, Bế Ngũ Quan, siêng năng tinh tấn, công phu luyện Ðạo, hành pháp luân cho lâu, Thiền định cho tốt. Ðiều này làm cho TINH TRONG, KHÍ THANH, THẦN SÁNG, giúp con khỏe mạnh, cả thể xác lẫn tinh thần, mau tiến về cõi sáng.
Ðó là phần NỘI LUYỆN, còn phần NGOẠI CHẾ tức TU TÁNH, là ngăn ngừa sự xâm nhập của trần cảnh, quyến rủ con trôi lặn trong vòng sanh tử, bằng TAM TỤ TỊNH GIỚI, tức là GIỚI, ÐỊNH, HUỆ.
• GIỚI: đừng phát khởi các tâm niệm ác, nói các điều ác, làm các
việc ác; thường phát khởi các tâm niệm thiện, nói các điều thiện, làm các việc thiện.
• ÐỊNH: không để tâm ý buông lung theo ngoại cảnh: tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục... theo trần cảnh.
• HUỆ: thường quán tưởng các điều dạy của Phật, Chúa, Lão và CHA, để mở trí sáng suốt.
Về phần giáo lý của PHẬT quá nhiều, các con khó mà nghiên cứu tham học hết được. Ba tạng kinh điển bao gồm cả vạn quyển, đó là chưa kể thất lạc, thiếu sót, được phân tán trong mười tông phái (từ Thiền tông đến Tịnh Ðộ tông).
Trong mười tông phái này có bốn tông căn bản còn hoạt động là: Thiền tông, Luật tông, Duy Thức tông, Tịnh Ðộ tông.
• TỊNH ÐỘ TÔNG: chủ trương tu Phước, tức niệm Lục Tự A DI ÐÀ.
• DUY THỨC TÔNG: còn gọi là Pháp Tướng tông, chủ trương tu
Huệ.
• LUẬT TÔNG: nặng về giới luật.
• THIỀN TÔNG: chủ trương tham cứu thẳng, tức trực chỉ thiền đốn ngộ chơn tâm kiến tánh thành Phật.
Tuy phân chia thành mười tông, nhưng thật sự trong mỗi tông chịu ảnh hưởng phương pháp tu của các tông khác.
Phần đông các con còn mê chấp, cho rằng ba tạng kinh điển của Phật là Thiên kinh vạn quyển ở bên ngoài các con. Chứ thực sự, các con đâu có ngờ rằng nó có ngay trong Tiểu hồn các con, mà xưa kia Phật chỉ mật truyền cho các đệ tử tiến hóa cao của Ngài mà thôi.
Thực ra, ba tạng kinh điển này vừa ở ngoài các con mà cũng vừa ở bên trong các con.
Ở bên ngoài các con là ba tạng: KINH, LUẬN, LUẬT; còn bên trong các con là: TẠNG TÂM, TẠNG TRÍ, TẠNG Ý. Phật là bậc Ðại Giác nên ba tạng kinh của Ngài rất lớn. Còn các con đang tu hành nên ba tạng của các con nhỏ hơn. Giờ đây, các con tinh tấn tu hành để phát triển cho bằng ba tạng kinh của Phật.
• KINH là tạng TÂM của PHẬT, tức thể BI của Càn Khôn.
• LUẬN là tạng TRÍ của PHẬT, tức thể TRÍ của Càn Khôn.
• LUẬT là tạng Ý của Phật, tức thể DŨNG của Càn Khôn.
Các con bên Phật giáo, lâu nay cứ ngờ rằng, học hết ba tạng kinh điển, tức thu nhận được chân truyền y bát của Phật, chứ các con đâu có ngờ rằng, đó chỉ là lớp vỏ hình thức ở ngoài. Xưa, Tỳ kheo Thiên Tinh giảng hết ba tạng kinh điển mà bị đọa địa ngục, A Nan nhớ hết ba tạng kinh điển mà vẫn bị nạn Ma đăng già, đến nỗi khi được Phật cứu, bị Phật quở trách: "Ông chỉ mạnh nhớ, nghe nhiều chứ không tu".
Huống chi ngày nay, các con lem nhem vài ba chục quyển kinh đã cho là hiểu Phật, thông pháp?
Muốn học thuộc ba tạng kinh điển đó, các con phải thường xuyên công phu, công quả, công trình.
• CÔNG PHU: Tức siêng năng hành pháp luân thường chuyển vào giờ tý mỗi đêm, để thâu rút thanh khí điển của trời đất vào thanh lọc bản thể, quy tam bửu, hiệp ngũ khí, quy tam thức, hiệp ngũ quan cho bản thể thanh tịnh, tâm ý không không, sớm mở được huệ trí, đặng rút ngắn con đường trở về nguồn cội, thấy được bản thể diện mục, tức Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn, diệu tâm, thực tướng, vô tướng mà Phật đã nhủ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp sau khi cầm một nhánh hoa đưa qua đưa lại trước 3000 môn đệ và đồ chúng tại núi Linh Thứu khi mở Hội Pháp Hoa. Từ Ma Ha Ca Diếp truyền cho đến Tổ thứ 28 là Bồ Ðề Ðạt Ma bên Ấn Ðộ. Sau Ðạt Ma sang Trung Hoa truyền cho năm vị Tổ kế tiếp cho đến Huệ Năng thời phát triển rực rỡ, tạo nên Tôn phái trực chỉ Thiền Đốn Ngộ chơn tâm kiến tánh thành Phật.
• CÔNG QUẢ: là thực hiện tình thương, giữ gìn giới luật, dìu dắt những đứa con mê lầm, đắm nhiễm, vào Ðạo tu học, tu hành sớm thoát khỏi cõi đời trầm luân khổ ách.
• CÔNG TRÌNH: là phát triển ý chí cứu khổ, đóng góp vào cơ chuyển pháp, dẫn dắt chúng sanh vào cơ tái tạo, tức Ngươn Thánh Ðức, bằng in thêm Kinh của CHA và của các vị Giáo chủ các Tôn Giáo để phổ truyền trong quần chúng, càng ngày càng sâu rộng, việc làm này vừa giúp các con tiến hóa, hòa đồng tu học, hòa đồng chung sống cho kịp kỳ ứng thí Long Hoa.
Nhân bàn về kinh, CHA giảng thêm để các con rõ các loại kinh đặng mà tu học cho khỏi nhầm lẫn. Kinh có ba loại: kinh điển, kinh sách và kinh truyện.
• KINH ÐIỂN: là các lời giảng của các vị đắc đạo, tự sáng tác được kinh. Chỉ các con tu cao, có điển mới hiểu nổi, như kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Duy Ma Cật... của Thích Ca trước kia, hay Kinh A Di Ðà của Tư Ðỗ Thuần Hậu ngày nay. Kinh loại này giảng bằng mật điển nên người phàm khó mà hiểu.
• KINH SÁCH: là những lời bàn, những lời sám hối do các linh hồn tiến hóa cao soạn ra, để giúp các con chưa thức tỉnh hoặc ở trình độ thấp tu hành như Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, Thiền Luận của Suzuki, Phật học phổ thông ở các nước, Tứ thư Ngũ kinh của Khổng, sách Yoga...
• KINH TRUYỆN: là những lời kể được ghi thành truyện, mang ý nghĩa đạo lý tu hành. Ða số các kinh này đều do các vị Bồ Tát hoặc Ðại Tiên ẩn thân xuống thế soạn ra cho chúng sanh, vừa giải buồn, vừa chiêm nghiệm ý nghĩa sâu xa như truyện Quan Âm Thị Kính, Tây Du diễn nghĩa, Phong Thần.
Truyện Quan Âm Thị Kính: là một bài học giúp các con tiến hóa cao mở hạnh Bồ Tát, cứu khổ ban vui cho chúng sanh, y như hạnh nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát có hai đệ tử là Thiện Tài và Huệ Ngạn có thật trong Càn Khôn. Ðây là lực Bi của Càn Khôn thường cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh từ mê lầm sang thức giác tu tiến đồng thời cũng có trong các con.
Các con có hai đứa đệ tử như Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng các con chưa biết dạy dỗ điều khiển chúng theo ý con được.
Một đứa tên Thiện Tài, có nghĩa là giỏi làm việc lành để cứu khổ cho chúng sanh (Thiện là việc lành, Tài là giỏi).
Ðứa kia tên Huệ Ngạn, có nghĩa là dìu dắt chúng sanh sang bờ giác (Huệ là trí tuệ siêu việt, Ngạn là bờ).
Giờ đây hiểu rồi, các con vươn lên làm chủ bản thể, điều khiển hai đứa đệ tử này siêng năng cứu độ chúng sanh trong bản thể cho chúng khỏi khổ não bởi sự lôi cuốn của cảnh trần và kéo chúng lên cõi sáng suốt đi con.
Khi chúng sanh trong bản thể (lục căn, lục trần) đã hết khổ, đã sáng suốt rồi các con quay trở ra cứu khổ ban vui, dìu dắt chúng sanh ngoài bản thể, tức các Tiểu hồn còn ngu si mê chấp, có ý thức vươn lên, nắm quyền cai trị lại lục căn, lục trần, đừng để nó lôi kéo vào vòng luân hồi sanh tử nữa. Thế rồi cứ tiếp độ cho nhau thành một lực lượng hùng hậu. Bởi vì mỗi tiểu hồn tiến hóa cao, đều có khả năng mở hạnh nguyện trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát, để đóng góp lực Bi của Càn Khôn ngày càng lớn mạnh.
Còn truyện Phong Thần: diễn tả lịch sử thời xa xưa, nhưng có thật chứ không phải viễn tưởng như các con nghĩ đâu. Nó diễn tả sự đấu phép giữa các lực trược và thanh của Càn Khôn. Cuối cùng, khối trược bị khối thanh đè bẹp và được dìu dắt tiến hóa đi lên. Các vị đó ngày nay đã nhận lãnh các chức vị CHA ban để phụng sự cho cơ tiến hóa của Càn Khôn như: Thái Thượng Lão Tổ, Ngươn Thỉ Thiên Tôn, Thông Thiên Giáo Chủ, các con nào chưa đọc nên tìm đọc, đọc rồi nên đọc lại để nhớ lại mà nghiền ngẫm tu hành.
Ðặc sắc nhất là bộ Tây Du Diễn Nghĩa, tức truyện Tề Thiên Ðại Thánh, được CHA cho phép xuất bản xuống thế gian để độ các linh hồn lười biếng học đạo, chỉ ham mê tiểu thuyết. Ðây là bộ truyện mà hầu như khắp thế giới, từ trẻ đến già, từ trai chí gái đều được biết đến, qua truyện bằng tranh, bằng chữ. Ðến nỗi được dựng thành phim để giải trí cho quần chúng sau những giờ mỏi mệt trong công việc.
Ðây là một quyển kinh được một vị Tiên ẩn thân xuống thế sống như người trần sáng tác bằng một thể tài tuyệt diệu gọi là truyện, truyện này diễn tả cuộc hành trình dài đăng đẳng về phía tây phương của bốn thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh của Phật về độ chúng sanh tu hành. Cha sẽ lý giải để cho con hiểu rõ mà đối chiếu qua tiểu hồn con để tu hành.
Tam Tạng đi thỉnh kinh (Kinh này là Vô Tự Chơn Kinh) có nghĩa là đem ba tạng: TÂM TRÍ Ý để cầu Phật tánh tức Vô Tự Chơn Kinh. Ðường Tăng tượng trưng cho TÂM các con, Tôn Ngộ Không (Tề Thiên) tượng trưng cho TRÍ các con, Sa Tăng tượng trưng cho Ý các con, Bát Giới tượng trưng cho ngũ quan các con, con ngựa Tam Tạng cỡi tượng trưng cho xác thân tứ đại của các con.
Trong quá trình đi thỉnh kinh ấy, các con thấy rằng Tề Thiên qua lại xứ Phật hoài mà chưa giải thoát, mà phải qua hết thảy bốn thầy trò và cả con ngựa nữa. Cầu được kinh rồi, mở ra toàn là giấy trắng, tức là Vô Tự Chơn Kinh tượng trưng cho chơn lý tối thượng không thể nghĩ bàn! Sau khi cầu được kinh rồi, tượng trưng cho sự đắc quả, bốn thầy trò bỏ xác phàm trôi theo giòng sông, còn lại phần chơn thần (tức Phật tánh) bay về quê xưa chốn cũ trong nháy mắt.
Trong quá trình ấy, các con thấy Bát Giới ham ăn, ham uống, ham ngủ, ham rượu ngon, gái đẹp... tượng trưng cho ngũ quan của các con tham đắm trần cảnh, ham mê ngũ dục. Sa Tăng thì không đủ sức khuyên nhủ Bát Giới bớt nhiễm đắm trần cảnh, để phụng sự tốt cho cuộc thỉnh kinh, đến nỗi để cho Bát Giới muốn làm sao thì làm, tượng trưng cho sức yếu hèn. Ý thức của các con không đủ ý chí để điều khiển ngũ quan. Tề Thiên thì lăng xăng xông xáo, hoạt động không ngừng, tượng trưng cho sự suy nghĩ lung tung trong trí các con. Tam Tạng thì hễ một chút là niệm "Cẩn Cô" làm cho Tề Thiên nhứt đầu muốn chết, rồi lại niệm "Tòng Cô" cho khỏi nhứt đầu, tượng trưng cho Tà niệm và Chánh niệm trong tâm thức các con.
Tâm chánh niệm (niệm Tòng Cô) an trụ, thời trí con được thảnh thơi, an lạc. Tâm tà niệm (niệm Cẩn Cô) nổi lên, làm cho trí con đau khổ vì vọng cầu vọng tưởng.
CHA lý giải những điều căn bản và cần thiết mà thôi. Con nào muốn hiểu sâu xa hơn, thời tìm đọc lại bộ Tây Du Ký để nghiền ngẫm tu hành.
Nhân nói về ba tạng: TÂM-TRÍ-Ý, CHA nhắc lại các con bên cấp Phật nhớ rằng không phải chỉ thờ kính Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng mà các con được giải thoát đâu nghe con!
Tôn kính Tam bảo có hai cách:
• Thờ lạy tượng cốt, cúng dường in kinh, cúng dường Tăng chúng, là giai đoạn tập sự cho những con người mới từ đạo Nhân tiến qua, để rèn luyện lòng trang nghiêm, bụng rộng rãi, dạ thoát trần. Ðây chỉ là hình thức hữu vi bên ngoài. Muốn thực sự cúng dường Tam bảo, các con phải thực hiện theo cách vô vi thứ hai, thì mới mong sớm được giải thoát.
• Thờ Phật-Pháp-Tăng chính là thờ TÂM-TRÍ-Ý của các con đó! Vì Tâm con mới là hạt giống Phật, Trí con là hạt giống Pháp, Ý con là hạt giống Tăng. Nếu con thức tỉnh tu hành, có ý thoát ra khỏi sự ràng buộc của bể luân hồi sinh tử, thời con phải siêng năng tinh tấn, công phu luyện đạo, để mở trí thực hiện tình thương không biết mệt mỏi, để khai tâm dìu dắt, hướng dẫn anh em đồng đạo cùng nhau tu tiến, để luyện ý. Nói chung các con phải phát triển BI-TRÍ- DŨNG cho đến vô cùng tận, đừng để chúng dậm chân tại chỗ làm trì trệ sự tiến hóa của linh hồn con trong cuộc thi nước rút dự kỳ chung kết Ðại Hội Long Hoa kỳ Ba đã mở màn tại thế gian.
Còn bên THIÊN CHÚA GIÁO,Ðức CHÚA CON theo lệnh CHA thị hiện xuống trần, vừa sống như người trần gian, vừa sống một cách siêu nhiên, thuyết giảng đạo lý mặc khải, và làm các phép lạ nhiệm mầu để làm gương cho các con noi theo tu học, đặng biết ăn năn sám hối, bỏ ác làm lành, tránh vi phạm bảy mối tội đầu và mười điều răn của Chúa:
• Bảy mối tội đầu:
1- Kiêu ngạo
2- Hà tiện
3- Dâm dục
4- Hờn giận
5- Ham ăn uống
6- Ghen ghét
7- Lười biếng
• Mười điều răn:
1- Thờ kính Ðức Chúa Trời trên hết
2- Tôn kính danh Chúa, nhân danh Chúa, mà thờ nguyện, tin và làm
theo lời Chúa dạy
3- Thánh hóa ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc
4- Thảo kính cha mẹ
5- Giữ gìn thân mạng của ta và của người khác
6-9- Trong sạch tư tưởng, lời nói và việc làm
8- Tôn trọng sự thật và danh giá của kẻ khác
7-10- Công bằng và tôn trọng của cải của người khác
Y theo các lời dạy này mà sống, tức là con đã tạo cho mình có căn bản để phát triển ba điều cần thiết: Bác ái, Minh triết và Ý chí; ba điều nầy tương tự như Bi-Trí-Dũng bên Phật giáo.
• BÁC ÁI: là biết thương yêu mọi người, mọi vật, ban bố tình thương cho nhau, nếu đợi tình thương Chúa ban tức các con chẳng hiểu ý nguyện của Chúa như thế nào cả.
• MINH TRIẾT: là sáng suốt vô cùng, các con phải nghiên cứu tu học, nghiền ngẫm các lời dạy mặc khải trong kinh Phúc Âm để mở trí thông minh, khai tâm đạo đức, tiến hóa nhanh trên đường đạo.
• Ý CHÍ: là thể hiện đức tin không biết mệt mỏi, không rời bỏ Chúa, xa lìa Ðạo, vấp ngã trên đường tu.
Chúa xuống thế thu nhận mười hai môn đệ, làm phép lạ đi trên mặt nước. Một con cá, năm cái bánh mà 3000 người ăn không hết, còn thừa hai thúng. Cứu người chết sống lại, chết trên Thánh giá, sau ba ngày sống lại và còn nhiều phép lạ khác nữa mà CHA không thể kể ra hết được.
Các phép lạ nầy mang tính chất mặc khải, mượn hình thức hữu vi để ẩn chứa nghĩa lý vô vi mà chỉ có các bậc đắc quả Thánh mới hiểu nỗi, chớ người phàm khó mà hiểu được.
Hôm nay, Thượng Ðế dùng thần Huệ để thiên khải các điều mặc khải này cho các tiểu hồn, con Ngài, phản chiếu qua Tiểu Thiên Ðịa để tinh tấn tu học, tu hành.
• Tại sao Chúa chỉ nhận mười hai môn đồ thôi con? Mà không nhận thêm hoặc bớt đi con? Thực ra, điều này Thiên Chúa đã định đoạt sắp xếp trước khi đức Chúa con xuống thế mở đạo cứu đời.
Ðức Chúa con chính là tiểu hồn con đó, có phải CHA là Ðại Hồn chiết ra các tiểu hồn con, xuống thế để nếm, chứng nghiệm, hiểu biết cho đến vô cùng tận để rồi sau khi đắc đạo vô thượng thấy được "Tỷ thể Thiên Chúa" hay "Phật Tánh" cũng vậy, hầu trở về hiệp nhứt với Ðại Hồn Vũ Trụ.
Chúa có 12 đệ tử, tượng trưng cho 12 đệ tử trong con, tức là lục căn và lục trần. Có một đệ tử sau phản lại Chúa, để thực hiện cho các con coi chừng, một trong 12 đứa đệ tử của các con (lục căn lục trần) nó sẽ phản lại, nổi lên khảo đảo con, bắt con đắm chìm trần gian, đam mê trần cảnh, để trì trệ sự tiến hóa của con, ngăn chặn con đường trở về hiệp nhứt với Thiên Chúa, tức Ðại Hồn CHA đó vậy.
Nó phản lại và làm hại Chúa, nhưng rốt cũng vẫn thất bại, còn được Chúa ban hồng ân tha tội, nhưng nó xấu hổ quá nên tự tử chết mất. Ðiều này để các con thấy rằng nếu các con có ý chí vươn lên làm chủ được bọn lục căn lục trần trong bản thể, thì cuối cùng nó (lục căn lục trần) cũng thất bại đối với con thôi, nhưng con đừng để nó chết đi, mà phải dìu dắt nó đi lên cõi sáng bằng tam công tứ lượng.
• Chúa đi trên mặt nước biển, là tượng trưng cho phép thần thông tự tại, thoát khỏi sự đắm chìm trong bể luân hồi sinh tử. Nếu bảo đi được trên mặt nước mà giải thoát, thời con vịt ngược nước và nhiều con vật khác đi được trên nước mà sao không giải thoát được phải không con?
• Một con cá và năm cái bánh mà các môn đồ cùng 3000 người ăn không hết. Sau khi ăn xong thu lượm các miếng bánh vụn và xương cá dồn lại thành hai thúng, điều nầy mới nghe có vẻ khó tin phải không con?
Nếu khó tin thời CHA nói thêm rằng: chẳng những 3000 người thời đó mà hết cả nhân loại ngày nay, ăn cũng không hết luôn con. Nếu nói vậy mà các con cho CHA lộng ngôn, thời CHA cho các con biết, chẳng những cả thảy nhân loại ăn không hết mà hết thảy chúng sinh trong vũ trụ ăn cũng không hết.
Giờ đây, chắc các con cho CHA là một thằng đại lộng ngôn, đại ngã mạn, nói chuyện phi lý, một con cá và năm cái bánh mà hết thảy chúng sinh trong vũ trụ ăn không hết.
Nếu các con nghĩ thế, thời Cha sẽ nói hết lên đây một sự thật phi thường. Chẳng những chỉ có chúng sanh trong vũ trụ mà tất cả chúng sanh trong hằng hà sa số vũ trụ khắp cả Càn Khôn đã sinh ra, đang sinh ra và sẽ sinh ra ăn cũng không hết luôn con. Sau khi ăn xong thu nhặt lại vẫn còn hai thúng to tổ bố luôn con.
Một con cá tức tượng trưng cho ý thức trong tiểu hồn con, còn năm cái bánh tượng trưng cho năm giác quan: nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân trong tiểu hồn các con.
Có phải các con đã dùng một con cá và năm cái bánh này để ăn, vô lượng kiếp đến giờ mà vẫn chưa đã thèm không con?
• Con mắt: thời ăn hình, sắc, ham mê nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con
ngoan, si mê cuồng loạn, sách vở khiêu dâm...
• Lỗ tai: thời ăn âm thanh, thích nghe những lời nịnh hót, lời ca tiếng
nhạc trong mê muội quay cuồng...
• Mũi: thời ăn hương vị, mê các mùi thơm trần tục, dùng dầu thơm để
xức lên cái thân ô uế bên ngoài...
• Lưỡi: thời ăn mùi vị, thèm các món ngon vật lạ, nem công chả
phụng, rượu nồng dê béo, cà phê, thuốc phiện, trà thơm...
• Thân: thời ăn xúc vị, đắm mình trong dục vọng, nam nữ quần là á, lượt, phấn son lòe loẹt...
• Ý: thời ăn pháp vị, tham lam, bỏn xẻn, phân biệt, chia rẽ, mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà quên đi sự đau khổ của đồng loại.
Sau khi ăn xong còn lại hai thúng: tượng trưng cho tâm thức và tri thức, còn gọi là tâm trí và lý trí của các con đó. Còn phải cái tâm vọng cầu, vọng tưởng và cái trí ngã mạn, tự tôn; đầy nhóc cả hai thúng đến nổi các vị Giáo chủ khuyên đem đổ hoài mà chẳng hết.
Những điều mà các con là khó tin, cho là đại lộng ngôn, đại ngã mạn, được Thượng Ðế thiên khải thành một sự thật rất khoa học, được che dấu cho đến Hạ Ngươn mạt pháp mới mở ra cho các con hiểu đặng tinh tấn tu hành.
• Cứu người chết sống lại: tượng trưng cho sự đam mê trần gian, đắm nhiễm trần cảnh, chết theo dục vọng... sống mà quên đi bản thân của chính mình. Ðến khi Chúa xuống thế, thuyết giảng Ðạo lý cho các con tiếp xúc với giáo lý nhiệm mầu, làm cho các con thức tỉnh cơn mê trầm trọng, sinh động lên, tức sống lại nắm quyền điều khiển bản thể tu hành, chớ không còn mê chết theo dục vọng trần gian nữa (phàm sanh tâm, đạo tâm diệt).
• Chúa chết trên Thánh giá: (phải chết trên Thánh giá mới được), sau ba ngày sống lại. Khi đó có hai tên tử tội cũng bị treo như Chúa, một đứa tin theo Chúa, còn đứa kia không tin Chúa mà còn thóa mạ Chúa, lăng nhục Chúa, chửi rủa Chúa để được tha khỏi chết như Chúa.
Thánh giá có hai thanh, thanh đứng tượng trưng cho Càn, thanh ngang tượng cho Khôn, Càn Khôn tượng trưng cho âm dương, Trời Ðất. Hai thanh giao nhau tượng trưng cho âm dương hiệp nhứt. Chúa chết trên Thánh giá: tượng trưng cho sự chết đi phần phàm ngã, sau khi âm dương đã hiệp nhứt trong tiểu hồn các con.
• Sau ba ngày Chúa sống lại: là tượng trưng cho sự chết đi Trí, tức ba phàm Trí trong tiểu hồn các con (phàm Tâm, phàm Trí, phàm Ý). Các con hãy chết đi những ý niệm mơ hồ trong ý thức, chết đi những tư tưởng què quặt trong tri thức và chết đi những vọng cầu, vọng tưởng trong tâm thức thì con mới bừng lên sống lại hiệp nhứt với Chúa nghe con.
- Một đứa tin theo Chúa, tượng trưng cho chánh niệm, nên được chết theo Chúa, chết đây là chết phần phàm ngã để làm sống lại phần chơn ngã, thời mới được về cõi Thiên Ðàng hay Niết Bàn cũng vậy.
- Còn đứa kia không tin Chúamà còn khinh bỉ Chúa, nên được tha sống ở lại trần gian, tượng trưng cho tà niệm, nên bị luân hồi trở lại thế gian, trầm luân trong khổ đau để trả cho tròn cái nghiệp mê chấp, mê lầm không tin có Chúa, có Thượng Ðế, có chơn lý tối thượng. Chẳng chịu thức tỉnh tu hành, đặng sớm thoát khỏi luân hồi mà về cõi giải thoát.
Nhân tiện, lý giải về giáo lý của Chúa, CHA phân tích tại sao sau này, Thiên Chúa giáo lại mọc thêm một nhánh Ðạo là Ðạo Tin Lành để các con trong hai chi đạo này, khỏi phân biệt chia rẽ nhau nữa, mà sớm qui hiệp để tu hành cho kịp cơ phán xét cuối cùng.
Bởi vì có một số đáng kể các tín đồ bên Thiên Chúa còn kẹt trong hữu vi, lấy bụng ta mà suy ra bụng Chúa, mê chấp cho rằng Ðức Mẹ đồng trinh mà sao sanh ra được Chúa Giê-Su, điều nầy trái với khoa y học của thế giới hữu vi. Nhận xét này của một số lớn tu sĩ và tín đồ bên công giáo quả thật không sai, với trình độ hữu vi, nhưng các con đâu có biết rằng, đây là phép lạ vô vi không thể nghĩ bàn của Thiên Chúa.
Thượng Ðế sợ các con đó dùng trí phàm suy luận thấy vô lý rồi bỏ Ðạo, uổng công trình tu hành, nên CHA tiếp điển cho một vị Thánh đóng vai linh mục, thay đổi một số điều căn bản trong giáo lý cho phù hợp với trình độ hữu vi đặng lôi kéo một số lớn tu sĩ và tín đồ vào Ðạo tu hành.
Giờ đây, CHA thử hỏi các con, nếu Ðức Mẹ đồng trinh thời ai tu cho con tiến hóa đặng giải thoát khỏi ách trầm luân đau khổ? Còn nếu giá như Ðức Mẹ mất trinh, các con không chịu tu, thời các con có được tiến hóa hay không?
Thế nên, dù Ðức Mẹ đồng trinh hay mất trinh, thời cũng chính con (nếu muốn tu hành đặng sớm về cõi Thiên đàng giải thoát) phải tiến lên nghiên cứu tu học, và thực hiện tình thương theo lời Chúa dạy, đặng rút ngắn con đường trở về, kẻo không còn thời gian để tranh cãi về sự Ðức Mẹ đồng trinh hay mất trinh mà không kịp nữa nghe con.
CHA thấy đa số các con bên Thiên Chúa giáo, quá câu nệ vào việc đi nhà thờ xem lễ mà quên rằng: tự tu, tự tiến mới là cần thiết. Ði nhà thờ xem lễ, cũng cần thiết. Nhưng chỉ lúc đầu thôi, sau một thời gian lâu, làm quen với cảnh trang nghiêm của giáo đường, hiểu được giáo lý của Thiên Chúa, tin rằng giáo lý đó dẫn dắt các con đến chỗ thiện lành, sáng suốt và tự nhận thấy đã có căn bản vững vàng, thời nên tu ở nhà tốt hơn, các con chớ ngại rằng: như thế là trái với lời dạy của Thiên Chúa, phạm mười điều răn, mang tội với Chúa.
Các con ơi, tội hay không là do chính con tạo điều gì làm trì trệ sự tiến hóa của con mới là tội, chứ không phải bỏ đi nhà thờ là có tội nghe con! Các con dựa theo trình độ hữu vi xét như thế cũng phải, nhưng CHA sẽ dùng trình độ hữu vi để dẫn chứng cho các con hiểu rõ vấn đề nầy hơn.
Con hãy hình dung, khi có một đứa em con ra đời, lớn dần khoảng bốn tuổi là cắp sách đến trường, chập chững bước vào con đường học vấn. Ðầu tiên đứa bé vào lớp mẫu giáo tập sự học hành, rồi lần lượt tiến sang lớp 1, 2..., để nhường lại chỗ cho những đứa em của nó ra đời sau vào học, nếu nó cứ ngồi ỳ chỗ đó mãi tức là tự nó đã trì trệ sự tiến hóa của nó, mà còn choáng chỗ làm cản trở sự học cho những đứa em ra đời sau nó nữa.
CHA mượn sự nầy để ví dụ cho các con thấy rằng: nếu con cứ đi nhà thờ suốt cả cuộc đời con tức là con tự làm trì trệ sự tiến hóa của con và còn choáng chỗ, làm cho những đứa em của con không có chỗ vào học.
Cũng như bên Phật giáo, đi lễ nhà thờ (hoặc đi chùa) là hình thức hữu vi tạm thời, tập sự cho con thờ kính Phật, Chúa bên ngoài. Làm phép rửa tội và tập tễnh ê a kinh Phúc âm của Chúa (hoặc kinh A-Di-Ðà), đấy là hình thức khởi đầu dìu dắt các con từ Nhân đạo bước sang Thánh đạo, Phật đạo vậy.
Muốn thật sự thờ kính Chúa ba ngôi, con phải quay trở lại soi vào linh hồn các con:
• Ngôi MỘT: là sự minh triết tức là lý trí sáng suốt của con (TRÍ)
• Ngôi HAI: sự thực hiện tình thương, tức tâm trí bác ái của con (BI)
• Ngôi BA: là ý chí cứu khổ, tức ý chí tin tưởng chứng ngộ chơn ý để
hoằng dương chánh pháp (DŨNG)
Ba ngôi nầy, vừa thật có ở ngoài, lại vừa có trong linh hồn các con, tương đương với BI-TRÍ-DŨNG bên Phật giáo.
• Tinh tấn tu học để phát triển sự minh triết trong con cho đến
vô cùng tận tức là kính thờ Ðức Chúa Cha một cách sáng suốt.
• Thực hiện tình thương không biết chán nản, là kính thờ Ðức
Chúa Con một cách thiện lành.
• Có đức tin không biết mệt mỏi, là kính thờ đức Chúa, Thánh, Thần một cách chân chính vậy.
Giờ đây, đã hiểu rồi, thời CHA khuyên các con nào đi nhà thờ đã lâu và tự thấy đủ sức tự tu tự tiến, các con ấy nên ở nhà để tu hành, đặng nhường chỗ trong nhà thờ lại cho những đứa em con trình độ thấp hơn con, ở lớp thua kém con tập sự vào thế chỗ con để tu học theo đúng luật TIẾN HÓA: trình độ cao, phải nhảy sang lớp cao, để nhường chỗ lại cho trình độ thấp, bước vào lớp thấp, mà tu tiến.
Nhân tiện, lý giải về giáo lý của Chúa, CHA khuyên các con không nên khinh thường các điều giảng có vẻ thiếu khoa học về vũ trụ nhân sinh trong kinh Phúc âm, bởi vì lúc nó cô lập trong sa mạc nhịn đói 40 ngày để thanh lọc bản thể hầu tiếp nhận nguồn ân điển của CHA, ra mở đạo cứu đời, CHA tiếp điển khuyên nó giảng thật thấp, chỉ tuyên bố rằng: Thượng Ðế giảng một lời, tức thời Càn Khôn Vũ Trụ hình thành, cho các con thời đó có ý niệm mà thôi, chứ giảng như ngày nay, thời các con hồi đó không hiểu nổi.
Ðiều này, bên Phật giáo cũng vậy, lúc Thích Ca mở Ðạo cứu đời, CHA cũng tiếp điển khuyên nó giảng sơ về đất, nước, lửa, gió... cho các con thời đó hiểu được đại cương về cơ cấu hình thành Càn Khôn để rồi đến cơ phán xét sau cùng, tức Ðại Hội Long Hoa kỳ ba này, Thượng Ðế đích thân xuống thế, thuyết giảng rõ ràng, mạch lạc trong TỨ ÐẠI PHÁP KINH phù hợp với trình độ tiến hóa của các con ngày nay vậy.
Thế nên, các con thấy rằng: các vị Giáo Chủ và CHA biết sử dụng lý trí trong minh triết vô lượng để thuyết giảng đạo lý cao thấp khác nhau, vào các thời kỳ khác nhau, ở các địa phương khác nhau, cho phù hợp với trình độ chúng sanh (quần chúng), dễ dàng trong việc tu học tu hành. Ðiều nầy giúp các con tiến hóa cao, có ý muốn cứu khổ quần sanh, hoằng dương chánh pháp, khi thuyết giảng đạo lý tu hành cho chúng sanh, thì phải tùy lúc mà thuyết, tùy nơi mà giảng, tùy người mà đáp, tùy việc mà làm... Biết sử dụng cái thấp cho trình độ thấp hiểu, chớ nên thị tài, khoe trí mình ra để lòe đời.
Rốt cùng, cái học hành của Khổng, cái lý hành của Lão, tu hành của Phật, thực hành của Chúa, cũng như hoạt động của các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, Cao Ðài giáo, Hòa Hảo... cũng như của Hội Thông Thiên Học, các môn phái Yoga v.v... đều là thi hành theo Thiên ý của Thượng Ðế, phụng sự cho cơ tiến hóa, đóng vào mục tiêu tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời cho Càn Khôn Vũ Trụ mà thôi.
Ðây là Giáo lý cũng như Pháp lý của các tôn giáo có được CHA lược giảng và thiên khải những điều cốt tủy căn bản cần thiết như sérum để tiêm thẳng vào sự mê chấp lâu nay của các con. Hay nói đúng hơn, đó là nước CAM LỒ dược thủy dùng để hóa giải đại mê, đại chấp, phân biệt chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, giữa các chi đạo tại trần gian.
Giờ đây, CHA sẽ khai tâm mở trí cho các con sáng suốt hơn về cách thức quy hiệp: tức quy tam hiệp ngũ, khai thông những bế tắc mà lâu nay trần gian mê muội, không tìm đâu ra lối thoát cho sự phân ly năm mối đạo này.
Quy tam hiệp ngũ có hai nghĩa:
• Nghĩa thứ nhất của QUY TAM HIỆP NGŨ là quy tam giáo hiệp ngũ chi, tức đưa ba tôn giáo cổ Nho-Lão-Phật về một gốc thành "Càn Khôn Nhứt Thống Giáo". Gồm có năm chi đạo: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh Ðạo, Tiên đạo, Phật đạo về một mối tức "Thiên Ðịa Quy Nguyên Đạo" bằng một giáo lý sáng suốt do CHA thuyết giảng gọi là "THƯỢNG ÐẾ HIỆP NHỨT LÝ"; đó là QUY TAM HIỆP NGŨ của Ðại Thiên Ðịa.
• Nghĩa thứ hai của QUY TAM HIỆP NGŨ là quy Tam Bữu hiệp ngũ khí, để quy tam thức hiệp ngũ quan, tức là nhiếp Tâm, định Trí, gìn Ý, bế ngũ quan quay trở về bên trong bản thể, đặng dùng Pháp Luân thường chuyển đưa ngươn tinh thức, thủy thận về hỏa tâm để đốt ra khí điển. Khí điển này phối hợp với ngươn thần dần dần tạo thành THÁNH THAI XÁ LỢI. Thánh thai Xá lợi sẽ được nuôi lớn dần dần bằng cách gôm khí ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa về trung ương để tinh luyện thành KIM CANG THẦN hầu giúp con về nơi siêu thoát. Ðây là Quy Tam Hiệp Ngũ trong tiểu thiên địa.
Ðại Thiên Ðịa từ tiểu thiên địa (Tiểu hồn) mà thành. Tiểu thiên địa do Ðại Thiên Ðịa mà ra. Muốn Quy Tam Hiệp Ngũ ngoài Ðại Thiên Ðịa, trước tiên phải Quy Tam Hiệp Ngũ trong tiểu thiên địa. Có quy mới về vì quy là về, không quy ắt không về được nghe con!
Dùng phương sách gì để Quy Tam Hiệp Ngũ ngoài Ðại Thiên Ðịa. Ðây, hãy nghe CHA giảng:
Làm thế nào để đưa ba tôn giáo cổ về một gốc, gồm năm chi đạo về một mối? Có lẽ chúng con nghĩ rằng, bỏ hết các tôn giáo cũ, để theo một tôn giáo của CHA là "CÀN KHÔN NHỨT THỐNG GIÁO" rồi nhập cuộc năm chi đạo thành một đạo là "THIÊN ĐỊA QUY NGUYÊN ĐẠO". Hỏng! hỏng! hỏng! Làm như thế thì trăm lần cũng hỏng, mà ngàn lần cũng hư.
Các con ơi, các con quá ngu dại, thành ra các con đâu có biết rằng: lâu nay các con đều nằm trong đạo của CHA, đang tu học tiến hóa theo từng cấp đạo của CHA, do các vị giáo chủ tức những phân thân điển quang của CHA xuống thế vào những thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau, mở dạy các cấp đạo với nhau, cho phù hợp với trình độ tiến hóa của tiểu hồn tu học tu hành, đặng trở về hiệp nhứt với Ngài.
Thế nên, bây giờ CHA cho các con rõ, cách quy hiệp của CHA là không quy hiệp gì cả con! Tất cả vẫn giữ lại y như cũ.
Có lẽ các con sững sốt khi nghe Thượng Ðế tuyên bố, một câu quá sức vô lý, QUY HIỆP MÀ KHÔNG QUY HIỆP thời làm sao đưa các tôn giáo, chi phái về một gốc, một mối được? Ðiều này CHA sẽ dẫn giải ra đây bằng cách hình tượng trong thế giới hữu vi, thời các con sẽ rõ. Các con hãy hình dung cách thức tổ chức giáo dục ở trần gian các con, theo thứ tự từ cấp 1, 2, 3 cho đến cấp đại học, cao học, rồi đến tiến sĩ, thạc sĩ.
Ðầu tiên, các con tập sự học hành ở lớp mẫu giáo, sau sang cấp một, rồi tiến dần đến cấp 2, 3, rồi đại học, cao học, tiến sĩ... Khi đến học vị tiến sĩ rồi, con cho rằng các cấp học ở dưới không còn cần nữa, bỏ hết đi, thời sự kiện gì sẽ xảy ra?
Dĩ nhiên, các con hiểu rằng làm như thế tức nền giáo dục của nhân loại sẽ sụp đổ tức khắc, trường ốc không còn mở nữa, thầy giáo không còn dạy nữa, con em các con ra đời sau sẽ đi vào ngu dốt, nền văn minh thụt lùi, rồi đi đến sụp đổ tức khắc: vì trí thức không còn tiếp truyền từ đời nọ sang đời kia.
Do đó, các con thấy rằng, sự cần thiết của lớp một, chẳng khác nào như lớp tiến sĩ vậy.
Thế nên CHA tuyên bố rằng "quy hiệp mà không quy hiệp" có ngĩa là các tôn giáo, đạo phái đều không được bỏ mà vẫn giữ lại y như cũ. Nếu bỏ đi một cấp đạo nào, như Nhân đạo chẳng hạn, thời dòng tiến hóa bị cắt đứt, Càn Khôn sẽ sụp đổ tan tành!
Các con cho rằng, Nhân đạo thấp quá không phù hợp với trình độ chúng con nữa, bỏ đi, dạy các con cấp đạo cao hơn, thời các tiểu hồn em con xuống sau lấy chi để học, đặng nếm, chứng nghiệm những gì mà các con đã nghe, đã thấy, đã biết, để làm căn bản lấy đà tiến sang các cấp đạo cao hơn.
Tư tưởng như vậy, sau khi đã tốt nghiệp các cấp đạo mà con đang theo học như Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo xong rồi bỏ đi, thời các cấp đạo đàn em con, lấy trường đâu mà học, bài đâu mà giảng cho nó nữa?
Tứ Ðại Pháp Kinh
Vô Sở Pháp
VÔ hữu, hữu vô tất tánh đồng
SỞ y, y-sở cũng tâm tông
PHÁP chẳng bao giờ là pháp cả
LÝ mà vô lý tức dung thông
VÔ SỞ PHÁP là pháp chẳng thuộc về tự nhiên, mà cũng chẳng thuộc về nhân duyên.
Chẳng hạn như vô minh được gọi là Pháp thuộc về vô sở. Nếu cho rằng vô minh thuộc về tự nhiên, mà tự nhiên là pháp chẳng sanh, chẳng mất đi, hằng hữu đời đời, thì VÔ MINH sẽ thống trị khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ, sẽ chẳng có ai thành Phật giải thoát và chúng sanh sẽ vĩnh viễn ngu si, ràng buộc trôi lặn mãi mãi trong vòng luân hồi đau khổ vô ngần.
Còn nếu nói rằng VÔ MINH thuộc về nhân duyên, mà nhân duyên là pháp tạo ra, bởi công năng tạo tác tức nhân, và công năng hỗ trợ tức Duyên. Thế thì, cái nhân tức là cái năng lực tạo ra VÔ MINH là cái gì? Nếu đã có “cái tạo ra Vô Minh” thời phải có cái tạo ra “cái tạo ra Vô Minh”? Nếu thế thì con lại thắc mắc thêm, cái gì tạo ra cái ấy, để cái ấy tạo ra "cái tạo ra Vô Minh”?
Nếu thế thời đến vô cùng, cũng không thể thỏa mãn được. Nếu bảo Thượng Ðế tạo ra Vô Minh càng vô lý nữa! Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng, giác ngộ hoàn toàn. Còn Vô Minh tượng trưng cho ngu si, đần độn, mê lầm, mê chấp. Ðã giác ngộ hoàn toàn, thời đâu còn mê lầm nữa mà tạo ra vô minh đặng đánh mất cái giác ngộ được? Khi con đã đắc đạo vô thượng thời ra khỏi vô minh. Khi ra khỏi vô minh con mới thực sự hiểu được trọn vẹn hơn, chớ còn trí phàm che lấp thời khó mà hiểu được chỗ này.
Thế nên, đặt vô minh vào Nhân Duyên Pháp cũng không ổn. Bởi vì nó chẳng do ai tạo ra, cũng chẳng phải tự nhiên mà có.
Do đó, VÔ MINH là "NGUYÊN NGHIỆP ÐỒNG NHẤT", nó đứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên (Vô minh duyên hành, hành duyên thức...) và đứng trước tiên trong Lục Đạo Hấp Dẫn (vô minh nên bị ngoại vật chi phối, nên mới khởi sinh ý thức tự nguyện đầu thai...).
Nó (Vô Minh) là nghiệp, cái nghiệp mẹ đẻ ra các nghiệp con, nghiệp cháu như tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục gọi chung là thất tình, lục dục, tam độc, thất ác, và hằng hà sa số nghiệp khác, kéo con vào vòng luân hồi sanh tử: sinh, lão, bệnh, tử, đau khổ vô ngần. Vô minh nên mới mê lầm, mê chấp: chấp trược, chấp thanh, chấp thiện, chấp ác, chấp đúng, chấp sai, chấp đẹp, chấp xấu, chấp thương, chấp đoạn, chấp hữu, chấp vô, chấp duy tâm, chấp duy vật. Nhân bàn vô duy vật CHA nhắc lại cho các con rõ:
Duy vật cũng là duy tâm thôi, bởi vì ngoài vật không tâm, ngoài tâm không vật, vật tức tâm, tâm tức vật (chỗ này cao siêu, khi nào về đến ngôi CHA mới hiểu nổi).
Giờ đây, CHA chỉ giảng sơ cho các con có ý niệm mà thôi. Phải chăng khi con tu hành chính là thực hiện các qui luật duy vật biện chứng pháp ở trong con?
Các quy luật ấy là luật mâu thuẫn, luật biến lượng thành chất, luật phủ định và quan trọng nhất là luật phủ định sạch trơn.
Khi luân hồi trong vòng sanh tử, để nhồi quả, trả nghiệp, nếm, chứng nghiệm hết thảy mọi cảnh sắc, mọi khía cạnh, mọi trạng thái, mọi cảm giác... thấm thía với những đau khổ ở cõi trược trần, nảy sinh tư tưởng chán ngán, có ý thức vươn lên tìm đạo tu học. Bài học trược con đã thuộc, thuộc đến phát ớn lạnh xương sống, thuộc đến nổi thấm sâu vào trí não, không lúc nào quên. Giờ đây, con tiến sang bài học Thanh, từ trược tiến sang thanh hủy phá trược đặng tạo dựng thanh, đây không phải là thể hiện luật "Mâu thuẫn" hay sao?
Bởi vì mâu thuẫn trì kéo giữa hai lực trược và thanh giúp cho con nếm, chứng nghiệm được, cái nào làm con nặng nề, tối tăm, đau khổ, và cái nào đưa con đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc. Khi đã phân biệt rồi, con bắt đầu bỏ trược tìm thanh. Sau một thời gian công phu luyện đạo, nhứt là hai pháp môn Lục Tự Di Ðà và Mật Niệm Bát Chánh giúp con thanh lọc bản thể, khai mở sáu luân xa và phát triển bát thức đi dần đến chỗ nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt.
Từ chỗ nặng nề, trong trược biến đổi dần dần đi đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc tức là từ trược chất biến sang thanh chất, đấy không phải là thể hiện của qui luật "biến lượng thành chất" hay sao? Lúc chưa tu trược nhiều thanh ít, khi bắt đầu tu thời các con bớt dần sự nhiễm trược, từ số lượng nhỏ nhất đến số lượng lớn, rồi tiếp tục công phu, công quả, công trình cho nhiều, nhanh tăng thêm mỗi ngày một ít, dần dần bản thể con hoàn toàn thanh nhẹ, sáng suốt an lạc.
Giờ đây, con hoàn toàn làm chủ lấy con, dứt bỏ hẵn trược nghiệp đã lôi kéo làm con đau khổ bấy lâu nay, đây không phải là sự thể hiện của luật "Phủ Ðịnh" hay sao?
Rồi trên con đường tiến hóa, muốn đi đến giải thoát hoàn toàn ra khỏi vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử, con phải quán tưởng cho vỡ lẽ: Sanh từ đâu đến? Chết đi về đâu? Ngộ được tự tánh vô sinh, tự thể vô tử, tức Niết Bàn tự tại, Thiên Đàng giải thoát, không còn trôi lặn trong vòng luân hồi, sanh, lão, bệnh, tử nữa. Ðây không phải là thể hiện qui luật "Phủ định sạch trơn" hay sao? (Phủ định sạch trơn là phủ định của phủ định, tức Hủy thể của Hủy thể là négation de la négation).
Nhưng khi đã giải thoát hoàn toàn rồi, con không nên an nghĩ ở cõi Niết Bàn (hay Thiên Ðàng cũng vậy) hoài; nó sẽ làm trì trệ sự tiến hóa của con trên con đường trở về hiệp nhứt với chơn lý tối thượng, mà con phải xuống thế, nhiễm trược trở lại để cứu độ chúng sanh, vượt qua luật "Phủ định sạch trơn" của qui luật "biện chứng" đặng chạy theo luật tiến hóa của CHA nghe con!
Xưa kia, Thái tử Tất Ðạt Ða, ngay sau ngộ đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chánh đẳng, chánh giác, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, nó liền khởi sanh tư tưởng bỏ xác tịch diệt đặng nhập Niết Bàn.
CHA sợ quá, nếu để nó nhập Niết Bàn, thời hạt giống chơn lý bị tuyệt chủng, nên biến hóa thành Vua ở cung Trời Ðại Phạm, hiện đến trước mặt nó, hạ mình đảnh lễ, năn nỉ nó ra mở Ðạo cứu đời cho tròn công quả, nên nó mới chịu từ bỏ ý nghĩ bỏ xác nhập Niết Bàn để xuống thế nhiễm trược trở lại, chịu không biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách, lăn mình trong cõi trược trần suốt 49 năm dài đăng đẳng cứu độ dân thế, chuyển bánh xe chánh pháp kỳ giữa, tức Trung Ngươn đó con.
Ðây là cái gương cho các con ngày nay noi theo, nếu con nào đắc quả Niết Bàn kỳ ba này, chớ nảy sinh cái ý "bỏ xác" nhập Niết Bàn mà thiếu phần công quả, thời khó mà tiến nhanh về hiệp nhứt với CHA đặng làm một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, toàn giác, phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời.
Các con đã đắc quả Niết Bàn kỳ ba như: Ðỗ Thuần Hậu, Lương Sĩ Hằng đều nảy sinh tư tưởng "bỏ xác tịch diệt" đặng nhập Niết Bàn, đều bị điển CHA đẩy trở xuống đặng cứu độ quần sanh cho tròn công quả, rồi mới được bỏ xác về an hưởng cõi Niết Bàn an lạc.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Bất Tư Duy Pháp
CHƠN như, chơn thể, chơn tâm
LÝ tánh phăng tầm đặng thoát đường tu
VÔ minh ái dục ngục tù
THỪA lệnh Thượng Ðế dạy tu ngươn này
BẤT sinh bất diệt mới hay
TƯ tưởng phân biệt sẽ thay vô cùng (vô phân biệt)
DUY tâm duy vật nổ tung
PHÁP tánh thể hiện, thung dung thoát trần
BẤT TƯ DUY PHÁP còn gọi là CHƠN LÝ VÔ THỪA (hay Phật Thừa cũng vậy) là pháp không thể nghĩ bàn (bất tư duy) được bằng phàm tâm trí tục Ðó là những công án giúp cho các Vị tiến hóa cao, quán tưởng đêm ngày cho vỡ lẽ, thời lập tức đắc đạo vô thượng thể nhập vào “như như chánh trí” hay còn gọi là “Ðại Viên Cảnh Trí”.
Các con mới tu, đọc cho có ý niệm, chớ có nên đem phàm trí tranh cãi, phiếm đàm, xàm luận, làm rối loạn bản thể của con rồi hư hết! (CHỚ KHINH THƯỜNG LỜI KHUYÊN DẠY NÀY CỦA CHA).
Thực ra, các vị Phật, vị Tổ, đều đắc đạo vô thượng hết, giải thoát hoàn toàn, cũng là Thượng Ðế hết, hay nói đúng hơn các vị đó cũng chính là CHA phân thân điển quang để đóng vai đó mà thôi.
Thế nên, Kinh do các vị đó sáng tác cũng đều không thể nghĩ bàn bằng phàm trí (như Pháp Bảo Ðàn của Huệ Năng, Quán Tâm Pháp của Ðạt Ma, Tín Tâm Kinh của Tăng Xán, Niết Bàn, Kim Cang, Bát Nhã, Duy Ma Cật của Thích Ca).
Tại sao CHA nói của "Thích Ca" mà không nói của Phật. Chỗ này cũng thuộc về Bất Tư Duy Pháp, không thể nghĩ bàn bằng phàm trí vì:
Chư Phật chẳng sở hữu
Lấy chi có lời dạy
Mà chép thành kinh sách
Ðặng truyền lại đời sau.
Ðây cũng là một công án để các con quán tưởng cho vỡ lẽ. Giờ đây, CHA bắt đầu an trú vào "Tam Muội Chánh Ðịnh" đặng thuyết giảng "Chơn Lý Vô Thừa", cho các con tiến hóa cao, quán tưởng tu học cho vỡ lẽ, thời sẽ đắc đạo Vô Thượng trong tức khắc không thể kịp nghĩ bàn. Nghĩ bàn là ra khỏi chơn lý nghe con! Khi trở về một công án, thời các công án khác đều bừng sáng lên cả.
- Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng. Giải thích Chơn Lý Tối Thượng tức xa lìa Thượng Ðế.
- Nhận biết được tư thể tánh của nội tâm, tức chứng được Chơn lý.
- KHÔNG và CÓ chẳng ở nơi thực tại, thực tại là cái "ngay bây giờ". Cái chẳng phải hữu tạo, hữu tồn, hữu nhiên, hữu tại. Cái chẳng phải vô tạo, vô tồn, vô nhiên, vô tại. HỮU và VÔ chẳng phải là thực tại chơn lý, cái vô cùng ở quá khứ cùng với cái vô cùng ở tương lai cũng chính là cái ngay bây giờ. Vì chưa hiểu như thế nên con người phân biệt quá khứ, hiện tại và vị lai.
- Thấy SẮC mà TÂM không móng lên một niệm sắc, không thấy sắc (hay thấy không sắc cũng vậy) mà TÂM chẳng móng lên một niệm không. Ðó chính là "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc". Trong Sắc có Không, trong Không có Sắc vậy!
- Trong thế giới KHÔNG có thế giới SẮC, trong thế giới SẮC có thế giới KHÔNG. Chẳng có sự phân biệt giữa thế giới KHÔNG và thế giới SẮC; nếu còn phân biệt tức chưa phải là bậc đã đắc đạo Vô Thượng "VÔ PHÂN BIỆT".
- VÔ PHÂN BIỆT tức "KHÔNG", ý thức tất cả những hiện tại, không hơn không kém, không đúng không sai, không thiện không ác, không đẹp không xấu, chứ chẳng phải không phân biệt gì cả. Chẳng biết phân biệt tức vô tri giác, Ngoan Không Vô Ký, nguy hiểm vô cùng.
- ÐÚNG không thể là ÐÚNG, nếu không có sai
SAI không thể là SAI, nếu không có đúng
THIỆN không thể là THIỆN, nếu không có ác.
ÁC không thể là ÁC, nếu không có thiện.
XẤU không phải là XẤU, nếu không có đẹp.
ÐẸP không thể là ÐẸP, nếu không có xấu.
- Còn phân biệt Ðúng Sai, tức chẳng hiểu thực tại là gì?
Còn phân biệt Ðẹp Xấu, tức chẳng hiểu tình thương là gì?
Còn phân biệt Thiện Ác, tức chẳng hiểu cuộc sống là gì?
- Con người chẳng hiểu như thế, nên còn phân biệt ÐÚNG SAI, phân chia THIỆN ÁC, phân loại TỐT XẤU. Tư tưởng phân biệt không thể là cái hiện giờ, cái thực thể của nội tâm. Cái kín mít mà trống rỗng, sờ sờ ngay trước mắt. Cái bao la mà chẳng có độ lớn trọn vẹn, chẳng thể giới hạn bởi Hữu cùng hoặc Vô cùng.
- Cuộc sống là cái đang chết mà chẳng biến đổi. Thực tại là cái đang qua mà chẳng tạo thành. Tình thương là cái đang thể hiện mà chẳng xuất hiện.
- Cái toàn bộ của cuộc sống không thể giải thích, giải thích bằng những bộ phận rời rạc: Kinh tế hoặc chính trị, văn hóa hoặc giáo dục, khoa học hoặc kỹ thuật. Cái này không thể là cái này nếu không có những cái kia. Cái kia không thể là cái kia, nếu không có những cái này.
- Xưa nay, TA có bị ràng buộc đâu mà đi tìm con đường giải thoát. Người nào đi tìm con đường giải thoát, tức tự ràng buộc lấy chính mình.
- Theo bất cứ ai, kể cả Phật, tức tự xa lìa chính Tâm mình và như thế khó mà được giải thoát.
- Nếu Luân Hồi thực có, thời chẳng có ai thành Phật. Nếu Niết Bàn thật có thời chẳng có ai trôi lặn trong vòng sinh tử.
- "Thể tính Chơn Như Bất Biến Thường Hằng Vĩnh Cữu" xưa Thích Ca gọi là Phật Tánh, Ki Tô gọi là Tự Thể, chẳng phải cấu tạo bằng vật chất, cũng chẳng phải cấu tạo bằng Chơn Không. Nếu bằng vật chất, sẽ bị biến đổi bởi định luật của tự nhiên. Nếu bằng Chơn Không tức chẳng biết tư duy, chẳng tiếp nhận đau khổ hay sung sướng. Ðến nỗi cái gọi là "Phật Tính" cũng chẳng phải Phật Tính nốt. Nếu Phật là Phật, thời Phật chẳng hiện hữu.
- Chẳng thấy được Tánh, gọi là thấy Phật. Chẳng thấy được Phật mới là thấy "Tánh", ấy mới thật là thấy Tánh thành Phật, vì chính ngay bản thân của "Thấy" là Phật Tính rồi.
- Ai tự xưng mình chứng ngộ chơn lý, tức chẳng hiểu chơn lý là gì! Ai tự khoe mình là Phật, tức chẳng hiểu Phật là gì! Chứng được chơn lý, tức tự biết: không tu, không chứng, không ngộ, không thành, không Phật, không Pháp, không sanh, không tử.
- Ðộng loạn là hiện thể của Ðại định, Ðại định là tự thể của loạn động. Rời loạn động, tìm đại định là đã xa lìa Định rồi, vì chính ngay bản thân của LOẠN đã là ÐỊNH.
- TÀ là hiện thể của CHÁNH, Chánh là tự thể của Tà. Chánh ghét, Tà ưa, thích Chánh tức là càng rơi vào Tà, vì chính ngay cái là "Chánh" cũng là "Tà".
- PHÁP (vật) là hiện thể của TÂM, Tâm là tự thể của Pháp. Bỏ Pháp tìm Tâm cũng chính là bỏ Tâm tìm Pháp, vì chính ngay bản thân của Pháp (vật) đã là Tâm rồi.
- Chúng sanh là hiện thể của chư Phật, chư Phật là tự thể của chúng sanh. Càng lìa xa chúng sanh để tìm chư Phật, tức là lìa xa chư Phật vậy.
- Luân Hồi là hiện thể của Niết Bàn, Niết Bàn là tự thể của Luân Hồi, càng chạy trốn Luân Hồi để đi tìm Niết Bàn tức là càng trôi lặn trong vòng sinh tử vậy.
- Giác Ngộ là tự thể của Vô Minh, Vô Minh là hiện thể của giác ngộ. Lánh xa Vô Minh để tìm Giác Ngộ là đã bị Vô Minh che lấp rồi.
- Dục tính là hiện thể của Phật tính, Phật tính là tự thể của Dục tính. Chống lại Dục tính tức chống lại Phật tính vậy, vì chính ngay bản thân của Dục tính đã là Phật tính rồi.
- Sanh tử là hiện thể của Vô sanh tử, Vô sanh tử là tự thể của Sanh tử. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Sanh tử đã là Vô sanh tử, thời thoát khỏi Luân Hồi Sanh Tử.
- Danh tự là hiện thể của Vô danh tự, Vô danh tự là tự thể của Danh tự. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Danh tự là Vô danh tự, thời đọc được "vô tự chơn kinh".
- Ngôn từ là hiện thể của Vô ngôn từ, Vô ngôn từ là tự thể của Ngôn từ, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ngôn từ là Vô ngôn từ, thời nghe được "tiếng nói của chơn ngã" tức "vô ngôn chơn thuyết".
- Ý niệm là hiện thể của Vô niệm, Vô niệm là tự thể của Ý niệm, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ý niệm cũng là Vô niệm, thời biết được "Tự Thể Nội Tâm" tức "vô duyên chơn tâm".
- Ðọc được VÔ TỰ CHƠN KINH, nghe được VÔ NGÔN CHƠN THUYẾT, biết được VÔ DUYÊN CHƠN TÂM đều cùng một bản chất như nhau.
- CHƠN là tự thể của VỌNG, Vọng là hiện thể của Chơn. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Vọng cũng là CHƠN, thời "Phật tính thể hiện".
- TRƯỢC là hiện thể của THANH, Thanh là tự thể của Trược. Nếu chứng được ngay chính bản thân của Trược cũng là Thanh, thời đạt đến cực Thanh, cực Tịnh, cực An Lạc.
- Hữu vi là hiện thể của Vô vi, Vô vi là tự thể của Hữu vi. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Hữu vi đã là Vô vi rồi, thời đạt đến "Hư Không" tức "Diệu Hữu chơn thông".
- Chúng sanh vốn KHÔNG, làm sao chư Phật CÓ được? Luân Hồi vốn KHÔNG, làm sao Niết Bàn CÓ được? Dục tính vốn KHÔNG, làm sao Phật tính CÓ được? Vô minh vốn KHÔNG, làm sao Giác ngộ CÓ được? Sai vốn KHÔNG, làm sao đúng CÓ được? Thiện vốn KHÔNG, làm sao ác CÓ được? Tà vốn KHÔNG, làm sao Chánh CÓ được? Vật vốn KHÔNG, làm sao Tâm CÓ được? Trược vốn KHÔNG, làm sao Thanh CÓ được? Hữu vi vốn KHÔNG, làm sao Vô vi CÓ được? Trói buộc vốn KHÔNG, làm sao Giải thoát CÓ được? Chơn lý vốn KHÔNG, làm sao Thượng Ðế CÓ được?
Tứ Ðại Pháp Kinh
Lời Kết
Sau khi đọc hết quyển kinh này rồi, các con nghĩ rằng bài giảng của CHA đến đây đã hết, tức các con đã lầm to rồi. Vì kho tàng KINH SÁCH của CHA vô cùng tận. Các con cho rằng Thượng Ðế chỉ giảng độc nhất có một quyển "TỨ ÐẠI PHÁP KINH" để đưa tất cả các giáo lý về một mối: tức Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, là các con đã giới hạn kho tàng kinh sách của CHA ở ngôi Thái Cực, cũng là Ngôi Quy Nhứt Bản, đưa Ðạo về một một nguồn một gốc.
Thực ra, theo Dịch Lý Càn Khôn, CHA có vô lượng vô biên, vô số kinh sách, không thể nghĩ bàn, được chia ra như sau:
* KINH Ở NGÔI VÔ CỰC: Ðó là Vô Tự Chơn Kinh, tức quyển kinh không chữ, quyển sách không lời, chỉ có con nào đắc đạo mới đọc nổi.
* KINH Ở NGÔI THÁI CỰC: Ðó là TỨ ÐẠI PHÁP KINH, CHA đã giảng ở trên.
* KINH Ở NGÔI LƯỠNG NGHI: Thanh Kinh và Trược Kinh.
- Thanh Kinh: Là Kinh của khối Thanh, do các vị Giáo Chủ như: Phật,
Chúa, Lão, Khổng, Hội Thông Thiên Học... giảng.
- Trược Kinh: Là Kinh của khối Trược, do bên Tà Ðạo giảng.
* KINH Ở NGÔI TÁN VẠN THÙ: Tất cả các loại sách ở trần gian, đủ mọi loại, mọi khía cạnh, mọi phương tiện... về văn hóa, khoa học, chính trị, kinh tế, triết học, quân sự, kỹ thuật, văn chương, kể cả sách truyện khiêu dâm, đấm đá, cao bồi, chưởng, kiếm hiệp, điệp viên, tình báo, tiểu thuyết ba xu... Nhất là mọi diễn biến của tự nhiên xã hội xảy ra hằng ngày chung quanh các con. Ðể giúp các con có bài đặng học hỏi tiến hóa.
Ðây là quyển kinh thực tế, cụ thể, sống động, đập thẳng vào ngũ quan và tâm thức của các con, làm các con đều thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, biết, hiểu, chấp chứa, đặng thương, ghét, phân biệt, nhớ, chứng nghiệm tu học tu hành, hầu trở về hiệp nhứt với CHA, làm một đấng Thượng Ðế toàn giác, toàn năng, phụng sự đời đời cho cơ tiến hóa, để được hằng hữu đời đời.
Trước khi dừng bút, CHA nhắc lại cho các con rõ, tất cả những ai xưng danh là THƯỢNG ÐẾ Ở BÊN NGOÀI CÁC CON ÐỀU LÀ GIẢ CẢ. (Kể cả CHA luôn con! Vì CHA cũng chưa phải là Thượng Ðế, mà chỉ là Sứ giả của Thượng Ðế thôi).
THƯỢNG ÐẾ vốn thật, thường ngự rồi vĩnh cữu trong các tiểu hồn con. Vì chỉ có KIM THÂN ở trong các con mới là thật mà thôi.
Con phải ráng tìm cho được, phát hiện cho ra, Vị Thượng Ðế ở trong con, chạy ra tìm ở ngoài chỉ là giả mà thôi.
Bài giảng của CHA đến đây tạm hết, nhưng tiếng nói ngoài kia của Ðại Hồn vẫn còn đang reo vang mãi với chúng con, liên miên bất tận.
TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHA GIẢNG RA NƠI ÐÂY CŨNG CHỈ LÀ HOA RƠI LÁ RỤNG...
HUỆ MẠNG KIM CANG NGỌC ÐẾ CHƯỞNG GIÁO NGÔI HAI Giáo Chủ Càn Khôn Nhứt Thống Giáo
Nam Mô NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VÔ CỰC ÐẠI THIÊN TÔN
Nam Mô HOÀNG MẪU DIÊU TRÌ VÔ CỰC ÐẠI TỪ TÔN
Lời Nói Ðầu
Hỡi các Tiểu hồn yêu quý,
Năm 2000 đã gần đến, ngươn mạt pháp sắp tàn lụi, cơ Thánh Ðức bắt đầu chuyển mình tại trần gian, từ xuân Tân Dậu này (1981): để tái lập Thượng ngươn Thái Hòa, khai mở Long Hoa đại hội, còn gọi là cơ phán xét cuối cùng.
Ðây là khóa thi chót của cuộc tuần hoàn Ðại Thiên Ðịa, cả chục vạn năm mới có một lần, để tuyển chọn các linh hồn tiến hóa cao về mặt đạo đức và trí tuệ.
Nếu hỏng khoa này, thời phải đợi cả chục vạn năm nữa mới có cơ hội trở lại khoa kế tiếp.
Một ngàn chín trăm tám mươi mốt năm (1981) trước đây, TA đã cho con một TA xuống thế mở đạo cứu đời, báo tin vào khoảng hai ngàn năm sau TA sẽ trở lại. Nay đã thành sự thật.
Ðích thân TA phải đầu thai xuống thế làm người, chờ đợi gần hai mươi tám năm nay. Ðến nay, cơ vận chuyển của Càn Khôn đã đến, TA đích thân xuất thế làm việc: soạn giảng TỨ ÐẠI PHÁP KINH, thuyết giảng Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, khai mở Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo, thành lập Càn Khôn Nhứt Thống Giáo tại thế gian, hầu khai tâm, mở trí, phá mê, phá chấp cho chúng sanh sớm thức tỉnh quy hiệp: Tu học, Tu hành, chớ quá trễ rồi, các con ạ!
Tuy CHA xuất thế tại Việt Nam (vì Thiên cơ đã định: chọn Việt Nam làm Thánh Ðịa, có Bảo Giang, Bảo Sơn, lập thành 12 huyệt linh hiển mầu nhiệm của địa cầu 68 các con), nhưng TA vẫn phân thân điển quang để độ khắp mọi nơi.
Các Tiểu hồn ơi!
Hãy mau mau tìm kiếm “TỨ ÐẠI PHÁP KINH” để tu học, tu hành, đặng biết hết mọi cơ cấu của vũ trụ, hiểu được định luật tiến hóa không ngừng của Càn Khôn. Nhận thức rõ được các con là ai? Từ đâu đến? Ðến đây để làm gì? Rồi đi về đâu?
Biết rồi! hiểu rồi! nhận thức rõ rồi! Các con phải dùng óc sáng kiến, mượn trí suy tư để nhận xét cho kỹ, phân biệt cho rành đặng tự quyết định, chọn lấy một hướng đi sáng suốt, chân chính, đúng theo đạo lý hơn, mà tự cứu lấy mình.
Dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ vẫn đang tuôn chảy thao thao bất tuyệt, tiếng nói Ðại Hồn vẫn vang vọng mãi bên tai con. Bản thể Ðại Thiên Ðịa vẫn diễn biến hằng ngày, trước mắt các con bằng những tai nạn khổ ách, loạn lạc, lầm than, đói rách khổ cực, luân hồi, sanh tử... không lúc nào ngừng. Thế mà các con không thấy, không nghe gì hết hay sao? Thật đáng thương cho các Tiểu hồn CHA biết bao! Cơn khảo trược, nhồi quả, trả nghiệp dâng lên ngút trời. Những cơn mê trần trong biển đen hắc ám, u linh lôi kéo hàng tỷ chúng sanh trong mê muội quay cuồng: Tham, sân, si, dục, hỷ, nộ, ái, ố... bởi cuộc sống đầy rẫy xấu xa, tội lỗi, ô nhiễm trược trần, thất tình, lục dục, tam độc, thất ác... thảm thương thay!!!
Cũng bởi vô minh bao phủ, tham ái kích động, dục vọng thúc đẩy làm cho các con của CHA mê muội, ngu si lăn mình vào địa ngục trần gian, lặn hụp trong bể khổ trược trần, theo đuổi quyền, danh, lợi, tình ở cõi hữu vi giả tạm!
Các con ơi! Vừng đông minh triết đã bắt đầu ló dạng, trâu sẽ tới đồng lam, chim ưng sắp về tổ, sư tử đã bừng thức dậy sau một giấc ngủ dài. Thượng Ðế đã mở rộng đôi tay tình thương, ban rải Thần Huệ, bố rộng Hồng Ân để đón chờ các con trở lại với Ngài trong kỳ phán xét cuối cùng này.
Tiểu hồn ơi! Hãy trở về với ngôi nhà xưa vĩ đại, nơi mà các con đã cất bước ra đi, không muốn hẹn ngày về, đến nỗi đích thân CHA phải lăn mình xuống thế, kêu gọi một cách thống thiết bi ai, muốn đứt cả hơi, khô cả tiếng, như hồn Thục Vương trong xác chim Quốc ngày nào?
Nước mắt CHA đã rơi xuống thế gian trong những cơn mưa tầm tả. Máu CHA đã loang chảy trong các dòng sông, thịt xương CHA đã rách nát trong những trận chiến tranh hãi hùng long trời lỡ đất. Các Tiểu hồn CHA đã ngã gục trong hai trận chiến tranh Ðại chiến vừa qua. Giờ đây lại gục ngã nữa và nguy cơ... của cuộc chiến thứ ba đang đe dọa khắp hoàn cầu, hàng tỷ sinh linh đang phập phồng lo sợ khiến cho Ðại Hồn khắc khoải ưu tư, phải đích thân xuống thế chăn dắt bầy Chiên khờ dại, ngu đần, bơ vơ, lạc lõng... trong bãi cỏ khô cằn băng hoại của xã hội trần gian thối nát, xấu xa ghê tởm này.
Tiểu hồn ơi! Thuyền Giải thoát đang đậu bến Long Hoa chờ đón các con quay về quê xứ bến cũ.
Thiên đàng an lạc, trống rỗng không người!
Niết bàn thanh tịnh, vắng bóng chúng sanh!
Các con còn chần chờ gì nữa mà không bước lên đi? Bước lên đi! Bước lên đi! Các Tiểu hồn khờ dại...!
Bước lên bằng đức tin giác ngộ hoàn toàn, bằng thức tỉnh tu học, sám hối tu hành, bằng thực hiện tình thương, phát triển Bi, Trí, Dũng, Hòa; tinh tấn siêng năng công phu, công quả, công trình; rèn luyện ý chí cứu khổ, mở rộng tâm bác ái, thăng tiến trí thông minh thánh triết... đừng để chúng dậm chân tại chỗ, làm trì trệ con đường tiến hóa của các con.
CHA tạm dừng bút, ban bố điển lành cho các con nhân dịp đầu xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế.
Nhưng hết sức mong rằng: cuộc hành trình trở về quê xưa chốn cũ của các con không ngừng lại, để rồi bị bỏ rơi. Bởi dòng tiến hóa liên miên bất tận của Càn Khôn đang trôi chảy mãi ngoài kia!
Tứ Ðại Pháp Kinh
Thỉnh Nguyện Tâm Thư
Kính thỉnh nguyện Nhị vị Song đường (CHA MẸ LINH HỒN):
- Kim Thân Từ Phụ Chưởng Giáo Chí Tôn
- và Kim Mẫu Từ Tôn Tây Vương Thánh Mẫu.
Từ khi được Cha, Mẹ chứng quả vị: Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Ðế, đồng thời giao sứ mạng cho con thay Cha Mẹ xuống trần, để chuyển bánh xe chánh pháp kỳ ba tại Việt Nam thánh địa, dẫn dắt, dẫn tiến nhân loại vào kỷ nguyên Thánh Ðức cho kỳ hội Long Hoa.
Nay nhân dịp xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế, con đôi lời thỉnh nguyện đệ trình về Thiên Ðình Cha Mẹ cứu xét:
- Sau một quá trình nghiên cứu tu học và thực hiện tình thương không biết chán nản, mệt mỏi gần 1500 kiếp; từ kim thạch qua thảo mộc, đến cầm thú, rồi lên làm người, tiến đến thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Cuối cùng, hiệp nhứt được chân lý tối thượng tức Thượng Ðế; làm một đấng toàn năng, toàn giác phụng sự cho cơ tiến hóa đời đời của Càn Khôn Vũ Trụ để được hằng hữu đời đời.
Nhớ lại những lúc được Ðức Chưởng Giáo Chí Tôn dắt điển Trí cho con dạo khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ để học đạo Vô Thượng; dắt điển Bi của con ôm choàng cả không gian vô vi, lẫn hữu vi một lượt để vo tròn một khối trọn tình thương; dắt điển Dũng cho con dấn thân khắp mọi nơi trong Ðại Thiên Ðịa để thực tập cứu khổ các con của Ngài: những Tiểu hồn khờ dại, ngu đần nên mê trần nhiễm trược, tự tạo luân hồi: sanh lão bệnh tử, đau khổ không lúc nào ngừng!
Cha Mẹ ơi! Con đê đầu đảnh lễ trước Ðại bản thể của Thượng Ðế, mà cũng chính là của con; mong cầu Thầy Mẹ hãy vì sự chứng quả dị thường hi hữu của con, mở lượng hải hà bố rộng hồng ân cho trần gian bớt đau khổ!
- Ban lệnh xuống Ðịa ngục cho Thập Ðiện Diêm Vương tra xét thật kỹ các linh hồn nặng tội, được nhờ nhân dịp chứng quả của con quyết định lâm phàm kỳ ba cứu khổ cho tròn đại nguyện:
a) Phần hồn nào cứng đầu, tự ý gây ra tội ác thời cứ phán xét trừng trị thẳng tay, con không dám ngăn cản.
b) Phần hồn nào gây tội ác vì sự bắt buộc, chứ tự ý nó không muốn thời ân giảm cho chúng nó nhờ.
Còn số đàn em của con tại trần gian, vì lâu nay mê lầm nên khinh thường đạo lý, do Cha Mẹ mở dạy (thông qua cơ bút, đồng tử...) tá danh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Cao Ðài Thượng Ðế, thời Cha Mẹ giao lại cho con, tiếp tục dìu dắt các tiểu hồn đàn em của con vào cơ Thánh Ðức.
Cha Mẹ linh hồn ơi! Cha Mẹ đã khổ nhiều rồi, đã tốn công mở Ðạo cứu đời suốt mấy muôn thế kỷ qua.
Nhìn lại quá trình cực khổ vô cùng của Cha Mẹ, khiến con nước mắt chảy ròng ròng. Cha Mẹ đã chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục, những tiếng khen chê, các lời khinh bỉ của các tiểu hồn khờ dại, ngu đần, mê trần quá nặng.
Truớc khi dứt lời, con thỉnh cầu Cha Mẹ dời gót ngọc thân vàng trở lại Thiên đình an nghỉ. Còn dưới này để con trẻ thay Cha Mẹ gánh bớt trách nhiệm, chia xẻ khổ đau, dìu dắt, hướng dẫn các tiểu hồn em con trở về quê xưa với Cha Mẹ sum hiệp một nhà.
Lời thơ đã ngừng, nhưng tình thương đối với Cha Mẹ và các em không bao giờ chấm dứt trong lòng con!
Tứ Ðại Pháp Kinh
Tứ Ðại Pháp Kinh
Giờ đây, CHA trân trọng giới thiệu với các con Luận Án Tốt Nghiệp cấp bằng THƯỢNG ÐẾ của CHA được Hội Ðồng Thượng Ðế chấm đậu chứng quả và cho phép xuất bản xuống thế gian để các con nghiên cứu TU HỌC và TU HÀNH.
TỨ pháp đến nay giảng rõ ràng
ÐẠI hồn vũ trụ giáng trần gian
PHÁP Phật, Thánh, Tiên, Thần, Nhân đạo
KINH truyền quy hiệp tại trần gian
THÁNH GIÁO
Nước trong mọi sông đều chảy theo một dòng, đó là dòng
từ nguồn ra bể.
Ðạo nơi chư Phật, chỉ đi theo một hướng, đó là hướng từ
ngu si trói buộc đến giải thoát hoàn toàn.
Chỉ có THƯỢNG ÐẾ mới phán một cách sáng suốt về điều
chân chánh này: "Tất cả mỗi Tiểu hồn trong khắp cùng
Càn Khôn Vũ Trụ đều có khả năng nghiên cứu tu học và
thực hiện tình thương đi từ vô minh đến giác ngộ hoàn
toàn".
HUỆ MẠNG KIM CANG NGỌC ÐẾ
CHƯỞNG GIÁO NGÔI HAI
Giáo Chủ Càn Khôn Nhứt Thống Giáo
Ðặc trách chuyển pháp cõi hữu vi
THƯỢNG ngươn tái tạo đời Thánh Ðức
ÐẾ truyền chân lý quy hiệp nhứt
NGÔI một chí tôn Thầy hỗ trợ
HAI là Ðời Ðạo phải lo tròn
HUỆ trí phăng tầm chẳng uổng công
MẠNG trời đích thực ấy hư không
KIM thân thường trú nơi chơn thể
CANG cường độ chúng cõi mê hồng
TỪ lúc xa CHA xuống cõi trần
VÔ cùng đau khổ bởi tham sân
NĂNG nhơn tịch mặc luôn tinh tấn
THẮNG được phàm tâm thấu lý chân
VÔ minh bao phủ cõi trần gian
THƯỢNG Ðế Ngôi Hai giáng hạ đàn
PHÁP lý giải bày năm mối Ðạo
VƯƠNG kinh xuất thế cứu mê đời
CHUYỂN xe chánh pháp quay quay mãi
LUÂN hồi quét sạch nghiệp trần ai
HẠ thế đến hồi Long Hoa mở
MẠT pháp chuyển thành như Chánh pháp
KIM thân Ngọc Ðế luôn hỗ trợ
CANG cường tu học, Tiểu hồn ơi!
NGỌC giáo siêu trần trau chuốt mãi
ÐẾ chơn thấu suốt đạt chơn như.
ÐẠO dĩ ân vi tiên
TU dĩ đức vi bổn
GIÁC dĩ trí vi môn
NGỘ dĩ tâm vi diệu
Các con yêu quý!
Hạ ngươn mạt pháp, cơ đạo ngữa nghiêng, cõi đời loạn động, nhân dân ly tán, trần gian chịu biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách lầm than, đói rách, bệnh tật, tai ương...!
Theo cơ vận chuyển của Càn Khôn, đến nay Hạ ngươn sắp đi qua để mở màn cho Thượng ngươn sắp tới.
Thể theo Thiên ý, CHA quyết định xuất thế làm việc, đích thân soạn giảng "TỨ ÐẠI PHÁP KINH", để đưa các giáo lý về một mối.
Giáo lý thống nhất này gọi là "Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý" được thuyết giảng vào thời Hạ Ngươn mạt pháp để khai lối tiến cho các Tiểu hồn, vào ngươn tái tạo: tức "Thượng Ngươn Thánh Ðức" sắp đến.
Ðây là màn CHA khai mở "Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo" để thành lập "Càn Khôn Nhứt Thống Giáo" tại trần gian, hầu đưa các tôn giáo, đạo phái về cội nguồn, tức Thượng Ðế vậy!
Bởi vì đây là giáo lý thống nhất, nên CHA không thể giảng riêng cho một cấp Ðạo, mà phải giảng chung cho năm cấp đạo, từ Tiểu thừa lên đến Vô thừa (Tiểu thừa, Đại thừa, Thượng thừa, Siêu thượng thừa và Chơn lý vô thừa) để giúp cho các con trong năm chi đạo (Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo) đều tu học được cả.
Các con phải nhớ rằng, đây là hồng ân Thượng Ðế ban rải Thần Huệ xuống thế, mở đường chỉ lối cho các Tiểu hồn phăng tìm về quê xưa chốn cũ đặng kịp ngày giờ, chớ quá trễ rồi, nghe các con!
Kinh pháp này sẽ soi sáng cho các con hiểu rõ được cơ vận chuyển của Càn Khôn, sự biến động của Vũ Trụ, sự hình thành vật chất, diễn biến đi lên của xã hội...
Hiểu được qui luật tất yếu của xã hội, định luật khách quan của tự nhiên, nhân duyên, luật nhân quả của tâm linh, gọi chung là LUẬT TIẾN HÓA, từ nguyên hạt vô tri vô giác cho đến Ðấng Giác Ngộ Vô Vô Thượng Thượng Thượng Ðế Nguyên Tôn (Nguyên hạt, hạt tử, nguyên tử, kim thạch, thảo mộc, cầm thú, người, Thần, Thánh, Tiên, Phật, Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Dương Thượng Ðế, Thiên Hà Thượng Ðế, Thiên Hệ Thượng Ðế, Vũ Trụ Thượng Ðế, Vô Vô Thượng Thượng Thượng Ðế Nguyên Tôn).
CHA mong rằng, sau khi đọc xong Kinh Pháp này, các con sớm ăn năn, sám hối thức tỉnh tu học, tu hành. Chẳng còn chấp ta ngã mạn, phân biệt chia rẽ: tôn giáo, giai cấp, chủng tộc, màu da, có đức tin vững chắc, có ý thức vươn lên, nghiên cứu tu học, thực hiện tình thương, truyền giảng đạo pháp, hòa đồng chung sống, siêng năng tinh tấn, công phu luyện đạo, phải đời đạo song tu, tánh mạng song luyện, phước huệ song tiến, đạt đến âm dương hiệp nhứt thể, hòa vào hư không vô cực tính, tức THỂ TÁNH CHƠN NHƯ BẤT BIẾN THƯỜNG HẰNG VĨNH CỮU, còn gọi THƯỢNG ÐẾ TÁNH, tức là chơn lý tối thượng NGUYÊN MINH CHÁNH GIÁC vậy!
Các pháp hằng hà sa số, đa dạng, chằng chịt phức tạp vô cùng. Mỗi vị Giáo Chủ cố gắng giảng giải mạch lạc rõ ràng từ triết lý mầu nhiệm đến đạo lý siêu linh, từ đời đến đạo nhưng cũng chưa có hệ thống thứ tự để các con dễ dàng tu học tu hành. Vạn hữu diễn biến quanh các con, nào sông, núi, cỏ, cây, trái, thú vật, nhà cửa, xe cộ, tàu thủy, phi cơ, rồi nhật, nguyệt, tinh tú, không gian, vũ trụ, chí đến bệnh tật, khổ nạn, sinh tử, luân hồi, quyền, danh lợi, tình hấp dẫn, khảo đảo, hỷ nộ, tham, sân, si, ghét, yêu dằn vặt... kể mãi chẳng hết, viết hoài vẫn còn. Tuy chi chít đầy rẫy nhưng tựu trung cũng nằm trong bốn pháp CHA giảng ra đây thôi.
Bốn pháp ấy là gì? Ðó là bốn pháp lớn (TỨ ÐẠI PHÁP) bao trùm hết thảy mọi pháp, các lời giảng dạy của các vị Giáo Chủ, những học thuyết của những triết gia, những bài thơ tuyệt tác, những bức họa lừng danh, đều nằm trong bốn pháp này:
- Một là TỰ NHIÊN PHÁP
- Hai là NHÂN DUYÊN PHÁP
- Ba là VÔ SỞ PHÁP
- Bốn là BẤT TƯ DUY PHÁP
(tức CHƠN LÝ VÔ THỪA)
Tứ Ðại Pháp này, lúc chưa giảng ra cũng chẳng hao hớt. Giờ đây, có giảng ra rồi nó cũng chẳng thêm hơn. Nó tự có, hằng có, và diễn biến liên tục mãi mãi. Giúp cho các linh hồn có bài để học hỏi, nếm, chứng nghiệm, hiểu biết mà đi lên, tiến mãi, tiến hoài theo dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Tự Nhiên Pháp
TỰ tánh không sinh nên không diệt
NHIÊN nhiên tự tại thật siêu việt
PHÁP thế thường hằng vốn không hai
LÝ sự tương ứng dụng vô ngại
TỰ NHIÊN PHÁP là các pháp diễn biến trong thiên nhiên, các pháp này chẳng tạo ra, chẳng mất đi. Chúng hủy biến lẫn nhau để biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Trong giáo lý của Thích Ca nó gọi là: Ðất, Nước, Lửa, Gió.
Trong Nho, Lão gọi là âm dương ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Các triết gia Ðông phương, Tây phương cũng phân biệt thành năm thứ: Nước, Lửa, Ðất, Gió và Không khí. Tuy nhiên, sự phân biệt đó chỉ nói lên một khía cạnh thô thiển, đơn sơ về Tự Nhiên Pháp mà thôi. Vì chỉ có CHA mới giảng mạch lạc khúc chiết về Tự Nhiên Pháp tức cơ cấu vận chuyển, biến động của vật chất, của vũ trụ, của không thời gian, tức Đại bản thể hữu vi của CHA mà thôi. Tuy nhiên, trước khi CHA giảng về TỰ NHIÊN PHÁP hiện đại, CHA cũng tạm nhắc sơ lại cho các con hiểu về TỰ NHIÊN PHÁP cổ đại do các tôn giáo cổ giảng.
Vì sao gọi Ðất, Nước, Lửa, Gió, Không khí là Tự Nhiên Pháp con? Trước khi kết luận, các con hãy nghe CHA giảng giải.
Các con thử nghiền ngẫm lại xem, Ðất có bị mất đi không? Các con làm nông, thời vỡ đất, phá đất, cuốc đất đắp bờ... khi làm nhà thì nhồi đất, trét đất, tô đất... khi làm vật liệu sử dụng thì nung đất, nặn đất thành gạch, ngói, lò, trã, chum, vại... khi dùng trong tín ngưỡng thời đắp xây thành tượng để cúng thờ... Nói chung, các con biến đổi, biến dạng đất theo nhu cầu của các con, từ trạng thái cứng sang trạng thái mềm, từ cao sang thấp, lởm chởm sang bằng phẳng, lộn xộn sang trật tự, các con biến đổi chúng từ thô kịch, xấu xí thành đẹp đẽ trang nghiêm trong các tượng cốt... chí đến những hiện tượng hủy phá hao mòn trong thiên nhiên như gió, bão, động đất, cho tới những cảnh chiến tranh tàn phá, hố bom vết đạn...
Nhưng thử hỏi, có làm hao hụt đi chút đất nào không hay rốt cuộc đất vẫn hoàn đất? Từ trạng thái khô cứng trên cao nguyên, rừng rẫy bị xói mòn trôi theo suối sông đổ về đồng bằng, tạo thành phù sa màu mỡ. Từ trạng thái nóng chảy lỏng trong ruột địa cầu theo miệng núi lửa phun lên, tràn ra rồi khô cứng lại. Ðất mềm dẻo nung thành ngói gạch... gạch ngói bể vụn ngấm nước vào lâu ngày trở lại đất thường...
Rốt cùng, đất không mất đi đâu cả, mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, biến dạng từ hình thể này sang hình thể nọ, biến thể từ mềm sang cứng...
Bởi vì nó không mất đi đâu cả, mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác... nên gọi là TỰ NHIÊN PHÁP, hay là các pháp thuộc về tự nhiên.
Ðó là Ðất, rồi đến Nước. Từ ngoài đại dương bao la bị sức nóng của mặt trời làm cho bốc thành mây, trong không khí, gặp lạnh thành mưa. Mưa đổ xuống chảy ra suối, ra sông rồi lại đổ về biển. Mưa tưới xuống ruộng đồng, tắm rửa, giặt giũ và vô số ứng dụng khác nữa. Nhưng nó không mất đi đâu cả, còn mãi còn hoài... Từ lòng biển bốc lên thành hơi, gặp lạnh quá đông lại thành ra tuyết, thành băng... nhưng rồi nó cũng như đất, chỉ biến đổi biến dạng chứ không mất đi đâu cả. Nên nó cũng thuộc về TỰ NHIÊN PHÁP.
Lửa, Gió, Không Khí cũng vậy, các con tự nghiền ngẫm lấy chứ CHA không có thì giờ kể ra đây nữa.
Bây giờ, CHA giảng qua TỰ NHIÊN PHÁP hiện đại: tức cơ cấu vật chất và biến động vũ trụ trong không gian mà cũng chính là Ðại bản thể hữu vi của CHA vậy.
Vũ trụ từ đâu mà có? Vật chất hình thành như thế nào? Nhỏ hơn nguyên tử là hạt tử (hạt điện tử âm, dương, trung hòa). Ngoài ra còn nhiều loại hạt tử nữa như Meson, Pi, Hadron, Nentri, Neutrino... tức là các hạt nhẹ, cực nhẹ hoặc là nặng, cực nặng khác. Dưới các hạt tử còn loại nào nhỏ hơn không? Chúng có đời sống không?
Sau đây, CHA sẽ lần lượt giảng giải cho các con thấu hiểu về vấn đề này hơn.
Các con ơi! Theo luật biến động tuần hoàn tiến hóa cấp, tức luật tiến hóa trong giới tự nhiên (ngoài ra, còn luật tiến hóa trong sinh giới, luật tiến hóa trong xã hội loài người, luật tiến hóa trong tư tưởng triết lý, ngôn ngữ, văn tự... và quan trọng nhất là luật tiến hóa về tâm linh, tức luật luân hồi nhơn quả của linh hồn...); vật chất tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhất dạng đến đa dạng. Nói chung, NHỮNG CÁI PHỨC TẠP VĨ ĐẠI NHẤT ĐỀU TỪ NHỮNG CÁI ĐƠN GIẢN TẾ VI NHẤT MÀ THÀNH, con !!!
Vũ trụ là cái vĩ đại, bao la, đa dạng, phức tạp nhất. Nhưng nó lại từ nguyên hạt đồng nhất mà ra cả (danh từ này có lẽ các con mới nghe lần đầu? CHA tạm giải thích sơ cho các con hiểu: NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT có nghĩa là hạt nhỏ nhất, nguyên vẹn, không thể phân chia nhỏ được nữa, bằng các lực hữu vi như: lực cơ học, lực điện học, lực trường điện từ, kể cả lực hạt nhân phóng xạ...)
NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT này tức là các hạt ánh sáng, có tên khoa học là Photon đó con! Ðó là viên gạch của cấu trúc vật chất, là nguyên lượng của khối lượng, là nguyên lượng của trường, là nguyên lượng của nhiệt. Ở khía cạnh "trường" nó là nguyên trường đồng nhất (tức là trường nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn nữa về mặt vật lý học).
Các loại hạt tử như điện tử âm (électron), điện tử dương (proton), trung hòa tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cũng đều hình thành từ nó (Photons).
Cho đến trên 100 lọai nguyên tử khác ở địa cầu, hàng vạn loại phân tử ở trái đất, chí đến hàng ngàn loại nguyên tử trong vũ trụ, hàng triệu loại phân tử trong Càn Khôn, cũng đều từ NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT mà ra.
Ðiều đó có lẽ khó tưởng tượng nổi. Nhưng thực tế vẫn là thực tế thôi con! Kể cả kim thạch, thảo mộc, xác các loài cầm thú, điểu, ngư, loài người, cho đến vi trùng, vi khuẩn, các loài tế bào, nói chung tất cả những thứ gì ở cõi hữu vi này cũng đều từ một cấu trúc là NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT, tức Quang tử mà ra cả.
Bây giờ các con hãy nghe CHA giảng về cơ cấu vật chất và biến động vũ trụ, một vấn đề khá lý thú mà các nhà thiên văn học, vật lý học, hóa học xưa nay đã tốn không biết bao nhiêu công lao để đưa ra một lý thuyết thống nhất về vấn đề này, nhưng cũng chưa thấm vào đâu cả.
Vũ trụ là một tổng thể thống nhất, đó là một tập hợp bao gồm nhiều cấp quán hệ thống (các hệ chuyển động đều, tương đối với nhau). Các quán hệ thống cấp thấp quay chung quanh các quán hệ thống cấp cao, theo những quỹ đạo ngày càng nới rộng và rất phức tạp.
Khởi đầu, vũ trụ hình thành từ électron ở ngoại biên vũ trụ rơi về phối hợp với Proton ở gần trung tâm vũ trụ tạo thành nguyên tử Hydrogen, chúng cọ xát xoay trộn, ban đầu yếu, sau mạnh dần đến độ một vận tốc kinh hồn, nhiệt độ lên đến hàng trăm ngàn tỷ độ, thời bắt đầu bắn phá ra các đại thiên hệ. Khi dang ra xa các đại thiên hệ tiếp tục cọ xát xoay trộn, nhưng với hình thức yếu hơn, nhỏ hơn vũ trụ mẹ của chúng. Ðồng thời bắn phá ra các Thiên hệ, các Thiên hệ cũng tiếp tục như thế bắn phá ra các Thiên hà. Các Thiên hà bắn phá ra các khối nóng, co rút, xoay trộn, sau thành các vì sao (mặt trời chúng con là một trong những vì sao đó). Từ mặt trời, lúc còn là tinh vân nóng đỏ, bắn phá ra các khối tinh vân con, sau nguội dần thành các hành tinh (như địa cầu các con đang sống ngày nay). Các hành tinh lúc còn nóng, áp suất còn cao, nó vỡ ra thành các khối nhỏ hơn tạo thành vệ tinh (mặt trăng ngày nay).
Vệ tinh là một quán hệ thống cấp 1, quay quanh địa cầu là quán hệ thống cấp 2, địa cầu quay quanh mặt trời là quán hệ thống cấp 3, mặt trời quay quanh Thiên hà là quán hệ thống cấp 4, Thiên hà quay quanh Thiên hệ là quán hệ thống cấp 5, Thiên hệ quay quanh đại thiên hệ là quán hệ thống cấp 6, và cuối cùng đại thiên hệ quay quanh một trung tâm mà các con gọi là Vũ trụ, là quán hệ thống cấp 7, còn gọi là quán hệ thống Cái.
* Thiên hà, như ngân hà các con thường thấy, dòng sông bạc ban
đêm, nằm vắt ngang trên bầu trời, là một tập hợp chứa hàng
trăm tỷ ngôi sao.
* Thiên hệ, là một tập hợp bao gồm hàng nghìn tỷ Thiên hà.
* Ðại Thiên hệ, là tập hợp bao gồm nhiều triệu tỷ Thiên hệ.
* Vũ trụ, là một tập hợp bao gồm hàng tỷ tỷ Ðại Thiên Hệ.
Có lẽ các con thắc mắc rằng: Các âm điện tử (élec-tron) do đâu mà có? Ở ngoài biên vũ trụ, rơi vào phối hợp quay tít mù quanh dương điện tử (Proton), ở trung tâm vũ trụ để hình thành vũ trụ. Rồi các quán hệ thống càng ngày càng nới ra xa mãi hay sao?
Ðây các con hãy nghe CHA giảng tiếp:
Các quán hệ thống ngày càng nới rộng ra xa, song song với sự nới ra xa này, chúng bức xạ tức phát ra ánh sáng do sức đốt nóng bởi các phản ứng nhiệt hạch tâm trong ruột của các vì sao. Các hạt ánh sáng này khi ra khỏi vũ trụ chúng nó bị hấp dẫn trường cực mạnh của vũ trụ giữ chúng lại, làm cho chúng quay quanh vũ trụ. Tập hợp các Photons này ngày càng rời xa vũ trụ, vì trường hấp dẫn vũ trụ ngày càng yếu, do sức bức xạ hủy phá vật chất (tức các hạt tử) biến thành ánh sáng phóng ra ngoài vũ trụ, làm cho khối lượng vũ trụ càng lúc càng giảm dần.
Ðến một lúc nào đó, dần dần các vì sao yếu hẳn đi đến lụn tàn rồi tắt hẳn (do các phản ứng nhiệt hạch tâm đã cạn) kéo theo sự tắt hẳn các Thiên hệ. Sự tắt hẳn các Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của Ðại Thiên hệ. Sự tắt hẳn của các Ðại Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của vũ trụ.
Lúc mà vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, thì sự gì sẽ xảy ra các con? Có lẽ các con nghĩ rằng: Vũ trụ chết luôn, Càn Khôn sụp đổ, không còn sự sống nữa, trần gian chỉ còn là cái xác không hồn, âm u lạnh lẽo trong giấc cô miên bất tận.
Không đâu các con! Các con quên rồi sao? Ðã có sinh thời có diệt, có thành thì có hoại, qua khỏi giai đoạn diệt hoại thời đến giai đoạn sinh thành.
Trước khi CHA nói qua giai đoạn sinh thành, làm cho vũ trụ sống lại, CHA sẽ làm cho các con hiểu về cơ cấu vật chất và sự hoạt động của chúng thì con mới hiểu được tại sao vũ trụ sống lại?
Theo trình độ hữu vi, nguyên hạt là CHẤT không định nghĩa được. Chúng có tính hấp dẫn, gọi là TRƯỜNG. Trường và chất là hai danh từ phân chia một dạng ra. Thực tế là Chất mang Trường. Trường là một đặc tính của Chất hay nói đúng hơn TRƯỜNG là CHẤT mà CHẤT cũng là TRƯỜNG, tách riêng Trường và Chất là đã xa lìa thực tại vật lý học.
Hàng triệu hạt nguyên trường đồng nhất này (Photons) tích tụ lại thành hạt âm điện tử (électron).
Hàng tỷ hạt nguyên trường đồng nhất này kết tụ lại thanh hạt dương điện tử (Photon).
Từ hai hạt này tương tác lẫn nhau thành Trung hòa tử (neutron). Rồi chúng tương tác phá hủy lẫn nhau để hình thành hàng trăm loại hạt tử, hàng nghìn loại nguyên tử, hàng triệu loại phân tử phân phối khắp cùng vũ trụ trong các quán hệ thống.
Do đâu mà quang tử tích tụ lại thành âm điện tử và dương điện tử để phối hợp thành nguyên tử Hydrogen và các loại nguyên tử khác?
Muốn hiểu được vấn đề này, các con nhớ lại là CHẤT có mang TRƯỜNG mà Trường thì có tính hấp dẫn, chính TRƯỜNG là nguyên nhân làm cho các nguyên hạt kết tụ lại thành các hạt tử đó con.
Chúng kết tụ lại theo nguyên tắc sau:
- Hai nội trường tương đương đẩy nhau.
- Hai nội trường chênh lệch hút nhau.
Thế nên âm điện tử gặp âm điện tử đẩy nhau, dương điện tử gặp dương điện tử đẩy nhau. Dương diện tử gặp âm điện tử hút nhau. Thực tế chúng hút nhau cả, chứ không đẩy nhau. Ðẩy nhau chỉ là hình thức khác của hút nhau mà thôi.
Ðể các con dễ hiểu chỗ này, CHA ví dụ cho các con tạm hình dung sự kiện như sau đây:
Hai người A và B kéo nhau bằng dây thì diễn tiến sẽ xảy ra như thế nào? Nó sẽ xảy ra các hiện tượng sau:
* Nếu A và B bằng sức nhau, thì không bao giờ A gần B được mà có
khuynh hướng dang ra xa giống như đẩy nhau.
* Nếu B yếu sức hơn A, thời A kéo mạnh hơn, thu dây ngắn lại, làm cho
B nhũi dần về A, giống như A hút B về mình.
* Nếu A và B quá mạnh, mạnh đến nỗi vượt quá sức chịu đựng của dây,
thời dây đứt làm cho mỗi đứa mỗi ngã.
* Nếu A yếu sức hơn B, khi B thu hết chiều dài của dây, thời A và B dính
sát lại với nhau, như nhập một khối.
Bởi thế, nên các hạt tử trùng tên NỘI TRƯỜNG TƯƠNG ÐƯƠNG NHAU không thể gần nhau được, có khuynh hướng đẩy nhau. Các hạt tử khác tên NỘI TRƯỜNG LỆCH NHAU có khuynh hướng hút nhau, làm cho chúng gần nhau được.
Bây giờ, CHA trở lại vấn đề, tại sao Vũ trụ sống lại, hoạt động lại như cũ?
Sau khi vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, ở trạng thái này: nhiệt độ vũ trụ xuống đến 00T (0 độ tuyệt đối) nên trường hấp dẫn giữa các quán hệ thống tăng lên, có khuynh hướng hút nhau, khiến chúng đi lại gần nhau hơn. Sự kiện này các con thường thấy hằng ngày như hơi nước ở nhiệt độ lạnh, trường hấp dẫn chúng tăng hơn hút lại gần nhau thành chất lỏng, nước lỏng đun sôi tức gặp nhiệt độ cao, làm cho trường hấp dẫn tức sức hút giữa các các phân tử H2O yếu hơn làm cho chúng bốc thành hơi bay ra xa nhau và các chất khác cũng vậy: đồng, sắt, kẽm, chì... tuy cứng chắc như thế mà đến khi gặp nhiệt độ cao cũng nóng chảy lỏng, nếu gặp nhiệt độ quá cao thì bốc thành hơi. CHA nhắc lại, do trường hấp dẫn tăng dần khiến cho các quán hệ thống có khuynh hướng rơi vào nhau, từ cấp thấp đến cấp cao, ban đầu yếu, chậm, sau mạnh nhanh dần.
Các vệ tinh rơi về các hành tinh, các hành tinh rơi về mặt trời, các vì sao (lúc này tắt hẳn) rơi về trung tâm Thiên hà, các Thiên hà rơi về trung tâm Thiên hệ, các Thiên hệ rơi về trung tâm Ðại Thiên hệ, và cuối cùng các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm Vũ trụ. Cùng lúc đó, các hạt ánh sáng ở ngoại biên vũ trụ hấp dẫn kết tụ lại thành âm điện tử (do nhiệt độ qúa thấp dưới 00T làm cho chúng tích tụ lại dần dần thành hạt âm điện tử). Khi đó, gần trung tâm vũ trụ, các hạt ánh sáng kết tụ thành dương điện tử.
Trường hấp dẫn vũ trụ lúc này cực mạnh, làm cho các hạt âm điện tử thành lập ở ngoài biên rơi vào trung tâm vũ trụ lọt vào lực hấp dẫn của hạt điện dương quay tít mù tạo thành nguyên tử Hydrogen, hoặc trúng thẳng vào Proton để tạo thành hạt neutron, rồi tương tác lẫn nhau để tạo thành nhiều loại hạt khác.
Khi các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn (nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần). À! CHA quên mất! Nếu bảo nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) cả trăm lần thì có vẻ phản khoa kọc quá, vì trái với học thuyết tương đối của Einstein, nhưng điều này chẳng có gì là phản khoa học cả con! Sau này, khi khoa học hữu vi tiến đến giai đoạn đó, thời những điều CHA giảng hôm nay sẽ thành hết sức khoa học.
CHA trở lại vấn đề vũ trụ, khi các đại thiên hệ hút rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn, nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần, xoáy trộn, cọ xát vào nhau tạo nên một nhiệt độ kinh khủng (hàng triệu tỷ độ) nhiệt độ vũ trụ lên quá sức cao nên áp suất tăng quá mạnh, chúng bắt đầu trở lại trạng thái hình thành vũ trụ như CHA đã giảng đoạn trước là bắn phá ra các quán hệ thống từ cao đến thấp. Vũ trụ bắn phá ra các Đại Thiên hệ, từ Đại Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hệ, từ Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hà (CHA sẽ so sánh cho các con biết hiện giờ trình độ hữu vi khoa học ở cõi trần chỉ quan sát được một vùng nhỏ của Thiên hệ, tức vài ba nghìn triệu Thiên hà, trong số hàng nghìn nghìn triệu Thiên hà của Thiên hệ). Thiên hà bắn phá ra các vì sao, mặt trời (một trong các vì sao) bắn phá ra các hành tinh quay chung quanh. Hành tinh bắn phá ra các vệ tinh (như mặt trăng của các con).
Thế là vũ trụ đã bắt đầu chuyển mình, sinh động lên và hoạt động trở lại, tạo ra thế giới hữu vi, mà các con đang sống ngày nay.
Ðến đây, các con đã thấy cái Cực-thô-đại của vũ trụ bao la cũng như cái Cực-tế-vi của quang tử, tức NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT. Nhưng cũng có những con còn thắc mắc, không biết bên ngoài vũ trụ còn những gì nữa không? Trong ruột quang tử đặc hay rỗng? Có cái gì nhỏ hơn quang tử nữa hay không?
Còn chứ con! Bên ngoài vũ trụ các con còn có hằng hà sa số vũ trụ bạn đang biến động không ngừng theo chu kỳ như vũ trụ của các con vậy. Có cái nhỏ hơn vũ trụ các con, và cũng có cái to hơn nữa con!
Trong khi vũ trụ này đang hình thành, thì vũ trụ kia đi vào thời hoại diệt. Có cái thành, có cái trụ, có cái hoại, có cái không. Khi cái này đang sinh thời cái kia đang diệt; lúc cái nọ đang trụ, thời cái khác đang hoại v.v...
Chúng hoạt động theo chu kỳ (đời sống một chu kỳ của vũ trụ cả hàng ngàn tỷ năm), phình ra xộp vào như những hơi thở của Thượng Ðế vậy con!
Vũ trụ là những tế bào trong vô lượng tế bào hoạt động trong không gian vô biên, để hình thành siêu đại bản thể hữu vi của Thượng Ðế vậy con!
Thế nên CHA hằng hữu đời đời, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh với thời gian không gian vô tận vô cùng vô chung vô thỉ.
Còn trong ruột quang tử thì sao? CHA nhắc lại, hạt ánh sáng là nguyên hạt đồng nhất, nên không có lực hữu vi nào có thể hủy phá được, hủy hoại, phân tán chúng nhỏ ra được nữa, vì nó được Thượng Ðế dùng thần lực vô vi nung hợp từ hàng tỷ hạt ẨN TINH NGỌC mà thành.
Ẩn Tinh Ngọc lại có các cấu trúc phức tạp từ các loại khí trên cõi vô vi như: Thanh khí, Thượng thanh khí, Thái khí, Âm dương khí, Thiên khí. Các loại khí này do CHA dùng Đại thần lực vô vi (không thể nghĩ bàn) tinh luyện từ Tiên Thiên Khí ra.
TIÊN THIÊN KHÍ (Tổ Khí) tức HỔN NGƯƠN KHÍ còn gọi là KHÍ HẠO NHIÊN tức khí có trước khi vũ trụ càn khôn hình thành, và tồn tại mãi mãi cho đến sau khi càn khôn hủy diệt! Có mãi mãi hoài hoài, vô cùng đến nỗi thoát khỏi ý niệm CÓ và KHÔNG siêu việt trên cả danh từ lý luận của phàm trần.
Thế giới vô vi vô cùng tráng lệ, kỳ ảo, nhẹ nhàng, thanh thoát mà CHA chưa thể giảng ra cho các con hiểu được. Bài hữu vi, các con chưa học xong, chưa hiểu trọn, thời làm sao các con hiểu được bài vô vi? Là những thể vô hình, siêu linh mà các con chưa nghe thấy bao giờ (trừ một số con tu cao, xuất hồn ra khỏi xác dạo chơi để tìm hiểu về thế giới vô vi, tức Ðại Bản Thể vô vi mà cũng là Ðại Hồn Vũ Trụ, đại ngã, đại tinh quang, linh hồn CHA đó vậy!)
Nếu các con muốn nghe CHA giảng về thế giới vô vi, thì các con phải tinh tấn, siêng năng hành pháp, công phu luyện đạo, để tiến nhanh trên con đường giải thoát, tiến lên cảnh giới cao, để nghe CHA giảng về cơ cấu hoạt động của thế giới vô vi, bằng ngôn ngữ vô vi siêu thoát.
Thôi, CHA dành lại bài giảng về thế giới vô vi để chờ đón các con, sau khi các con tiến lên cảnh giới ấy, chớ khó mà giảng bằng ngôn ngữ hữu vi cho các con hiểu nổi.
CHA chỉ tạm phát họa vài đường nét đơn sơ, thô thiển cho các con có ý niệm về thế giới vô vi mà thôi.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Nhân Duyên Pháp
NHÂN, THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT
DUYÊN may tại thế gian
PHÁP đạo vô thượng đạo
LÝ giảng cứu trần hoàn
NHÂN: là công năng tạo tác, còn gọi là công năng chính
DUYÊN: là năng lực hỗ trợ, còn gọi là công năng, phụ
Các pháp hình thành từ bởi công năng tạo tác và những năng lực hỗ trợ phụ vào, cho kết quả nhanh, chậm, tốt, xấu, thiện, ác, đúng, sai... đều gọi là NHÂN DUYÊN PHÁP.
Bởi vì các pháp này hình thành từ LÝ NHÂN DUYÊN, nên nó KHÔNG CÓ THẬT, chỉ có tạm thời cho đến khi Nhân tiêu Duyên cạn thì nó biến mất.
NHÂN DUYÊN PHÁP có ba loại:
- Nhân duyên pháp tự nhiên
- Nhân duyên pháp xã hội
- Nhân duyên pháp tâm linh
NHÂN DUYÊN PHÁP TỰ NHIÊN là các pháp hình thành từ các yếu tố trong thiên nhiên. Các hiện tượng như mưa, gió, bão, nắng... đều được gọi là Nhân Duyên Pháp Tự Nhiên. Mưa là do hơi nước gặp lạnh, tụ lại thành giọt, rơi xuống thành mưa. Ðến khi khối lượng mây tan ra nước, rơi xuống hết thì cơn mưa chấm dứt. Bão, gió, nắng... cũng vậy.
NHÂN DUYÊN PHÁP XÃ HỘI là các pháp hình thành từ các yếu tố trong đời sống xã hội, mà sinh động nhất là xã hội loài người. Các hiện tượng cây to che rợp cây nhỏ, cá lớn nuốt cá bé, thú hung dữ ăn thịt thú hiền; thực thế, kẻ trí phỉnh gạt người ngu, chiến tranh loạn lạc, bệnh hoạn lầm than, đói rách khổ nạn... diễn ra hằng ngày mà các con chứng kiến dưới cõi hồng trần, đều thuộc về Nhân Duyên Pháp Xã Hội.
Ví như, hiện tượng chiến tranh là do xung đột (NHÂN) về quyền lực, chính trị, về quyền lợi kinh tế, về tranh giành ảnh hưởng văn hóa, giáo dục... giữa các khối, các nước mà không giải quyết bằng cách thương lượng đàm phán. Tất cả sẽ đưa đến giải quyết bằng vũ lực (DUYÊN) lôi kéo hàng vạn triệu sinh linh vào nghiệp SÁT (QUẢ). Ðến khi chém giết hả hê, ghê tởm, chán ngán rồi, giải quyết mâu thuẩn chính trị, kinh tế... được rồi thời trở lại trạng thái thanh bình tạm thời để chờ những cuộc chiến tranh khác.
NHÂN DUYÊN PHÁP TÂM LINH là các pháp hình thành từ ngoại cảnh (công năng hỗ trợ) và nội tâm (công năng tạo tác). TÂM và PHÁP nương nhau, phản ảnh lẫn nhau mà thành. Các hiện tượng tham lam, buồn chán, nóng giận, si mê, kiêu ngạo, đố kỵ, khinh ghét, tỵ hiềm, phân biệt, chia rẽ, chấp ta ngã mạn... dẫn đến phân loại màu da, phân biệt giai cấp, chủng tộc, phân rẽ tôn giáo... khiến xã hội băng hoại, điêu đứng, lầm than bế tắc... không tìm đâu ra lối thoát. Thế nên, CHA sẽ hướng dẫn cho các con thấy con đường đi lên một cách sáng suốt để các con tu học (sửa các điều sai lầm về việc làm). Càng ngày càng tiến bộ hơn, càng lúc càng tiến hóa đến chỗ chơn chánh đúng với các đạo lý hơn.
Trước khi hệ thống hóa giáo lý, CHA tạm nhắc lại các điều dạy của các vị giáo chủ của các tôn giáo cổ, thăng tiến lên và phát triển ra để cho các con thấy rằng, các vị đó đều là những PHÂN THÂN ÐIỂN QUANG của CHA xuống thế vào các thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau, để dìu dắt hướng dẫn các tiểu hồn cho đi lên cõi sáng suốt an lạc. Thế nên, các vị đó cũng là CHA đóng vai đó thôi.
PHẬT cũng TA, mà LÃO cũng TA
Khổng đạo, Gia Tô vốn một nhà
Bà La Môn, Hồi Giáo, Thông Thiên học
Cũng từ một gốc: THƯỢNG ÐẾ ra.
Các điều dạy của KHỔNG PHU TỬtức Ðức Văn Tuyên Khổng Thánh mà các con bên đạo nhân thường cúng thờ, có thể tóm tắt thành các điều chính sau đây:
- Cách vật, trí tri, chánh tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ
- Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức
• CÁCH VẬT: thường quán sát sự vật.
• TRÍ TRI: là nghiên cứu tự gốc rễ căn nguyên của vạn hữu.
• CHÁNH TÂM: là thanh lọc cho tâm hồn thoát khỏi sự ô nhiễm tà
đạo.
• THÀNH Ý: là rèn luyện ý chí cho dũng mãnh, kiên nhẫn.
• TU THÂN: là sửa những điều sai lầm về thân mạng.
• TỀ GIA: là điều hòa những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, gia
tộc.
• TRỊ QUỐC: là cai trị nhân dân trong nước theo đường lối chân
chính, an bang tế thế, an cư lạc nghiệp.
• BÌNH THIÊN HẠ: là mang lại an lạc thanh bình cho nhân loại.
Phần đông các con chê Khổng giáo quê mùa, cũ kỷ không thích hợp với thời đại văn minh nguyên tử. Nhưng thử hỏi có con nào thời mạt pháp này làm y theo các lời dạy của nó? Số thực hiện được thời rất ít. Còn số nào chưa làm được thời hãy thức tỉnh thực hiện đi. Ðể chuẩn bị đón nhận pháp của CHA soi sáng cho tiến lên. Muốn thực hiện được công việc vĩ đại, trước hết các con phải thực hiện công việc nhỏ, tập sự cho quen, rồi tiến sang những công việc lớn hơn, nặng hơn, khó nhọc hơn, gian khổ hơn.
Những công việc đó là:
Tam Cương: TRUNG - KÍNH - HIẾU
• TRUNG: là không phản bội lại vua, lại nước, lại dân.
• KÍNH: là biết tôn trọng các bậc thầy đã dạy để hướng dẫn con nên
người.
• HIẾU: là biết nhớ ơn và đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ, ông bà, tổ quốc.
Ngũ Thường: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN
• NHÂN: là lòng thương người, thương vật
• NGHĨA: là lòng đối xử đền ơn đáp nghĩa với người, với vật.
• LỄ: là sự thể hiện tôn nghiêm, thật sự trong ý nghĩ, lời nói và hành
động.
• TÍN: là không lường gạt, dối gạt, phỉnh gạt lẫn nhau.
• TRÍ: là biết xét đoán điều đúng, điều sai.
Tam Tòng: TÒNG PHỤ - TÒNG PHU - TÒNG TỬ
• TẠI GIA TÒNG PHỤ: ở nhà theo cha.
• XUẤT GIÁ TÒNG PHU: xuất giá theo chồng.
• PHU TỬ TÒNG TỬ: chồng chết theo con.
Tứ Ðức: CÔNG - DUNG - NGÔN - HẠNH
• CÔNG: chăm làm.
• DUNG: gọn gàng, sạch sẽ thân thể.
• NGÔN: đoan chánh, trang nghiêm trong lời nói.
• HẠNH: ngay thẳng, nghiêm chỉnh trong việc làm.
Các điều dạy này giúp các con tập sự thực hành theo nhân đạo cho có căn bản, rồi theo đà đó các con phát triển, tiến hóa thêm lên để hiệp nhứt với CHA, tức Ðại Hồn Vũ Trụ.
Các con tập sự TRUNG với vua tức thiên tử. Thiên tử còn có nghĩa là con Trời. Trời là Cha, tức Ðại Hồn Vũ trụ, là Ðại Thiên Ðịa. Con Trời là con Ðại Hồn Vũ Trụ, tức là Tiểu hồn chúng con đó. Từ chỗ TRUNG với CHA ở bên ngoài, con quay trở lại con TRUNG với chính con. Vì chính con mới là Thiên tử (con Trời) là vua cai quản Tiểu Thiên Ðịa, tức bản thể của con!
Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ: tức là con cải sửa những điều sai lầm về thân mạng (không sát sanh, trộm cắp, tà dâm...) công phu luyện đạo để giúp cho căn nhà bản thể, tức Tâm Linh gia được điều hòa trong sạch. Ðó là tề gia trong Tiểu Thiên Ðịa, chế ngự lục căn lục trần, thất tình chẳng khởi đắm, lục dục chẳng thâm nhiễm, không cho chúng nổi lên làm loạn, khảo đảo con, tức trị Quốc. Con có kềm chế dân trong nước con cai trị, dìu dắt hướng dẫn nó (lục căn, lục trần, thất tình, lục dục...) đi lên cõi sáng tức là con đã đưa nước con từ loạn quốc sang An Lạc Quốc, tức Xá Vệ Quốc vậy.
Khi dân trong nước con đã trị được rồi, thời con phải tiến lên giai đoạn độ hết tất cả chúng sanh trong Tiểu thiên lục địa: Tham, Sân, Si, Hỷ, Nộ, Ái ,Ố, Dục, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biện kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến, Sát, Ðạo, Dâm, Vọng ngữ, Ý ngữ, Lưỡng thiệt, Ác khẩu, Hà Tiện, Ghen ghét, Lười biếng, Ðố kỵ, Tỵ hiềm, Phân biệt, Chia rẽ... để chúng nó được sáng suốt, an lạc như con, giúp con mau tiến hóa về hiệp nhứt với Thượng Ðế, tức Chơn lý Tối thượng vậy.
Từ chỗ thực tập ngũ thường, trong nhân đạo đã quen, đã có căn bản, con phải thăng tiến nó lên. Từ tình thương cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, bà con thân tộc, đến tình thương giữa người với người, cho đến giữa người và vật, thành tình thương vô cùng tận, thương hết thảy chúng sanh, không phân biệt thấp, cao, đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn, ngu, trí, thanh, trược, loài vô tình, loài hữu tình ở cõi hữu vi lẫn cõi vô vi... tức là tình thương của Thượng Ðế vậy.
Tương tự như thế, các con phát triển Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cho đến vô cùng tận.
Từ chỗ tập sự Tứ Ðức trong Ðạo Nhân, con tiến sang giai đoạn thực hiện Tứ Ðức theo Thiên đạo. Ở nhà theo CHA, nghĩa là các con đều ở trong căn nhà Ðại Bản Thể của CHA, phải theo CHA, tức nghe lời CHA khuyên bảo, là siêng năng tu tiến, để kịp dự kỳ Ðại Hội Long Hoa. Xuất giá tòng phu, hay ra khỏi nhà theo chồng, chồng con là ai? Các con biết không? Người chồng thực sự của con chính là Hồn, còn vợ là Vía. Các con phải cố gắng tìm cho được người chồng (hoặc vợ) bằng cách công phu luyện đạo cho âm dương hiệp nhứt, hồn vía tương hội, để hai phần này không còn xa nhau nữa, khiến các con quay ra tìm kiếm bên ngoài, lăn lộn trong bể sanh tử, luân hồi, đau thương, khổ não. Chồng chết theo con có nghĩa là: sau khi âm dương hiệp nhứt, dục vọng kiểu trược trần tiêu mất, ý niệm vợ chồng đã chết hẵn trong tâm thức của con người. Giờ đây, con phải xuống trần gian để dìu dắt các con của con, những tiểu hồn còn khờ dại đắm nhiễm mê trần, vươn lên tu tiến đặng trở thành như con vậy.
Từ chỗ chăm làm (công) những việc theo kiểu trần. Giờ đây các con phát triển thành các công việc làm theo đạo giải thoát, tức tinh tấn tu học, tu hành.
Từ chỗ ham mê trau chuốt, tô điểm cho sắc đẹp thân thể, các con tiến sang tô bồi cho sắc đẹp tinh thần tức thực hiện tình thương bằng các việc thiện lành cao cả.
Từ chỗ nói (ngôn) những lời thật thà ngay thẳng mang lại sự hòa ái cho mọi người, con tiến sang nói những lời mặc khải, huyền diệu, để khai tâm mở trí cho mọi chúng sanh thức tỉnh tu học đạo.
Từ chỗ làm việc thiện lành nhỏ, đoan chính trang nghiêm, các con phải phát triển thành những việc làm vĩ đại, thuyết giảng đạo lý thống nhất nầy cho quần sanh nghe theo đặng tu học cho kịp ứng thi chung kết của Ðại Hội Long Hoa kỳ Ba, tức cơ phán xét sau cùng.
Ðể tiến hóa kịp đà tiến hóa của Càn Khôn, các con không bỏ đạo Khổng, mà phải thăng hoa phát triển các điều dạy của Khổng thành vô cùng tận, để trở về hiệp nhứt với Thượng Ðế.
Còn LÃO TỬ thời dạy lý huyền cơ, lẽ bí nhiệm, tức sự vận chuyển của bộ máy âm dương trời đất theo DỊCH LÝ CÀN KHÔN.
Dịch lý âm dương tuy đơn giản, nhưng rất thâm diệu cao siêu. Theo dịch lý: Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực phân hai thành Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi biến thành Tứ Tượng, Tứ Tượng hóa thành Bát Quái, rồi phân tán ra vạn thù. Xong lại trở về MỘT tức Thái Cực, Thái Cực lại hoàn Hư, tức Vô Cực. Vô cực là thể vô hình, vô tướng, không sinh, không diệt, hằng hữu đời đời.
LÝ VÔ CỰC là TỐI CỰC LÝ. Muốn hòa vào Hư không vô cực tính, các con phải theo đúng lời dạy của Lão là lý Vô Vi, tức vô Cầu, vô Tranh, vô Ðoạt, vô Chấp.
• VÔ CẦU: giúp các con vô vọng, tức xa lìa vọng tưởng điên đảo.
• VÔ TRANH: giúp các con vô bại, tức lìa xa ý tưởng hơn thua, cao, thấp.
• VÔ ÐOẠT: giúp các con vô thủ, tức lìa xa ý niệm còn mất, có
không.
• VÔ CHẤP: giúp các con vô ngại, tức xa lìa tư tưởng trược thanh, thường ngã.
Lý vô vi hết sức huyền diệu, cao viễn, nên rất ít ai hiểu nổi, thành ra dễ bị thất truyền. "Vô vi tức Ðạo, Ðạo thường vô vi, nhi vô bất vi". Không làm tức Ðạo. Ðạo thường không làm, nhưng không gì không làm! Từ chỗ không làm mà Ðạo làm ra tất cả, làm ra tất cả mà như không làm gì cả. Ðây là bí quyết của Ðạo mà các con phải thâm cứu để làm.
Thực hiện theo DỊCH LÝ, tức con phải luyện KIM ĐƠN để gom TINH – KHÍ - THẦN về một, tức Thái cực, rồi Thái Cực các con phải nhanh luyện tiếp để xả hết đặng hòa vào Hư Không tức Vô Cực.
Luyện KIM ĐƠN tức luyện Tánh (chứ không phải luyện thuốc như trong truyện Tàu thường nói), luyện cho được tánh KIM CANG BẤT HOẠI, gặp động không loạn, gặp tịnh không lặng, vào trần không nhiễm, nhập Niết Bàn không diệt, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi. Thuyết giảng Ðạo pháp mà như không thuyết giảng Ðạo... tức là các con đã nhập thể được LÝ VÔ VI vậy.
Muốn luyện được tánh Kim Cang bất hoại các con phải luyện cả hai cùng một lúc, tức "tánh mạng song luyện" còn gọi là "TU TÁNH LUYỆN MẠNG", theo nguyên lý phản hồi.
• Nếu TÂM định, Ý tịnh, Trí toàn thời TINH TRONG, KHÍ
THANH, THẦN SÁNG.
• Còn TÂM dịch, Ý động, TRÍ phân thì TINH đục, KHÍ trọc,THẦN mờ.
Bởi thế, muốn luyện MẠNG cho mau kết quả, con phải Nhíp Tâm, Định Trí, Gìn Ý, Bế Ngũ Quan, siêng năng tinh tấn, công phu luyện Ðạo, hành pháp luân cho lâu, Thiền định cho tốt. Ðiều này làm cho TINH TRONG, KHÍ THANH, THẦN SÁNG, giúp con khỏe mạnh, cả thể xác lẫn tinh thần, mau tiến về cõi sáng.
Ðó là phần NỘI LUYỆN, còn phần NGOẠI CHẾ tức TU TÁNH, là ngăn ngừa sự xâm nhập của trần cảnh, quyến rủ con trôi lặn trong vòng sanh tử, bằng TAM TỤ TỊNH GIỚI, tức là GIỚI, ÐỊNH, HUỆ.
• GIỚI: đừng phát khởi các tâm niệm ác, nói các điều ác, làm các
việc ác; thường phát khởi các tâm niệm thiện, nói các điều thiện, làm các việc thiện.
• ÐỊNH: không để tâm ý buông lung theo ngoại cảnh: tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục... theo trần cảnh.
• HUỆ: thường quán tưởng các điều dạy của Phật, Chúa, Lão và CHA, để mở trí sáng suốt.
Về phần giáo lý của PHẬT quá nhiều, các con khó mà nghiên cứu tham học hết được. Ba tạng kinh điển bao gồm cả vạn quyển, đó là chưa kể thất lạc, thiếu sót, được phân tán trong mười tông phái (từ Thiền tông đến Tịnh Ðộ tông).
Trong mười tông phái này có bốn tông căn bản còn hoạt động là: Thiền tông, Luật tông, Duy Thức tông, Tịnh Ðộ tông.
• TỊNH ÐỘ TÔNG: chủ trương tu Phước, tức niệm Lục Tự A DI ÐÀ.
• DUY THỨC TÔNG: còn gọi là Pháp Tướng tông, chủ trương tu
Huệ.
• LUẬT TÔNG: nặng về giới luật.
• THIỀN TÔNG: chủ trương tham cứu thẳng, tức trực chỉ thiền đốn ngộ chơn tâm kiến tánh thành Phật.
Tuy phân chia thành mười tông, nhưng thật sự trong mỗi tông chịu ảnh hưởng phương pháp tu của các tông khác.
Phần đông các con còn mê chấp, cho rằng ba tạng kinh điển của Phật là Thiên kinh vạn quyển ở bên ngoài các con. Chứ thực sự, các con đâu có ngờ rằng nó có ngay trong Tiểu hồn các con, mà xưa kia Phật chỉ mật truyền cho các đệ tử tiến hóa cao của Ngài mà thôi.
Thực ra, ba tạng kinh điển này vừa ở ngoài các con mà cũng vừa ở bên trong các con.
Ở bên ngoài các con là ba tạng: KINH, LUẬN, LUẬT; còn bên trong các con là: TẠNG TÂM, TẠNG TRÍ, TẠNG Ý. Phật là bậc Ðại Giác nên ba tạng kinh của Ngài rất lớn. Còn các con đang tu hành nên ba tạng của các con nhỏ hơn. Giờ đây, các con tinh tấn tu hành để phát triển cho bằng ba tạng kinh của Phật.
• KINH là tạng TÂM của PHẬT, tức thể BI của Càn Khôn.
• LUẬN là tạng TRÍ của PHẬT, tức thể TRÍ của Càn Khôn.
• LUẬT là tạng Ý của Phật, tức thể DŨNG của Càn Khôn.
Các con bên Phật giáo, lâu nay cứ ngờ rằng, học hết ba tạng kinh điển, tức thu nhận được chân truyền y bát của Phật, chứ các con đâu có ngờ rằng, đó chỉ là lớp vỏ hình thức ở ngoài. Xưa, Tỳ kheo Thiên Tinh giảng hết ba tạng kinh điển mà bị đọa địa ngục, A Nan nhớ hết ba tạng kinh điển mà vẫn bị nạn Ma đăng già, đến nỗi khi được Phật cứu, bị Phật quở trách: "Ông chỉ mạnh nhớ, nghe nhiều chứ không tu".
Huống chi ngày nay, các con lem nhem vài ba chục quyển kinh đã cho là hiểu Phật, thông pháp?
Muốn học thuộc ba tạng kinh điển đó, các con phải thường xuyên công phu, công quả, công trình.
• CÔNG PHU: Tức siêng năng hành pháp luân thường chuyển vào giờ tý mỗi đêm, để thâu rút thanh khí điển của trời đất vào thanh lọc bản thể, quy tam bửu, hiệp ngũ khí, quy tam thức, hiệp ngũ quan cho bản thể thanh tịnh, tâm ý không không, sớm mở được huệ trí, đặng rút ngắn con đường trở về nguồn cội, thấy được bản thể diện mục, tức Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn, diệu tâm, thực tướng, vô tướng mà Phật đã nhủ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp sau khi cầm một nhánh hoa đưa qua đưa lại trước 3000 môn đệ và đồ chúng tại núi Linh Thứu khi mở Hội Pháp Hoa. Từ Ma Ha Ca Diếp truyền cho đến Tổ thứ 28 là Bồ Ðề Ðạt Ma bên Ấn Ðộ. Sau Ðạt Ma sang Trung Hoa truyền cho năm vị Tổ kế tiếp cho đến Huệ Năng thời phát triển rực rỡ, tạo nên Tôn phái trực chỉ Thiền Đốn Ngộ chơn tâm kiến tánh thành Phật.
• CÔNG QUẢ: là thực hiện tình thương, giữ gìn giới luật, dìu dắt những đứa con mê lầm, đắm nhiễm, vào Ðạo tu học, tu hành sớm thoát khỏi cõi đời trầm luân khổ ách.
• CÔNG TRÌNH: là phát triển ý chí cứu khổ, đóng góp vào cơ chuyển pháp, dẫn dắt chúng sanh vào cơ tái tạo, tức Ngươn Thánh Ðức, bằng in thêm Kinh của CHA và của các vị Giáo chủ các Tôn Giáo để phổ truyền trong quần chúng, càng ngày càng sâu rộng, việc làm này vừa giúp các con tiến hóa, hòa đồng tu học, hòa đồng chung sống cho kịp kỳ ứng thí Long Hoa.
Nhân bàn về kinh, CHA giảng thêm để các con rõ các loại kinh đặng mà tu học cho khỏi nhầm lẫn. Kinh có ba loại: kinh điển, kinh sách và kinh truyện.
• KINH ÐIỂN: là các lời giảng của các vị đắc đạo, tự sáng tác được kinh. Chỉ các con tu cao, có điển mới hiểu nổi, như kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Duy Ma Cật... của Thích Ca trước kia, hay Kinh A Di Ðà của Tư Ðỗ Thuần Hậu ngày nay. Kinh loại này giảng bằng mật điển nên người phàm khó mà hiểu.
• KINH SÁCH: là những lời bàn, những lời sám hối do các linh hồn tiến hóa cao soạn ra, để giúp các con chưa thức tỉnh hoặc ở trình độ thấp tu hành như Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, Thiền Luận của Suzuki, Phật học phổ thông ở các nước, Tứ thư Ngũ kinh của Khổng, sách Yoga...
• KINH TRUYỆN: là những lời kể được ghi thành truyện, mang ý nghĩa đạo lý tu hành. Ða số các kinh này đều do các vị Bồ Tát hoặc Ðại Tiên ẩn thân xuống thế soạn ra cho chúng sanh, vừa giải buồn, vừa chiêm nghiệm ý nghĩa sâu xa như truyện Quan Âm Thị Kính, Tây Du diễn nghĩa, Phong Thần.
Truyện Quan Âm Thị Kính: là một bài học giúp các con tiến hóa cao mở hạnh Bồ Tát, cứu khổ ban vui cho chúng sanh, y như hạnh nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát có hai đệ tử là Thiện Tài và Huệ Ngạn có thật trong Càn Khôn. Ðây là lực Bi của Càn Khôn thường cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh từ mê lầm sang thức giác tu tiến đồng thời cũng có trong các con.
Các con có hai đứa đệ tử như Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng các con chưa biết dạy dỗ điều khiển chúng theo ý con được.
Một đứa tên Thiện Tài, có nghĩa là giỏi làm việc lành để cứu khổ cho chúng sanh (Thiện là việc lành, Tài là giỏi).
Ðứa kia tên Huệ Ngạn, có nghĩa là dìu dắt chúng sanh sang bờ giác (Huệ là trí tuệ siêu việt, Ngạn là bờ).
Giờ đây hiểu rồi, các con vươn lên làm chủ bản thể, điều khiển hai đứa đệ tử này siêng năng cứu độ chúng sanh trong bản thể cho chúng khỏi khổ não bởi sự lôi cuốn của cảnh trần và kéo chúng lên cõi sáng suốt đi con.
Khi chúng sanh trong bản thể (lục căn, lục trần) đã hết khổ, đã sáng suốt rồi các con quay trở ra cứu khổ ban vui, dìu dắt chúng sanh ngoài bản thể, tức các Tiểu hồn còn ngu si mê chấp, có ý thức vươn lên, nắm quyền cai trị lại lục căn, lục trần, đừng để nó lôi kéo vào vòng luân hồi sanh tử nữa. Thế rồi cứ tiếp độ cho nhau thành một lực lượng hùng hậu. Bởi vì mỗi tiểu hồn tiến hóa cao, đều có khả năng mở hạnh nguyện trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát, để đóng góp lực Bi của Càn Khôn ngày càng lớn mạnh.
Còn truyện Phong Thần: diễn tả lịch sử thời xa xưa, nhưng có thật chứ không phải viễn tưởng như các con nghĩ đâu. Nó diễn tả sự đấu phép giữa các lực trược và thanh của Càn Khôn. Cuối cùng, khối trược bị khối thanh đè bẹp và được dìu dắt tiến hóa đi lên. Các vị đó ngày nay đã nhận lãnh các chức vị CHA ban để phụng sự cho cơ tiến hóa của Càn Khôn như: Thái Thượng Lão Tổ, Ngươn Thỉ Thiên Tôn, Thông Thiên Giáo Chủ, các con nào chưa đọc nên tìm đọc, đọc rồi nên đọc lại để nhớ lại mà nghiền ngẫm tu hành.
Ðặc sắc nhất là bộ Tây Du Diễn Nghĩa, tức truyện Tề Thiên Ðại Thánh, được CHA cho phép xuất bản xuống thế gian để độ các linh hồn lười biếng học đạo, chỉ ham mê tiểu thuyết. Ðây là bộ truyện mà hầu như khắp thế giới, từ trẻ đến già, từ trai chí gái đều được biết đến, qua truyện bằng tranh, bằng chữ. Ðến nỗi được dựng thành phim để giải trí cho quần chúng sau những giờ mỏi mệt trong công việc.
Ðây là một quyển kinh được một vị Tiên ẩn thân xuống thế sống như người trần sáng tác bằng một thể tài tuyệt diệu gọi là truyện, truyện này diễn tả cuộc hành trình dài đăng đẳng về phía tây phương của bốn thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh của Phật về độ chúng sanh tu hành. Cha sẽ lý giải để cho con hiểu rõ mà đối chiếu qua tiểu hồn con để tu hành.
Tam Tạng đi thỉnh kinh (Kinh này là Vô Tự Chơn Kinh) có nghĩa là đem ba tạng: TÂM TRÍ Ý để cầu Phật tánh tức Vô Tự Chơn Kinh. Ðường Tăng tượng trưng cho TÂM các con, Tôn Ngộ Không (Tề Thiên) tượng trưng cho TRÍ các con, Sa Tăng tượng trưng cho Ý các con, Bát Giới tượng trưng cho ngũ quan các con, con ngựa Tam Tạng cỡi tượng trưng cho xác thân tứ đại của các con.
Trong quá trình đi thỉnh kinh ấy, các con thấy rằng Tề Thiên qua lại xứ Phật hoài mà chưa giải thoát, mà phải qua hết thảy bốn thầy trò và cả con ngựa nữa. Cầu được kinh rồi, mở ra toàn là giấy trắng, tức là Vô Tự Chơn Kinh tượng trưng cho chơn lý tối thượng không thể nghĩ bàn! Sau khi cầu được kinh rồi, tượng trưng cho sự đắc quả, bốn thầy trò bỏ xác phàm trôi theo giòng sông, còn lại phần chơn thần (tức Phật tánh) bay về quê xưa chốn cũ trong nháy mắt.
Trong quá trình ấy, các con thấy Bát Giới ham ăn, ham uống, ham ngủ, ham rượu ngon, gái đẹp... tượng trưng cho ngũ quan của các con tham đắm trần cảnh, ham mê ngũ dục. Sa Tăng thì không đủ sức khuyên nhủ Bát Giới bớt nhiễm đắm trần cảnh, để phụng sự tốt cho cuộc thỉnh kinh, đến nỗi để cho Bát Giới muốn làm sao thì làm, tượng trưng cho sức yếu hèn. Ý thức của các con không đủ ý chí để điều khiển ngũ quan. Tề Thiên thì lăng xăng xông xáo, hoạt động không ngừng, tượng trưng cho sự suy nghĩ lung tung trong trí các con. Tam Tạng thì hễ một chút là niệm "Cẩn Cô" làm cho Tề Thiên nhứt đầu muốn chết, rồi lại niệm "Tòng Cô" cho khỏi nhứt đầu, tượng trưng cho Tà niệm và Chánh niệm trong tâm thức các con.
Tâm chánh niệm (niệm Tòng Cô) an trụ, thời trí con được thảnh thơi, an lạc. Tâm tà niệm (niệm Cẩn Cô) nổi lên, làm cho trí con đau khổ vì vọng cầu vọng tưởng.
CHA lý giải những điều căn bản và cần thiết mà thôi. Con nào muốn hiểu sâu xa hơn, thời tìm đọc lại bộ Tây Du Ký để nghiền ngẫm tu hành.
Nhân nói về ba tạng: TÂM-TRÍ-Ý, CHA nhắc lại các con bên cấp Phật nhớ rằng không phải chỉ thờ kính Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng mà các con được giải thoát đâu nghe con!
Tôn kính Tam bảo có hai cách:
• Thờ lạy tượng cốt, cúng dường in kinh, cúng dường Tăng chúng, là giai đoạn tập sự cho những con người mới từ đạo Nhân tiến qua, để rèn luyện lòng trang nghiêm, bụng rộng rãi, dạ thoát trần. Ðây chỉ là hình thức hữu vi bên ngoài. Muốn thực sự cúng dường Tam bảo, các con phải thực hiện theo cách vô vi thứ hai, thì mới mong sớm được giải thoát.
• Thờ Phật-Pháp-Tăng chính là thờ TÂM-TRÍ-Ý của các con đó! Vì Tâm con mới là hạt giống Phật, Trí con là hạt giống Pháp, Ý con là hạt giống Tăng. Nếu con thức tỉnh tu hành, có ý thoát ra khỏi sự ràng buộc của bể luân hồi sinh tử, thời con phải siêng năng tinh tấn, công phu luyện đạo, để mở trí thực hiện tình thương không biết mệt mỏi, để khai tâm dìu dắt, hướng dẫn anh em đồng đạo cùng nhau tu tiến, để luyện ý. Nói chung các con phải phát triển BI-TRÍ- DŨNG cho đến vô cùng tận, đừng để chúng dậm chân tại chỗ làm trì trệ sự tiến hóa của linh hồn con trong cuộc thi nước rút dự kỳ chung kết Ðại Hội Long Hoa kỳ Ba đã mở màn tại thế gian.
Còn bên THIÊN CHÚA GIÁO,Ðức CHÚA CON theo lệnh CHA thị hiện xuống trần, vừa sống như người trần gian, vừa sống một cách siêu nhiên, thuyết giảng đạo lý mặc khải, và làm các phép lạ nhiệm mầu để làm gương cho các con noi theo tu học, đặng biết ăn năn sám hối, bỏ ác làm lành, tránh vi phạm bảy mối tội đầu và mười điều răn của Chúa:
• Bảy mối tội đầu:
1- Kiêu ngạo
2- Hà tiện
3- Dâm dục
4- Hờn giận
5- Ham ăn uống
6- Ghen ghét
7- Lười biếng
• Mười điều răn:
1- Thờ kính Ðức Chúa Trời trên hết
2- Tôn kính danh Chúa, nhân danh Chúa, mà thờ nguyện, tin và làm
theo lời Chúa dạy
3- Thánh hóa ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc
4- Thảo kính cha mẹ
5- Giữ gìn thân mạng của ta và của người khác
6-9- Trong sạch tư tưởng, lời nói và việc làm
8- Tôn trọng sự thật và danh giá của kẻ khác
7-10- Công bằng và tôn trọng của cải của người khác
Y theo các lời dạy này mà sống, tức là con đã tạo cho mình có căn bản để phát triển ba điều cần thiết: Bác ái, Minh triết và Ý chí; ba điều nầy tương tự như Bi-Trí-Dũng bên Phật giáo.
• BÁC ÁI: là biết thương yêu mọi người, mọi vật, ban bố tình thương cho nhau, nếu đợi tình thương Chúa ban tức các con chẳng hiểu ý nguyện của Chúa như thế nào cả.
• MINH TRIẾT: là sáng suốt vô cùng, các con phải nghiên cứu tu học, nghiền ngẫm các lời dạy mặc khải trong kinh Phúc Âm để mở trí thông minh, khai tâm đạo đức, tiến hóa nhanh trên đường đạo.
• Ý CHÍ: là thể hiện đức tin không biết mệt mỏi, không rời bỏ Chúa, xa lìa Ðạo, vấp ngã trên đường tu.
Chúa xuống thế thu nhận mười hai môn đệ, làm phép lạ đi trên mặt nước. Một con cá, năm cái bánh mà 3000 người ăn không hết, còn thừa hai thúng. Cứu người chết sống lại, chết trên Thánh giá, sau ba ngày sống lại và còn nhiều phép lạ khác nữa mà CHA không thể kể ra hết được.
Các phép lạ nầy mang tính chất mặc khải, mượn hình thức hữu vi để ẩn chứa nghĩa lý vô vi mà chỉ có các bậc đắc quả Thánh mới hiểu nỗi, chớ người phàm khó mà hiểu được.
Hôm nay, Thượng Ðế dùng thần Huệ để thiên khải các điều mặc khải này cho các tiểu hồn, con Ngài, phản chiếu qua Tiểu Thiên Ðịa để tinh tấn tu học, tu hành.
• Tại sao Chúa chỉ nhận mười hai môn đồ thôi con? Mà không nhận thêm hoặc bớt đi con? Thực ra, điều này Thiên Chúa đã định đoạt sắp xếp trước khi đức Chúa con xuống thế mở đạo cứu đời.
Ðức Chúa con chính là tiểu hồn con đó, có phải CHA là Ðại Hồn chiết ra các tiểu hồn con, xuống thế để nếm, chứng nghiệm, hiểu biết cho đến vô cùng tận để rồi sau khi đắc đạo vô thượng thấy được "Tỷ thể Thiên Chúa" hay "Phật Tánh" cũng vậy, hầu trở về hiệp nhứt với Ðại Hồn Vũ Trụ.
Chúa có 12 đệ tử, tượng trưng cho 12 đệ tử trong con, tức là lục căn và lục trần. Có một đệ tử sau phản lại Chúa, để thực hiện cho các con coi chừng, một trong 12 đứa đệ tử của các con (lục căn lục trần) nó sẽ phản lại, nổi lên khảo đảo con, bắt con đắm chìm trần gian, đam mê trần cảnh, để trì trệ sự tiến hóa của con, ngăn chặn con đường trở về hiệp nhứt với Thiên Chúa, tức Ðại Hồn CHA đó vậy.
Nó phản lại và làm hại Chúa, nhưng rốt cũng vẫn thất bại, còn được Chúa ban hồng ân tha tội, nhưng nó xấu hổ quá nên tự tử chết mất. Ðiều này để các con thấy rằng nếu các con có ý chí vươn lên làm chủ được bọn lục căn lục trần trong bản thể, thì cuối cùng nó (lục căn lục trần) cũng thất bại đối với con thôi, nhưng con đừng để nó chết đi, mà phải dìu dắt nó đi lên cõi sáng bằng tam công tứ lượng.
• Chúa đi trên mặt nước biển, là tượng trưng cho phép thần thông tự tại, thoát khỏi sự đắm chìm trong bể luân hồi sinh tử. Nếu bảo đi được trên mặt nước mà giải thoát, thời con vịt ngược nước và nhiều con vật khác đi được trên nước mà sao không giải thoát được phải không con?
• Một con cá và năm cái bánh mà các môn đồ cùng 3000 người ăn không hết. Sau khi ăn xong thu lượm các miếng bánh vụn và xương cá dồn lại thành hai thúng, điều nầy mới nghe có vẻ khó tin phải không con?
Nếu khó tin thời CHA nói thêm rằng: chẳng những 3000 người thời đó mà hết cả nhân loại ngày nay, ăn cũng không hết luôn con. Nếu nói vậy mà các con cho CHA lộng ngôn, thời CHA cho các con biết, chẳng những cả thảy nhân loại ăn không hết mà hết thảy chúng sinh trong vũ trụ ăn cũng không hết.
Giờ đây, chắc các con cho CHA là một thằng đại lộng ngôn, đại ngã mạn, nói chuyện phi lý, một con cá và năm cái bánh mà hết thảy chúng sinh trong vũ trụ ăn không hết.
Nếu các con nghĩ thế, thời Cha sẽ nói hết lên đây một sự thật phi thường. Chẳng những chỉ có chúng sanh trong vũ trụ mà tất cả chúng sanh trong hằng hà sa số vũ trụ khắp cả Càn Khôn đã sinh ra, đang sinh ra và sẽ sinh ra ăn cũng không hết luôn con. Sau khi ăn xong thu nhặt lại vẫn còn hai thúng to tổ bố luôn con.
Một con cá tức tượng trưng cho ý thức trong tiểu hồn con, còn năm cái bánh tượng trưng cho năm giác quan: nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân trong tiểu hồn các con.
Có phải các con đã dùng một con cá và năm cái bánh này để ăn, vô lượng kiếp đến giờ mà vẫn chưa đã thèm không con?
• Con mắt: thời ăn hình, sắc, ham mê nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con
ngoan, si mê cuồng loạn, sách vở khiêu dâm...
• Lỗ tai: thời ăn âm thanh, thích nghe những lời nịnh hót, lời ca tiếng
nhạc trong mê muội quay cuồng...
• Mũi: thời ăn hương vị, mê các mùi thơm trần tục, dùng dầu thơm để
xức lên cái thân ô uế bên ngoài...
• Lưỡi: thời ăn mùi vị, thèm các món ngon vật lạ, nem công chả
phụng, rượu nồng dê béo, cà phê, thuốc phiện, trà thơm...
• Thân: thời ăn xúc vị, đắm mình trong dục vọng, nam nữ quần là á, lượt, phấn son lòe loẹt...
• Ý: thời ăn pháp vị, tham lam, bỏn xẻn, phân biệt, chia rẽ, mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà quên đi sự đau khổ của đồng loại.
Sau khi ăn xong còn lại hai thúng: tượng trưng cho tâm thức và tri thức, còn gọi là tâm trí và lý trí của các con đó. Còn phải cái tâm vọng cầu, vọng tưởng và cái trí ngã mạn, tự tôn; đầy nhóc cả hai thúng đến nổi các vị Giáo chủ khuyên đem đổ hoài mà chẳng hết.
Những điều mà các con là khó tin, cho là đại lộng ngôn, đại ngã mạn, được Thượng Ðế thiên khải thành một sự thật rất khoa học, được che dấu cho đến Hạ Ngươn mạt pháp mới mở ra cho các con hiểu đặng tinh tấn tu hành.
• Cứu người chết sống lại: tượng trưng cho sự đam mê trần gian, đắm nhiễm trần cảnh, chết theo dục vọng... sống mà quên đi bản thân của chính mình. Ðến khi Chúa xuống thế, thuyết giảng Ðạo lý cho các con tiếp xúc với giáo lý nhiệm mầu, làm cho các con thức tỉnh cơn mê trầm trọng, sinh động lên, tức sống lại nắm quyền điều khiển bản thể tu hành, chớ không còn mê chết theo dục vọng trần gian nữa (phàm sanh tâm, đạo tâm diệt).
• Chúa chết trên Thánh giá: (phải chết trên Thánh giá mới được), sau ba ngày sống lại. Khi đó có hai tên tử tội cũng bị treo như Chúa, một đứa tin theo Chúa, còn đứa kia không tin Chúa mà còn thóa mạ Chúa, lăng nhục Chúa, chửi rủa Chúa để được tha khỏi chết như Chúa.
Thánh giá có hai thanh, thanh đứng tượng trưng cho Càn, thanh ngang tượng cho Khôn, Càn Khôn tượng trưng cho âm dương, Trời Ðất. Hai thanh giao nhau tượng trưng cho âm dương hiệp nhứt. Chúa chết trên Thánh giá: tượng trưng cho sự chết đi phần phàm ngã, sau khi âm dương đã hiệp nhứt trong tiểu hồn các con.
• Sau ba ngày Chúa sống lại: là tượng trưng cho sự chết đi Trí, tức ba phàm Trí trong tiểu hồn các con (phàm Tâm, phàm Trí, phàm Ý). Các con hãy chết đi những ý niệm mơ hồ trong ý thức, chết đi những tư tưởng què quặt trong tri thức và chết đi những vọng cầu, vọng tưởng trong tâm thức thì con mới bừng lên sống lại hiệp nhứt với Chúa nghe con.
- Một đứa tin theo Chúa, tượng trưng cho chánh niệm, nên được chết theo Chúa, chết đây là chết phần phàm ngã để làm sống lại phần chơn ngã, thời mới được về cõi Thiên Ðàng hay Niết Bàn cũng vậy.
- Còn đứa kia không tin Chúamà còn khinh bỉ Chúa, nên được tha sống ở lại trần gian, tượng trưng cho tà niệm, nên bị luân hồi trở lại thế gian, trầm luân trong khổ đau để trả cho tròn cái nghiệp mê chấp, mê lầm không tin có Chúa, có Thượng Ðế, có chơn lý tối thượng. Chẳng chịu thức tỉnh tu hành, đặng sớm thoát khỏi luân hồi mà về cõi giải thoát.
Nhân tiện, lý giải về giáo lý của Chúa, CHA phân tích tại sao sau này, Thiên Chúa giáo lại mọc thêm một nhánh Ðạo là Ðạo Tin Lành để các con trong hai chi đạo này, khỏi phân biệt chia rẽ nhau nữa, mà sớm qui hiệp để tu hành cho kịp cơ phán xét cuối cùng.
Bởi vì có một số đáng kể các tín đồ bên Thiên Chúa còn kẹt trong hữu vi, lấy bụng ta mà suy ra bụng Chúa, mê chấp cho rằng Ðức Mẹ đồng trinh mà sao sanh ra được Chúa Giê-Su, điều nầy trái với khoa y học của thế giới hữu vi. Nhận xét này của một số lớn tu sĩ và tín đồ bên công giáo quả thật không sai, với trình độ hữu vi, nhưng các con đâu có biết rằng, đây là phép lạ vô vi không thể nghĩ bàn của Thiên Chúa.
Thượng Ðế sợ các con đó dùng trí phàm suy luận thấy vô lý rồi bỏ Ðạo, uổng công trình tu hành, nên CHA tiếp điển cho một vị Thánh đóng vai linh mục, thay đổi một số điều căn bản trong giáo lý cho phù hợp với trình độ hữu vi đặng lôi kéo một số lớn tu sĩ và tín đồ vào Ðạo tu hành.
Giờ đây, CHA thử hỏi các con, nếu Ðức Mẹ đồng trinh thời ai tu cho con tiến hóa đặng giải thoát khỏi ách trầm luân đau khổ? Còn nếu giá như Ðức Mẹ mất trinh, các con không chịu tu, thời các con có được tiến hóa hay không?
Thế nên, dù Ðức Mẹ đồng trinh hay mất trinh, thời cũng chính con (nếu muốn tu hành đặng sớm về cõi Thiên đàng giải thoát) phải tiến lên nghiên cứu tu học, và thực hiện tình thương theo lời Chúa dạy, đặng rút ngắn con đường trở về, kẻo không còn thời gian để tranh cãi về sự Ðức Mẹ đồng trinh hay mất trinh mà không kịp nữa nghe con.
CHA thấy đa số các con bên Thiên Chúa giáo, quá câu nệ vào việc đi nhà thờ xem lễ mà quên rằng: tự tu, tự tiến mới là cần thiết. Ði nhà thờ xem lễ, cũng cần thiết. Nhưng chỉ lúc đầu thôi, sau một thời gian lâu, làm quen với cảnh trang nghiêm của giáo đường, hiểu được giáo lý của Thiên Chúa, tin rằng giáo lý đó dẫn dắt các con đến chỗ thiện lành, sáng suốt và tự nhận thấy đã có căn bản vững vàng, thời nên tu ở nhà tốt hơn, các con chớ ngại rằng: như thế là trái với lời dạy của Thiên Chúa, phạm mười điều răn, mang tội với Chúa.
Các con ơi, tội hay không là do chính con tạo điều gì làm trì trệ sự tiến hóa của con mới là tội, chứ không phải bỏ đi nhà thờ là có tội nghe con! Các con dựa theo trình độ hữu vi xét như thế cũng phải, nhưng CHA sẽ dùng trình độ hữu vi để dẫn chứng cho các con hiểu rõ vấn đề nầy hơn.
Con hãy hình dung, khi có một đứa em con ra đời, lớn dần khoảng bốn tuổi là cắp sách đến trường, chập chững bước vào con đường học vấn. Ðầu tiên đứa bé vào lớp mẫu giáo tập sự học hành, rồi lần lượt tiến sang lớp 1, 2..., để nhường lại chỗ cho những đứa em của nó ra đời sau vào học, nếu nó cứ ngồi ỳ chỗ đó mãi tức là tự nó đã trì trệ sự tiến hóa của nó, mà còn choáng chỗ làm cản trở sự học cho những đứa em ra đời sau nó nữa.
CHA mượn sự nầy để ví dụ cho các con thấy rằng: nếu con cứ đi nhà thờ suốt cả cuộc đời con tức là con tự làm trì trệ sự tiến hóa của con và còn choáng chỗ, làm cho những đứa em của con không có chỗ vào học.
Cũng như bên Phật giáo, đi lễ nhà thờ (hoặc đi chùa) là hình thức hữu vi tạm thời, tập sự cho con thờ kính Phật, Chúa bên ngoài. Làm phép rửa tội và tập tễnh ê a kinh Phúc âm của Chúa (hoặc kinh A-Di-Ðà), đấy là hình thức khởi đầu dìu dắt các con từ Nhân đạo bước sang Thánh đạo, Phật đạo vậy.
Muốn thật sự thờ kính Chúa ba ngôi, con phải quay trở lại soi vào linh hồn các con:
• Ngôi MỘT: là sự minh triết tức là lý trí sáng suốt của con (TRÍ)
• Ngôi HAI: sự thực hiện tình thương, tức tâm trí bác ái của con (BI)
• Ngôi BA: là ý chí cứu khổ, tức ý chí tin tưởng chứng ngộ chơn ý để
hoằng dương chánh pháp (DŨNG)
Ba ngôi nầy, vừa thật có ở ngoài, lại vừa có trong linh hồn các con, tương đương với BI-TRÍ-DŨNG bên Phật giáo.
• Tinh tấn tu học để phát triển sự minh triết trong con cho đến
vô cùng tận tức là kính thờ Ðức Chúa Cha một cách sáng suốt.
• Thực hiện tình thương không biết chán nản, là kính thờ Ðức
Chúa Con một cách thiện lành.
• Có đức tin không biết mệt mỏi, là kính thờ đức Chúa, Thánh, Thần một cách chân chính vậy.
Giờ đây, đã hiểu rồi, thời CHA khuyên các con nào đi nhà thờ đã lâu và tự thấy đủ sức tự tu tự tiến, các con ấy nên ở nhà để tu hành, đặng nhường chỗ trong nhà thờ lại cho những đứa em con trình độ thấp hơn con, ở lớp thua kém con tập sự vào thế chỗ con để tu học theo đúng luật TIẾN HÓA: trình độ cao, phải nhảy sang lớp cao, để nhường chỗ lại cho trình độ thấp, bước vào lớp thấp, mà tu tiến.
Nhân tiện, lý giải về giáo lý của Chúa, CHA khuyên các con không nên khinh thường các điều giảng có vẻ thiếu khoa học về vũ trụ nhân sinh trong kinh Phúc âm, bởi vì lúc nó cô lập trong sa mạc nhịn đói 40 ngày để thanh lọc bản thể hầu tiếp nhận nguồn ân điển của CHA, ra mở đạo cứu đời, CHA tiếp điển khuyên nó giảng thật thấp, chỉ tuyên bố rằng: Thượng Ðế giảng một lời, tức thời Càn Khôn Vũ Trụ hình thành, cho các con thời đó có ý niệm mà thôi, chứ giảng như ngày nay, thời các con hồi đó không hiểu nổi.
Ðiều này, bên Phật giáo cũng vậy, lúc Thích Ca mở Ðạo cứu đời, CHA cũng tiếp điển khuyên nó giảng sơ về đất, nước, lửa, gió... cho các con thời đó hiểu được đại cương về cơ cấu hình thành Càn Khôn để rồi đến cơ phán xét sau cùng, tức Ðại Hội Long Hoa kỳ ba này, Thượng Ðế đích thân xuống thế, thuyết giảng rõ ràng, mạch lạc trong TỨ ÐẠI PHÁP KINH phù hợp với trình độ tiến hóa của các con ngày nay vậy.
Thế nên, các con thấy rằng: các vị Giáo Chủ và CHA biết sử dụng lý trí trong minh triết vô lượng để thuyết giảng đạo lý cao thấp khác nhau, vào các thời kỳ khác nhau, ở các địa phương khác nhau, cho phù hợp với trình độ chúng sanh (quần chúng), dễ dàng trong việc tu học tu hành. Ðiều nầy giúp các con tiến hóa cao, có ý muốn cứu khổ quần sanh, hoằng dương chánh pháp, khi thuyết giảng đạo lý tu hành cho chúng sanh, thì phải tùy lúc mà thuyết, tùy nơi mà giảng, tùy người mà đáp, tùy việc mà làm... Biết sử dụng cái thấp cho trình độ thấp hiểu, chớ nên thị tài, khoe trí mình ra để lòe đời.
Rốt cùng, cái học hành của Khổng, cái lý hành của Lão, tu hành của Phật, thực hành của Chúa, cũng như hoạt động của các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, Cao Ðài giáo, Hòa Hảo... cũng như của Hội Thông Thiên Học, các môn phái Yoga v.v... đều là thi hành theo Thiên ý của Thượng Ðế, phụng sự cho cơ tiến hóa, đóng vào mục tiêu tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời cho Càn Khôn Vũ Trụ mà thôi.
Ðây là Giáo lý cũng như Pháp lý của các tôn giáo có được CHA lược giảng và thiên khải những điều cốt tủy căn bản cần thiết như sérum để tiêm thẳng vào sự mê chấp lâu nay của các con. Hay nói đúng hơn, đó là nước CAM LỒ dược thủy dùng để hóa giải đại mê, đại chấp, phân biệt chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, giữa các chi đạo tại trần gian.
Giờ đây, CHA sẽ khai tâm mở trí cho các con sáng suốt hơn về cách thức quy hiệp: tức quy tam hiệp ngũ, khai thông những bế tắc mà lâu nay trần gian mê muội, không tìm đâu ra lối thoát cho sự phân ly năm mối đạo này.
Quy tam hiệp ngũ có hai nghĩa:
• Nghĩa thứ nhất của QUY TAM HIỆP NGŨ là quy tam giáo hiệp ngũ chi, tức đưa ba tôn giáo cổ Nho-Lão-Phật về một gốc thành "Càn Khôn Nhứt Thống Giáo". Gồm có năm chi đạo: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh Ðạo, Tiên đạo, Phật đạo về một mối tức "Thiên Ðịa Quy Nguyên Đạo" bằng một giáo lý sáng suốt do CHA thuyết giảng gọi là "THƯỢNG ÐẾ HIỆP NHỨT LÝ"; đó là QUY TAM HIỆP NGŨ của Ðại Thiên Ðịa.
• Nghĩa thứ hai của QUY TAM HIỆP NGŨ là quy Tam Bữu hiệp ngũ khí, để quy tam thức hiệp ngũ quan, tức là nhiếp Tâm, định Trí, gìn Ý, bế ngũ quan quay trở về bên trong bản thể, đặng dùng Pháp Luân thường chuyển đưa ngươn tinh thức, thủy thận về hỏa tâm để đốt ra khí điển. Khí điển này phối hợp với ngươn thần dần dần tạo thành THÁNH THAI XÁ LỢI. Thánh thai Xá lợi sẽ được nuôi lớn dần dần bằng cách gôm khí ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa về trung ương để tinh luyện thành KIM CANG THẦN hầu giúp con về nơi siêu thoát. Ðây là Quy Tam Hiệp Ngũ trong tiểu thiên địa.
Ðại Thiên Ðịa từ tiểu thiên địa (Tiểu hồn) mà thành. Tiểu thiên địa do Ðại Thiên Ðịa mà ra. Muốn Quy Tam Hiệp Ngũ ngoài Ðại Thiên Ðịa, trước tiên phải Quy Tam Hiệp Ngũ trong tiểu thiên địa. Có quy mới về vì quy là về, không quy ắt không về được nghe con!
Dùng phương sách gì để Quy Tam Hiệp Ngũ ngoài Ðại Thiên Ðịa. Ðây, hãy nghe CHA giảng:
Làm thế nào để đưa ba tôn giáo cổ về một gốc, gồm năm chi đạo về một mối? Có lẽ chúng con nghĩ rằng, bỏ hết các tôn giáo cũ, để theo một tôn giáo của CHA là "CÀN KHÔN NHỨT THỐNG GIÁO" rồi nhập cuộc năm chi đạo thành một đạo là "THIÊN ĐỊA QUY NGUYÊN ĐẠO". Hỏng! hỏng! hỏng! Làm như thế thì trăm lần cũng hỏng, mà ngàn lần cũng hư.
Các con ơi, các con quá ngu dại, thành ra các con đâu có biết rằng: lâu nay các con đều nằm trong đạo của CHA, đang tu học tiến hóa theo từng cấp đạo của CHA, do các vị giáo chủ tức những phân thân điển quang của CHA xuống thế vào những thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau, mở dạy các cấp đạo với nhau, cho phù hợp với trình độ tiến hóa của tiểu hồn tu học tu hành, đặng trở về hiệp nhứt với Ngài.
Thế nên, bây giờ CHA cho các con rõ, cách quy hiệp của CHA là không quy hiệp gì cả con! Tất cả vẫn giữ lại y như cũ.
Có lẽ các con sững sốt khi nghe Thượng Ðế tuyên bố, một câu quá sức vô lý, QUY HIỆP MÀ KHÔNG QUY HIỆP thời làm sao đưa các tôn giáo, chi phái về một gốc, một mối được? Ðiều này CHA sẽ dẫn giải ra đây bằng cách hình tượng trong thế giới hữu vi, thời các con sẽ rõ. Các con hãy hình dung cách thức tổ chức giáo dục ở trần gian các con, theo thứ tự từ cấp 1, 2, 3 cho đến cấp đại học, cao học, rồi đến tiến sĩ, thạc sĩ.
Ðầu tiên, các con tập sự học hành ở lớp mẫu giáo, sau sang cấp một, rồi tiến dần đến cấp 2, 3, rồi đại học, cao học, tiến sĩ... Khi đến học vị tiến sĩ rồi, con cho rằng các cấp học ở dưới không còn cần nữa, bỏ hết đi, thời sự kiện gì sẽ xảy ra?
Dĩ nhiên, các con hiểu rằng làm như thế tức nền giáo dục của nhân loại sẽ sụp đổ tức khắc, trường ốc không còn mở nữa, thầy giáo không còn dạy nữa, con em các con ra đời sau sẽ đi vào ngu dốt, nền văn minh thụt lùi, rồi đi đến sụp đổ tức khắc: vì trí thức không còn tiếp truyền từ đời nọ sang đời kia.
Do đó, các con thấy rằng, sự cần thiết của lớp một, chẳng khác nào như lớp tiến sĩ vậy.
Thế nên CHA tuyên bố rằng "quy hiệp mà không quy hiệp" có ngĩa là các tôn giáo, đạo phái đều không được bỏ mà vẫn giữ lại y như cũ. Nếu bỏ đi một cấp đạo nào, như Nhân đạo chẳng hạn, thời dòng tiến hóa bị cắt đứt, Càn Khôn sẽ sụp đổ tan tành!
Các con cho rằng, Nhân đạo thấp quá không phù hợp với trình độ chúng con nữa, bỏ đi, dạy các con cấp đạo cao hơn, thời các tiểu hồn em con xuống sau lấy chi để học, đặng nếm, chứng nghiệm những gì mà các con đã nghe, đã thấy, đã biết, để làm căn bản lấy đà tiến sang các cấp đạo cao hơn.
Tư tưởng như vậy, sau khi đã tốt nghiệp các cấp đạo mà con đang theo học như Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo xong rồi bỏ đi, thời các cấp đạo đàn em con, lấy trường đâu mà học, bài đâu mà giảng cho nó nữa?
Tứ Ðại Pháp Kinh
Vô Sở Pháp
VÔ hữu, hữu vô tất tánh đồng
SỞ y, y-sở cũng tâm tông
PHÁP chẳng bao giờ là pháp cả
LÝ mà vô lý tức dung thông
VÔ SỞ PHÁP là pháp chẳng thuộc về tự nhiên, mà cũng chẳng thuộc về nhân duyên.
Chẳng hạn như vô minh được gọi là Pháp thuộc về vô sở. Nếu cho rằng vô minh thuộc về tự nhiên, mà tự nhiên là pháp chẳng sanh, chẳng mất đi, hằng hữu đời đời, thì VÔ MINH sẽ thống trị khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ, sẽ chẳng có ai thành Phật giải thoát và chúng sanh sẽ vĩnh viễn ngu si, ràng buộc trôi lặn mãi mãi trong vòng luân hồi đau khổ vô ngần.
Còn nếu nói rằng VÔ MINH thuộc về nhân duyên, mà nhân duyên là pháp tạo ra, bởi công năng tạo tác tức nhân, và công năng hỗ trợ tức Duyên. Thế thì, cái nhân tức là cái năng lực tạo ra VÔ MINH là cái gì? Nếu đã có “cái tạo ra Vô Minh” thời phải có cái tạo ra “cái tạo ra Vô Minh”? Nếu thế thì con lại thắc mắc thêm, cái gì tạo ra cái ấy, để cái ấy tạo ra "cái tạo ra Vô Minh”?
Nếu thế thời đến vô cùng, cũng không thể thỏa mãn được. Nếu bảo Thượng Ðế tạo ra Vô Minh càng vô lý nữa! Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng, giác ngộ hoàn toàn. Còn Vô Minh tượng trưng cho ngu si, đần độn, mê lầm, mê chấp. Ðã giác ngộ hoàn toàn, thời đâu còn mê lầm nữa mà tạo ra vô minh đặng đánh mất cái giác ngộ được? Khi con đã đắc đạo vô thượng thời ra khỏi vô minh. Khi ra khỏi vô minh con mới thực sự hiểu được trọn vẹn hơn, chớ còn trí phàm che lấp thời khó mà hiểu được chỗ này.
Thế nên, đặt vô minh vào Nhân Duyên Pháp cũng không ổn. Bởi vì nó chẳng do ai tạo ra, cũng chẳng phải tự nhiên mà có.
Do đó, VÔ MINH là "NGUYÊN NGHIỆP ÐỒNG NHẤT", nó đứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên (Vô minh duyên hành, hành duyên thức...) và đứng trước tiên trong Lục Đạo Hấp Dẫn (vô minh nên bị ngoại vật chi phối, nên mới khởi sinh ý thức tự nguyện đầu thai...).
Nó (Vô Minh) là nghiệp, cái nghiệp mẹ đẻ ra các nghiệp con, nghiệp cháu như tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục gọi chung là thất tình, lục dục, tam độc, thất ác, và hằng hà sa số nghiệp khác, kéo con vào vòng luân hồi sanh tử: sinh, lão, bệnh, tử, đau khổ vô ngần. Vô minh nên mới mê lầm, mê chấp: chấp trược, chấp thanh, chấp thiện, chấp ác, chấp đúng, chấp sai, chấp đẹp, chấp xấu, chấp thương, chấp đoạn, chấp hữu, chấp vô, chấp duy tâm, chấp duy vật. Nhân bàn vô duy vật CHA nhắc lại cho các con rõ:
Duy vật cũng là duy tâm thôi, bởi vì ngoài vật không tâm, ngoài tâm không vật, vật tức tâm, tâm tức vật (chỗ này cao siêu, khi nào về đến ngôi CHA mới hiểu nổi).
Giờ đây, CHA chỉ giảng sơ cho các con có ý niệm mà thôi. Phải chăng khi con tu hành chính là thực hiện các qui luật duy vật biện chứng pháp ở trong con?
Các quy luật ấy là luật mâu thuẫn, luật biến lượng thành chất, luật phủ định và quan trọng nhất là luật phủ định sạch trơn.
Khi luân hồi trong vòng sanh tử, để nhồi quả, trả nghiệp, nếm, chứng nghiệm hết thảy mọi cảnh sắc, mọi khía cạnh, mọi trạng thái, mọi cảm giác... thấm thía với những đau khổ ở cõi trược trần, nảy sinh tư tưởng chán ngán, có ý thức vươn lên tìm đạo tu học. Bài học trược con đã thuộc, thuộc đến phát ớn lạnh xương sống, thuộc đến nổi thấm sâu vào trí não, không lúc nào quên. Giờ đây, con tiến sang bài học Thanh, từ trược tiến sang thanh hủy phá trược đặng tạo dựng thanh, đây không phải là thể hiện luật "Mâu thuẫn" hay sao?
Bởi vì mâu thuẫn trì kéo giữa hai lực trược và thanh giúp cho con nếm, chứng nghiệm được, cái nào làm con nặng nề, tối tăm, đau khổ, và cái nào đưa con đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc. Khi đã phân biệt rồi, con bắt đầu bỏ trược tìm thanh. Sau một thời gian công phu luyện đạo, nhứt là hai pháp môn Lục Tự Di Ðà và Mật Niệm Bát Chánh giúp con thanh lọc bản thể, khai mở sáu luân xa và phát triển bát thức đi dần đến chỗ nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt.
Từ chỗ nặng nề, trong trược biến đổi dần dần đi đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc tức là từ trược chất biến sang thanh chất, đấy không phải là thể hiện của qui luật "biến lượng thành chất" hay sao? Lúc chưa tu trược nhiều thanh ít, khi bắt đầu tu thời các con bớt dần sự nhiễm trược, từ số lượng nhỏ nhất đến số lượng lớn, rồi tiếp tục công phu, công quả, công trình cho nhiều, nhanh tăng thêm mỗi ngày một ít, dần dần bản thể con hoàn toàn thanh nhẹ, sáng suốt an lạc.
Giờ đây, con hoàn toàn làm chủ lấy con, dứt bỏ hẵn trược nghiệp đã lôi kéo làm con đau khổ bấy lâu nay, đây không phải là sự thể hiện của luật "Phủ Ðịnh" hay sao?
Rồi trên con đường tiến hóa, muốn đi đến giải thoát hoàn toàn ra khỏi vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử, con phải quán tưởng cho vỡ lẽ: Sanh từ đâu đến? Chết đi về đâu? Ngộ được tự tánh vô sinh, tự thể vô tử, tức Niết Bàn tự tại, Thiên Đàng giải thoát, không còn trôi lặn trong vòng luân hồi, sanh, lão, bệnh, tử nữa. Ðây không phải là thể hiện qui luật "Phủ định sạch trơn" hay sao? (Phủ định sạch trơn là phủ định của phủ định, tức Hủy thể của Hủy thể là négation de la négation).
Nhưng khi đã giải thoát hoàn toàn rồi, con không nên an nghĩ ở cõi Niết Bàn (hay Thiên Ðàng cũng vậy) hoài; nó sẽ làm trì trệ sự tiến hóa của con trên con đường trở về hiệp nhứt với chơn lý tối thượng, mà con phải xuống thế, nhiễm trược trở lại để cứu độ chúng sanh, vượt qua luật "Phủ định sạch trơn" của qui luật "biện chứng" đặng chạy theo luật tiến hóa của CHA nghe con!
Xưa kia, Thái tử Tất Ðạt Ða, ngay sau ngộ đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chánh đẳng, chánh giác, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, nó liền khởi sanh tư tưởng bỏ xác tịch diệt đặng nhập Niết Bàn.
CHA sợ quá, nếu để nó nhập Niết Bàn, thời hạt giống chơn lý bị tuyệt chủng, nên biến hóa thành Vua ở cung Trời Ðại Phạm, hiện đến trước mặt nó, hạ mình đảnh lễ, năn nỉ nó ra mở Ðạo cứu đời cho tròn công quả, nên nó mới chịu từ bỏ ý nghĩ bỏ xác nhập Niết Bàn để xuống thế nhiễm trược trở lại, chịu không biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách, lăn mình trong cõi trược trần suốt 49 năm dài đăng đẳng cứu độ dân thế, chuyển bánh xe chánh pháp kỳ giữa, tức Trung Ngươn đó con.
Ðây là cái gương cho các con ngày nay noi theo, nếu con nào đắc quả Niết Bàn kỳ ba này, chớ nảy sinh cái ý "bỏ xác" nhập Niết Bàn mà thiếu phần công quả, thời khó mà tiến nhanh về hiệp nhứt với CHA đặng làm một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, toàn giác, phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời.
Các con đã đắc quả Niết Bàn kỳ ba như: Ðỗ Thuần Hậu, Lương Sĩ Hằng đều nảy sinh tư tưởng "bỏ xác tịch diệt" đặng nhập Niết Bàn, đều bị điển CHA đẩy trở xuống đặng cứu độ quần sanh cho tròn công quả, rồi mới được bỏ xác về an hưởng cõi Niết Bàn an lạc.
Tứ Ðại Pháp Kinh
Bất Tư Duy Pháp
CHƠN như, chơn thể, chơn tâm
LÝ tánh phăng tầm đặng thoát đường tu
VÔ minh ái dục ngục tù
THỪA lệnh Thượng Ðế dạy tu ngươn này
BẤT sinh bất diệt mới hay
TƯ tưởng phân biệt sẽ thay vô cùng (vô phân biệt)
DUY tâm duy vật nổ tung
PHÁP tánh thể hiện, thung dung thoát trần
BẤT TƯ DUY PHÁP còn gọi là CHƠN LÝ VÔ THỪA (hay Phật Thừa cũng vậy) là pháp không thể nghĩ bàn (bất tư duy) được bằng phàm tâm trí tục Ðó là những công án giúp cho các Vị tiến hóa cao, quán tưởng đêm ngày cho vỡ lẽ, thời lập tức đắc đạo vô thượng thể nhập vào “như như chánh trí” hay còn gọi là “Ðại Viên Cảnh Trí”.
Các con mới tu, đọc cho có ý niệm, chớ có nên đem phàm trí tranh cãi, phiếm đàm, xàm luận, làm rối loạn bản thể của con rồi hư hết! (CHỚ KHINH THƯỜNG LỜI KHUYÊN DẠY NÀY CỦA CHA).
Thực ra, các vị Phật, vị Tổ, đều đắc đạo vô thượng hết, giải thoát hoàn toàn, cũng là Thượng Ðế hết, hay nói đúng hơn các vị đó cũng chính là CHA phân thân điển quang để đóng vai đó mà thôi.
Thế nên, Kinh do các vị đó sáng tác cũng đều không thể nghĩ bàn bằng phàm trí (như Pháp Bảo Ðàn của Huệ Năng, Quán Tâm Pháp của Ðạt Ma, Tín Tâm Kinh của Tăng Xán, Niết Bàn, Kim Cang, Bát Nhã, Duy Ma Cật của Thích Ca).
Tại sao CHA nói của "Thích Ca" mà không nói của Phật. Chỗ này cũng thuộc về Bất Tư Duy Pháp, không thể nghĩ bàn bằng phàm trí vì:
Chư Phật chẳng sở hữu
Lấy chi có lời dạy
Mà chép thành kinh sách
Ðặng truyền lại đời sau.
Ðây cũng là một công án để các con quán tưởng cho vỡ lẽ. Giờ đây, CHA bắt đầu an trú vào "Tam Muội Chánh Ðịnh" đặng thuyết giảng "Chơn Lý Vô Thừa", cho các con tiến hóa cao, quán tưởng tu học cho vỡ lẽ, thời sẽ đắc đạo Vô Thượng trong tức khắc không thể kịp nghĩ bàn. Nghĩ bàn là ra khỏi chơn lý nghe con! Khi trở về một công án, thời các công án khác đều bừng sáng lên cả.
- Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng. Giải thích Chơn Lý Tối Thượng tức xa lìa Thượng Ðế.
- Nhận biết được tư thể tánh của nội tâm, tức chứng được Chơn lý.
- KHÔNG và CÓ chẳng ở nơi thực tại, thực tại là cái "ngay bây giờ". Cái chẳng phải hữu tạo, hữu tồn, hữu nhiên, hữu tại. Cái chẳng phải vô tạo, vô tồn, vô nhiên, vô tại. HỮU và VÔ chẳng phải là thực tại chơn lý, cái vô cùng ở quá khứ cùng với cái vô cùng ở tương lai cũng chính là cái ngay bây giờ. Vì chưa hiểu như thế nên con người phân biệt quá khứ, hiện tại và vị lai.
- Thấy SẮC mà TÂM không móng lên một niệm sắc, không thấy sắc (hay thấy không sắc cũng vậy) mà TÂM chẳng móng lên một niệm không. Ðó chính là "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc". Trong Sắc có Không, trong Không có Sắc vậy!
- Trong thế giới KHÔNG có thế giới SẮC, trong thế giới SẮC có thế giới KHÔNG. Chẳng có sự phân biệt giữa thế giới KHÔNG và thế giới SẮC; nếu còn phân biệt tức chưa phải là bậc đã đắc đạo Vô Thượng "VÔ PHÂN BIỆT".
- VÔ PHÂN BIỆT tức "KHÔNG", ý thức tất cả những hiện tại, không hơn không kém, không đúng không sai, không thiện không ác, không đẹp không xấu, chứ chẳng phải không phân biệt gì cả. Chẳng biết phân biệt tức vô tri giác, Ngoan Không Vô Ký, nguy hiểm vô cùng.
- ÐÚNG không thể là ÐÚNG, nếu không có sai
SAI không thể là SAI, nếu không có đúng
THIỆN không thể là THIỆN, nếu không có ác.
ÁC không thể là ÁC, nếu không có thiện.
XẤU không phải là XẤU, nếu không có đẹp.
ÐẸP không thể là ÐẸP, nếu không có xấu.
- Còn phân biệt Ðúng Sai, tức chẳng hiểu thực tại là gì?
Còn phân biệt Ðẹp Xấu, tức chẳng hiểu tình thương là gì?
Còn phân biệt Thiện Ác, tức chẳng hiểu cuộc sống là gì?
- Con người chẳng hiểu như thế, nên còn phân biệt ÐÚNG SAI, phân chia THIỆN ÁC, phân loại TỐT XẤU. Tư tưởng phân biệt không thể là cái hiện giờ, cái thực thể của nội tâm. Cái kín mít mà trống rỗng, sờ sờ ngay trước mắt. Cái bao la mà chẳng có độ lớn trọn vẹn, chẳng thể giới hạn bởi Hữu cùng hoặc Vô cùng.
- Cuộc sống là cái đang chết mà chẳng biến đổi. Thực tại là cái đang qua mà chẳng tạo thành. Tình thương là cái đang thể hiện mà chẳng xuất hiện.
- Cái toàn bộ của cuộc sống không thể giải thích, giải thích bằng những bộ phận rời rạc: Kinh tế hoặc chính trị, văn hóa hoặc giáo dục, khoa học hoặc kỹ thuật. Cái này không thể là cái này nếu không có những cái kia. Cái kia không thể là cái kia, nếu không có những cái này.
- Xưa nay, TA có bị ràng buộc đâu mà đi tìm con đường giải thoát. Người nào đi tìm con đường giải thoát, tức tự ràng buộc lấy chính mình.
- Theo bất cứ ai, kể cả Phật, tức tự xa lìa chính Tâm mình và như thế khó mà được giải thoát.
- Nếu Luân Hồi thực có, thời chẳng có ai thành Phật. Nếu Niết Bàn thật có thời chẳng có ai trôi lặn trong vòng sinh tử.
- "Thể tính Chơn Như Bất Biến Thường Hằng Vĩnh Cữu" xưa Thích Ca gọi là Phật Tánh, Ki Tô gọi là Tự Thể, chẳng phải cấu tạo bằng vật chất, cũng chẳng phải cấu tạo bằng Chơn Không. Nếu bằng vật chất, sẽ bị biến đổi bởi định luật của tự nhiên. Nếu bằng Chơn Không tức chẳng biết tư duy, chẳng tiếp nhận đau khổ hay sung sướng. Ðến nỗi cái gọi là "Phật Tính" cũng chẳng phải Phật Tính nốt. Nếu Phật là Phật, thời Phật chẳng hiện hữu.
- Chẳng thấy được Tánh, gọi là thấy Phật. Chẳng thấy được Phật mới là thấy "Tánh", ấy mới thật là thấy Tánh thành Phật, vì chính ngay bản thân của "Thấy" là Phật Tính rồi.
- Ai tự xưng mình chứng ngộ chơn lý, tức chẳng hiểu chơn lý là gì! Ai tự khoe mình là Phật, tức chẳng hiểu Phật là gì! Chứng được chơn lý, tức tự biết: không tu, không chứng, không ngộ, không thành, không Phật, không Pháp, không sanh, không tử.
- Ðộng loạn là hiện thể của Ðại định, Ðại định là tự thể của loạn động. Rời loạn động, tìm đại định là đã xa lìa Định rồi, vì chính ngay bản thân của LOẠN đã là ÐỊNH.
- TÀ là hiện thể của CHÁNH, Chánh là tự thể của Tà. Chánh ghét, Tà ưa, thích Chánh tức là càng rơi vào Tà, vì chính ngay cái là "Chánh" cũng là "Tà".
- PHÁP (vật) là hiện thể của TÂM, Tâm là tự thể của Pháp. Bỏ Pháp tìm Tâm cũng chính là bỏ Tâm tìm Pháp, vì chính ngay bản thân của Pháp (vật) đã là Tâm rồi.
- Chúng sanh là hiện thể của chư Phật, chư Phật là tự thể của chúng sanh. Càng lìa xa chúng sanh để tìm chư Phật, tức là lìa xa chư Phật vậy.
- Luân Hồi là hiện thể của Niết Bàn, Niết Bàn là tự thể của Luân Hồi, càng chạy trốn Luân Hồi để đi tìm Niết Bàn tức là càng trôi lặn trong vòng sinh tử vậy.
- Giác Ngộ là tự thể của Vô Minh, Vô Minh là hiện thể của giác ngộ. Lánh xa Vô Minh để tìm Giác Ngộ là đã bị Vô Minh che lấp rồi.
- Dục tính là hiện thể của Phật tính, Phật tính là tự thể của Dục tính. Chống lại Dục tính tức chống lại Phật tính vậy, vì chính ngay bản thân của Dục tính đã là Phật tính rồi.
- Sanh tử là hiện thể của Vô sanh tử, Vô sanh tử là tự thể của Sanh tử. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Sanh tử đã là Vô sanh tử, thời thoát khỏi Luân Hồi Sanh Tử.
- Danh tự là hiện thể của Vô danh tự, Vô danh tự là tự thể của Danh tự. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Danh tự là Vô danh tự, thời đọc được "vô tự chơn kinh".
- Ngôn từ là hiện thể của Vô ngôn từ, Vô ngôn từ là tự thể của Ngôn từ, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ngôn từ là Vô ngôn từ, thời nghe được "tiếng nói của chơn ngã" tức "vô ngôn chơn thuyết".
- Ý niệm là hiện thể của Vô niệm, Vô niệm là tự thể của Ý niệm, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ý niệm cũng là Vô niệm, thời biết được "Tự Thể Nội Tâm" tức "vô duyên chơn tâm".
- Ðọc được VÔ TỰ CHƠN KINH, nghe được VÔ NGÔN CHƠN THUYẾT, biết được VÔ DUYÊN CHƠN TÂM đều cùng một bản chất như nhau.
- CHƠN là tự thể của VỌNG, Vọng là hiện thể của Chơn. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Vọng cũng là CHƠN, thời "Phật tính thể hiện".
- TRƯỢC là hiện thể của THANH, Thanh là tự thể của Trược. Nếu chứng được ngay chính bản thân của Trược cũng là Thanh, thời đạt đến cực Thanh, cực Tịnh, cực An Lạc.
- Hữu vi là hiện thể của Vô vi, Vô vi là tự thể của Hữu vi. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Hữu vi đã là Vô vi rồi, thời đạt đến "Hư Không" tức "Diệu Hữu chơn thông".
- Chúng sanh vốn KHÔNG, làm sao chư Phật CÓ được? Luân Hồi vốn KHÔNG, làm sao Niết Bàn CÓ được? Dục tính vốn KHÔNG, làm sao Phật tính CÓ được? Vô minh vốn KHÔNG, làm sao Giác ngộ CÓ được? Sai vốn KHÔNG, làm sao đúng CÓ được? Thiện vốn KHÔNG, làm sao ác CÓ được? Tà vốn KHÔNG, làm sao Chánh CÓ được? Vật vốn KHÔNG, làm sao Tâm CÓ được? Trược vốn KHÔNG, làm sao Thanh CÓ được? Hữu vi vốn KHÔNG, làm sao Vô vi CÓ được? Trói buộc vốn KHÔNG, làm sao Giải thoát CÓ được? Chơn lý vốn KHÔNG, làm sao Thượng Ðế CÓ được?
Tứ Ðại Pháp Kinh
Lời Kết
Sau khi đọc hết quyển kinh này rồi, các con nghĩ rằng bài giảng của CHA đến đây đã hết, tức các con đã lầm to rồi. Vì kho tàng KINH SÁCH của CHA vô cùng tận. Các con cho rằng Thượng Ðế chỉ giảng độc nhất có một quyển "TỨ ÐẠI PHÁP KINH" để đưa tất cả các giáo lý về một mối: tức Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, là các con đã giới hạn kho tàng kinh sách của CHA ở ngôi Thái Cực, cũng là Ngôi Quy Nhứt Bản, đưa Ðạo về một một nguồn một gốc.
Thực ra, theo Dịch Lý Càn Khôn, CHA có vô lượng vô biên, vô số kinh sách, không thể nghĩ bàn, được chia ra như sau:
* KINH Ở NGÔI VÔ CỰC: Ðó là Vô Tự Chơn Kinh, tức quyển kinh không chữ, quyển sách không lời, chỉ có con nào đắc đạo mới đọc nổi.
* KINH Ở NGÔI THÁI CỰC: Ðó là TỨ ÐẠI PHÁP KINH, CHA đã giảng ở trên.
* KINH Ở NGÔI LƯỠNG NGHI: Thanh Kinh và Trược Kinh.
- Thanh Kinh: Là Kinh của khối Thanh, do các vị Giáo Chủ như: Phật,
Chúa, Lão, Khổng, Hội Thông Thiên Học... giảng.
- Trược Kinh: Là Kinh của khối Trược, do bên Tà Ðạo giảng.
* KINH Ở NGÔI TÁN VẠN THÙ: Tất cả các loại sách ở trần gian, đủ mọi loại, mọi khía cạnh, mọi phương tiện... về văn hóa, khoa học, chính trị, kinh tế, triết học, quân sự, kỹ thuật, văn chương, kể cả sách truyện khiêu dâm, đấm đá, cao bồi, chưởng, kiếm hiệp, điệp viên, tình báo, tiểu thuyết ba xu... Nhất là mọi diễn biến của tự nhiên xã hội xảy ra hằng ngày chung quanh các con. Ðể giúp các con có bài đặng học hỏi tiến hóa.
Ðây là quyển kinh thực tế, cụ thể, sống động, đập thẳng vào ngũ quan và tâm thức của các con, làm các con đều thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, biết, hiểu, chấp chứa, đặng thương, ghét, phân biệt, nhớ, chứng nghiệm tu học tu hành, hầu trở về hiệp nhứt với CHA, làm một đấng Thượng Ðế toàn giác, toàn năng, phụng sự đời đời cho cơ tiến hóa, để được hằng hữu đời đời.
Trước khi dừng bút, CHA nhắc lại cho các con rõ, tất cả những ai xưng danh là THƯỢNG ÐẾ Ở BÊN NGOÀI CÁC CON ÐỀU LÀ GIẢ CẢ. (Kể cả CHA luôn con! Vì CHA cũng chưa phải là Thượng Ðế, mà chỉ là Sứ giả của Thượng Ðế thôi).
THƯỢNG ÐẾ vốn thật, thường ngự rồi vĩnh cữu trong các tiểu hồn con. Vì chỉ có KIM THÂN ở trong các con mới là thật mà thôi.
Con phải ráng tìm cho được, phát hiện cho ra, Vị Thượng Ðế ở trong con, chạy ra tìm ở ngoài chỉ là giả mà thôi.
Bài giảng của CHA đến đây tạm hết, nhưng tiếng nói ngoài kia của Ðại Hồn vẫn còn đang reo vang mãi với chúng con, liên miên bất tận.
TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHA GIẢNG RA NƠI ÐÂY CŨNG CHỈ LÀ HOA RƠI LÁ RỤNG...
HUỆ MẠNG KIM CANG NGỌC ÐẾ CHƯỞNG GIÁO NGÔI HAI Giáo Chủ Càn Khôn Nhứt Thống Giáo
Nam Mô NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VÔ CỰC ÐẠI THIÊN TÔN
Nam Mô HOÀNG MẪU DIÊU TRÌ VÔ CỰC ÐẠI TỪ TÔN