Dan Lee
09-03-2011, 09:07 PM
Chúa nhật XXIII TN A
Ed 33:7-9, Rm 13:8-10, Mt 18:15-20
BỎ BOM !
Người Việt Nam của chúng ta khi dạy con cái mà con cái nó không nghe lời thì hay nói : Nó lỳ như trâu !
“Lỳ như trâu” ! Chẳng hiểu xuất phát từ đâu nhưng có lẽ người ta ví von như thế cho dễ nghe. Nếu nói đến lỳ thì chưa biết ai lỳ hơn ai ! Có khi con bò nó lỳ hơn con trâu, con ngựa nó lỳ hơn con trâu hay con voi nó lỳ hơn con voi thì sao ? “Lỳ như trâu” người ta muốn ám chỉ đến một người mà khó nói, khó dạy, khó bảo, khó đào tạo.
Trong cuộc sống, chúng ta gặp người này người kia và đụng chạm người này người kia để rồi chúng ta bực dọc, chúng ta ai oán. Đã là con người thì hình như ai cũng mang trong mình cái tâm trạng như thế ! Thói quen tệ khi sống chung, sống gần với nhau là ai nào đó làm ta bực mình hay phạm tội thì sửa lỗi họ. Nếu may mắn người đó nghe mà sửa chữa thì không có gì để nói nhưng kém may mắn hơn một chút là người đó không chịu nghe. Khi người ta không chịu nghe chúng ta thường hay có tâm lý buông xuôi, bỏ mặc người đó.
Với Chúa Giêsu, trong trường hợp đó thì Chúa Giêsu lại xử khác. Chúa Giêsu xử như thế này : "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
Thiên Chúa, Ngài giàu lòng thương xót, chậm bất bình và đầy ân sủng. Ngài yêu thương con người và Ngài muốn con người nhận ra lòng thương xót đó và quay trở về với Ngài khi con người đi vào con đường tội lỗi.
Qua miệng ngôn sứ Êdêkien, Chúa nhắc nhớ lòng của Ngài : "Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: "Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết", mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình."
Vấn đề then chốt, vấn đề quan trọng là ăn năn trở lại.
Bài học về sự chờ đợi, sự khoan dung, sự tha thứ của Chúa Giêsu vẫn còn đó nhưng mấy ai áp dụng được bài học ấy trong cuộc đời.
Ngày hôm nay, trong cộng đoàn, trong gia đình chúng ta thấy khi người ta mắc lỗi với nhau người ta ít bao giờ kéo riêng người anh em đó ra ngoài để sửa lỗi cho họ. Con người thường đi thổi phồng cái lỗi của người khác cho công chúng. Càng thổi phồng, càng gây xìcăngđan thì càng thành công !
Cái bi đát của đời con người là ở chỗ đó. Mình cũng mang lỗi mà đôi khi lỗi mình còn lớn, còn nặng hơn người khác nhưng mình khéo che đậy để không ai thấy cái lỗi đó. Tưởng chừng chỉ dừng lại ở cái chỗ che đậy thôi nhưng người ta đâu có che đâu. Người ta tìm cách quăng bom cho người anh em đồng loại của mình khi nào người anh em đó chết thì người ta mới hả lòng hả dạ.
Tại sao nó lại ra như vậy ? Tại vì nồng độ máu của ích kỷ, nồng độ máu của hờn ghen nó dâng trào trong lòng người ta nên người ta mới đi bỏ bom như vậy. Và, quan trọng hơn cả là cái nồng độ tình yêu trong người họ quá thấp để rồi khi họ thấy người khác sai phạm điều gì là họ cố chà, cố đạp cho người đó chết mà thôi.
Nồng độ tình yêu, máu yêu người đó hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Thánh Phaolô tông đồ diễn tả một cách hết sức dễ thương về cái nồng độ tình yêu, máu yêu người đó thành là món nợ : “Anh em thân mến, anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.
Thật tuyệt vời ! Yêu thương thì đã chu toàn lề luật ! Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn lề luật.
Và, một điểm mà chúng ta dễ nhận thấy nơi các gia đình, nơi các cộng đoàn ngày nay đó là vì họ quá vụ vào luật. Luật, hiển nhiên là tốt cho con người. Luật làm ra để cho con người có những ranh giới, những giới hạn để sống với nhau nhưng cuộc sống không hệ tại ở Luật. Nếu như người ta cứ vụ Luật, người ta cứ nại vào Luật thì quả thật quá nhiều chuyện để mà nói vì lẽ là con người nên mỏng dòn yếu đuối hay vi phạm. Thế nhưng, trên hết tất các luật có lẽ không có luật nào hơn luật bác ái, luật yêu thương.
Nếu trong lòng ta máu bác ái đủ, nồng độ yêu thương cao thì ta sẽ hành xử khác lắm ! Chẳng cần phải làm um sùm khi người đồng loại xúc phạm ta, làm phiền lòng ta. Nếu có đủ bác ái, nếu có đủ yêu thương thì thiếu gì cách để ta nhắn gửi anh chị em đồng loại khi họ phạm lỗi. Có thể nhẹ nhất ta viết một tờ giấy nhỏ tạm gọi là góp ý cho người anh chị em đồng loại đang sống với ta hay là cứ gọi lại nói thẳng cho ta biết lỗi của họ.
Và, thử nghĩ xem, nếu ta giải quyết cách đó thì người đồng loại của chúng ta sẽ nhận thấy lỗi của họ và khi đó họ mới thay đổi. Còn nếu chúng ta bỏ bom thì chẳng khi nào ta sửa lỗi cho anh chị em đồng loại ta được. Khi ta bỏ bom như vậy thì càng làm cho sự việc càng tệ hại hơn. Nếu tinh ý một chút, trong gia đình, trong cộng đoàn chúng ta sống kẻ nào hay đi bỏ bom người khác, nói xấu người khác, phê bình chỉ trích sau lưng người khác đó là kẻ xấu hơn ai hết.
Và, chúng ta cứ thử ngẫm nghĩ xem cũng rất buồn cười là có những người chuyên đi bỏ bom, chuyên đi chỉ trích, chuyên đi lên án, chuyên phê bình người khác còn họ là người vô tội. Thật ra, chỉ có trước mặt Chúa thì ai là người có tội, ai là người vô tội mà thôi. Như Chúa đã từng nhắc nhớ chúng ta : “An hem đừng xét đoán để an hem khỏi bị xét đoán !” Vâng ! Nếu chúng ta bao dung, nếu chúng ta không xét đoán người khác thì người khác cũng sẽ không xét đoán chúng ta như vậy. Nếu chúng ta xét đoán, chúng ta bỏ bom anh chị em đồng loại thì một ngày nào đó ta cũng sẽ nhận lại lời xét đoán, bom mà chúng ta đã bỏ cho anh chị em chúng ta.
Nếu như ta bị cái bệnh bỏm bom anh chị em đồng loại khi họ sai lỗi thì hãy chấm dứt cái trò bỏ bom đó. Bỏ bom như thế chẳng bao giờ sửa lỗi anh chị em đồng loại được mà lại càng làm cho con người ta càng ngày càng xấu đi. Nếu cần cứ đến góp ý trực tiếp, góp ý thẳng thắn chứ đừng chơi cái trò bỏ bom nữa.
Xin Chúa là Vua của Tình Yêu ban tràn đầy Tình Yêu của Ngài trên cuộc đời ta để rồi trong mọi hành xử, mọi lời nói, mọi việc làm của chúng ta đều mang đậm chất của tình yêu. Khi chúng ta yêu, chúng ta sẽ chu toàn lề luật. Khi đó, chúng ta sẽ không còn oán hận, nói hành nói xấu anh chị em đồng loại nữa và đặc biệt chúng ta luôn luôn có sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.
Anmai, CSsR
Ed 33:7-9, Rm 13:8-10, Mt 18:15-20
BỎ BOM !
Người Việt Nam của chúng ta khi dạy con cái mà con cái nó không nghe lời thì hay nói : Nó lỳ như trâu !
“Lỳ như trâu” ! Chẳng hiểu xuất phát từ đâu nhưng có lẽ người ta ví von như thế cho dễ nghe. Nếu nói đến lỳ thì chưa biết ai lỳ hơn ai ! Có khi con bò nó lỳ hơn con trâu, con ngựa nó lỳ hơn con trâu hay con voi nó lỳ hơn con voi thì sao ? “Lỳ như trâu” người ta muốn ám chỉ đến một người mà khó nói, khó dạy, khó bảo, khó đào tạo.
Trong cuộc sống, chúng ta gặp người này người kia và đụng chạm người này người kia để rồi chúng ta bực dọc, chúng ta ai oán. Đã là con người thì hình như ai cũng mang trong mình cái tâm trạng như thế ! Thói quen tệ khi sống chung, sống gần với nhau là ai nào đó làm ta bực mình hay phạm tội thì sửa lỗi họ. Nếu may mắn người đó nghe mà sửa chữa thì không có gì để nói nhưng kém may mắn hơn một chút là người đó không chịu nghe. Khi người ta không chịu nghe chúng ta thường hay có tâm lý buông xuôi, bỏ mặc người đó.
Với Chúa Giêsu, trong trường hợp đó thì Chúa Giêsu lại xử khác. Chúa Giêsu xử như thế này : "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
Thiên Chúa, Ngài giàu lòng thương xót, chậm bất bình và đầy ân sủng. Ngài yêu thương con người và Ngài muốn con người nhận ra lòng thương xót đó và quay trở về với Ngài khi con người đi vào con đường tội lỗi.
Qua miệng ngôn sứ Êdêkien, Chúa nhắc nhớ lòng của Ngài : "Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: "Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết", mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình."
Vấn đề then chốt, vấn đề quan trọng là ăn năn trở lại.
Bài học về sự chờ đợi, sự khoan dung, sự tha thứ của Chúa Giêsu vẫn còn đó nhưng mấy ai áp dụng được bài học ấy trong cuộc đời.
Ngày hôm nay, trong cộng đoàn, trong gia đình chúng ta thấy khi người ta mắc lỗi với nhau người ta ít bao giờ kéo riêng người anh em đó ra ngoài để sửa lỗi cho họ. Con người thường đi thổi phồng cái lỗi của người khác cho công chúng. Càng thổi phồng, càng gây xìcăngđan thì càng thành công !
Cái bi đát của đời con người là ở chỗ đó. Mình cũng mang lỗi mà đôi khi lỗi mình còn lớn, còn nặng hơn người khác nhưng mình khéo che đậy để không ai thấy cái lỗi đó. Tưởng chừng chỉ dừng lại ở cái chỗ che đậy thôi nhưng người ta đâu có che đâu. Người ta tìm cách quăng bom cho người anh em đồng loại của mình khi nào người anh em đó chết thì người ta mới hả lòng hả dạ.
Tại sao nó lại ra như vậy ? Tại vì nồng độ máu của ích kỷ, nồng độ máu của hờn ghen nó dâng trào trong lòng người ta nên người ta mới đi bỏ bom như vậy. Và, quan trọng hơn cả là cái nồng độ tình yêu trong người họ quá thấp để rồi khi họ thấy người khác sai phạm điều gì là họ cố chà, cố đạp cho người đó chết mà thôi.
Nồng độ tình yêu, máu yêu người đó hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Thánh Phaolô tông đồ diễn tả một cách hết sức dễ thương về cái nồng độ tình yêu, máu yêu người đó thành là món nợ : “Anh em thân mến, anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.
Thật tuyệt vời ! Yêu thương thì đã chu toàn lề luật ! Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn lề luật.
Và, một điểm mà chúng ta dễ nhận thấy nơi các gia đình, nơi các cộng đoàn ngày nay đó là vì họ quá vụ vào luật. Luật, hiển nhiên là tốt cho con người. Luật làm ra để cho con người có những ranh giới, những giới hạn để sống với nhau nhưng cuộc sống không hệ tại ở Luật. Nếu như người ta cứ vụ Luật, người ta cứ nại vào Luật thì quả thật quá nhiều chuyện để mà nói vì lẽ là con người nên mỏng dòn yếu đuối hay vi phạm. Thế nhưng, trên hết tất các luật có lẽ không có luật nào hơn luật bác ái, luật yêu thương.
Nếu trong lòng ta máu bác ái đủ, nồng độ yêu thương cao thì ta sẽ hành xử khác lắm ! Chẳng cần phải làm um sùm khi người đồng loại xúc phạm ta, làm phiền lòng ta. Nếu có đủ bác ái, nếu có đủ yêu thương thì thiếu gì cách để ta nhắn gửi anh chị em đồng loại khi họ phạm lỗi. Có thể nhẹ nhất ta viết một tờ giấy nhỏ tạm gọi là góp ý cho người anh chị em đồng loại đang sống với ta hay là cứ gọi lại nói thẳng cho ta biết lỗi của họ.
Và, thử nghĩ xem, nếu ta giải quyết cách đó thì người đồng loại của chúng ta sẽ nhận thấy lỗi của họ và khi đó họ mới thay đổi. Còn nếu chúng ta bỏ bom thì chẳng khi nào ta sửa lỗi cho anh chị em đồng loại ta được. Khi ta bỏ bom như vậy thì càng làm cho sự việc càng tệ hại hơn. Nếu tinh ý một chút, trong gia đình, trong cộng đoàn chúng ta sống kẻ nào hay đi bỏ bom người khác, nói xấu người khác, phê bình chỉ trích sau lưng người khác đó là kẻ xấu hơn ai hết.
Và, chúng ta cứ thử ngẫm nghĩ xem cũng rất buồn cười là có những người chuyên đi bỏ bom, chuyên đi chỉ trích, chuyên đi lên án, chuyên phê bình người khác còn họ là người vô tội. Thật ra, chỉ có trước mặt Chúa thì ai là người có tội, ai là người vô tội mà thôi. Như Chúa đã từng nhắc nhớ chúng ta : “An hem đừng xét đoán để an hem khỏi bị xét đoán !” Vâng ! Nếu chúng ta bao dung, nếu chúng ta không xét đoán người khác thì người khác cũng sẽ không xét đoán chúng ta như vậy. Nếu chúng ta xét đoán, chúng ta bỏ bom anh chị em đồng loại thì một ngày nào đó ta cũng sẽ nhận lại lời xét đoán, bom mà chúng ta đã bỏ cho anh chị em chúng ta.
Nếu như ta bị cái bệnh bỏm bom anh chị em đồng loại khi họ sai lỗi thì hãy chấm dứt cái trò bỏ bom đó. Bỏ bom như thế chẳng bao giờ sửa lỗi anh chị em đồng loại được mà lại càng làm cho con người ta càng ngày càng xấu đi. Nếu cần cứ đến góp ý trực tiếp, góp ý thẳng thắn chứ đừng chơi cái trò bỏ bom nữa.
Xin Chúa là Vua của Tình Yêu ban tràn đầy Tình Yêu của Ngài trên cuộc đời ta để rồi trong mọi hành xử, mọi lời nói, mọi việc làm của chúng ta đều mang đậm chất của tình yêu. Khi chúng ta yêu, chúng ta sẽ chu toàn lề luật. Khi đó, chúng ta sẽ không còn oán hận, nói hành nói xấu anh chị em đồng loại nữa và đặc biệt chúng ta luôn luôn có sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.
Anmai, CSsR