Dan Lee
09-08-2011, 07:04 AM
Sinh nhật: Niềm vui hay nỗi ám ảnh
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thaycuong38/chaube2.jpg
Y tá Hồ Thị Hiếu và cháu Hồ Quốc Khánh. Ảnh: Minh Nhật.
Một em bé được sinh ra thường khi là niềm vui to lớn cho cha mẹ, cho gia đình, cho cả gia tộc. Nhưng đôi khi sự hiện hữu của đứa trẻ trở nên điều xúi quẩy cho cả làng tộc nếu mẹ của nó chết khi sinh nó. Nó phải bị chôn sống theo người mẹ - đó là hủ tục của người Xê Đăng.
Trên trang vnexpress.net ngày 8/9/2011, tác giả Minh Nhật đã đưa tin :
Y tá Hồ Thị Hiếu ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã giải cứu một bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ.
Sự việc xảy ra rạng sáng ngày 2/9 khi mẹ của bé trai là chị Hồ Thị Yên (33 tuổi, ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sinh bé tại nhà và đã tử vong ngay sau đó do băng huyết. Theo tục lệ của người Xê Đăng, cháu bé sơ sinh sẽ bị chôn sống cùng người mẹ đã chết.
Trước tình hình đó, Trạm y tế xã Trà Cang đã cử chị Hồ Thị Hiếu, cán bộ y tế đến động viên, giải thích và van xin người dân đừng chôn cháu bé còn sống. Tuy nhiên, chị Hiếu gặp sự phản đối quyết liệt từ phía dân bản.
Giải thích theo khoa học và tình người không được, chị Hiếu đành nhảy vào giành lấy cháu bé và đưa về Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My để tiếp tục chăm sóc.
Dù biết việc làm này quá nguy hiểm và có thể sau này nhận được sự gièm pha, xa lánh của nhiều người dân trong thôn, nhưng chị Hiếu cho rằng cháu bé là một con người nên chị quyết tâm đưa bé về, đặt tên cho bé là Hồ Quốc Khánh. Hiện nay sức khỏe cháu Khánh đã ổn định, cân nặng 2,5kg.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/09/giai-cuu-be-trai-suyt-bi-chon-song-theo-me/
Đối với dân làng Xê Đăng, sinh nhật của bé trai Hồ Quốc Khánh là một tin dữ, một nỗi ám ảnh vì ngày sinh của bé cũng là ngày tử của người mẹ.
Thật trái ngược với bầu khí hân hoan của phụng vụ hôm nay Giáo Hội vui mừng kỷ niệm sinh nhật của Đức Maria với trình thuật Tin Mừng kể về gốc tích em bé Giêsu hiện diện trên cõi dương gian!
Có nghịch lý chăng khi mừng ngày sinh của người này lại kể về sinh nhật của người khác? Thưa không! Chính vì có sinh nhật của bé Giêsu mà sinh nhật của Mẹ Maria trở nên ý nghĩa, trở nên “rạng đông báo tin Vầng Hồng sẽ xuất hiện”. Sinh nhật của bé Giêsu trở thành niềm vui cho sinh nhật của Đức Maria, bởi vì bé là niềm vui cứu độ cho Mẹ của mình, cũng như cho tất cả nhân loại! Sinh nhật của Mẹ Maria chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với sinh nhật của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể làm người để cứu độ nhân loại!
“Lạy Trinh Nữ , Đức Mẹ Chúa Trời,
ngày sinh của Mẹ đem Tin Mừng cho cả trần gian,
vì Đức Kitô, Chúa chúng con
là Mặt Trời soi đường ngay nẻo chính
đã từ cung lòng Mẹ sinh ra,
Người là Đấng hủy bỏ lời chúc dữ,
đem lại muôn phúc lành,
Đấng tiêu diệt thần chết, và ban phúc trường sinh.”
(Thánh Ca Tin Mừng giờ Kinh Sáng lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria)
Cũng thế, sinh nhật của mỗi người chúng ta chỉ trở thành niềm vui một khi chúng ta chúng ta “cưu mang” và “sinh ra” Ngôi Lời trong từng ngày sống của chúng ta!
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/thaycuong38/chaube2.jpg
Y tá Hồ Thị Hiếu và cháu Hồ Quốc Khánh. Ảnh: Minh Nhật.
Một em bé được sinh ra thường khi là niềm vui to lớn cho cha mẹ, cho gia đình, cho cả gia tộc. Nhưng đôi khi sự hiện hữu của đứa trẻ trở nên điều xúi quẩy cho cả làng tộc nếu mẹ của nó chết khi sinh nó. Nó phải bị chôn sống theo người mẹ - đó là hủ tục của người Xê Đăng.
Trên trang vnexpress.net ngày 8/9/2011, tác giả Minh Nhật đã đưa tin :
Y tá Hồ Thị Hiếu ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã giải cứu một bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ.
Sự việc xảy ra rạng sáng ngày 2/9 khi mẹ của bé trai là chị Hồ Thị Yên (33 tuổi, ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sinh bé tại nhà và đã tử vong ngay sau đó do băng huyết. Theo tục lệ của người Xê Đăng, cháu bé sơ sinh sẽ bị chôn sống cùng người mẹ đã chết.
Trước tình hình đó, Trạm y tế xã Trà Cang đã cử chị Hồ Thị Hiếu, cán bộ y tế đến động viên, giải thích và van xin người dân đừng chôn cháu bé còn sống. Tuy nhiên, chị Hiếu gặp sự phản đối quyết liệt từ phía dân bản.
Giải thích theo khoa học và tình người không được, chị Hiếu đành nhảy vào giành lấy cháu bé và đưa về Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My để tiếp tục chăm sóc.
Dù biết việc làm này quá nguy hiểm và có thể sau này nhận được sự gièm pha, xa lánh của nhiều người dân trong thôn, nhưng chị Hiếu cho rằng cháu bé là một con người nên chị quyết tâm đưa bé về, đặt tên cho bé là Hồ Quốc Khánh. Hiện nay sức khỏe cháu Khánh đã ổn định, cân nặng 2,5kg.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/09/giai-cuu-be-trai-suyt-bi-chon-song-theo-me/
Đối với dân làng Xê Đăng, sinh nhật của bé trai Hồ Quốc Khánh là một tin dữ, một nỗi ám ảnh vì ngày sinh của bé cũng là ngày tử của người mẹ.
Thật trái ngược với bầu khí hân hoan của phụng vụ hôm nay Giáo Hội vui mừng kỷ niệm sinh nhật của Đức Maria với trình thuật Tin Mừng kể về gốc tích em bé Giêsu hiện diện trên cõi dương gian!
Có nghịch lý chăng khi mừng ngày sinh của người này lại kể về sinh nhật của người khác? Thưa không! Chính vì có sinh nhật của bé Giêsu mà sinh nhật của Mẹ Maria trở nên ý nghĩa, trở nên “rạng đông báo tin Vầng Hồng sẽ xuất hiện”. Sinh nhật của bé Giêsu trở thành niềm vui cho sinh nhật của Đức Maria, bởi vì bé là niềm vui cứu độ cho Mẹ của mình, cũng như cho tất cả nhân loại! Sinh nhật của Mẹ Maria chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với sinh nhật của Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể làm người để cứu độ nhân loại!
“Lạy Trinh Nữ , Đức Mẹ Chúa Trời,
ngày sinh của Mẹ đem Tin Mừng cho cả trần gian,
vì Đức Kitô, Chúa chúng con
là Mặt Trời soi đường ngay nẻo chính
đã từ cung lòng Mẹ sinh ra,
Người là Đấng hủy bỏ lời chúc dữ,
đem lại muôn phúc lành,
Đấng tiêu diệt thần chết, và ban phúc trường sinh.”
(Thánh Ca Tin Mừng giờ Kinh Sáng lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria)
Cũng thế, sinh nhật của mỗi người chúng ta chỉ trở thành niềm vui một khi chúng ta chúng ta “cưu mang” và “sinh ra” Ngôi Lời trong từng ngày sống của chúng ta!