Dan Lee
09-08-2011, 07:20 AM
THA THỨ
Vừa mới chia sẻ bái Tin Mừng dạy về vấn đề “sửa lỗi cho nhau” (CN/XXIII-TN.A – Mt 18, 15-20), nay đọc tiếp bài Tin Mừng CN/XXIV-TN.A (Mt 18, 21-35), tự nhiên thấy người vã mồ hôi và… bí rị! Già mất rồi! Già thật rồi! Tẩn mẩn cầm cuốn “Cổ học tinh hoa” ra đọc. Bắt gặp truyện “Dung người được báo” của Đào Ngột (trong “Sở Sử” – Sử nước Sở). Truyện kể rằng:
Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió thổi tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: - Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ thì chính là kẻ ghẹo thiếp...
Vua gạt đi nói: - Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!. Rồi lập tức ra lệnh rằng: - Ai uống rượu với quả nhân (1) hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui. Các quan theo lệnh, đều dứt giải rmũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy được vui vầy ổn thoả.
Hai năm sau, nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận mà trận nào cũng thấy một viên quan võ liều sống, liều chết xông ra trước mà đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy hỏi: - Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?
Viên quan thưa rằng: - Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị dứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy...“
Mấy ông vua thời phong kiến có rất nhiều cung nữ (có ông tuyển tới 3.000 gái đẹp còn trinh nạp cung) để hầu hạ vua đủ thứ, kể cả việc làm “hoàng hậu một đêm”. Đêm nào vua chán “chính cung hoàng hậu”, bèn cưỡi “xe dâu” do con dê kéo đi, xe ngưng ở cửa phòng cung nữ nào thì vua sẽ vào qua đêm ở phòng đó. Được “rồng” tới là hạnh phúc nhất trần đời, bởi quá nhiều cung nữ cả đời trong cung cấm không được một lần “diện kiến long nhan”. Vì thế mới có chuyện các cung nữ đua nhau hái lá dâu, rải trước cửa phòng để nhử con dê kéo “long xa” ghé vào. Khi mà có quá nhiều cửa phòng có lá dâu thì dê cũng… bí, và cung nữ chỉ còn cách trông vào… vận may. Những cung nữ chẳng bao giờ có được vận may “dê” ghé vào, đành ôm mối… hận tình ngàn thu và oán than thấu trời! (xc. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều). Dù thế nào mặc lòng, các cung phi mỹ nữ vẫn phải cúc cung tận tuỵ một lòng một dạ trung thành vời nhà vua, không được “léng phéng”. Vua mà bắt được quan nào “léng phéng” với cung nữ (kể cả cung nữ tìm cách “léng phéng” với quan), thì… “a-lê, hấp!”… bay đầu ngay. Nên chi, các quan hầu cận vua (ra vào cung cấm thường xuyên) đều bị hoạn và gọi là “hoạn quan” (văn vẻ hơn thì gọi là “thái giám”). Cũng vì thế mới có chuyện “thái giám giả” (không bị hoạn) trà trộn, tìm cách qua mặt nhà vua, để “léng phéng” với cung nữ!
Xin lỗi hải nội chư quân tử về cái sự dài dòng. Xin nghiêm chỉnh vào đề: Dụ ngôn “Tên mắc nợ…” trong bài Tin Mừng hôm nay và truyện cổ nói trên đều nêu lên tấm lòng nhân hậu của một ông vua, nhưng cách hành xử của người “thụ ân” thì có khác. Tất nhiên khi “thi ân” thì cả 2 ông vua đều không nghĩ hay đòi báo đáp, nên thói đời mới thường “vong ân”. Vong ân thì “phụ nghĩa” là cái chắc. Có lẽ cũng vì vậy, nên cổ nhân mới sưu tầm những chuyện như “Dung người được báo” (tha thứ người sẽ được báo đáp) để răn dạy con cháu. Kể ra kiếm được một Tưởng Hùng cũng không phải chuyện dễ. Đến như “tên mắc nợ” trong dụ ngôn ở bài Tin Mừng hôm nay, thì lại không hiếm ở cõi đời này. Đã quên ơn (vong ân) thì chớ, nhưng cũng chẳng thèm đối xử với anh em như mình đã từng được đối xử.
Đã nói rằng ông vua nhân hậu khi tha thứ cho tên mắc nợ, chẳng hề nghĩ đến việc “đền ơn đáp nghĩa”, vậy phải hiểu thế nào về việc nhà vua trách phạt tên mắc nợ? Ấy cũng bởi vì ông vua này chính là Đức Vua trong đoạn Tin Mừng sau : “Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?" Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy." (Mt 25, 41-45). Rõ ràng “đền ơn đáp nghĩa” kiểu như Tưởng Hùng thì phải chờ cơ hội và phải đúng với đối tượng là Sở Trang Vương, nhưng với tên mắc nọ thì chỉ cần làm được như người đã tha nợ cho mình, còn đối tượng thì lại chính là những anh em của mình.
Tên mắc nợ được tha thứ, nhưng lại không biết tha thứ cho anh em mình, hậu quả tất yếu sẽ là ”Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông” (Mt 18, 34). Vâng, “Lấy đức báo oán thì thù oán tiêu tan, lấy oán báo oán thi oán thù chồng chất”, đó cũng là lẽ tự nhiên. Tuy vậy, nói về vấn đề tha thứ thì dễ, nhưng thực hành được mới là điều vô vàn khó khăn. Tâm lý thông thường của con người khi xúc phạm đến anh em thì không nhận thấy lỗi lầm của mình, hoặc giả có nhìn thấy lỗi phạm, thì ngay lập tức năn nỉ, van xin anh em tha thứ cho mình; nhưng đến khi anh em xúc phạm đến mình, thì lại sửng cồ lên, đòi “ăn miếng trả miếng”. Ngay đến cả Luật Mô-sê cũng dạy “mắt đền mắt, răng đền răng”, huống hồ! Tuy nhiên, ông Vua Giê-su thì hoàn toàn khác hẳn. Xin nghe: "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5, 38-42).
Yêu cả kẻ thù, huống chi kẻ xúc phạm mình lại chính là anh em của mình, há chẳng đáng được tha thứ hay sao? Khó tuy có khó, nhưng hãy nghĩ rằng mình có hoàn toàn chưa, có “thập phần hoàn hảo” chưa? Hãy nhìn lại mình xem, đã bao nhiêu lần anh xúc phạm đến anh em, mà xúc phạm đến anh em cũng tức là xúc phạm đến Thiên Chúa. Thiên Chúa (chính là ông vua nhân từ trong dụ ngôn) luôn sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm cho anh, vậy tại sao anh lại nhẫn tâm ngoảnh mặt làm ngơ, rồi còn tìm cách trả thù, trả đũa? Muốn trả thù ư? Được lắm! Hãy học cho được cách trả thù theo phương châm sau đây: “Cách trả thù hay nhất đối với kẻ làm khổ mình là đừng bao giờ giống nó”. Lại le lưỡi rồi ư? Mới chỉ một lần thôi mà đã le lưỡi, vậy thì làm sao mà “sự bất quá tam” (không thể nhịn quá ba lần) cho được; chớ đừng nói chi đến 7 lần như Phê-rô vấn nạn. Hoá cho nên mới phải học, học tha thứ.
Vâng, hàng ngày anh vẫn luôn miệng xin “tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, anh có ý thức được rằng nếu “chúng con không tha kẻ có nợ chúng con” mà cứ đòi “tha nợ chúng con” thì nghe có lọt tai không? Tha thứ thì sẽ được báo đáp, mà cách báo đáp tốt nhất ở đây là hãy học nơi người đã tha thứ mình cách tha thứ kẻ đã xúc phạm đến mình. Như xưa ông Vua Tha Thứ đã cầu xin tha thứ cho kẻ đã hành hạ, xúc phạm, đánh giết mình trên thập tự: “Lạy Cha! Xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
(1) Quả nhân: tiếng nhà vua tự xưng với quần thần (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: “tôi”).
Vừa mới chia sẻ bái Tin Mừng dạy về vấn đề “sửa lỗi cho nhau” (CN/XXIII-TN.A – Mt 18, 15-20), nay đọc tiếp bài Tin Mừng CN/XXIV-TN.A (Mt 18, 21-35), tự nhiên thấy người vã mồ hôi và… bí rị! Già mất rồi! Già thật rồi! Tẩn mẩn cầm cuốn “Cổ học tinh hoa” ra đọc. Bắt gặp truyện “Dung người được báo” của Đào Ngột (trong “Sở Sử” – Sử nước Sở). Truyện kể rằng:
Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió thổi tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: - Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ thì chính là kẻ ghẹo thiếp...
Vua gạt đi nói: - Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!. Rồi lập tức ra lệnh rằng: - Ai uống rượu với quả nhân (1) hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui. Các quan theo lệnh, đều dứt giải rmũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy được vui vầy ổn thoả.
Hai năm sau, nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận mà trận nào cũng thấy một viên quan võ liều sống, liều chết xông ra trước mà đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy hỏi: - Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?
Viên quan thưa rằng: - Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị dứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy...“
Mấy ông vua thời phong kiến có rất nhiều cung nữ (có ông tuyển tới 3.000 gái đẹp còn trinh nạp cung) để hầu hạ vua đủ thứ, kể cả việc làm “hoàng hậu một đêm”. Đêm nào vua chán “chính cung hoàng hậu”, bèn cưỡi “xe dâu” do con dê kéo đi, xe ngưng ở cửa phòng cung nữ nào thì vua sẽ vào qua đêm ở phòng đó. Được “rồng” tới là hạnh phúc nhất trần đời, bởi quá nhiều cung nữ cả đời trong cung cấm không được một lần “diện kiến long nhan”. Vì thế mới có chuyện các cung nữ đua nhau hái lá dâu, rải trước cửa phòng để nhử con dê kéo “long xa” ghé vào. Khi mà có quá nhiều cửa phòng có lá dâu thì dê cũng… bí, và cung nữ chỉ còn cách trông vào… vận may. Những cung nữ chẳng bao giờ có được vận may “dê” ghé vào, đành ôm mối… hận tình ngàn thu và oán than thấu trời! (xc. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều). Dù thế nào mặc lòng, các cung phi mỹ nữ vẫn phải cúc cung tận tuỵ một lòng một dạ trung thành vời nhà vua, không được “léng phéng”. Vua mà bắt được quan nào “léng phéng” với cung nữ (kể cả cung nữ tìm cách “léng phéng” với quan), thì… “a-lê, hấp!”… bay đầu ngay. Nên chi, các quan hầu cận vua (ra vào cung cấm thường xuyên) đều bị hoạn và gọi là “hoạn quan” (văn vẻ hơn thì gọi là “thái giám”). Cũng vì thế mới có chuyện “thái giám giả” (không bị hoạn) trà trộn, tìm cách qua mặt nhà vua, để “léng phéng” với cung nữ!
Xin lỗi hải nội chư quân tử về cái sự dài dòng. Xin nghiêm chỉnh vào đề: Dụ ngôn “Tên mắc nợ…” trong bài Tin Mừng hôm nay và truyện cổ nói trên đều nêu lên tấm lòng nhân hậu của một ông vua, nhưng cách hành xử của người “thụ ân” thì có khác. Tất nhiên khi “thi ân” thì cả 2 ông vua đều không nghĩ hay đòi báo đáp, nên thói đời mới thường “vong ân”. Vong ân thì “phụ nghĩa” là cái chắc. Có lẽ cũng vì vậy, nên cổ nhân mới sưu tầm những chuyện như “Dung người được báo” (tha thứ người sẽ được báo đáp) để răn dạy con cháu. Kể ra kiếm được một Tưởng Hùng cũng không phải chuyện dễ. Đến như “tên mắc nợ” trong dụ ngôn ở bài Tin Mừng hôm nay, thì lại không hiếm ở cõi đời này. Đã quên ơn (vong ân) thì chớ, nhưng cũng chẳng thèm đối xử với anh em như mình đã từng được đối xử.
Đã nói rằng ông vua nhân hậu khi tha thứ cho tên mắc nợ, chẳng hề nghĩ đến việc “đền ơn đáp nghĩa”, vậy phải hiểu thế nào về việc nhà vua trách phạt tên mắc nợ? Ấy cũng bởi vì ông vua này chính là Đức Vua trong đoạn Tin Mừng sau : “Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?" Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy." (Mt 25, 41-45). Rõ ràng “đền ơn đáp nghĩa” kiểu như Tưởng Hùng thì phải chờ cơ hội và phải đúng với đối tượng là Sở Trang Vương, nhưng với tên mắc nọ thì chỉ cần làm được như người đã tha nợ cho mình, còn đối tượng thì lại chính là những anh em của mình.
Tên mắc nợ được tha thứ, nhưng lại không biết tha thứ cho anh em mình, hậu quả tất yếu sẽ là ”Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông” (Mt 18, 34). Vâng, “Lấy đức báo oán thì thù oán tiêu tan, lấy oán báo oán thi oán thù chồng chất”, đó cũng là lẽ tự nhiên. Tuy vậy, nói về vấn đề tha thứ thì dễ, nhưng thực hành được mới là điều vô vàn khó khăn. Tâm lý thông thường của con người khi xúc phạm đến anh em thì không nhận thấy lỗi lầm của mình, hoặc giả có nhìn thấy lỗi phạm, thì ngay lập tức năn nỉ, van xin anh em tha thứ cho mình; nhưng đến khi anh em xúc phạm đến mình, thì lại sửng cồ lên, đòi “ăn miếng trả miếng”. Ngay đến cả Luật Mô-sê cũng dạy “mắt đền mắt, răng đền răng”, huống hồ! Tuy nhiên, ông Vua Giê-su thì hoàn toàn khác hẳn. Xin nghe: "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5, 38-42).
Yêu cả kẻ thù, huống chi kẻ xúc phạm mình lại chính là anh em của mình, há chẳng đáng được tha thứ hay sao? Khó tuy có khó, nhưng hãy nghĩ rằng mình có hoàn toàn chưa, có “thập phần hoàn hảo” chưa? Hãy nhìn lại mình xem, đã bao nhiêu lần anh xúc phạm đến anh em, mà xúc phạm đến anh em cũng tức là xúc phạm đến Thiên Chúa. Thiên Chúa (chính là ông vua nhân từ trong dụ ngôn) luôn sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm cho anh, vậy tại sao anh lại nhẫn tâm ngoảnh mặt làm ngơ, rồi còn tìm cách trả thù, trả đũa? Muốn trả thù ư? Được lắm! Hãy học cho được cách trả thù theo phương châm sau đây: “Cách trả thù hay nhất đối với kẻ làm khổ mình là đừng bao giờ giống nó”. Lại le lưỡi rồi ư? Mới chỉ một lần thôi mà đã le lưỡi, vậy thì làm sao mà “sự bất quá tam” (không thể nhịn quá ba lần) cho được; chớ đừng nói chi đến 7 lần như Phê-rô vấn nạn. Hoá cho nên mới phải học, học tha thứ.
Vâng, hàng ngày anh vẫn luôn miệng xin “tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, anh có ý thức được rằng nếu “chúng con không tha kẻ có nợ chúng con” mà cứ đòi “tha nợ chúng con” thì nghe có lọt tai không? Tha thứ thì sẽ được báo đáp, mà cách báo đáp tốt nhất ở đây là hãy học nơi người đã tha thứ mình cách tha thứ kẻ đã xúc phạm đến mình. Như xưa ông Vua Tha Thứ đã cầu xin tha thứ cho kẻ đã hành hạ, xúc phạm, đánh giết mình trên thập tự: “Lạy Cha! Xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
(1) Quả nhân: tiếng nhà vua tự xưng với quần thần (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: “tôi”).