Dan Lee
09-08-2011, 11:06 PM
MỘT TIN MỪNG KHÓ GIỮ
Sau lúc đem ra một số lời giáo huấn về đời sống cộng đồng, Chúa đã nhấn mạnh đến bổn phận tha thứ. Bài Phúc âm tự nó đã rõ ràng. Tuy thế cũng cần phải nói rõ thêm một vài điều. Ta biết rằng danh từ “bảy mươi bảy lần” của Phúc âm có nghĩa là vô cùng. Hơn nữa còn phải đọc thêm dụ ngôn người đầy tớ tàn nhẫn để tìm ra bài học chính yếu mà Chúa Giêsu muốn dạy ta, mà không dừng lại ở các chi thiết của câu chuyện để tìm cho cái chi tiết ấy một ý nghĩa. Bài học chính yếu để sự tha thứ của loài người liên quan với sự tha thứ của Thiên Chúa. Các chi tiết của câu chuyện tả lại cho chúng ta một khía cạnh của triều đình Đông phương vào thời Chúa Kitô, nhất là những gì liên quan đến quyền tùy nghi quyết định của nhà vua trên thường dân. Chúa Giêsu đi từ một sự thực có sẵn trong óc của mọi người để xây dựng câu chuyện và rút ra một bài học: Chúa Cha ở trên trời sẽ hành động giống như ta suy nghĩ và hành động với các anh chị em khác. Lúc suy nghĩ về sự tha thứ Phúc âm, ta thấy Thiên Chúa có tham vọng nâng chúng ta lên ngang hàng với sự cao cả riêng Ngài. Sau đây là một vài điểm dùng làm mốc để suy nghĩ.
1) Không nên giam hãm một ai trong sự xúc phạm đã qua. Khi chúng ta phải tha thứ, thì thường là liên quan đến một sự xúc phạm nằm trong quá khứ. Nhưng kẻ xúc phạm, tác giả của sự xúc phạm, đang sống trong hiện tại. Con người ấy trong giây phút hiện tại không cùng là một con người như lúc xúc phạm nữa. Do đó chúng ta phải nhìn người ấy một cách khác. Tha thứ là chấp nhận kẻ khác như họ đang sống bay giờ, chứ không phải là xua đuổi họ, như họ đã đối xử trong quá khứ.
2) Người ta sẽ bảo rằng: nếu kẻ ấy lại quay làm thiệt hại ta như trước, nếu kẻ ấy tái phạm ta phải đối xử như thế nào? Phúc âm trả lời: vẫn tha thứ. Điều này không có nghĩa là ta khỏi phải đề phòng. Tuy nhiên Phúc âm cấm ta không được làm hại họ, hơn nữa lòng ta còn phải đi xa tới chỗ lấy ân đền oán. Có lẽ sẽ bảo là muốn làm được như thế phải có chí anh hùng. Thiên Chúa đã hành động với chúng ta như thế nào? Chúng ta là những người có tội hay sa đi ngã lại mà Thiên Chúa vẫn luôn luôn tha thứ khi có dấu hiệu mảy may là chúng ta hối cải. Thiên Chúa không ngớt mong muốn điều lành cho chúng ta.
3) Người ta thường nói: tha thứ thì được mà bỏ quên thì không. Sự tha thứ mới là đối tượng của giới răn chứ đâu phải là sự bỏ quên. Bỏ quên lỗi của kẻ khác nằm ngoài quyền hạn của ý chí và phải chăng đó là điều đáng mong ước? Khi chúng ta nhớ lại một ân huệ đã lãnh nhận, chúng ta có thể lợi dụng đó để khơi dậy lòng biết ơn và đó là điều rất tốt. Khi nhớ lại một sự thiệt thòi đã chịu, chúng ta lợi dụng đó để tha thứ một lần nữa và làm cho sự tha thứ càng lớn mạnh. Trong cả hai trường hợp trí nhớ có thể giúp chúng ta làm điều thiện. Khả năng nhớ lại đặt chúng ta gần với tư tưởng của Chúa vì Người thu gọn tất cả quá khứ của thế giới trong cái hiện tại vĩnh viễn nhưng là để yêu mến.
4) Sự tha thứ mà Phúc âm đề xướng là một món quà cho không, ngay cả với những người không xứng đáng. Điều này cũng có nghĩa là phải cầu nguyện, để kêu cầu ơn Chúa là sức mạnh phi thường và linh thiêng khiến lòng người có khả năng lướt thắng chính mình, đến nỗi thực hiện được những công việc quá sức loài người..
Achille Degeest
Sau lúc đem ra một số lời giáo huấn về đời sống cộng đồng, Chúa đã nhấn mạnh đến bổn phận tha thứ. Bài Phúc âm tự nó đã rõ ràng. Tuy thế cũng cần phải nói rõ thêm một vài điều. Ta biết rằng danh từ “bảy mươi bảy lần” của Phúc âm có nghĩa là vô cùng. Hơn nữa còn phải đọc thêm dụ ngôn người đầy tớ tàn nhẫn để tìm ra bài học chính yếu mà Chúa Giêsu muốn dạy ta, mà không dừng lại ở các chi thiết của câu chuyện để tìm cho cái chi tiết ấy một ý nghĩa. Bài học chính yếu để sự tha thứ của loài người liên quan với sự tha thứ của Thiên Chúa. Các chi tiết của câu chuyện tả lại cho chúng ta một khía cạnh của triều đình Đông phương vào thời Chúa Kitô, nhất là những gì liên quan đến quyền tùy nghi quyết định của nhà vua trên thường dân. Chúa Giêsu đi từ một sự thực có sẵn trong óc của mọi người để xây dựng câu chuyện và rút ra một bài học: Chúa Cha ở trên trời sẽ hành động giống như ta suy nghĩ và hành động với các anh chị em khác. Lúc suy nghĩ về sự tha thứ Phúc âm, ta thấy Thiên Chúa có tham vọng nâng chúng ta lên ngang hàng với sự cao cả riêng Ngài. Sau đây là một vài điểm dùng làm mốc để suy nghĩ.
1) Không nên giam hãm một ai trong sự xúc phạm đã qua. Khi chúng ta phải tha thứ, thì thường là liên quan đến một sự xúc phạm nằm trong quá khứ. Nhưng kẻ xúc phạm, tác giả của sự xúc phạm, đang sống trong hiện tại. Con người ấy trong giây phút hiện tại không cùng là một con người như lúc xúc phạm nữa. Do đó chúng ta phải nhìn người ấy một cách khác. Tha thứ là chấp nhận kẻ khác như họ đang sống bay giờ, chứ không phải là xua đuổi họ, như họ đã đối xử trong quá khứ.
2) Người ta sẽ bảo rằng: nếu kẻ ấy lại quay làm thiệt hại ta như trước, nếu kẻ ấy tái phạm ta phải đối xử như thế nào? Phúc âm trả lời: vẫn tha thứ. Điều này không có nghĩa là ta khỏi phải đề phòng. Tuy nhiên Phúc âm cấm ta không được làm hại họ, hơn nữa lòng ta còn phải đi xa tới chỗ lấy ân đền oán. Có lẽ sẽ bảo là muốn làm được như thế phải có chí anh hùng. Thiên Chúa đã hành động với chúng ta như thế nào? Chúng ta là những người có tội hay sa đi ngã lại mà Thiên Chúa vẫn luôn luôn tha thứ khi có dấu hiệu mảy may là chúng ta hối cải. Thiên Chúa không ngớt mong muốn điều lành cho chúng ta.
3) Người ta thường nói: tha thứ thì được mà bỏ quên thì không. Sự tha thứ mới là đối tượng của giới răn chứ đâu phải là sự bỏ quên. Bỏ quên lỗi của kẻ khác nằm ngoài quyền hạn của ý chí và phải chăng đó là điều đáng mong ước? Khi chúng ta nhớ lại một ân huệ đã lãnh nhận, chúng ta có thể lợi dụng đó để khơi dậy lòng biết ơn và đó là điều rất tốt. Khi nhớ lại một sự thiệt thòi đã chịu, chúng ta lợi dụng đó để tha thứ một lần nữa và làm cho sự tha thứ càng lớn mạnh. Trong cả hai trường hợp trí nhớ có thể giúp chúng ta làm điều thiện. Khả năng nhớ lại đặt chúng ta gần với tư tưởng của Chúa vì Người thu gọn tất cả quá khứ của thế giới trong cái hiện tại vĩnh viễn nhưng là để yêu mến.
4) Sự tha thứ mà Phúc âm đề xướng là một món quà cho không, ngay cả với những người không xứng đáng. Điều này cũng có nghĩa là phải cầu nguyện, để kêu cầu ơn Chúa là sức mạnh phi thường và linh thiêng khiến lòng người có khả năng lướt thắng chính mình, đến nỗi thực hiện được những công việc quá sức loài người..
Achille Degeest