Dan Lee
09-11-2011, 04:21 PM
Tại sao tha thứ?
Tha thứ là một sự nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không phải nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người ấy tha thứ mà không nhận thức những gì người ta xin với một người bị xúc phạm.. Cùng với lệnh phải tha thứ, con người cũng phải được cho một lý do để làm như vậy.
Đó là điều Chúa Giêsu đã làm với dụ ngôn ông vua và hai tên đầy tớ của vua. Dụ ngôn nói rõ tại sao người ta phải tha thứ: bởi vì Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta!
Thiên Chúa xóa một món nợ của chúng ta vô cùng to lớn hơn món nợ mà người anh em có thể nợ với chúng ta. Sự khác biệt giữa món nợ mắc với nhà vua (10 ngàn nén) và món nợ mắc với người đồng nghiệp (100 đồng) tính theo giá hiện tại bằng 3 triệu euros và một vài xu ($3.7 million)!
Thánh Phaolo đã nói: "Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" (Colossians 3:13). Luật Cựu Ước, "mắt đền mắt, và răng đền răng," đã bị khắc phục. Không còn tiêu chuẩn này nữa: "Hảy làm cho kẻ khác điều nó làm cho anh", nhưng, "Điều Thiên Chúa đã làm cho anh, anh hãy làm cho kẻ khác." Nhưng, Đức Giêsu không hạn chế mình vào sự ra lệnh cho chúng ta phải tha thứ, nhưng chính Người đã làm vậy trước. Đang khi Người bị đóng đinh trên thập giá Người đã cầu nguyện rằng: "Lạy Cha,xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm!" (Lc. 23:34}. Đó là điều phân biệt giữa đức tin Ki tô hữu với bất cứ tôn giáo nào khác.
Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn " Không phải với sự oán giận mà sự oán giân được thoa dịu; với sự không-oán giận, sự oán giận mới được thoa dịu." Nhưng Chúa Kitô không hạn chế mình trong việc chỉ rõ con đuờng trọn lành; Người ban sức mạnh để theo sự trọn lành. Người không chỉ ra lệnh chúng ta phải làm, nhưng Người làm với chúng ta. Ân sủng hệ tại là ở chỗ này. Sự tha thứ Kitô hữu vượt xa sự không-bạo tàn và sự không-oán hận.
Có người thắc mắc: việc tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là khuyến khích sự bất côn g và bật đèn xanh cho lạm dụng sao? Không, sự tha thứ Kitô hữu không loại trừ sự kiện, trong đôi truờng hợp, anh cũng có thể phải tố giác một người và đưa họ ra tòa án, nhất là khi điều bị đe dọa là những quyền lợi và cũng là ích lợi của kẻ khác. Xin nêu lên một ví dụ gần chúng ta: sự tha thứ Kitô hữu không ngăn cấm những người phụ nữ của một số nạn nhân bị góa bụa do sự khủng bố hay do mafia, đã theo đuổi chân lý và công lý cách kiên trì liên quan cái chết của chồng mình.
Nhưng, không chỉ có những hành vi cả thể tha thứ mà còn những hành vi tha thứ hằng ngày, trong đời sống vợ chồng, lúc lao động, giữa những thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp và những người quen thuộc. Điều gì người ta có thể làm khi người ta khám phá rằng mình bị chính bà vợ mình phản bội? Tha thứ hay phân ly? Đó là một câu hỏi hết sức tế nhị, không luật nào có thể được áp đặt từ bên ngoài. Cá nhân phải khám phá trong mình phải nên làm gì.
Nhưng tôi có thể nói một sự. Tôi biết những trường hợp mà bên bị xúc phạm đã tìm được, trong tình yêu đối với kẻ khác, và nhờ sự trợ giúp đến từ sự cầu nguyện, đã có sức mạnh tha thứ cho kẻ đã lầm lạc, nhưng chân thành sám hối. Hôn nhân được tái sinh như từ đống tro, nó có một thứ bắt đầu mới. Dĩ nhiên, không ai có thể chờ đợi điều nảy có thể xảy ra trong đời sống vợ chồng "bảy mươi lần bảy."
Chúng ta phải cảnh giác để khỏi phải mắc bẫy. Cũng có nguy hiểm trong việc tha thứ. Nguy hiểm đó tùy thuộc vào tâm trạng của những người tưởng rằng họ luôn luôn có một cái gì phải tha thứ cho kẻ khác-- nguy hiểm vì tin rằng người ta luôn là chủ nợ sự tha thứ và không bao giờ là người mắc nợ.
Nhưng nếu chúng ta suy tư kỹ nhiều lần, khi chúng ta sắp nói: "Tôi tha thứ cho anh!", chúng ta đáng lý sẽ làm tốt hơn để thay đổi thái độ và những lời nói, và nói với người đối diện chúng ta: "Xin tha thứ cho tôi!" Lúc đó chúng ta phải công nhận chúng ta cũng có cái gì người khác phải tha thứ. Trên thực tế, còn quan trọng hơn việc tha thứ là sự khiêm tốn xin tha thứ.
(Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật của Lm Cantalamessa - Người giảng Phủ Giáo Hoàng giải thích về Tin Mừng Chúa Nhật)
Tha thứ là một sự nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không phải nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người ấy tha thứ mà không nhận thức những gì người ta xin với một người bị xúc phạm.. Cùng với lệnh phải tha thứ, con người cũng phải được cho một lý do để làm như vậy.
Đó là điều Chúa Giêsu đã làm với dụ ngôn ông vua và hai tên đầy tớ của vua. Dụ ngôn nói rõ tại sao người ta phải tha thứ: bởi vì Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta!
Thiên Chúa xóa một món nợ của chúng ta vô cùng to lớn hơn món nợ mà người anh em có thể nợ với chúng ta. Sự khác biệt giữa món nợ mắc với nhà vua (10 ngàn nén) và món nợ mắc với người đồng nghiệp (100 đồng) tính theo giá hiện tại bằng 3 triệu euros và một vài xu ($3.7 million)!
Thánh Phaolo đã nói: "Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" (Colossians 3:13). Luật Cựu Ước, "mắt đền mắt, và răng đền răng," đã bị khắc phục. Không còn tiêu chuẩn này nữa: "Hảy làm cho kẻ khác điều nó làm cho anh", nhưng, "Điều Thiên Chúa đã làm cho anh, anh hãy làm cho kẻ khác." Nhưng, Đức Giêsu không hạn chế mình vào sự ra lệnh cho chúng ta phải tha thứ, nhưng chính Người đã làm vậy trước. Đang khi Người bị đóng đinh trên thập giá Người đã cầu nguyện rằng: "Lạy Cha,xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm!" (Lc. 23:34}. Đó là điều phân biệt giữa đức tin Ki tô hữu với bất cứ tôn giáo nào khác.
Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn " Không phải với sự oán giận mà sự oán giân được thoa dịu; với sự không-oán giận, sự oán giận mới được thoa dịu." Nhưng Chúa Kitô không hạn chế mình trong việc chỉ rõ con đuờng trọn lành; Người ban sức mạnh để theo sự trọn lành. Người không chỉ ra lệnh chúng ta phải làm, nhưng Người làm với chúng ta. Ân sủng hệ tại là ở chỗ này. Sự tha thứ Kitô hữu vượt xa sự không-bạo tàn và sự không-oán hận.
Có người thắc mắc: việc tha thứ bảy mươi lần bảy không có nghĩa là khuyến khích sự bất côn g và bật đèn xanh cho lạm dụng sao? Không, sự tha thứ Kitô hữu không loại trừ sự kiện, trong đôi truờng hợp, anh cũng có thể phải tố giác một người và đưa họ ra tòa án, nhất là khi điều bị đe dọa là những quyền lợi và cũng là ích lợi của kẻ khác. Xin nêu lên một ví dụ gần chúng ta: sự tha thứ Kitô hữu không ngăn cấm những người phụ nữ của một số nạn nhân bị góa bụa do sự khủng bố hay do mafia, đã theo đuổi chân lý và công lý cách kiên trì liên quan cái chết của chồng mình.
Nhưng, không chỉ có những hành vi cả thể tha thứ mà còn những hành vi tha thứ hằng ngày, trong đời sống vợ chồng, lúc lao động, giữa những thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp và những người quen thuộc. Điều gì người ta có thể làm khi người ta khám phá rằng mình bị chính bà vợ mình phản bội? Tha thứ hay phân ly? Đó là một câu hỏi hết sức tế nhị, không luật nào có thể được áp đặt từ bên ngoài. Cá nhân phải khám phá trong mình phải nên làm gì.
Nhưng tôi có thể nói một sự. Tôi biết những trường hợp mà bên bị xúc phạm đã tìm được, trong tình yêu đối với kẻ khác, và nhờ sự trợ giúp đến từ sự cầu nguyện, đã có sức mạnh tha thứ cho kẻ đã lầm lạc, nhưng chân thành sám hối. Hôn nhân được tái sinh như từ đống tro, nó có một thứ bắt đầu mới. Dĩ nhiên, không ai có thể chờ đợi điều nảy có thể xảy ra trong đời sống vợ chồng "bảy mươi lần bảy."
Chúng ta phải cảnh giác để khỏi phải mắc bẫy. Cũng có nguy hiểm trong việc tha thứ. Nguy hiểm đó tùy thuộc vào tâm trạng của những người tưởng rằng họ luôn luôn có một cái gì phải tha thứ cho kẻ khác-- nguy hiểm vì tin rằng người ta luôn là chủ nợ sự tha thứ và không bao giờ là người mắc nợ.
Nhưng nếu chúng ta suy tư kỹ nhiều lần, khi chúng ta sắp nói: "Tôi tha thứ cho anh!", chúng ta đáng lý sẽ làm tốt hơn để thay đổi thái độ và những lời nói, và nói với người đối diện chúng ta: "Xin tha thứ cho tôi!" Lúc đó chúng ta phải công nhận chúng ta cũng có cái gì người khác phải tha thứ. Trên thực tế, còn quan trọng hơn việc tha thứ là sự khiêm tốn xin tha thứ.
(Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật của Lm Cantalamessa - Người giảng Phủ Giáo Hoàng giải thích về Tin Mừng Chúa Nhật)