Dan Lee
09-13-2011, 07:18 AM
Hành Hương Kính Đức Mẹ ngày 13. 09. 2011
Đức Mẹ Sầu Bi
Kính thưa cộng đoàn, ngày mai 14 tháng 09, Giáo hội mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá để kính nhớ mầu nhiệm chết và phục sinh của Đức Giêsu. Đức Giêsu đã chịu bao đau khổ để đi vào trong vinh quang. Và ngày 15 tháng 09 Giáo hội mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi , để tưởng nhớ những đau khổ Mẹ đã chịu trong hành trình sống lòng tin bên cạnh Chúa Giêsu, người con yêu dấu của Mẹ. Qua việc cử hành phụng vụ như thế, Hội thánh đã giúp cho chúng ta nhận rõ hơn sự hiệp thông giữa Mẹ Maria với các mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Mẹ đã hiệp thông trọn vẹn những đau khổ của Chúa thì Mẹ cũng được hưởng vinh quang phục sinh với Người. Hiệp với Giáo hội, giờ hành hương hôm nay, chúng ta cùng nhau suy niệm hình ảnh Mẹ Sầu Bi, Mẹ thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, con của Mẹ.
Để bắt đầu giờ hành hương, chúng ta cùng nhau xin Chúa Thánh Thần đến canh tân, đổi mới tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta luôn biết nhìn lên Mẹ để biết sống mỗi biến cố vui buồn trong cuộc đời.
Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần
1. Lời nguyện
Lạy Cha, khi Đức Kitô Con Cha chịu treo trên thập giá, Cha đã muốn cho Đức Maria – Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho chúng con biết noi gương Đức Maria mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, hầu mai ngày chúng con được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô.
Lạy Mẹ Maria, nhờ Mẹ mà chúng con được hưởng nguồn ơn cứu độ đã trào dâng từ thương tích của Đức Kitô con yêu dấu của Mẹ. Hôm nay, chúng con về bên Mẹ đây, xin Mẹ giúp chúng con biết đứng vững trước mọi thách đố của cuộc đời mà hiên ngang giữ vững đức tin của chúng con như Mẹ đã hiên ngang đón nhận thách đố khi gần bên thập giá Đức Kitô.
Chúng con cầu xin những ơn này nhờ Đức Giêsu Kitô – Chúa chúng con. Amen.
Hát: Mẹ Nhân Loại
2. Suy niệm
"Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu..." (Gal 6,17).
Thưa cộng đoàn, Phụng vụ Hội Thánh dành ngày 15.9 hằng năm, một ngày sau lễ suy tôn thánh giá để kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, hay chúng ta thường gọi là Đức Mẹ bảy sự. Theo dòng lịch sử và dựa vào các sách Tin mừng, những người con Mẹ định ra bảy niềm đau của Đức Mẹ dọc theo cuộc đời của Chúa Giêsu:
1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,34-35)
2. Trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-15)
3. Ba ngày đi tìm Chúa trong Đền Thờ (Lc 2,41-52)
4. Con đường lên Golgotha
5. Cuộc đóng đinh
6. Hạ xác Chúa xuống
7. Chôn xác Chúa trong mồ
Thực ra, số 7 muốn nói Đức Mẹ đã chịu đau đớn rất nhiều. Có thể nói Đức Mẹ đã chịu tất cả mọi sự đau đớn mà một người có thể gặp phải. Tại sao Đức Mẹ lại phải chịu đau đớn. Thưa Đức Mẹ phải chịu đau đớn trước hết vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu.
Nếu như thánh Phaolô nói: "Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu" thì chắc chắn những đau thương nơi cuộc đời của Chúa Giêsu còn khắc sâu nơi trái tim, nơi cõi lòng của Mẹ Maria biết chừng nào!
Người Việt Nam thường nói:
“Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.”
hay:
“Máu chảy ruột mềm”.
Về phương diện thể lý, những người cùng máu huyết có sự gần gũi, yêu mến, cảm thông sâu xa. Sự gần gũi cảm thông càng rất mạnh mẽ và sâu xa hơn nữa giữa mẹ với con. Đứa con là thịt máu của mẹ. Đứa con đã sống trong lòng mẹ 9 tháng 10 ngày. Đứa con sống bên cạnh mẹ từ lúc chào đời tới khi trưởng thành. Chỉ xét về phương diện tự nhiên, mẹ với con đã có sự gần gũi và gần như đồng cảm. Người mẹ có thể đoán được ý nghĩ của con. Và nhất là người mẹ luôn cảm thấy những nỗi đau khổ của con. Vì thế khi Chúa Giêsu chịu đau khổ, lòng Đức Mẹ cũng tan nát “như bị gươm sắc thâu qua lòng vậy”.
Quả thật, phải ở địa vị của một người mẹ thì mới hiểu hết được những khổ đau của Mẹ Maria. Đời Mẹ Maria là một chuỗi sầu khổ, là bể khổ không đổ vơi cho ai được. Nhưng Mẹ đều âm thầm và suy niệm trong lòng. Con Yêu Dấu của Mẹ càng gần ngày chịu treo trên thập giá thì lưỡi gươm thống khổ càng cắm ngập sâu vào trái tim Mẹ. Bao nhiêu lý do tăng thêm nỗi thống khổ cho Mẹ: những bạn hữu và các môn đệ của Chúa thì bỏ trốn hết cả, quân dữ thì tàn bạo không thương tiếc. Do đó, nếu như biển cả là nơi thu nhận các dòng nước thì lòng Mẹ là nơi kết tinh muôn vàn đau khổ. Những đau khổ đã không thể khiến Mẹ ngã quỵ. Mẹ luôn đứng vững và càng gắn bó với con của Mẹ hơn, càng chung tình hơn, càng thành công hơn.
Kính thưa Cộng đoàn,
Hướng về Mẹ Maria “Mẹ Sầu Bi” là ta tưởng nhớ lại những đau khổ, khó khăn, thách đố, những vết thương Mẹ mang trong trái tim của Mẹ để cùng với Chúa trở thành “Đồng Công” cứu chuộc nhân loại luôn lỗi lầm, vong ân bội nghĩa với tình yêu của Thiên Chúa trong cách sống đạo cũng như đời thờ ơ, không tha thứ, quên đi chữ yêu và tỏ hiện chữ yêu như Chúa đã dạy.
Qua đó ta xin Mẹ giúp ta dần trong cuộc sống, biết cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho ta qua Mẹ Maria, biết xoa dịu đi những vết thương lòng của Mẹ bằng đời sống chuyên tâm cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, yêu thương, tha thứ, nhất là luôn học hỏi và noi gương những nhân đức của Mẹ.
Giữa cuộc sống đầy những hệ lụy của tội lỗi của khổ đau, thử thách, những vết thương lòng do tội lỗi gây ra, do những sự hiểu lầm, những khinh khi của những người anh em, ta xin Mẹ an ủi, hàn gắn, nâng đỡ ta trong từng ngày sống. Và cũng xin Mẹ giúp ta đừng bao giờ gây nên vết thương lòng cho những người anh em.
Trong tâm tình của người con thảo, chúng ta cùng dâng lên Mẹ một kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh.
3. Cầu nguyện với Mẹ
Lạy Mẹ Maria! Con đường đi theo Chúa là con đường khổ giá, con đường gánh chịu những vết thương từ bỏ ý riêng, hy sinh, phục vụ vì tình yêu... Mẹ đã đi trọn con đường đó trong cuộc sống. Xin Mẹ dẫn con đến với Chúa, để tạ lỗi với Chúa vì sự thờ ơ, thoái thác bước theo con đường Chúa đã vạch sẵn cho con.
Xin Mẹ giúp con biết noi gương Mẹ, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, đặc biệt nơi bí tích Thánh Thể, để nhờ đó mà con mới có sức mạnh đi trọn con đường Chúa đã hoạch dịnh cho con.
Mẹ đã gánh chịu những vết thương lòng của khổ đau, thử thách, buồn phiền, xin Mẹ nân đỡ con, an ủi con và tất cả mọi người đang mang trong tâm những buồn khổ. Xin đồng hành với con và mọi người trong những lúc gặp gian nan và thử thách trong cuộc sống này. Amen
Thưa cộng đoàn, trước những đau khổ của cuộc đời, những thách đố của cuộc sống, chúng ta luôn tin tưởng có Thiên Chúa đang yêu thương và quan phòng chúng ta. Vì vậy, cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy hát lên lời xin vâng. Xin vâng như Mẹ đã xin vâng với thánh ý Thiên Chúa.
Đức Mẹ Sầu Bi
Kính thưa cộng đoàn, ngày mai 14 tháng 09, Giáo hội mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá để kính nhớ mầu nhiệm chết và phục sinh của Đức Giêsu. Đức Giêsu đã chịu bao đau khổ để đi vào trong vinh quang. Và ngày 15 tháng 09 Giáo hội mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi , để tưởng nhớ những đau khổ Mẹ đã chịu trong hành trình sống lòng tin bên cạnh Chúa Giêsu, người con yêu dấu của Mẹ. Qua việc cử hành phụng vụ như thế, Hội thánh đã giúp cho chúng ta nhận rõ hơn sự hiệp thông giữa Mẹ Maria với các mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Mẹ đã hiệp thông trọn vẹn những đau khổ của Chúa thì Mẹ cũng được hưởng vinh quang phục sinh với Người. Hiệp với Giáo hội, giờ hành hương hôm nay, chúng ta cùng nhau suy niệm hình ảnh Mẹ Sầu Bi, Mẹ thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, con của Mẹ.
Để bắt đầu giờ hành hương, chúng ta cùng nhau xin Chúa Thánh Thần đến canh tân, đổi mới tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta luôn biết nhìn lên Mẹ để biết sống mỗi biến cố vui buồn trong cuộc đời.
Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần
1. Lời nguyện
Lạy Cha, khi Đức Kitô Con Cha chịu treo trên thập giá, Cha đã muốn cho Đức Maria – Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho chúng con biết noi gương Đức Maria mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, hầu mai ngày chúng con được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô.
Lạy Mẹ Maria, nhờ Mẹ mà chúng con được hưởng nguồn ơn cứu độ đã trào dâng từ thương tích của Đức Kitô con yêu dấu của Mẹ. Hôm nay, chúng con về bên Mẹ đây, xin Mẹ giúp chúng con biết đứng vững trước mọi thách đố của cuộc đời mà hiên ngang giữ vững đức tin của chúng con như Mẹ đã hiên ngang đón nhận thách đố khi gần bên thập giá Đức Kitô.
Chúng con cầu xin những ơn này nhờ Đức Giêsu Kitô – Chúa chúng con. Amen.
Hát: Mẹ Nhân Loại
2. Suy niệm
"Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu..." (Gal 6,17).
Thưa cộng đoàn, Phụng vụ Hội Thánh dành ngày 15.9 hằng năm, một ngày sau lễ suy tôn thánh giá để kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, hay chúng ta thường gọi là Đức Mẹ bảy sự. Theo dòng lịch sử và dựa vào các sách Tin mừng, những người con Mẹ định ra bảy niềm đau của Đức Mẹ dọc theo cuộc đời của Chúa Giêsu:
1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,34-35)
2. Trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-15)
3. Ba ngày đi tìm Chúa trong Đền Thờ (Lc 2,41-52)
4. Con đường lên Golgotha
5. Cuộc đóng đinh
6. Hạ xác Chúa xuống
7. Chôn xác Chúa trong mồ
Thực ra, số 7 muốn nói Đức Mẹ đã chịu đau đớn rất nhiều. Có thể nói Đức Mẹ đã chịu tất cả mọi sự đau đớn mà một người có thể gặp phải. Tại sao Đức Mẹ lại phải chịu đau đớn. Thưa Đức Mẹ phải chịu đau đớn trước hết vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu.
Nếu như thánh Phaolô nói: "Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu" thì chắc chắn những đau thương nơi cuộc đời của Chúa Giêsu còn khắc sâu nơi trái tim, nơi cõi lòng của Mẹ Maria biết chừng nào!
Người Việt Nam thường nói:
“Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.”
hay:
“Máu chảy ruột mềm”.
Về phương diện thể lý, những người cùng máu huyết có sự gần gũi, yêu mến, cảm thông sâu xa. Sự gần gũi cảm thông càng rất mạnh mẽ và sâu xa hơn nữa giữa mẹ với con. Đứa con là thịt máu của mẹ. Đứa con đã sống trong lòng mẹ 9 tháng 10 ngày. Đứa con sống bên cạnh mẹ từ lúc chào đời tới khi trưởng thành. Chỉ xét về phương diện tự nhiên, mẹ với con đã có sự gần gũi và gần như đồng cảm. Người mẹ có thể đoán được ý nghĩ của con. Và nhất là người mẹ luôn cảm thấy những nỗi đau khổ của con. Vì thế khi Chúa Giêsu chịu đau khổ, lòng Đức Mẹ cũng tan nát “như bị gươm sắc thâu qua lòng vậy”.
Quả thật, phải ở địa vị của một người mẹ thì mới hiểu hết được những khổ đau của Mẹ Maria. Đời Mẹ Maria là một chuỗi sầu khổ, là bể khổ không đổ vơi cho ai được. Nhưng Mẹ đều âm thầm và suy niệm trong lòng. Con Yêu Dấu của Mẹ càng gần ngày chịu treo trên thập giá thì lưỡi gươm thống khổ càng cắm ngập sâu vào trái tim Mẹ. Bao nhiêu lý do tăng thêm nỗi thống khổ cho Mẹ: những bạn hữu và các môn đệ của Chúa thì bỏ trốn hết cả, quân dữ thì tàn bạo không thương tiếc. Do đó, nếu như biển cả là nơi thu nhận các dòng nước thì lòng Mẹ là nơi kết tinh muôn vàn đau khổ. Những đau khổ đã không thể khiến Mẹ ngã quỵ. Mẹ luôn đứng vững và càng gắn bó với con của Mẹ hơn, càng chung tình hơn, càng thành công hơn.
Kính thưa Cộng đoàn,
Hướng về Mẹ Maria “Mẹ Sầu Bi” là ta tưởng nhớ lại những đau khổ, khó khăn, thách đố, những vết thương Mẹ mang trong trái tim của Mẹ để cùng với Chúa trở thành “Đồng Công” cứu chuộc nhân loại luôn lỗi lầm, vong ân bội nghĩa với tình yêu của Thiên Chúa trong cách sống đạo cũng như đời thờ ơ, không tha thứ, quên đi chữ yêu và tỏ hiện chữ yêu như Chúa đã dạy.
Qua đó ta xin Mẹ giúp ta dần trong cuộc sống, biết cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho ta qua Mẹ Maria, biết xoa dịu đi những vết thương lòng của Mẹ bằng đời sống chuyên tâm cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, yêu thương, tha thứ, nhất là luôn học hỏi và noi gương những nhân đức của Mẹ.
Giữa cuộc sống đầy những hệ lụy của tội lỗi của khổ đau, thử thách, những vết thương lòng do tội lỗi gây ra, do những sự hiểu lầm, những khinh khi của những người anh em, ta xin Mẹ an ủi, hàn gắn, nâng đỡ ta trong từng ngày sống. Và cũng xin Mẹ giúp ta đừng bao giờ gây nên vết thương lòng cho những người anh em.
Trong tâm tình của người con thảo, chúng ta cùng dâng lên Mẹ một kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh.
3. Cầu nguyện với Mẹ
Lạy Mẹ Maria! Con đường đi theo Chúa là con đường khổ giá, con đường gánh chịu những vết thương từ bỏ ý riêng, hy sinh, phục vụ vì tình yêu... Mẹ đã đi trọn con đường đó trong cuộc sống. Xin Mẹ dẫn con đến với Chúa, để tạ lỗi với Chúa vì sự thờ ơ, thoái thác bước theo con đường Chúa đã vạch sẵn cho con.
Xin Mẹ giúp con biết noi gương Mẹ, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, đặc biệt nơi bí tích Thánh Thể, để nhờ đó mà con mới có sức mạnh đi trọn con đường Chúa đã hoạch dịnh cho con.
Mẹ đã gánh chịu những vết thương lòng của khổ đau, thử thách, buồn phiền, xin Mẹ nân đỡ con, an ủi con và tất cả mọi người đang mang trong tâm những buồn khổ. Xin đồng hành với con và mọi người trong những lúc gặp gian nan và thử thách trong cuộc sống này. Amen
Thưa cộng đoàn, trước những đau khổ của cuộc đời, những thách đố của cuộc sống, chúng ta luôn tin tưởng có Thiên Chúa đang yêu thương và quan phòng chúng ta. Vì vậy, cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy hát lên lời xin vâng. Xin vâng như Mẹ đã xin vâng với thánh ý Thiên Chúa.