PDA

View Full Version : T - Tha thứ là con đường của cuộc sống



Dan Lee
09-14-2011, 07:04 AM
THA THỨ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG



Tha thứ là những gì mà chúng ta hy vọng và mong đợi khi chúng ta làm những điều sai trái, nhưng thường lai miễn cưỡng để ban cho người khác. Nhưng những bài đọc hôm nay khẳng định bằng “những câu nói cứng rắn” vô điều kiện vì chúng đưa ra điều luật: tha thứ không phải sự chọn lựa tùy ý hoặc một điều gì đó sẽ trở nên tốt đẹp mà là một thiết yếu. Không sẵn sàng tha thứ là chịu trách nhiệm phần lớn cho sự sợ hãi và bạo lực của thế giới. Nó giam hãm chúng ta với những ai mà chúng ta thù oán.

Nhiều người tin một cách ngây thơ rằng tất cả những lời giáo huấn của Thiên Chúa hoàn toàn mới và chưa từng nghe trươc đó. Trên thực tế, những lời giảng dạy của Người là một trong hai hoặc song hành hoặc bắt nguồn từ truyền thống Do Thái. Sự tha thứ là một trường hợp quan trọng – phần nhiều những gì chúng ta thấy trong bài đọc từ Sirach được phản ảnh trong Tin Mừng của Thánh Mat-thêu. Sirach nhấn mạnh rằng sự tha thứ là một thỏa thuận trọn gói – nếu chúng ta mong đợi sự tha thứ từ Thiên Chúa, chúng ta phải sẵn sàng rộng lương khoan dung với tha nhân. Chứa chấp mối hận thù và muốn trả thù thì không xứng đáng với sự trải nghiệm và hiểu biết cần thiết mà gọi là những gì là tội lỗi. Một hồi tưởng không nguôi về sự ngắn ngủi của cuộc đời chúng ta, cũng như những điều răn và giao ước với Thiên Chúa đủ để làm giảm sự tức giận. Chúng ta tất cả đều đứng trước Thiên Chúa – chúng ta ai nấy đều rơi vào đoản mạch vinh quang của Người –chúng ta tất cả đều cần thiết và hy vọng lòng nhân từ và sự tha thứ. Oán ghét, thù hận và mong muốn trả thù không bao giờ thực hiện được bất cứ điều gì tích cực mà chỉ đơn thuần là gieo rắc những hạt giống xung đột và bạo lực nhiều hơn nữa. Với sự châm biếm tuyệt diệu bài đọc dành cho Chúa Nhật này, tất cả chúng ta cần phải tha thứ - trùng vào kỷ niệm 10 năm sự kiện kinh hoàng 11/ 9.

G. K. Chesterton đạ viết, “Tha thứ có nghĩa là thứ tha không thể bỏ qua.” Điều đó có vẻ như đối với nhiều người mà sự kiện 11/ 9 sẽ là một chiến thắng dành cho phạm trù đó và do đó nó quan trọng hơn tất cả mà chúng ta lắng nghe những gì Thiên Chúa đã nói. Nhiều người sẽ lên tiếng rằng tha thứ không thể và thậm chí không mong muốn cho những sự kiện đẫm máu và kinh hoàng như sự kiện 11/ 9, các cuộc thảm sát hoặc giết người khác của những người thân yêu. Nhưng theo những lời của Chesterton thì đây là những hành vi mà rất cần được sự tha thứ. Nhiều người phản đối lý do tha thứ cho những kẻ hành hạ và cướp mất những người gẩn gũi và thân thương của họ. Tha thứ, không chấp nhận hoặc dung thứ cho những người phải chịu hậu quả đích đáng về những hành động của họ. Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là sức mạnh tinh thần và đạo đức. Họ chỉ đơn giản từ chối để oán thù và do đó cho phép tội ác được chiến thắng.

Làm thế nào chúng ta có thể gánh chịu những mối hận thù khi chúng ta không sống hoặc chết cho chính chúng ta? Chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta sống trong Thiên Chúa. Tron mối quan hệ đó không có chỗ cho tiêu cực và tức giận. Đối với hững tìn hữu không có thực tế nao khác hơn Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã tạo điều này một cách rõ ràng khi ông thảo luận sự phù phiếm và giả định của sự phán xét vượt quá về người khác, người mà đã được Thiên Chúa chào đón và cho những ai mà Chúa Ki-tô đã chết vì họ. Điều đó rất khó khăn nếu không thể yêu cầu hợp lý mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa trong khi vẫn bám vào sự giận dữ và hận thù người khác.

Việc đón nhận những lời giáo huấn Do Thái truyền thống, Chúa Giê-su của Thánh Mat-thêu đã minh hõa một cách kiên quyết sự tha thứ của Thiên Chúa không nhượng bộ là thế nào. Thánh Phê-rô đã hỏi Chúa Giê-su một câu hỏi khá mỉa mai: thầy sẽ mang sự tha thứ này được bao xa? Con phải tha thứ bao nhiêu lần – bẩy lần được không ạ? Nhưng Chúa Giê-su trả lời một câu gây sửng sốt – bẩy mươi bẩy lần – một triệu lần! Sự tha thứ phải trở thành con đường của cuộc sống. Câu chuyện về các con nợ đã minh họa quan điểm của Người. Những cá nhân có tính bần tiện và thiếu yêu thương sẽ từ chối tha thứ cho một người nào đó mà nợ ông ta một phần của những gì mà ông ta được ông chủ tha thứ, thậm chí cho những đồng bào nghèo nài xin lòng thương xót. (Đừng khó khăn với người ấy, vì ông ta đại diện cho tất cả chúng ta!) Khi ông ta nhận thấy những gì đã xảy ra mà người chủ tức giận đã hủy bỏ và người đầy tớ nhẫn tâm này đã ném vào tù con nợ của mình. Dụ ngôn này đã kết thúc với sự cảnh báo đáng lo ngại rằng những người mà từ chối tha thứ sẽ bị trừng trị bằng cách thức tương tự. Đây không phải là những gì mà chúng ta muốn nghe – không có ân sủng rẻ mạt hoặc cảm giác tôn giáo thương hại ở đây, mà tôn giáo trải điều đó cho chúng ta.

Vào ngày kỷ niệm này có lẽ tất cả chúng ta bắt đầu xua đi những tiêu cực, hận thù, tức giận, oán hờn và khát khao đón nhận một cách trung thực. Chúng ta có thể thực hiện những bước do dự đầu tiên theo con đường của hòa bình và khôi phục một thế giới đầy đau thương và sợ hãi trước Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS