Dan Lee
09-16-2011, 06:45 AM
TA CÓ CHẤP NHẬN ĐỂ CHO
PHÚC ÂM LÀM TA SỬNG SỐT HAY KHÔNG?
Chúa Giêsu theo thói quen thường dùng dữ kiện trực tiếp có sẵn trước mắt các môn đệ để xây dựng một câu chuyện. Những dữ kiện đó là mùa nho chín cần phải hái mau, là hiện tượng thất nghiệp trong một xã hội đang gặp khủng hoảng kinh tế, là số tiền lương một đồng tương xứng với mức sống tối thiểu. Bắt nguồn từ đấy, Chúa Giêsu tưởng tượng ra một dụ ngôn và qua đó Chúa muốn luồn vào một lời giáo huấn. Ngài muốn làm cho người ta hiểu rằng Thiên Chúa không phải là một ông chủ theo kiểu các chủ nhân trên trái đất này. Những người này có bổn phận giữ sự công bằng đối với thợ thuyền. Còn Thiên Chúa, Người không tự nhận là có một bổn phận như thế đối với loài người, vì Người đứng ở bên kia sự công bằng của loài người. Sự công bằng được giới hạn ở những gì chúng ta mắc nợ. Sức cố gắng suốt một ngày làm việc sẽ có một số tiền công tương xứng của một ngày, không có gì hơn. Và với sức cố gắng của suốt một giờ, lẽ công bằng của loài người sẽ trả số tiền công tương xứng với một giờ, cũng không có gì hơn. Nhưng đi xa hơn lẽ công bằng còn có lòng nhân từ. Và lòng nhân từ không có giới hạn nào hơn là khả năng ban phát. Thiên Chúa là Đấng nhân từ vô cùng, Người có khả năng vô biên, Người không có giới hạn. Lòng nhân từ đi xa hơn điều mà loài người đáng được hưởng vô cùng. Thiên Chúa muốn cần tới các tay thợ để hái quả trong vườn nho của Người. Một sự công bằng tối thiểu được bảo đảm, nếu họ quyết tâm ở trên bình diện ấy, nhưng Thiên Chúa còn biếu thêm nữa nếu họ có tấm lòng khá rộng lớn. Dụ ngôn này nhắc lại cho ta là phải tránh suy nghĩ về Thiên Chúa theo kích thước của loài người. Sự nhắc lại này thích đáng một cách đặc biệt ở thời đại ta, lúc mà những khối óc cho mình là Kitô hữu đang cố gắng lôi kéo Phúc âm xuống ngang hàng với tư tưởng của loài người trong lúc cần phải nâng cao nhân tính lên tới trình độ của Phúc âm.
1) Trình độ của Phúc âm là trình độ của Tình yêu, mà một trong những dấu hiệu bên ngoài là lòng nhân từ. Dụ ngôn nhấn mạnh ở một khía cạnh chính yếu của lòng nhân từ, đó là sự tự do. Chớ thì tôi không được sử dụng của cải như sở thích của tôi sao? Sự công bằng không được tự do, nhưng bị ràng buộc do bổn phận và những gì ta nợ người khác. Lòng nhân từ, trái lại, không bị ràng buộc bởi khế ước. Nó chỉ biết một điều tất yếu duy nhất, phát xuất từ chính lòng nhân từ và thúc giục phải ban phát, nó không muốn tạo ra nơi người thụ hưởng của ban phát bổn phận phải đền trả. Nó ban phát nhưng không. Điều này không có nghĩa là nó không chờ đợi một sự đáp ứng nào. Nó chờ đợi người ta nhìn nhận, nghĩa là chờ đợi ở con người một hành động ý thức và tự do là nhận biết từ đâu và do kẻ nào mà có những ân huệ mà con người đang thụ hưởng, một lòng biết ơn được diễn tả cách thông thường qua những lời cám ơn lòng tri ân và những lời ca ngợi. Lòng nhân từ của Chúa nói lên sự tự do của Chúa lúc ban phát và sự tự do của con người lúc đón nhận.
2) Trình độ Phúc âm còn làm xáo trộn cách thức suy nghĩ của loài người. Dụ ngôn làm người Biệt phái phải sửng sốt vì nó đặt người ngoại giáo, những kẻ đến sau, ngang hàng với con cái Israel trong Nước Trời. Mục đích của dụ ngôn là làm cho cả ta cũng phải ngạc nhiên, bởi lẽ trong cộng đoàn Kitô giáo và ngay cả trong sự cố gắng hàng ngày của ta để sống trung thành, có lẽ ta cũng có khuynh hướng tự ban phát cho mình công nghiệp, quyền lợi và nhiều đòi hỏi. Hãy để ý và khiêm tốn đặt mình dưới sự cai quản độc nhất của lòng nhân từ Thiên Chúa. Hãy xin Chúa ban cho ta cũng như cho anh em ngoại giáo không phải những gì tương xứng với sự công bằng, nhưng những gì mà lòng nhân từ của Người gợi ra.
Suy niệm của Achille Degeest.
(Trích trong 'Lương Thực Ngày Chúa Nhật')
PHÚC ÂM LÀM TA SỬNG SỐT HAY KHÔNG?
Chúa Giêsu theo thói quen thường dùng dữ kiện trực tiếp có sẵn trước mắt các môn đệ để xây dựng một câu chuyện. Những dữ kiện đó là mùa nho chín cần phải hái mau, là hiện tượng thất nghiệp trong một xã hội đang gặp khủng hoảng kinh tế, là số tiền lương một đồng tương xứng với mức sống tối thiểu. Bắt nguồn từ đấy, Chúa Giêsu tưởng tượng ra một dụ ngôn và qua đó Chúa muốn luồn vào một lời giáo huấn. Ngài muốn làm cho người ta hiểu rằng Thiên Chúa không phải là một ông chủ theo kiểu các chủ nhân trên trái đất này. Những người này có bổn phận giữ sự công bằng đối với thợ thuyền. Còn Thiên Chúa, Người không tự nhận là có một bổn phận như thế đối với loài người, vì Người đứng ở bên kia sự công bằng của loài người. Sự công bằng được giới hạn ở những gì chúng ta mắc nợ. Sức cố gắng suốt một ngày làm việc sẽ có một số tiền công tương xứng của một ngày, không có gì hơn. Và với sức cố gắng của suốt một giờ, lẽ công bằng của loài người sẽ trả số tiền công tương xứng với một giờ, cũng không có gì hơn. Nhưng đi xa hơn lẽ công bằng còn có lòng nhân từ. Và lòng nhân từ không có giới hạn nào hơn là khả năng ban phát. Thiên Chúa là Đấng nhân từ vô cùng, Người có khả năng vô biên, Người không có giới hạn. Lòng nhân từ đi xa hơn điều mà loài người đáng được hưởng vô cùng. Thiên Chúa muốn cần tới các tay thợ để hái quả trong vườn nho của Người. Một sự công bằng tối thiểu được bảo đảm, nếu họ quyết tâm ở trên bình diện ấy, nhưng Thiên Chúa còn biếu thêm nữa nếu họ có tấm lòng khá rộng lớn. Dụ ngôn này nhắc lại cho ta là phải tránh suy nghĩ về Thiên Chúa theo kích thước của loài người. Sự nhắc lại này thích đáng một cách đặc biệt ở thời đại ta, lúc mà những khối óc cho mình là Kitô hữu đang cố gắng lôi kéo Phúc âm xuống ngang hàng với tư tưởng của loài người trong lúc cần phải nâng cao nhân tính lên tới trình độ của Phúc âm.
1) Trình độ của Phúc âm là trình độ của Tình yêu, mà một trong những dấu hiệu bên ngoài là lòng nhân từ. Dụ ngôn nhấn mạnh ở một khía cạnh chính yếu của lòng nhân từ, đó là sự tự do. Chớ thì tôi không được sử dụng của cải như sở thích của tôi sao? Sự công bằng không được tự do, nhưng bị ràng buộc do bổn phận và những gì ta nợ người khác. Lòng nhân từ, trái lại, không bị ràng buộc bởi khế ước. Nó chỉ biết một điều tất yếu duy nhất, phát xuất từ chính lòng nhân từ và thúc giục phải ban phát, nó không muốn tạo ra nơi người thụ hưởng của ban phát bổn phận phải đền trả. Nó ban phát nhưng không. Điều này không có nghĩa là nó không chờ đợi một sự đáp ứng nào. Nó chờ đợi người ta nhìn nhận, nghĩa là chờ đợi ở con người một hành động ý thức và tự do là nhận biết từ đâu và do kẻ nào mà có những ân huệ mà con người đang thụ hưởng, một lòng biết ơn được diễn tả cách thông thường qua những lời cám ơn lòng tri ân và những lời ca ngợi. Lòng nhân từ của Chúa nói lên sự tự do của Chúa lúc ban phát và sự tự do của con người lúc đón nhận.
2) Trình độ Phúc âm còn làm xáo trộn cách thức suy nghĩ của loài người. Dụ ngôn làm người Biệt phái phải sửng sốt vì nó đặt người ngoại giáo, những kẻ đến sau, ngang hàng với con cái Israel trong Nước Trời. Mục đích của dụ ngôn là làm cho cả ta cũng phải ngạc nhiên, bởi lẽ trong cộng đoàn Kitô giáo và ngay cả trong sự cố gắng hàng ngày của ta để sống trung thành, có lẽ ta cũng có khuynh hướng tự ban phát cho mình công nghiệp, quyền lợi và nhiều đòi hỏi. Hãy để ý và khiêm tốn đặt mình dưới sự cai quản độc nhất của lòng nhân từ Thiên Chúa. Hãy xin Chúa ban cho ta cũng như cho anh em ngoại giáo không phải những gì tương xứng với sự công bằng, nhưng những gì mà lòng nhân từ của Người gợi ra.
Suy niệm của Achille Degeest.
(Trích trong 'Lương Thực Ngày Chúa Nhật')