Dan Lee
09-16-2011, 09:36 PM
GHEN
Nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn Sao?
Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? (Mt 20,15).
Tạo hóa trao ban cho mỗi thụ tạo một qùa tặng riêng, không AI giống AI. Sự hơn kém và khác biệt phẩm chất làm cho thế giới con người và các loài thụ tạo có muôn mầu, muôn sắc và sống động. Quan sát dòng đời, chúng ta nhận thấy rằng trên đời có kẻ đến trước, người đến sau. Có kẻ già người trẻ, có người sang kẻ hèn và có kẻ giầu người nghèo. Có kẻ sướng người khổ, có kẻ ăn trắng mặc trơn và có kẻ cả đời lam lũ. Có kẻ thông Minh tài giỏi, có kẻ khờ khạo chậm chạp và có người lành kẻ dữ. Mỗi người dù sang hay hèn đều có một kiếp sống. Tuy cuộc đời và đời người không AI giống AI, nhưng AI AI cũng mong muốn có một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc.
Chúng ta không cần phải ngồi đó so sánh hơn thiệt. Mỗi người chúng ta có một định mệnh và căn tính riêng biệt. Chúng ta không thể trở nên giống người này, người nọ. Cho dù thay gan, thay Tim, thay máu, thay các cơ phận và cả đổi giống, chúng ta vẫn giữ căn tính của mình. Ước muốn của mỗi người giống như các chiếc ly, chiếc chén, cần dung lượng đủ cho ước mơ của mình. Chén của tôi nhỏ, tôi mong ước đong đầy là vui rồi. Chén của bạn to hơn, bạn cần nhiều nhu cầu hơn. Mỗi người có một số phận, ước Sao cho số mệnh mình được may mắn xuông sẻ là hạnh phúc rồi. Mọi người được sinh Ra và sống đời dài hay vắn tùy theo số mệnh. Có một điểm Chung cho tất cả mọi người là đồng hành đi về một hướng. Cuối con đường là sự chết.
Sự so sánh, ghen tị sẽ đưa đến tranh dành, chia rẽ và phá đổ. Ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất, lòng ham muốn đã xô đẩy con người vào đường lầm. Ông bà nguyên tổ ước muốn được biết mọi sự như Thiên Chúa, đã sa phạm vào bẫy của ma qủy. Con cái của ông bà đã chành cạnh, so sánh hơn thiệt đã gây Ra thảm cảnh: A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng. Thiên Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt (Stk 4,5-6).Không cầm lòng được sự giân dữ và ghen tương, Cain đã giết em của mình: Ca-in nói với em là A-ben: "Chúng mình Ra ngoài đồng đi! " Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình (Stk 4,8).
Con người cứ luẩn quẩn trong vòng ghen tương thù oán. Lòng tự ái bị chạm nên đã gây gỗ, xua đuổi và thù ghét. Bà Sara cho phép chồng được ở với đứa tớ gái, khi người tớ gái có con, bà lại nẩy sinh Ra sự ghen tị và so sánh hơn thua. Bà mang tâm thức một chủ nhân nhưng thiếu lòng rộng lượng: Ông Áp-ram nói với bà Xa-rai: "Nữ tỳ của bà ở trong tay bà đấy; đối với nó, cái gì tốt cho bà thì bà cứ làm! " Bà Xa-rai hành hạ Ha-Ga khiến nàng phải trốn bà (Stk 16,6). Truyện của Rachel cũng giống như truyện đời của nhiều người. Không chịu đựng được những lời dèm pha hoặc những cử chỉ trái trai gai mắt. Bà muốn vin vào sự chết để than phiền, dọa nạt hay đòi hỏi: Khi bà Ra-khen thấy mình không sinh con cho ông Gia-cóp, thì ghen với chị và nói với ông Gia-cóp: "Cho tôi có con đi, không thì tôi chết mất!(Stk 30,1).
Anh em con cái của ông Giacob cũng rơi vào những sự thù oán ghen tương. Họ toa rập với nhau để bán người em của mình. Họ ghen ghét người em nhỏ vì em có những khả năng trổi vượt hơn họ. Họ tìm cách tiêu diệt vì ghen: Các anh ghen với cậu, còn cha cậu thì ghi nhớ điều ấy (Stk 37,11). Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ cũng ghi chép lại câu truyện không đẹp này của các anh em tổ phụ ông Giuse: Các tổ phụ ghen ông Giuse nên đã bán ông cho người ta đưa sang Ai-cập. Nhưng Thiên Chúa vẫn ở với ông (Tđcv 7,9).Trong thời gian Dân Do-thái lữ hành trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, có nhiều bô lão cũng đã tỏ lòng ghen tương với những người được lãnh nhận thần khí của Chúa: Nhưng ông Mô-sê trả lời: "Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! " Vì Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ (Ds 11,29).
Những thói hư tật xấu cũng len lỏi vào đời sống cộng đồng của các môn đệ Chúa Giêsu. Khi bà mẹ của Gioan và Giacôbê xin Chúa cho hai đứa con được ngồi bên tả hữu của Chúa thì các môn đệ khác đã cảm thấy khó chịu và ghen tức: Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan (Mc 10.41).Mọi người mong chờ ơn cứu độ và cố gắng tu thân tích đức, nhưng rồi cũng cứ nhìn qua nhìn lại và so sánh hơn thua. Các môn đệ của ông Gioan cũng đã phải lên tiếng:Bấy giờ các môn đệ ông Gioan và các người Pharisêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay? "(Mc 2,18).Rồi tới những vị lãnh đạo tôn giáo cũng tìm lông bới vết, bắt bẻ và phê bình:Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy? "(Mt 9.11).
Kìa, xem thái độ tự mãn và khoe khoang của người Pharisêu. Họ cầu nguyện với Chúa nhưng ánh mắt và cõi lòng lại dèm pha những người khác. Vì thế lời cầu của họ không được Chúa nhậm lời:Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia (Lc 18,11). Cũng như những người Do-thái, họ nghĩ họ là con trưởng, chỉ dân tộc Do-thái mới được thừa hưởng ơn cứu độ. Họ khinh thường kẻ khác và phản đối tẩy chay cả những vị tông đồ được sai đến: Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ ông (Tđcv 13,45)
Với lời lẽ chân thành, Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Corintô: Vì anh em còn là những con người sống theo tính xác thịt. Bao lâu giữa anh em có sự ghen tương và cãi cọ, thì anh em chẳng phải là những con người sống theo tính xác thịt và theo thói người phàm sao? (1Cor 3,3).
Ghen tương cãi cọ là thói xấu ở đời. Đứng núi này trông núi nọ rồi ngỏ lòng ham muốn của cải hay chức vị của người khác. Không biết hài lòng về chính mình là một nỗi khổ. Cuộc sống cứ thế phải chạy đua và tranh dành để gây ảnh hưởng, tìm uy tín. Càng tìm thì càng mất vì nó ngoài khả năng và tầm tay của mình. Có nhiều người không chiếm đoạt được theo ý mình thì đạp đổ và phá hoãng.
Suy về thái độ của những người vào làm vườn nho cho chủ. Kẻ đến sớm, người đến trễ đều được trả tiền công đồng đều. Càm ràm hay trách móc ông chủ cũng là câu truyện thường tình. Chúng ta thông cảm cho những khó chịu của những kẻ giãi nắng dầm sương từ sáng sớm. Chủ và thợ cũng đã thỏa thuận từ sớm, thuận mua vừa bán. Không có sự bất công. Dù sao, ông chủ có tự quyền quyết định, miễn là không vi phạm luật đã thỏa thuận. Thưởng công hay ban phát ân huệ là do ý muốn của chủ. Chúng ta không có quyền quyết định phần thưởng cho mình: “Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết"(Mt 20.16).Hình ảnh những người làm vườn nho trong bài Phúc âm, giúp chúng ta suy gẫm về chính đời sống người tín hữu. Chúng ta được mời vào làm vườn nho Nhà Chúa, chúng ta vẫn tự hào mình là đạo gốc đã ba bốn đời. Giữ đạo cha truyền con nối mà. Chúng ta hãnh diện đã được nhận Bí Tích Rửa Tội từ tuổi bé thơ. Trong khi có biết bao người biết Chúa muộn màng. Họ phải ra công tìm kiếm, chờ đợi và học hỏi mới được sinh ra làm con Chúa. Họ bị xem là bổn đạo mới hay tân tòng.
Qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa hứa ban Nước Trời cho mọi con cái làm sản nghiệp. Dù sớm hay muộn màng, các tín hữu được hưởng mọi quyền lợi làm con Chúa và được gia nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội. Đôi khi, có người nói rằng: Ông bà đó xướng thật vì mới được Rửa Tội và nay được chết lành trong tình nghĩa Chúa. Đúng vậy, họ thật hạnh phúc được biết Chúa khi đời xế bóng. Chúng ta không nên ghen tị về phần thưởng. Còn chúng ta sống đạo thế nào đây? Chúng ta biết Chúa rất sớm. Được học biết về Chúa và sống hiệp thông trong Chúa qua các Bí tích. Chúng ta có nhiều cơ hội chúc tụng, ca ngợi, tôn thờ, tạ ơn và cầu nguyện với Chúa. Chúng ta được lãnh nhận tràn trề ân sủng trong suốt dọc cuộc đời. Cả đời được ngụp lặn trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta được nuôi dưỡng qua bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc thánh thể mỗi ngày và mỗi tuần. Chúng ta có gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và Giáo Hội chở che. Thật là hạnh phúc biết bao!
Trong đời sống đạo, chúng ta hãy cùng khuyến khích nhau nên trọn lành. Đừng ghen tương hay dèm pha khi người khác làm được việc tốt. Đôi khi vì quá nhiệt thành, chúng ta dễ bị rơi vào ý hướng chủ quan hay chủ nghĩa cá nhân thời đại. Cứ nhìn quả sẽ biết cây. Nếu hoa quả ung nhọt, thì cây ắt phải cắt tỉa chăm bón lại. Mọi sinh hoạt trong đạo đều phải dẫn đến sự hiệp nhất, cảm thông và yêu thương. Nếu trong cộng đoàn giáo xứ có nhen nhúm sự chia rẽ, gây bè kéo cánh và lập dị, chúng ta phải tìm lại căn cội để sửa chữa. Hãy luôn gắn bó với Giáo Hội là Mẹ để tìm nguồn sống và sự chân thật. Chúa Giêsu đã trao quyền cho thánh Phêrô cai quản Giáo Hội. Vâng lời và lắng nghe giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta không sợ lạc đường. Lạy Chúa, xin dẫn dắt chúng con về nguồn chân, thiện, mỹ.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn Sao?
Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? (Mt 20,15).
Tạo hóa trao ban cho mỗi thụ tạo một qùa tặng riêng, không AI giống AI. Sự hơn kém và khác biệt phẩm chất làm cho thế giới con người và các loài thụ tạo có muôn mầu, muôn sắc và sống động. Quan sát dòng đời, chúng ta nhận thấy rằng trên đời có kẻ đến trước, người đến sau. Có kẻ già người trẻ, có người sang kẻ hèn và có kẻ giầu người nghèo. Có kẻ sướng người khổ, có kẻ ăn trắng mặc trơn và có kẻ cả đời lam lũ. Có kẻ thông Minh tài giỏi, có kẻ khờ khạo chậm chạp và có người lành kẻ dữ. Mỗi người dù sang hay hèn đều có một kiếp sống. Tuy cuộc đời và đời người không AI giống AI, nhưng AI AI cũng mong muốn có một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc.
Chúng ta không cần phải ngồi đó so sánh hơn thiệt. Mỗi người chúng ta có một định mệnh và căn tính riêng biệt. Chúng ta không thể trở nên giống người này, người nọ. Cho dù thay gan, thay Tim, thay máu, thay các cơ phận và cả đổi giống, chúng ta vẫn giữ căn tính của mình. Ước muốn của mỗi người giống như các chiếc ly, chiếc chén, cần dung lượng đủ cho ước mơ của mình. Chén của tôi nhỏ, tôi mong ước đong đầy là vui rồi. Chén của bạn to hơn, bạn cần nhiều nhu cầu hơn. Mỗi người có một số phận, ước Sao cho số mệnh mình được may mắn xuông sẻ là hạnh phúc rồi. Mọi người được sinh Ra và sống đời dài hay vắn tùy theo số mệnh. Có một điểm Chung cho tất cả mọi người là đồng hành đi về một hướng. Cuối con đường là sự chết.
Sự so sánh, ghen tị sẽ đưa đến tranh dành, chia rẽ và phá đổ. Ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất, lòng ham muốn đã xô đẩy con người vào đường lầm. Ông bà nguyên tổ ước muốn được biết mọi sự như Thiên Chúa, đã sa phạm vào bẫy của ma qủy. Con cái của ông bà đã chành cạnh, so sánh hơn thiệt đã gây Ra thảm cảnh: A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng. Thiên Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt (Stk 4,5-6).Không cầm lòng được sự giân dữ và ghen tương, Cain đã giết em của mình: Ca-in nói với em là A-ben: "Chúng mình Ra ngoài đồng đi! " Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình (Stk 4,8).
Con người cứ luẩn quẩn trong vòng ghen tương thù oán. Lòng tự ái bị chạm nên đã gây gỗ, xua đuổi và thù ghét. Bà Sara cho phép chồng được ở với đứa tớ gái, khi người tớ gái có con, bà lại nẩy sinh Ra sự ghen tị và so sánh hơn thua. Bà mang tâm thức một chủ nhân nhưng thiếu lòng rộng lượng: Ông Áp-ram nói với bà Xa-rai: "Nữ tỳ của bà ở trong tay bà đấy; đối với nó, cái gì tốt cho bà thì bà cứ làm! " Bà Xa-rai hành hạ Ha-Ga khiến nàng phải trốn bà (Stk 16,6). Truyện của Rachel cũng giống như truyện đời của nhiều người. Không chịu đựng được những lời dèm pha hoặc những cử chỉ trái trai gai mắt. Bà muốn vin vào sự chết để than phiền, dọa nạt hay đòi hỏi: Khi bà Ra-khen thấy mình không sinh con cho ông Gia-cóp, thì ghen với chị và nói với ông Gia-cóp: "Cho tôi có con đi, không thì tôi chết mất!(Stk 30,1).
Anh em con cái của ông Giacob cũng rơi vào những sự thù oán ghen tương. Họ toa rập với nhau để bán người em của mình. Họ ghen ghét người em nhỏ vì em có những khả năng trổi vượt hơn họ. Họ tìm cách tiêu diệt vì ghen: Các anh ghen với cậu, còn cha cậu thì ghi nhớ điều ấy (Stk 37,11). Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ cũng ghi chép lại câu truyện không đẹp này của các anh em tổ phụ ông Giuse: Các tổ phụ ghen ông Giuse nên đã bán ông cho người ta đưa sang Ai-cập. Nhưng Thiên Chúa vẫn ở với ông (Tđcv 7,9).Trong thời gian Dân Do-thái lữ hành trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, có nhiều bô lão cũng đã tỏ lòng ghen tương với những người được lãnh nhận thần khí của Chúa: Nhưng ông Mô-sê trả lời: "Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! " Vì Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ (Ds 11,29).
Những thói hư tật xấu cũng len lỏi vào đời sống cộng đồng của các môn đệ Chúa Giêsu. Khi bà mẹ của Gioan và Giacôbê xin Chúa cho hai đứa con được ngồi bên tả hữu của Chúa thì các môn đệ khác đã cảm thấy khó chịu và ghen tức: Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan (Mc 10.41).Mọi người mong chờ ơn cứu độ và cố gắng tu thân tích đức, nhưng rồi cũng cứ nhìn qua nhìn lại và so sánh hơn thua. Các môn đệ của ông Gioan cũng đã phải lên tiếng:Bấy giờ các môn đệ ông Gioan và các người Pharisêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay? "(Mc 2,18).Rồi tới những vị lãnh đạo tôn giáo cũng tìm lông bới vết, bắt bẻ và phê bình:Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy? "(Mt 9.11).
Kìa, xem thái độ tự mãn và khoe khoang của người Pharisêu. Họ cầu nguyện với Chúa nhưng ánh mắt và cõi lòng lại dèm pha những người khác. Vì thế lời cầu của họ không được Chúa nhậm lời:Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia (Lc 18,11). Cũng như những người Do-thái, họ nghĩ họ là con trưởng, chỉ dân tộc Do-thái mới được thừa hưởng ơn cứu độ. Họ khinh thường kẻ khác và phản đối tẩy chay cả những vị tông đồ được sai đến: Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ ông (Tđcv 13,45)
Với lời lẽ chân thành, Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Corintô: Vì anh em còn là những con người sống theo tính xác thịt. Bao lâu giữa anh em có sự ghen tương và cãi cọ, thì anh em chẳng phải là những con người sống theo tính xác thịt và theo thói người phàm sao? (1Cor 3,3).
Ghen tương cãi cọ là thói xấu ở đời. Đứng núi này trông núi nọ rồi ngỏ lòng ham muốn của cải hay chức vị của người khác. Không biết hài lòng về chính mình là một nỗi khổ. Cuộc sống cứ thế phải chạy đua và tranh dành để gây ảnh hưởng, tìm uy tín. Càng tìm thì càng mất vì nó ngoài khả năng và tầm tay của mình. Có nhiều người không chiếm đoạt được theo ý mình thì đạp đổ và phá hoãng.
Suy về thái độ của những người vào làm vườn nho cho chủ. Kẻ đến sớm, người đến trễ đều được trả tiền công đồng đều. Càm ràm hay trách móc ông chủ cũng là câu truyện thường tình. Chúng ta thông cảm cho những khó chịu của những kẻ giãi nắng dầm sương từ sáng sớm. Chủ và thợ cũng đã thỏa thuận từ sớm, thuận mua vừa bán. Không có sự bất công. Dù sao, ông chủ có tự quyền quyết định, miễn là không vi phạm luật đã thỏa thuận. Thưởng công hay ban phát ân huệ là do ý muốn của chủ. Chúng ta không có quyền quyết định phần thưởng cho mình: “Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết"(Mt 20.16).Hình ảnh những người làm vườn nho trong bài Phúc âm, giúp chúng ta suy gẫm về chính đời sống người tín hữu. Chúng ta được mời vào làm vườn nho Nhà Chúa, chúng ta vẫn tự hào mình là đạo gốc đã ba bốn đời. Giữ đạo cha truyền con nối mà. Chúng ta hãnh diện đã được nhận Bí Tích Rửa Tội từ tuổi bé thơ. Trong khi có biết bao người biết Chúa muộn màng. Họ phải ra công tìm kiếm, chờ đợi và học hỏi mới được sinh ra làm con Chúa. Họ bị xem là bổn đạo mới hay tân tòng.
Qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa hứa ban Nước Trời cho mọi con cái làm sản nghiệp. Dù sớm hay muộn màng, các tín hữu được hưởng mọi quyền lợi làm con Chúa và được gia nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội. Đôi khi, có người nói rằng: Ông bà đó xướng thật vì mới được Rửa Tội và nay được chết lành trong tình nghĩa Chúa. Đúng vậy, họ thật hạnh phúc được biết Chúa khi đời xế bóng. Chúng ta không nên ghen tị về phần thưởng. Còn chúng ta sống đạo thế nào đây? Chúng ta biết Chúa rất sớm. Được học biết về Chúa và sống hiệp thông trong Chúa qua các Bí tích. Chúng ta có nhiều cơ hội chúc tụng, ca ngợi, tôn thờ, tạ ơn và cầu nguyện với Chúa. Chúng ta được lãnh nhận tràn trề ân sủng trong suốt dọc cuộc đời. Cả đời được ngụp lặn trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta được nuôi dưỡng qua bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc thánh thể mỗi ngày và mỗi tuần. Chúng ta có gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và Giáo Hội chở che. Thật là hạnh phúc biết bao!
Trong đời sống đạo, chúng ta hãy cùng khuyến khích nhau nên trọn lành. Đừng ghen tương hay dèm pha khi người khác làm được việc tốt. Đôi khi vì quá nhiệt thành, chúng ta dễ bị rơi vào ý hướng chủ quan hay chủ nghĩa cá nhân thời đại. Cứ nhìn quả sẽ biết cây. Nếu hoa quả ung nhọt, thì cây ắt phải cắt tỉa chăm bón lại. Mọi sinh hoạt trong đạo đều phải dẫn đến sự hiệp nhất, cảm thông và yêu thương. Nếu trong cộng đoàn giáo xứ có nhen nhúm sự chia rẽ, gây bè kéo cánh và lập dị, chúng ta phải tìm lại căn cội để sửa chữa. Hãy luôn gắn bó với Giáo Hội là Mẹ để tìm nguồn sống và sự chân thật. Chúa Giêsu đã trao quyền cho thánh Phêrô cai quản Giáo Hội. Vâng lời và lắng nghe giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta không sợ lạc đường. Lạy Chúa, xin dẫn dắt chúng con về nguồn chân, thiện, mỹ.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York