PDA

View Full Version : C - Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm A



Dan Lee
09-16-2011, 10:57 PM
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN


Dụ ngôn Chúa nói trên đây có thể áp dụng, trong nhiều trường hợp và trong những trường hợp đó là: Có những người có phút tử đạo, (một phúc lớn lao các Thánh Chúa hằng mơ ước), mặc dầu họ chỉ là những tín hữu vừa mới gia nhập Hội Thánh Chúa. Thánh Nguyễn Văn Vinh (tử đạo ngày 19-12-1839, 26 tuổi)khi bị bắt vì đạo, mới là tín hữu tân tòng, và lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy trong nhà giam. Trong bốn vị Thánh cùng được phúc tử đạo với ngài là người vừa chỉ mới gia nhập đạo Chúa.

Nguyễn Văn Vinh sinh năm 1813. Vì kế sinh nhai, anh đã theo di dân lên tỉnh bắc, đến lập nghiệp tại làng Đức Trai, Giáo xứ Kẻ Mối. Anh sống độc thân và rất nghèo, phải ở trong một gia đình ngoại đạo làm tá điền, tính tình đơn sơ, chất phác, thật thà và khỏe mạnh. Anh Vinh cùng bị bắt vì đạo Chúa với hai thầy giảng Bùi Văn Úy (tử đạo ngày 19-12-1839, 27 tuổi) và Hà Trọng Mậu (tử đạo ngày 19-12-1839, 49 tuổi) và các anh Nguyễn Văn Đệ (tử đạo ngày 19-12-1839, 33 tuổi). Khi bị bắt, anh Vinh chỉ là một dự tòng. Thế nhưng anh đã tuyên xưng đức tin, khi quan bắt anh đạp lên Thánh giá. Anh nói: “Tôi thà chết chớ không làm điều đó, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật.” Anh được Cha Tự rửa tội trong tù.

Như người ta thuật lại thì vào đêm thứ ba kể từ khi Cha Phêrô được phúc tử đạo, trong lúc 5 người đang cầu nguyện, thì thấy Cha Phêrô Tự hiện ra an ủi: “Các con đừng buồn, vì chắc chắn các con sẽ được chết vì đạo, song các con còn phải qua một thời gian thử thách nữa, để xứng đáng được phúc trọng này.” Năm người từ đó được thêm can đảm và sẵn sàng chịu mọi gian khổ trong những ngày chờ đợi. Dưới sự điều hành của thầy Mậu, năm người chia nhau tiếp gặp gỡ các bạn tù, nói cho họ biết Thiên Chúa. Cắt nghĩa Giáo lý, rồi dẫn họ đến thầy Mậu lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Trong hồ sơ phong Thánh, Cha Huân đã dựa vào các thư của thầy làm chứng rằng: “Thầy Mậu vẫn dạy Giáo lý cho các tù nhân, và Rửa tội cho 44 người. Trong đó co một tử tội tên Hưng mới học đạo một tháng, thì đến ngày xử, anh xin quan hoãn lại ít giờ để Rửa tội, sau đó Hưng vui vẻ bước ra pháp trường…”. Ngục tù giờ đây trở thành nguyện đường, hằng ngày vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa, lời cầu nguyện cho Giáo Hội và cho mọi giới được tràn đầy ơn lành của Chúa.

Ngày 19-8-1839, năm chứng nhân được kêu ra tòa, vẫn có ảnh Thánh đặt dưới đất một bên, và bên là những dụng cụ tra tấn. Quan hỏi: “Các anh đã phải giam cầm lâu ngày, chịu nhiều khổ rồi, bây giờ bỏ đạo đi, thì sẽ được trở về với vợ con. Các anh tính sao?”. Thầy Phanxicô mậuthay cho anh em trả lời: “Chúng tôi đã quyết một điều là trung thành với Chúa chúng tôi thờ. Nếu quan biểu chặt đầu chúng tôi, hay chúng tôi phải chết cách nào khác, chúng tôi đã sẵn sàng.” Quan nghe vậy, giận lắm, quát lính lôi qua Thập giá. Song tất cả đều quỳ xuống đất phục trên ảnh Thánh nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin cứu con”. Quan thất vọng, lệnh cho lính dẫn các ngài về ngục: “Bọn này không thể tha được, mà thật chúng cũng chẳng thàm tha.”

Ngày 24-11-1839, năm người lại phải ra tòa một lần nữa, quang cảnh như lần trước, nhưng các ngài vẫn một mực cương quyết không bỏ đạo. Lần này quan tuyên bố nhà vua đã tuyên án xử tử tất cả, song tòa còn có thể thay đổi được, nếu các ngài bằng lòng xuất giáo. Thầy Phanxicô Xaviê thay cho tất cả trả lời: “Chúng tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ và là cùng đích muôn loài, là Chúa trên hết các Chúa, là vua trên hết các vua, là đấng mà chúng tôi mong được đổ máu ra để tỏ lòng thành và yêu mến.” Lời nói của vị anh hùng tử đạo làm quan tức tối quát tháo: “Chúng bay là thứ người gì mà ăn nói kỳ cục vậy? Bố mẹ nào đã sinh ra chúng bay?”. Thầy Mậu bình tĩnh đáp: “Chúng tôi và cha mẹ chúng tôi đều bởi Thiên Chúa mà làm người.”

Ngày 18 tháng 12, các quan nhận được bản án từ kinh gởi ra bắt thắt cổ năm người. Lần cuối cùng quan hỏi các chứng nhân có muốn khóa quá để được tha không, thì thầy Phanxicô Mậu trả lời thay cho anh em rằng: “Đã từ lâu anh em chúng tôi, như những con nai khát nước, chỉ ước ao được chết vì đạo. Nay đã đến giờ chúng tôi đạt được sự mong ước đấy, xin quan cứ thi hnh bản án.” Biết không thê làm nao núng ý chí sắt đá của những anh hùng đức tin, quan nói một lời như từ biệt rằng “chúng bay có tội đáng phải chết”. Rồi ông viết trên tấm bảng nhỏ, cho lính cầm khi dẫn các đấng được xử, những lời sau đây: “Bọn ngu dại theo Gia Tô tả đạo, mặc dầu đã khuyên răn sửa phạt, chúng vẫn ngoan cố không chịu bước qua Thập giá, nay chúng phải chịu hình giảo”.
Ngày hôm sau, tức ngày 19-12-1839, năm người được dẫn tới pháp trường. Thầy Phanxicô Xaviê Mậu đi đầu, tất cả tỏ ra hoan hỉ và can đảm lắm. Thấy đám đông hiếu kỳ đi theo, thầy Mậu ngửa mặt nhìn lên trời, nói với họ rằng: “Anh em chúng tôi đang tiến về Thiên đàng đây.” Khi tới nơi xử mỗi vị bị trói vào một cột, rồi cùng một lúc, bị thắt cổ cho đến khi tắt thở.

Giáo dân lập mưu lấy được thi hài của các anh hùng tử đạo, đem chôn táng trong một nghĩa trang. Ba năm sau, hài cốt thầy Phanxicô Mậu được đưa về an táng tại họ Kẻ La, thầy Đaminh Úy ở Đồng Tiến, anh Autinh Mới ở Phượng Vĩ, anh Tôma Đệ ở Phong Cốc, và anh Têphan Vinh ở Hương La, tất cả thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Lm Gioan B.Phan Kế Sự