Dan Lee
09-21-2011, 10:24 PM
Sống trong ánh sáng của Thập giá
Di chúc tinh thần của Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
“Đã 15 năm bây giờ tôi mới trở lại đây. Có những điều đã thay đổi quá nhiều, nhưng điều mà chúng ta vẫn giữ trong tâm khảm và không thay đổi, là tình yêu của Chúa. Trong 13 năm bị giam cầm, tôi đã chọn nguyên tắc sống cho mình là luôn luôn sống trong ánh sáng của thánh giá. Thánh giá mà các chị mang trên ngực, thánh giá ngày nào chúng ta cũng thấy trong nhà mình.
Điều đầu tiên là những thời điểm khó khăn tôi đã trải qua. Có những lúc ta thấy thời gian kéo dài như vô tận. Không biết đến bao giờ thì việc này mới chấm dứt và ngày nào cũng lại bắt đầu như thế. Và thật khủng khiếp vì trong tình trạng bị cô lập, ta không biết tin tức gì cả. Không biết những gì đang diễn ra bên ngoài… không biết tin tức về Giáo hội, về các cộng đoàn, về giáo phận của tôi, về các linh mục, các tín hữu của tôi! Chính lúc đó, điều nâng đỡ tôi nhiều nhất là nghĩ đến thánh giá. Trên thánh giá, Chúa Kitô đã không có hoạt động nào cả. Người ở trong tình trạng bất động hoàn toàn, không đi lại, không giảng dạy, không ban phát các bí tích… Nhưng đó chính là thời điểm quan trọng nhất trong đời sống của Người cũng như cho toàn thể nhân loại, vì chính trên Thánh giá, Người dâng lễ. Người hiến dâng hy tế Thánh Thể, hiến dâng của lễ đích thực nhất trong đời sống Người để cứu độ nhân loại. Chính tư tưởng đó đã giúp tôi vượt qua thử thách. Khi chúng ta không còn hoạt động gì được nữa, hãy nghĩ đến Chúa Giêsu trên thánh giá và kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Điều thứ hai: sống giây phút hiện tại. Khi quá khổ sở, người ta không thể nghĩ đến ngày mai. Hiện tại đã quá dài rồi, nghĩ đến tương lai còn dài hơn. Chỉ nghĩ đến thời điểm hiện tại thôi. Đi qua từng giây phút với tất cả sự can đảm của mình. Sống tình yêu vĩnh cửu của Chúa trong từng giây phút. Lấp đầy từng giây phút bằng lòng yêu mến Chúa và chính điều đó đã giúp tôi sống từng ngày, từng phút. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta sống từng giây phút và hằng triệu giây phút như thế với lòng yêu mến Chúa, cuộc sống chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui và tình yêu, và chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách.
Điều thứ ba: đức ái. Khi ở giữa những người lính gác mà ngay từ phút đầu tiên đã tỏ ra xa cách, tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị cô lập, vì tôi bị xếp vào hàng giai cấp bóc lột. Luôn luôn có sự phân biệt giai cấp nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, tôi nghĩ rằng phải lấp đầy phòng giam này bằng tình yêu của Chúa. Bằng cách đó, tôi đã sống với những bạn tù nhân khác, nhưng nhất là khi bị biệt giam, tôi không có mối liên hệ nào khác là những người lính gác. Ngày qua ngày, tôi cố gắng sống bác ái, nhìn họ bằng cặp mắt của Chúa. Nếu tôi nhìn họ bằng cặp mắt của mình, tôi thấy sự khác biệt. Nhưng khi tôi nhìn họ bằng cặp mắt của Chúa, tôi thấy họ là anh em tôi và tôi nhìn thấy Chúa Giêsu trong họ. Khi đó mọi sự thay đổi. Chúng tôi trở nên bè bạn. Cuộc sống thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhau, giúp đỡ nhau và tôi có thể nghe họ đặt cả tá câu hỏi về Giáo Hội, đời tu, sự độc thân, hoạt động của Tòa Thánh Vatican, về những chuyến đi của Đức giáo hoàng, về đủ thứ. Một loại hình dạy giáo lý đặc biệt. Và đó là kinh nghiệm rất đặc biệt vì tôi xác tín rằng nếu tôi không sống đức ái, tôi không xứng đáng mang danh hiệu Kitô hữu. Phải yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương tôi. Thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn vì mỗi lần xét mình, tôi lại thấy tôi chưa yêu thương họ được như Chúa Giêsu yêu thương tôi. Như thế mỗi ngày phải tiến bộ hơn một chút.
Tôi không có sách để đọc kinh, suy niệm. Vậy thì tôi làm gì? Tôi đã tìm ra một phương thế đơn sơ, đó là suy niệm về di chúc của Chúa Giêsu. Trước khi chết, Chúa Giêsu để lại cho tôi những gì? Chúa Giêsu mong ước điều gì? Chúa Giêsu hứa với tôi điều gì?
Rất đơn sơ, chủ đề cầu nguyện của tôi là: Chúa Giêsu để lại cho tôi Giáo hội của Người. Người để lại cho tôi mẹ của Người. Người để lại cho tôi sự bình an. Người để lại cho tôi chức linh mục. Người mong ước gì? Người mong ước tôi tín thác vào Người cho dù phải đau khổ. Người nói: “Bây giờ các con phải u sầu, còn thế gian vui mừng, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”. Đó chính là biện chứng của Tin Mừng tình yêu. Chúa Giêsu mong ước tôi sống đời cầu nguyện. Người dạy tôi phải cầu nguyện luôn và trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã nhắn nhủ đến 16 lần “Hãy ở lại trong Thầy”. Còn nữa, Người nói: “Điều răn mới của Thầy là các con hãy yêu thương nhau”. Và điều quan trọng nhất mà Người mong ước là sự hiệp nhất trong Giáo Hội: “Để tất cả nên một”. Đó là ước muốn lớn nhất của Chúa. Và Người hứa với tôi điều gì? Người đã hứa rằng Chúa Cha yêu thương tất cả chúng ta. Người hứa ban sức mạnh Thánh Thần cho chúng ta. Người hứa ở lại với Giáo Hội cho đến tận thế, Người cũng hứa ban cả khổ đau và thử thách. Nhưng cuối cùng Người hứa: “Nếu các con xin điều gì nhân danh Thầy, Chúa Cha sẽ ban cho các con”. Ai cậy trông vào Chúa sẽ chẳng thiếu thốn gì.”
Ngày 29-04-1989
Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Bài nói chuyện với các nữ tu tại Rôma
Nguyên bản tiếng Pháp
Thiên Triệu chuyển ngữ
Di chúc tinh thần của Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
“Đã 15 năm bây giờ tôi mới trở lại đây. Có những điều đã thay đổi quá nhiều, nhưng điều mà chúng ta vẫn giữ trong tâm khảm và không thay đổi, là tình yêu của Chúa. Trong 13 năm bị giam cầm, tôi đã chọn nguyên tắc sống cho mình là luôn luôn sống trong ánh sáng của thánh giá. Thánh giá mà các chị mang trên ngực, thánh giá ngày nào chúng ta cũng thấy trong nhà mình.
Điều đầu tiên là những thời điểm khó khăn tôi đã trải qua. Có những lúc ta thấy thời gian kéo dài như vô tận. Không biết đến bao giờ thì việc này mới chấm dứt và ngày nào cũng lại bắt đầu như thế. Và thật khủng khiếp vì trong tình trạng bị cô lập, ta không biết tin tức gì cả. Không biết những gì đang diễn ra bên ngoài… không biết tin tức về Giáo hội, về các cộng đoàn, về giáo phận của tôi, về các linh mục, các tín hữu của tôi! Chính lúc đó, điều nâng đỡ tôi nhiều nhất là nghĩ đến thánh giá. Trên thánh giá, Chúa Kitô đã không có hoạt động nào cả. Người ở trong tình trạng bất động hoàn toàn, không đi lại, không giảng dạy, không ban phát các bí tích… Nhưng đó chính là thời điểm quan trọng nhất trong đời sống của Người cũng như cho toàn thể nhân loại, vì chính trên Thánh giá, Người dâng lễ. Người hiến dâng hy tế Thánh Thể, hiến dâng của lễ đích thực nhất trong đời sống Người để cứu độ nhân loại. Chính tư tưởng đó đã giúp tôi vượt qua thử thách. Khi chúng ta không còn hoạt động gì được nữa, hãy nghĩ đến Chúa Giêsu trên thánh giá và kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Điều thứ hai: sống giây phút hiện tại. Khi quá khổ sở, người ta không thể nghĩ đến ngày mai. Hiện tại đã quá dài rồi, nghĩ đến tương lai còn dài hơn. Chỉ nghĩ đến thời điểm hiện tại thôi. Đi qua từng giây phút với tất cả sự can đảm của mình. Sống tình yêu vĩnh cửu của Chúa trong từng giây phút. Lấp đầy từng giây phút bằng lòng yêu mến Chúa và chính điều đó đã giúp tôi sống từng ngày, từng phút. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta sống từng giây phút và hằng triệu giây phút như thế với lòng yêu mến Chúa, cuộc sống chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui và tình yêu, và chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách.
Điều thứ ba: đức ái. Khi ở giữa những người lính gác mà ngay từ phút đầu tiên đã tỏ ra xa cách, tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị cô lập, vì tôi bị xếp vào hàng giai cấp bóc lột. Luôn luôn có sự phân biệt giai cấp nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, tôi nghĩ rằng phải lấp đầy phòng giam này bằng tình yêu của Chúa. Bằng cách đó, tôi đã sống với những bạn tù nhân khác, nhưng nhất là khi bị biệt giam, tôi không có mối liên hệ nào khác là những người lính gác. Ngày qua ngày, tôi cố gắng sống bác ái, nhìn họ bằng cặp mắt của Chúa. Nếu tôi nhìn họ bằng cặp mắt của mình, tôi thấy sự khác biệt. Nhưng khi tôi nhìn họ bằng cặp mắt của Chúa, tôi thấy họ là anh em tôi và tôi nhìn thấy Chúa Giêsu trong họ. Khi đó mọi sự thay đổi. Chúng tôi trở nên bè bạn. Cuộc sống thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhau, giúp đỡ nhau và tôi có thể nghe họ đặt cả tá câu hỏi về Giáo Hội, đời tu, sự độc thân, hoạt động của Tòa Thánh Vatican, về những chuyến đi của Đức giáo hoàng, về đủ thứ. Một loại hình dạy giáo lý đặc biệt. Và đó là kinh nghiệm rất đặc biệt vì tôi xác tín rằng nếu tôi không sống đức ái, tôi không xứng đáng mang danh hiệu Kitô hữu. Phải yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương tôi. Thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn vì mỗi lần xét mình, tôi lại thấy tôi chưa yêu thương họ được như Chúa Giêsu yêu thương tôi. Như thế mỗi ngày phải tiến bộ hơn một chút.
Tôi không có sách để đọc kinh, suy niệm. Vậy thì tôi làm gì? Tôi đã tìm ra một phương thế đơn sơ, đó là suy niệm về di chúc của Chúa Giêsu. Trước khi chết, Chúa Giêsu để lại cho tôi những gì? Chúa Giêsu mong ước điều gì? Chúa Giêsu hứa với tôi điều gì?
Rất đơn sơ, chủ đề cầu nguyện của tôi là: Chúa Giêsu để lại cho tôi Giáo hội của Người. Người để lại cho tôi mẹ của Người. Người để lại cho tôi sự bình an. Người để lại cho tôi chức linh mục. Người mong ước gì? Người mong ước tôi tín thác vào Người cho dù phải đau khổ. Người nói: “Bây giờ các con phải u sầu, còn thế gian vui mừng, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”. Đó chính là biện chứng của Tin Mừng tình yêu. Chúa Giêsu mong ước tôi sống đời cầu nguyện. Người dạy tôi phải cầu nguyện luôn và trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã nhắn nhủ đến 16 lần “Hãy ở lại trong Thầy”. Còn nữa, Người nói: “Điều răn mới của Thầy là các con hãy yêu thương nhau”. Và điều quan trọng nhất mà Người mong ước là sự hiệp nhất trong Giáo Hội: “Để tất cả nên một”. Đó là ước muốn lớn nhất của Chúa. Và Người hứa với tôi điều gì? Người đã hứa rằng Chúa Cha yêu thương tất cả chúng ta. Người hứa ban sức mạnh Thánh Thần cho chúng ta. Người hứa ở lại với Giáo Hội cho đến tận thế, Người cũng hứa ban cả khổ đau và thử thách. Nhưng cuối cùng Người hứa: “Nếu các con xin điều gì nhân danh Thầy, Chúa Cha sẽ ban cho các con”. Ai cậy trông vào Chúa sẽ chẳng thiếu thốn gì.”
Ngày 29-04-1989
Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Bài nói chuyện với các nữ tu tại Rôma
Nguyên bản tiếng Pháp
Thiên Triệu chuyển ngữ