Dan Lee
09-28-2011, 08:02 PM
PHƯƠNG DIỆN KHẮT KHE CỦA THIÊN CHÚA
Chúng ta có khuynh hướng hình dung sự vật không đúng với bản chất của nó,
nhưng theo ý thích của mình. Chúng ta thi hành điều này cả với Thiên Chúa.
Bảy trăm năm trước khi Đức Giêsu giáng sinh, ở Hy Lạp có một ông thầy nổi tiếng là Aesop.
Một lý do khiến ông nổi tiếng là vì ông dùng nhiều câu chuyện để dậy bảo. Ông kể một câu chuyện và từ đó rút ra một chân lý quan trọng.
Thí dụ, một trong những câu chuyện của ông là về sự tranh luận giữa con sư tử và con người về vấn đề ai mạnh hơn ai.
Con người quả quyết rằng loài người thì mạnh hơn. Để minh hoạ điểm này, hắn đưa con sư tử ra một công viên và chỉ cho nó thấy bức tượng của một người đàn ông dùng đôi tay giang rộng hàm của con sư tử.
Con sư tử nhìn bức tượng và nói, “Điều đó chẳng có nghĩa gì cả! Bức tượng này là do con người làm ra.”
Điểm mà ông Aesop muốn nói là: Loài người chúng ta có khuynh hướng miêu tả sự vật không đúng với bản chất của nó, nhưng theo ý thích của mình. Nói cách khác, chúng ta thường bóp méo sự thật để nó trở thành điều mà chúng ta muốn, thay vì những gì đúng như vậy.
Một số thần học gia lo rằng các Kitô Hữu ngày nay cũng đang thi hành điều đó khi đề cập đến Thiên Chúa. Họ lo rằng chúng ta đang bóp méo ý tưởng về Thiên Chúa trong Kinh Thánh. Đó là họ lo rằng chúng ta đang biến Thiên Chúa thành một vị chúa mà chúng ta muốn.
Chúng ta thi hành điều này bằng cách chú trọng đến những đặc tính của Thiên Chúa mà chúng ta muốn trong khi lại coi thường những đặc tính mà chúng ta không thích.
Thí dụ, chúng ta nhấn mạnh đến tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa và coi thường sự thật rằng Thiên Chúa còn là một thẩm phán chính trực mà một ngày nào đó chúng ta phải trả lời với Người về đời sống của chúng ta.
Điều này đưa chúng ta đến dụ ngôn đáng kể của Đức Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay. Tôi nói “đáng kể” vì chỉ có một vài dụ ngôn có tính cách dậy bảo như vậy.
Trước hết, nó tóm lược toàn thể câu chuyện cứu độ trong Kinh Thánh. Để tôi minh hoạ thêm.
Vườn nho tượng trưng cho dân Israel, như bài đọc một hôm nay nói rõ.
Chủ vườn nho tượng trưng cho Thiên Chúa.
Các tá điền tượng trưng cho các thượng tế và người Biệt Phái, là những người mà Thiên Chúa giao cho trách nhiệm với dân của Chúa.
Các đầy tớ trong nhóm thứ nhất, những người mà chủ vườn sai đến gặp các tá điền để thu hoa lợi, là các ngôn sứ thời tiên khởi mà Thiên Chúa đã sai đến với dân Israel.
Các đầy tớ trong nhóm thứ hai là các ngôn sứ thời sau này.
Con của chủ vườn, bị các tá điền giết chết, là Đức Giêsu.
Các tá điền mới, những người mà chủ vườn cho thuê vườn nho, là các Tông Đồ của Đức Giêsu. Họ thế cho các thượng tế và Biệt Phái làm người lãnh đạo mới của dân Chúa.
Sau cùng, sự thuê mướn vườn nho lúc đầu tiên ám chỉ giao ước cũ. Và sự thuê mướn vườn nho lần thứ hai ám chỉ giao ước mới.
Và vì thế dụ ngôn này là một tóm lược mỹ miều về toàn thể câu chuyện cứu độ trong Kinh Thánh. Đó là một cuốn Kinh Thánh thu nhỏ trong bộ Kinh Thánh.
Ngoài việc đem cho chúng ta một tóm lược về câu chuyện cứu độ, dụ ngôn này còn đem cho chúng ta một cái nhìn tóm lược trong Kinh Thánh về Thiên Chúa.
Nó cho chúng ta thấy cả hai diện của Thiên Chúa: Thiên Chúa như một cha mẹ kiên nhẫn và Thiên Chúa là một thẩm phán chính trực.
Cũng như chủ vườn nho trong dụ ngôn, Thiên Chúa cho thấy sự kiên nhẫn vô bờ với các người lãnh đạo Israel. Người đã cho họ cơ hội này đến cơ hội khác để thay đổi đường lối của mình. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến với họ.
Tuy nhiên, khi hiển nhiên thấy rằng sự kiên nhẫn đều vô hiệu, Thiên Chúa đã xét xử họ. Thiên Chúa buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Trong bài đọc một chúng ta cũng thấy như vậy. Bài này cho thấy Thiên Chúa rất kiên nhẫn với dân của Người. Nhưng khi thấy rằng sự kiên nhẫn này vô hiệu, Thiên Chúa đã xét xử họ. Thiên Chúa buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Và vì vậy, các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa thì không chỉ như một người cha kiên nhẫn, luôn luôn yêu thương chúng ta, nhưng Người còn là một thẩm phán, buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta.
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, phản ánh hai chiều kích này của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta quên rằng Đức Giêsu, cũng như Thiên Chúa, cũng có một “phương diện khắt khe”.
Chính Đức Giêsu đầy lòng thương xót, là người từng nói với dân chúng, “Hãy đến với ta, tất cả những ai gánh nặng, và ta sẽ cho các ngươi nghỉ ngơi” (Mt 11:28) thì cũng nói với những ai không đếm xỉa đến người nghèo, “Hãy xa khỏi ta, hỡi những người bị Thiên Chúa nguyền rủa! Hãy đi vào lửa đời đời” (Mt 25:41).
Và cũng chính Đức Giêsu nhân từ, là người từng nói với dân chúng, “Hãy học nơi ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29) thì cũng “lấy dây kết thành roi” (Gioan 2:15) và xua đuổi những người đổi tiền ra khỏi Đền Thờ.
Và cũng chính Đức Giêsu dễ thương, là người nói rằng “Những ai công khai tuyên bố thuộc về ta, ta cũng sẽ thi hành như vậy cho họ trước mặt Cha ta ở trên trời. Nhưng ai công khai chối bỏ ta, ta sẽ chối bỏ họ trước Cha ta ở trên trời” (Mt 10:32-33).
Và vì vậy chúng ta thấy Đức Giêsu phản ánh hai chiều kích như Thiên Chúa.
Sự áp dụng những điều này vào đời sống chúng ta thì hiển nhiên. Chúng ta cần biết rằng Thiên Chúa là một cha mẹ nhân từ. Vì quá nhiều năm Thiên Chúa bị coi là người thích trừng phạt hơn là yêu thương.
Tuy nhiên, giờ đây, quả lắc đang nguy hiểm vung về phía trái ngược và đem cho chúng ta một hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Tuy nhiên, những hình ảnh sai lầm này không phải là những gì chúng ta cần trong giây phút này của lịch sử. Điều chúng ta cần là sự thật.
Và đó là điều chúng ta tìm thấy trong các bài đọc hôm nay: phúc âm chân lý về Thiên Chúa. Thiên Chúa vừa là một cha mẹ kiên nhẫn và là một thẩm phán chính trực.
Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu của ĐGH Clement XI. Lời này có cả hai khía cạnh của Thiên Chúa:
Lậy Chúa, con tin ở Chúa; xin ban cho con đức tin vững vàng.
Con hy vọng nơi Chúa; xin ban cho con niềm hy vọng chắc chắn.
Con yêu mến Chúa; hãy giúp con yêu Chúa nhiều hơn.
Con tôn thờ Chúa như Khởi Đầu của con,
và con khao khát Chúa như Cùng Đích của con.
Con ngợi khen Chúa như Ân Nhân bất biến của con,
và con kêu cầu Chúa như Đấng Bảo Vệ độ lượng của con.
Xin hãy hướng dẫn con trong sự khôn ngoan của Chúa,
hãy cản trở con bởi sự công chính của Ngài,
hãy an ủi con bằng sự thương xót của Ngài,
hãy bảo vệ con bằng sức mạnh của Ngài.
Con dâng lên Chúa
các ý nghĩ của con, chỉ để hướng đến Chúa;
các lời nói của con, để Chúa là chủ đề các lời ấy;
hành động của con, để thi hành theo thánh ý của Ngài.
L. M. Mark Link, SJ
Chúng ta có khuynh hướng hình dung sự vật không đúng với bản chất của nó,
nhưng theo ý thích của mình. Chúng ta thi hành điều này cả với Thiên Chúa.
Bảy trăm năm trước khi Đức Giêsu giáng sinh, ở Hy Lạp có một ông thầy nổi tiếng là Aesop.
Một lý do khiến ông nổi tiếng là vì ông dùng nhiều câu chuyện để dậy bảo. Ông kể một câu chuyện và từ đó rút ra một chân lý quan trọng.
Thí dụ, một trong những câu chuyện của ông là về sự tranh luận giữa con sư tử và con người về vấn đề ai mạnh hơn ai.
Con người quả quyết rằng loài người thì mạnh hơn. Để minh hoạ điểm này, hắn đưa con sư tử ra một công viên và chỉ cho nó thấy bức tượng của một người đàn ông dùng đôi tay giang rộng hàm của con sư tử.
Con sư tử nhìn bức tượng và nói, “Điều đó chẳng có nghĩa gì cả! Bức tượng này là do con người làm ra.”
Điểm mà ông Aesop muốn nói là: Loài người chúng ta có khuynh hướng miêu tả sự vật không đúng với bản chất của nó, nhưng theo ý thích của mình. Nói cách khác, chúng ta thường bóp méo sự thật để nó trở thành điều mà chúng ta muốn, thay vì những gì đúng như vậy.
Một số thần học gia lo rằng các Kitô Hữu ngày nay cũng đang thi hành điều đó khi đề cập đến Thiên Chúa. Họ lo rằng chúng ta đang bóp méo ý tưởng về Thiên Chúa trong Kinh Thánh. Đó là họ lo rằng chúng ta đang biến Thiên Chúa thành một vị chúa mà chúng ta muốn.
Chúng ta thi hành điều này bằng cách chú trọng đến những đặc tính của Thiên Chúa mà chúng ta muốn trong khi lại coi thường những đặc tính mà chúng ta không thích.
Thí dụ, chúng ta nhấn mạnh đến tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa và coi thường sự thật rằng Thiên Chúa còn là một thẩm phán chính trực mà một ngày nào đó chúng ta phải trả lời với Người về đời sống của chúng ta.
Điều này đưa chúng ta đến dụ ngôn đáng kể của Đức Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay. Tôi nói “đáng kể” vì chỉ có một vài dụ ngôn có tính cách dậy bảo như vậy.
Trước hết, nó tóm lược toàn thể câu chuyện cứu độ trong Kinh Thánh. Để tôi minh hoạ thêm.
Vườn nho tượng trưng cho dân Israel, như bài đọc một hôm nay nói rõ.
Chủ vườn nho tượng trưng cho Thiên Chúa.
Các tá điền tượng trưng cho các thượng tế và người Biệt Phái, là những người mà Thiên Chúa giao cho trách nhiệm với dân của Chúa.
Các đầy tớ trong nhóm thứ nhất, những người mà chủ vườn sai đến gặp các tá điền để thu hoa lợi, là các ngôn sứ thời tiên khởi mà Thiên Chúa đã sai đến với dân Israel.
Các đầy tớ trong nhóm thứ hai là các ngôn sứ thời sau này.
Con của chủ vườn, bị các tá điền giết chết, là Đức Giêsu.
Các tá điền mới, những người mà chủ vườn cho thuê vườn nho, là các Tông Đồ của Đức Giêsu. Họ thế cho các thượng tế và Biệt Phái làm người lãnh đạo mới của dân Chúa.
Sau cùng, sự thuê mướn vườn nho lúc đầu tiên ám chỉ giao ước cũ. Và sự thuê mướn vườn nho lần thứ hai ám chỉ giao ước mới.
Và vì thế dụ ngôn này là một tóm lược mỹ miều về toàn thể câu chuyện cứu độ trong Kinh Thánh. Đó là một cuốn Kinh Thánh thu nhỏ trong bộ Kinh Thánh.
Ngoài việc đem cho chúng ta một tóm lược về câu chuyện cứu độ, dụ ngôn này còn đem cho chúng ta một cái nhìn tóm lược trong Kinh Thánh về Thiên Chúa.
Nó cho chúng ta thấy cả hai diện của Thiên Chúa: Thiên Chúa như một cha mẹ kiên nhẫn và Thiên Chúa là một thẩm phán chính trực.
Cũng như chủ vườn nho trong dụ ngôn, Thiên Chúa cho thấy sự kiên nhẫn vô bờ với các người lãnh đạo Israel. Người đã cho họ cơ hội này đến cơ hội khác để thay đổi đường lối của mình. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến với họ.
Tuy nhiên, khi hiển nhiên thấy rằng sự kiên nhẫn đều vô hiệu, Thiên Chúa đã xét xử họ. Thiên Chúa buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Trong bài đọc một chúng ta cũng thấy như vậy. Bài này cho thấy Thiên Chúa rất kiên nhẫn với dân của Người. Nhưng khi thấy rằng sự kiên nhẫn này vô hiệu, Thiên Chúa đã xét xử họ. Thiên Chúa buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Và vì vậy, các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa thì không chỉ như một người cha kiên nhẫn, luôn luôn yêu thương chúng ta, nhưng Người còn là một thẩm phán, buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta.
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, phản ánh hai chiều kích này của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta quên rằng Đức Giêsu, cũng như Thiên Chúa, cũng có một “phương diện khắt khe”.
Chính Đức Giêsu đầy lòng thương xót, là người từng nói với dân chúng, “Hãy đến với ta, tất cả những ai gánh nặng, và ta sẽ cho các ngươi nghỉ ngơi” (Mt 11:28) thì cũng nói với những ai không đếm xỉa đến người nghèo, “Hãy xa khỏi ta, hỡi những người bị Thiên Chúa nguyền rủa! Hãy đi vào lửa đời đời” (Mt 25:41).
Và cũng chính Đức Giêsu nhân từ, là người từng nói với dân chúng, “Hãy học nơi ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29) thì cũng “lấy dây kết thành roi” (Gioan 2:15) và xua đuổi những người đổi tiền ra khỏi Đền Thờ.
Và cũng chính Đức Giêsu dễ thương, là người nói rằng “Những ai công khai tuyên bố thuộc về ta, ta cũng sẽ thi hành như vậy cho họ trước mặt Cha ta ở trên trời. Nhưng ai công khai chối bỏ ta, ta sẽ chối bỏ họ trước Cha ta ở trên trời” (Mt 10:32-33).
Và vì vậy chúng ta thấy Đức Giêsu phản ánh hai chiều kích như Thiên Chúa.
Sự áp dụng những điều này vào đời sống chúng ta thì hiển nhiên. Chúng ta cần biết rằng Thiên Chúa là một cha mẹ nhân từ. Vì quá nhiều năm Thiên Chúa bị coi là người thích trừng phạt hơn là yêu thương.
Tuy nhiên, giờ đây, quả lắc đang nguy hiểm vung về phía trái ngược và đem cho chúng ta một hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Tuy nhiên, những hình ảnh sai lầm này không phải là những gì chúng ta cần trong giây phút này của lịch sử. Điều chúng ta cần là sự thật.
Và đó là điều chúng ta tìm thấy trong các bài đọc hôm nay: phúc âm chân lý về Thiên Chúa. Thiên Chúa vừa là một cha mẹ kiên nhẫn và là một thẩm phán chính trực.
Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu của ĐGH Clement XI. Lời này có cả hai khía cạnh của Thiên Chúa:
Lậy Chúa, con tin ở Chúa; xin ban cho con đức tin vững vàng.
Con hy vọng nơi Chúa; xin ban cho con niềm hy vọng chắc chắn.
Con yêu mến Chúa; hãy giúp con yêu Chúa nhiều hơn.
Con tôn thờ Chúa như Khởi Đầu của con,
và con khao khát Chúa như Cùng Đích của con.
Con ngợi khen Chúa như Ân Nhân bất biến của con,
và con kêu cầu Chúa như Đấng Bảo Vệ độ lượng của con.
Xin hãy hướng dẫn con trong sự khôn ngoan của Chúa,
hãy cản trở con bởi sự công chính của Ngài,
hãy an ủi con bằng sự thương xót của Ngài,
hãy bảo vệ con bằng sức mạnh của Ngài.
Con dâng lên Chúa
các ý nghĩ của con, chỉ để hướng đến Chúa;
các lời nói của con, để Chúa là chủ đề các lời ấy;
hành động của con, để thi hành theo thánh ý của Ngài.
L. M. Mark Link, SJ