Dan Lee
09-30-2011, 11:34 PM
Chúa Nhật 27 TN Năm A ( Mt. 21 : 33 - 43 )
TÁ ĐIỀN, NGƯƠI LÀ AI?
Tá điền trong đời sống nông nghiệp ở Việt Nam, là người nông dân làm ruộng thuê và chia hoa lợi với người chủ ruộng.
Tá điền trong Tin Mừng Chúa nhật 27, mùa thường niên, năm A, lại là những người làm vườn nho thuê.
Có chủ nhà kia lập được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu, xây tháp canh, rồi cho tá diền thuê để đi phương xa.
Đến mùa thu hoạch, ông cho đầy tớ đến nhà tá diền để thu hoa lợi. Đã không chia hoa lợi thì thôi, bọn tá điền lại bắt các đầy tớ của ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, may ra chúng nể ông mà trả hoa lợi chăng. Nhưng khi vừa thấy con ông, chúng đã bảo: Đứa thừa tự đây rồi! Giết nó đi để đoạt lấy gia tài nó! Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho và giết đi
Nghe xong dụ ngôn, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Chúa muốn ám chỉ về họ, nên tìm cách bắt Người.
Bài dụ ngôn chúng ta vừa nghe là biểu tượng về cách thức Thiên Chúa đối xử với dân Người. Vườn nho là đất nước Israen. Những tá điền độc ác là dân Israen, nhưng đặc biệt hơn là các nhà lãnh đạo tôn giáo, là những người được Thiên Chúa giao phó trông coi vườn nho, cụ thể là những thượng tế và biệt phái. Các đầy tớ của ông chủ vườn nho là những vị ngôn sứ mà Thiên Chúa đã sai đến và họ rất thường hay bị ruồng rẫy, bị giết chết. Người con trai ông chủ là chính Chúa Giêsu mà họ đã giết chết.
Tá điền, ngươi là ai?
Là những người biệt phái, luật sĩ, dân Israen và có lẽ cả chúng ta nữa!
Nhiệm vụ của những người biệt phái và luật sĩ là lo việc phụng tự, giảng dạy về Thiên Chúa. Họ đã đặt ra 613 điều luật, gồm 248 điều phải làm và 365 điều phải tránh cho dân chúng, nhưng chính họ lại không thi hành.
Họ tự mãn, tự tôn là những người đạo đức thánh thiện hơn người. Họ nhân danh luật pháp để buộc người khác phải theo, nhưng họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử, Mọi công việc họ làm đều muốn cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô bằng thầy.
Họ là hạng người giả hình, đạo đức giả mà Chúa Giêsu đã khiển trách qua tám hình thức giả hình trong đoạn Tin Mừng Thánh Matthêu, chương 23 : 1 - 32 : Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! -Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để cho họ vào - Các ngươi nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ - Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các ngươi - Các ngươi là những người dẫn đường mù quáng! Các ngươi bảo: Ai chỉ Đền thờ mà thề thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền thờ mà thề thì bị ràng buộc - Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng mà bỏ những Lề luật là công bình, lòng nhân và thành tín - Các ngươi rửa sạch bên ngoài chén điã, nhưng bên trong thì đầy những chuyện trộm cắp, vô độ - các ngươi bề ngoài có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong giả hình, gian ác - Các ngươi xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính, nhưng lại tự làm chứng rằng các ngươi đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ
Họ tự cho mình tốt hơn tổ tiên ho,ï vì đã xây mồ mả cho người công chính, đã phản đối tổ tiên họ đã giết các tiên tri, nhưng chính họ lại giết Gioan Tẩy giả, và giết cả chính Chúa Giêsu và các tông đồ.
Với những tá điền như thế, thì hoa trái của vườn nho sẽ như thế nào?
Kết quả là vườn nho của Chúa là nhà Israen không sinh trái nho ngọt nhưng lại sinh toàn nho dại. Vì những qui tắc, luật lệ khắt khe tỉ mỉ, vì những lối sống giả hình, giả đạo đức nói một đàng làm một nẻo của những biệt phái và luật sĩ, nên dân chúng không tin vào Đạo Chúa.
Ông Gandhi, một nhà cách mạng lừng danh của Ấn Độ, tuy không phải là người Công giáo, nhưng ông rất say mê Kinh Thánh. Kinh Thánh là cuốn sách gối đầu giường của ông. Nhờ thấm nhuần tinh thần Phúc Âm mà ông đã chủ trương bất bạo động, lấy tình thương xóa hận thù để buộc dân Anh phải trả lại độc lập cho dân tộc Ấn, lại còn giúp dân Ấn xây dựng đất nước. Nhờ trải nghiệm này mà ông đã nói với mọi người rằng: Đời chỉ thành công bao lâu dám thí nghiệm sống chân lý Phúc Âm.
Đức tin đã đâm rễ sâu vào lòng ông đến thế, nhưng sao mãi đến cuối đời, ông vẫn không theo đạo?
Lý do là một lần, ông muốn vào cầu nguyện tại một nhà thờ kia của người da trắng với ý định sẽ gặp một vị linh mục để xin rửa tội; nhưng khi ông mới bước lên bậc thềm của ngôi thánh đường, thì một người da trắng từ bên trong bước ra cản không cho ông vào và nói:
- Nhà thờ này dành cho người da trắng, ông muốn cầu kinh thì xin đi nhà thờ khác.
Từ đó, ông quyết định không theo đạo Công giáo nữa.
Dụ ngôn về những tá điền độc ác vừa tố giác những người luật sĩ, biệt phái giả hình, độc ác đối với vườn nho của Thiên Chúa là dân Israen, kết án sự bất trung của những tá điền nói chung đã không biết đáp trả lại lòng tốt của ông chủ; đồng thời cũng nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân Người.
Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta, bất kể là thành phần nào trong Giáo hội, là rao giảng Tin Mừng cứu độ, không phải chỉ bằng môi miệng: Lạy Chúa, Lạy Chúa, nhưng làthực thi ý Cha trên trời bằng chính đời sống, bằng chính việc làm của mình, và phải trở nên men và muối cho đời. Vì như lời Chúa đã phán: Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước trời đâu.
Lm. Trịnh Ngọc Danh
TÁ ĐIỀN, NGƯƠI LÀ AI?
Tá điền trong đời sống nông nghiệp ở Việt Nam, là người nông dân làm ruộng thuê và chia hoa lợi với người chủ ruộng.
Tá điền trong Tin Mừng Chúa nhật 27, mùa thường niên, năm A, lại là những người làm vườn nho thuê.
Có chủ nhà kia lập được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu, xây tháp canh, rồi cho tá diền thuê để đi phương xa.
Đến mùa thu hoạch, ông cho đầy tớ đến nhà tá diền để thu hoa lợi. Đã không chia hoa lợi thì thôi, bọn tá điền lại bắt các đầy tớ của ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, may ra chúng nể ông mà trả hoa lợi chăng. Nhưng khi vừa thấy con ông, chúng đã bảo: Đứa thừa tự đây rồi! Giết nó đi để đoạt lấy gia tài nó! Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho và giết đi
Nghe xong dụ ngôn, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Chúa muốn ám chỉ về họ, nên tìm cách bắt Người.
Bài dụ ngôn chúng ta vừa nghe là biểu tượng về cách thức Thiên Chúa đối xử với dân Người. Vườn nho là đất nước Israen. Những tá điền độc ác là dân Israen, nhưng đặc biệt hơn là các nhà lãnh đạo tôn giáo, là những người được Thiên Chúa giao phó trông coi vườn nho, cụ thể là những thượng tế và biệt phái. Các đầy tớ của ông chủ vườn nho là những vị ngôn sứ mà Thiên Chúa đã sai đến và họ rất thường hay bị ruồng rẫy, bị giết chết. Người con trai ông chủ là chính Chúa Giêsu mà họ đã giết chết.
Tá điền, ngươi là ai?
Là những người biệt phái, luật sĩ, dân Israen và có lẽ cả chúng ta nữa!
Nhiệm vụ của những người biệt phái và luật sĩ là lo việc phụng tự, giảng dạy về Thiên Chúa. Họ đã đặt ra 613 điều luật, gồm 248 điều phải làm và 365 điều phải tránh cho dân chúng, nhưng chính họ lại không thi hành.
Họ tự mãn, tự tôn là những người đạo đức thánh thiện hơn người. Họ nhân danh luật pháp để buộc người khác phải theo, nhưng họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử, Mọi công việc họ làm đều muốn cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô bằng thầy.
Họ là hạng người giả hình, đạo đức giả mà Chúa Giêsu đã khiển trách qua tám hình thức giả hình trong đoạn Tin Mừng Thánh Matthêu, chương 23 : 1 - 32 : Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! -Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để cho họ vào - Các ngươi nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ - Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các ngươi - Các ngươi là những người dẫn đường mù quáng! Các ngươi bảo: Ai chỉ Đền thờ mà thề thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền thờ mà thề thì bị ràng buộc - Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng mà bỏ những Lề luật là công bình, lòng nhân và thành tín - Các ngươi rửa sạch bên ngoài chén điã, nhưng bên trong thì đầy những chuyện trộm cắp, vô độ - các ngươi bề ngoài có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong giả hình, gian ác - Các ngươi xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính, nhưng lại tự làm chứng rằng các ngươi đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ
Họ tự cho mình tốt hơn tổ tiên ho,ï vì đã xây mồ mả cho người công chính, đã phản đối tổ tiên họ đã giết các tiên tri, nhưng chính họ lại giết Gioan Tẩy giả, và giết cả chính Chúa Giêsu và các tông đồ.
Với những tá điền như thế, thì hoa trái của vườn nho sẽ như thế nào?
Kết quả là vườn nho của Chúa là nhà Israen không sinh trái nho ngọt nhưng lại sinh toàn nho dại. Vì những qui tắc, luật lệ khắt khe tỉ mỉ, vì những lối sống giả hình, giả đạo đức nói một đàng làm một nẻo của những biệt phái và luật sĩ, nên dân chúng không tin vào Đạo Chúa.
Ông Gandhi, một nhà cách mạng lừng danh của Ấn Độ, tuy không phải là người Công giáo, nhưng ông rất say mê Kinh Thánh. Kinh Thánh là cuốn sách gối đầu giường của ông. Nhờ thấm nhuần tinh thần Phúc Âm mà ông đã chủ trương bất bạo động, lấy tình thương xóa hận thù để buộc dân Anh phải trả lại độc lập cho dân tộc Ấn, lại còn giúp dân Ấn xây dựng đất nước. Nhờ trải nghiệm này mà ông đã nói với mọi người rằng: Đời chỉ thành công bao lâu dám thí nghiệm sống chân lý Phúc Âm.
Đức tin đã đâm rễ sâu vào lòng ông đến thế, nhưng sao mãi đến cuối đời, ông vẫn không theo đạo?
Lý do là một lần, ông muốn vào cầu nguyện tại một nhà thờ kia của người da trắng với ý định sẽ gặp một vị linh mục để xin rửa tội; nhưng khi ông mới bước lên bậc thềm của ngôi thánh đường, thì một người da trắng từ bên trong bước ra cản không cho ông vào và nói:
- Nhà thờ này dành cho người da trắng, ông muốn cầu kinh thì xin đi nhà thờ khác.
Từ đó, ông quyết định không theo đạo Công giáo nữa.
Dụ ngôn về những tá điền độc ác vừa tố giác những người luật sĩ, biệt phái giả hình, độc ác đối với vườn nho của Thiên Chúa là dân Israen, kết án sự bất trung của những tá điền nói chung đã không biết đáp trả lại lòng tốt của ông chủ; đồng thời cũng nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân Người.
Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta, bất kể là thành phần nào trong Giáo hội, là rao giảng Tin Mừng cứu độ, không phải chỉ bằng môi miệng: Lạy Chúa, Lạy Chúa, nhưng làthực thi ý Cha trên trời bằng chính đời sống, bằng chính việc làm của mình, và phải trở nên men và muối cho đời. Vì như lời Chúa đã phán: Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước trời đâu.
Lm. Trịnh Ngọc Danh