Dan Lee
10-06-2011, 09:02 PM
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN
Chủ đề: Chúa mời chúng ta dự tiệc Nước Trời (Mt 22,4)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Có nhiều niềm hạnh phúc chúng ta đang hưởng mà không ý thức, chẳng hạn hạnh phúc được làm con Chúa, hạnh phúc được ở trong Giáo Hội, hạnh phúc mỗi tuần được dự tiệc của Chúa.
Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta ý thức những hạnh phúc ấy; và chúng ta cũng xin Ngài dạy chúng ta biết sống thế nào để xứng đáng với tấm lòng của Chúa.
II. Gợi ý sám hối
Tuy vẫn biết hạnh phúc Nước Trời là quý báu nhất, nhưng rất nhiều khi chúng ta coi trọng những giá trị vật chất hơn.
Nhiều lần chúng ta từ chối ơn Chúa.
Dù đang ở trong Nước Chúa và làm công dân Nước Chúa, nhưng cách sống của chúng ta chưa xứng đáng.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Is 25,6-9)
Bữa tiệc mà ngôn sứ Isaia mô tả có những nét đáng chú ý sau đây:
Người thết đãi là "Chúa các đạo binh"
Khách được mời dự là tất cả các dân
Nơi dọn tiệc là "trên núi này", tức là núi Sion.
Trong bữa tiệc đó, người dự không chỉ được thưởng thức những thức ăn ngon, mà còn được cất khỏi mọi buồn sầu, tủi hổ, tang chế.
Ðó chính là hạnh phúc Nước Trời được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người không phân biệt ai.
2. Ðáp ca (Tv 22)
Tv 22 này rất quen thuộc đối với mọi tín hữu: Thiên Chúa là một mục tử chăm sóc đoàn chiên hết sức chu đáo: lo cho chiên có cỏ xanh để ăn, nước trong để uống, bóng mát để nghỉ ngơi, và còn bảo vệ để chiên có thể "ăn tiệc" thoải mái ngay trước mặt quân thù.
3. Tin Mừng (Mt 22,1-14)
Ý nghĩa của dụ ngôn bữa tiệc: Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.
4. Bài đọc II (Pl 4,12-14.19-20) (Chủ đề phụ)
Trong thời gian Phaolô bị cầm tù, tín hữu Philipphê đã rộng rãi giúp đỡ ông. Trong lá thư cám ơn gởi cho họ, Phaolô nói 2 ý:
Thực ra ông cũng không cần những giúp đỡ vật chất ấy, vì một mặt ông đã quen thích nghi với mọi hoàn cảnh, và mặt khác ông còn được Chúa trợ giúp, cho nên "Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi".
Tuy nhiên việc tín hữu Philipphê trợ giúp vật chất cho ông là một điều rất quý. Phaolô xin Thiên Chúa đền đáp lại xứng đáng cho họ.
IV. Gợi ý giảng
1. Ðiều trước mắt che khuất điều ở xa
Hạnh phúc Nước Trời, hay--nói cho dễ hiểu--hạnh phúc thiên đàng là thứ hạnh phúc trọn vẹn nhất, vững bền nhất, hơn tất cả mọi thứ hạnh phúc ở trần gian. Ai cũng biết thế.
Tuy nhiên, loài người chúng ta có một cái tật, là bị những cái trước mắt che khuất nên không nhìn thấy cái ở xa, giống như tật cận thị.
Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán. Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.
Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.
Ðiều sai lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ:
Chúa không hề trách vì chúng ta lo cho cuộc sống vật chất. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau thì sẽ đáng trách. "Tiên vàn chúng con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con".
Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không?
2. Tại sao họ đã chối từ?
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Mát thêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi rõ hơn, tới 3 lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: Tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19)
3. Lý do trong Luca có thể gom thành 2 loại là làm ăn (thăm đất và thử bò) và thụ hưởng (cưới vợ).
Thực ra hai điều ấy không cấp bách đến nỗi phải lập tức làm ngay để đành từ chối lời mời ưu ái của nhà vua. Tuy nhiên, đó là hai nguyên do khiến nhiều người chối từ lời mời của Thiên Chúa. Ta có thể rút ra hai khuyến cáo:
Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.
Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.
3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường
Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán. Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.
Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát.
Bởi thế, Ðức Giêsu đã nói rất chí lý: "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ... Phúc cho chúng con là những người đói khát".
4. Y phục tiệc cưới
Phần cuối dụ ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.
Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.
Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo / cách sống hiện tại của chúng ta: Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo / cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không?
Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Ðức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,27)
5. Chuyện minh họa: Viện Cớ
Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.
Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh:
- Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.
- Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.
- Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.
Anh thợ may cầm tiền về nhà. Ðến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi:
- Sao anh không may áo cho anh?
- Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may!
Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.
V. Lời nguyện cho mọi người
CT: Anh chị em thân mến
Thiên Chúa mời gọi, ban phát tình thương và ân sủng một cách vô giới hạn cho tất cả mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1. Chúa Giêsu đã dùng bí tích Thánh tẩy mà quy tụ chúng ta vào trong Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần hiệp nhất đến trong Hội Thánh / để Người loại trừ mọi bất hòa / ghen ghét và chia rẽ giữa những người có cùng một niềm tin.
2. Chúa Giêsu là vua đem lại hòa bình / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tiêu diệt mầm móng chiến tranh / và cho muôn dân được an cư lạc nghiệp.
3. Ðời sống thường ngày đem lại cho con người hạnh phúc thì ít / mà phiền muộn đau khổ lại nhiều / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần / là nguồn an ủi kỳ diệu đến trần gian / đề Người lau sạch nước mắt cho những ai đang khổ sầu.
4. Ngày phán xét chung / Chúa chỉ căn cứ vào một tiêu chuẩn duy nhất / để thưởng công hay luận tội người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận / đặc biệt là biết chân thành yêu thương hết thảy mọi người.
CT: Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi kitô hữu, nhờ đó chúng con có thể mạnh dạn nói như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi". Chúng con cầu xin
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Họp nhau đây quanh bàn tiệc của Chúa, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời kinh Lạy Cha một cách sốt sắng.
- Trước rước lễ: Chúng ta là những kẻ hạnh phúc được mời dự bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy mặc chiếc áo cưới tượng trưng cho thiện chí muốn có một cuộc sống mới xứng đáng với Chúa hơn. "Ðây Chiên Thiên Chúa..."
VII. Giải tán
Chúng ta sắp trở lại với cuộc sống thường ngày. Chớ gì những việc làm ăn, buôn bán đừng trở thành những nguyên do khiến chúng ta xa Chúa.
L. M. Carôlô Hồ Bặc Xái
Chủ đề: Chúa mời chúng ta dự tiệc Nước Trời (Mt 22,4)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Có nhiều niềm hạnh phúc chúng ta đang hưởng mà không ý thức, chẳng hạn hạnh phúc được làm con Chúa, hạnh phúc được ở trong Giáo Hội, hạnh phúc mỗi tuần được dự tiệc của Chúa.
Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta ý thức những hạnh phúc ấy; và chúng ta cũng xin Ngài dạy chúng ta biết sống thế nào để xứng đáng với tấm lòng của Chúa.
II. Gợi ý sám hối
Tuy vẫn biết hạnh phúc Nước Trời là quý báu nhất, nhưng rất nhiều khi chúng ta coi trọng những giá trị vật chất hơn.
Nhiều lần chúng ta từ chối ơn Chúa.
Dù đang ở trong Nước Chúa và làm công dân Nước Chúa, nhưng cách sống của chúng ta chưa xứng đáng.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Is 25,6-9)
Bữa tiệc mà ngôn sứ Isaia mô tả có những nét đáng chú ý sau đây:
Người thết đãi là "Chúa các đạo binh"
Khách được mời dự là tất cả các dân
Nơi dọn tiệc là "trên núi này", tức là núi Sion.
Trong bữa tiệc đó, người dự không chỉ được thưởng thức những thức ăn ngon, mà còn được cất khỏi mọi buồn sầu, tủi hổ, tang chế.
Ðó chính là hạnh phúc Nước Trời được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người không phân biệt ai.
2. Ðáp ca (Tv 22)
Tv 22 này rất quen thuộc đối với mọi tín hữu: Thiên Chúa là một mục tử chăm sóc đoàn chiên hết sức chu đáo: lo cho chiên có cỏ xanh để ăn, nước trong để uống, bóng mát để nghỉ ngơi, và còn bảo vệ để chiên có thể "ăn tiệc" thoải mái ngay trước mặt quân thù.
3. Tin Mừng (Mt 22,1-14)
Ý nghĩa của dụ ngôn bữa tiệc: Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.
4. Bài đọc II (Pl 4,12-14.19-20) (Chủ đề phụ)
Trong thời gian Phaolô bị cầm tù, tín hữu Philipphê đã rộng rãi giúp đỡ ông. Trong lá thư cám ơn gởi cho họ, Phaolô nói 2 ý:
Thực ra ông cũng không cần những giúp đỡ vật chất ấy, vì một mặt ông đã quen thích nghi với mọi hoàn cảnh, và mặt khác ông còn được Chúa trợ giúp, cho nên "Tôi có thể làm được mọi sự trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi".
Tuy nhiên việc tín hữu Philipphê trợ giúp vật chất cho ông là một điều rất quý. Phaolô xin Thiên Chúa đền đáp lại xứng đáng cho họ.
IV. Gợi ý giảng
1. Ðiều trước mắt che khuất điều ở xa
Hạnh phúc Nước Trời, hay--nói cho dễ hiểu--hạnh phúc thiên đàng là thứ hạnh phúc trọn vẹn nhất, vững bền nhất, hơn tất cả mọi thứ hạnh phúc ở trần gian. Ai cũng biết thế.
Tuy nhiên, loài người chúng ta có một cái tật, là bị những cái trước mắt che khuất nên không nhìn thấy cái ở xa, giống như tật cận thị.
Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán. Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.
Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.
Ðiều sai lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ:
Chúa không hề trách vì chúng ta lo cho cuộc sống vật chất. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau thì sẽ đáng trách. "Tiên vàn chúng con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con".
Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không?
2. Tại sao họ đã chối từ?
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Mát thêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi rõ hơn, tới 3 lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: Tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19)
3. Lý do trong Luca có thể gom thành 2 loại là làm ăn (thăm đất và thử bò) và thụ hưởng (cưới vợ).
Thực ra hai điều ấy không cấp bách đến nỗi phải lập tức làm ngay để đành từ chối lời mời ưu ái của nhà vua. Tuy nhiên, đó là hai nguyên do khiến nhiều người chối từ lời mời của Thiên Chúa. Ta có thể rút ra hai khuyến cáo:
Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.
Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.
3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường
Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán. Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.
Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát.
Bởi thế, Ðức Giêsu đã nói rất chí lý: "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ... Phúc cho chúng con là những người đói khát".
4. Y phục tiệc cưới
Phần cuối dụ ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.
Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.
Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo / cách sống hiện tại của chúng ta: Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo / cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không?
Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Ðức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,27)
5. Chuyện minh họa: Viện Cớ
Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.
Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh:
- Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.
- Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.
- Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.
Anh thợ may cầm tiền về nhà. Ðến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi:
- Sao anh không may áo cho anh?
- Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may!
Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.
V. Lời nguyện cho mọi người
CT: Anh chị em thân mến
Thiên Chúa mời gọi, ban phát tình thương và ân sủng một cách vô giới hạn cho tất cả mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1. Chúa Giêsu đã dùng bí tích Thánh tẩy mà quy tụ chúng ta vào trong Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần hiệp nhất đến trong Hội Thánh / để Người loại trừ mọi bất hòa / ghen ghét và chia rẽ giữa những người có cùng một niềm tin.
2. Chúa Giêsu là vua đem lại hòa bình / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tiêu diệt mầm móng chiến tranh / và cho muôn dân được an cư lạc nghiệp.
3. Ðời sống thường ngày đem lại cho con người hạnh phúc thì ít / mà phiền muộn đau khổ lại nhiều / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần / là nguồn an ủi kỳ diệu đến trần gian / đề Người lau sạch nước mắt cho những ai đang khổ sầu.
4. Ngày phán xét chung / Chúa chỉ căn cứ vào một tiêu chuẩn duy nhất / để thưởng công hay luận tội người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận / đặc biệt là biết chân thành yêu thương hết thảy mọi người.
CT: Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi kitô hữu, nhờ đó chúng con có thể mạnh dạn nói như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi". Chúng con cầu xin
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Họp nhau đây quanh bàn tiệc của Chúa, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời kinh Lạy Cha một cách sốt sắng.
- Trước rước lễ: Chúng ta là những kẻ hạnh phúc được mời dự bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy mặc chiếc áo cưới tượng trưng cho thiện chí muốn có một cuộc sống mới xứng đáng với Chúa hơn. "Ðây Chiên Thiên Chúa..."
VII. Giải tán
Chúng ta sắp trở lại với cuộc sống thường ngày. Chớ gì những việc làm ăn, buôn bán đừng trở thành những nguyên do khiến chúng ta xa Chúa.
L. M. Carôlô Hồ Bặc Xái