Dan Lee
10-06-2011, 09:07 PM
TIỆC CƯỚI LẠ LÙNG
Tiệc cưới dân dã nơi một vùng quê, bình thường thì chủ hôn mời cả làng đến dự cho đông vui và cũng thể hiện tình làng nghĩa xóm vui buồn ấm lạnh có nhau; nhưng tiệc cưới ở thành thị có khác hơn, khách mời được chọn lọc từ những mối dây thân tình, thân tộc, thậm chí nhiều khi ở liền vách với nhau cũng không được mời vì lý do này nọ. Đến như tiệc cưới cung đình thời phong kiến tuy cách tổ chức thật lộng lẫy xa hoa, nhưng khách được mời lại càng được chọn lọc kỹ càng, dân đen đừng hòng bén mảng. Như thế để thấy được cái lạ lùng nơi tiệc cưới trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 22,1-14).
Cái la lùng thứ nhất không phải ở chỗ nhà vua chọn lọc khách mời, nhưng ở chỗ khách được mời thay vì vui mừng hãnh diện, mau mắn áo quần bảnh bao tới dự, thì lại tỏ ra thờ ơ, lơ là chẳng thèm để ý. Đến khi được nhắc nhở, không những đã không nhìn thấy cái sai của mình, mà còn chống đối lại chủ tiệc bằng cách sỉ nhục và giết chết những đầy tớ được sai đi nhắc lại lời mời dự tịêc. Chính vì thế, nhà vua mới giận dữ tru diệt những khách mời cũng hết sức lạ lùng ấy, và sau đó nhà vua hạ lệnh mời tất cả mọi người bất kể quan hay dân, nội hay ngoại. Đó chính là cái lạ lùng tiếp theo của tiệc cưới này. Những cái lạ lùng ấy cho thấy đây không phải là một tiệc cưới ở trần gian, dù cho đó có là một tiệc cưới đặc biệt nơi cung đình những triều đại phong kiến đầy xa hoa kiểu cách.
Điều đó đã cho thấy khi kể dụ ngôn này, Đức Giê-su Ki-tô muốn nói đến một tiệc cưới tối quan trọng, độc nhất vô nhị – tiệc cưới Nước Trời; nói khác hơn là Người muốn nói đến lịch sử Cứu Độ của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà chính Người đóng vai trò chủ yếu. Có thể thấy được 2 giai đoạn lịch sử cứu độ qua dụ ngôn: Giai đoạn đầu là giai đoạn dân It-ra-en được chọn mời, nhưng họ không những đã khước từ, mà còn có thái độ chống đối thô bạo (giết hại những ngôn sứ, tiên tri là những người được sai đi loan truyền Ơn Cứu Rỗi). Tuy rất thịnh nộ vì kẻ được chọn mời đầu tiên, nhưng Tình Yêu của Thiên Chúa vẫn không vì thế mà suy giảm. Và cũng vì thế, lịch sử cứu độ bước sang giai đoạn hai: Tất cả các dân nước trên thế giới đều được mời gọi và chỉ với một điều kiện duy nhất là phải mặc áo cưới khi dự tiệc.
Mới nghe qua, chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng chẹp mịêng: “Tưởng gì chứ khi được mời dự tiệc cưới, vấn đề mặc áo cười đương nhiên là “chuyện nhỏ”, có gì khó mà không thực hiện được”. Tuy nhiện, khi thành tâm “diện bích”, mới thấy không dễ thực hiện đâu, bởi bộ áo cưới ấy hoàn toàn không phải là những soirées, những complets loè loẹt kiểu cách, mà lại là tinh thần CANH TÂN và SÁM HỐI. Nói đến canh tân và sám hối là nói đến chuyện vượt qua chính mình. Trèo đèo, lội suối, vượt qua sông này, biển nọ, có thể thực hiện được, chớ “vượt qua chính mình” mới là thiên nan vạn nan. Tôi cứ thích nhắc đi nhắc lại cho bản thân câu nói rất hay của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Vâng, khi được mời gọi, hãy chân thành nhìn lại mình với cái quá khứ chắc chắn không ít thiều sót sai lầm của bản thân, quyết tâm sửa chữa (sám hối) để đổi mới (canh tân) toàn bộ con người của mình. Chỉ có như thế mới tránh được “vết xe đổ It-ra-en”, hầu xứng đáng là thực khách diễm phúc trong tiệc cưới Nước Trời.
Là Ki-tô hữu, tức là những người “được mời gọi”, phải chân nhận đó là một hồng ân, một đặc sủng, phải quyết tâm cố gắng làm sao để có thể trở thành người “được chọn”, bởi vì “Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” (Mt 22, 14). Muốn được như vậy, thì đừng ỷ tài, cậy sức mình, mà phải biết cậy nhờ vào sức mạnh của Thần Khí, cũng bởi vì “Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ Thần Khí Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta, và chúng sẽ trở thành ngôn sứ” (Cv 2:18). Mà muốn đến được với Chủ nhân Tiệc Cưới để Người “đổ Thần Khí” cho, thì đừng quên cây cầu vĩ đại tuyệt vời (cũng là vũ khí lợi hại để hộ thân) là tràng chuỗi Mân Côi huyền nhiệm. Hãy vững tin kiên trì vững bước trên cây cầu ấy, chắc chắn sẽ đạt được ước nguyện. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Tiệc cưới dân dã nơi một vùng quê, bình thường thì chủ hôn mời cả làng đến dự cho đông vui và cũng thể hiện tình làng nghĩa xóm vui buồn ấm lạnh có nhau; nhưng tiệc cưới ở thành thị có khác hơn, khách mời được chọn lọc từ những mối dây thân tình, thân tộc, thậm chí nhiều khi ở liền vách với nhau cũng không được mời vì lý do này nọ. Đến như tiệc cưới cung đình thời phong kiến tuy cách tổ chức thật lộng lẫy xa hoa, nhưng khách được mời lại càng được chọn lọc kỹ càng, dân đen đừng hòng bén mảng. Như thế để thấy được cái lạ lùng nơi tiệc cưới trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 22,1-14).
Cái la lùng thứ nhất không phải ở chỗ nhà vua chọn lọc khách mời, nhưng ở chỗ khách được mời thay vì vui mừng hãnh diện, mau mắn áo quần bảnh bao tới dự, thì lại tỏ ra thờ ơ, lơ là chẳng thèm để ý. Đến khi được nhắc nhở, không những đã không nhìn thấy cái sai của mình, mà còn chống đối lại chủ tiệc bằng cách sỉ nhục và giết chết những đầy tớ được sai đi nhắc lại lời mời dự tịêc. Chính vì thế, nhà vua mới giận dữ tru diệt những khách mời cũng hết sức lạ lùng ấy, và sau đó nhà vua hạ lệnh mời tất cả mọi người bất kể quan hay dân, nội hay ngoại. Đó chính là cái lạ lùng tiếp theo của tiệc cưới này. Những cái lạ lùng ấy cho thấy đây không phải là một tiệc cưới ở trần gian, dù cho đó có là một tiệc cưới đặc biệt nơi cung đình những triều đại phong kiến đầy xa hoa kiểu cách.
Điều đó đã cho thấy khi kể dụ ngôn này, Đức Giê-su Ki-tô muốn nói đến một tiệc cưới tối quan trọng, độc nhất vô nhị – tiệc cưới Nước Trời; nói khác hơn là Người muốn nói đến lịch sử Cứu Độ của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà chính Người đóng vai trò chủ yếu. Có thể thấy được 2 giai đoạn lịch sử cứu độ qua dụ ngôn: Giai đoạn đầu là giai đoạn dân It-ra-en được chọn mời, nhưng họ không những đã khước từ, mà còn có thái độ chống đối thô bạo (giết hại những ngôn sứ, tiên tri là những người được sai đi loan truyền Ơn Cứu Rỗi). Tuy rất thịnh nộ vì kẻ được chọn mời đầu tiên, nhưng Tình Yêu của Thiên Chúa vẫn không vì thế mà suy giảm. Và cũng vì thế, lịch sử cứu độ bước sang giai đoạn hai: Tất cả các dân nước trên thế giới đều được mời gọi và chỉ với một điều kiện duy nhất là phải mặc áo cưới khi dự tiệc.
Mới nghe qua, chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng chẹp mịêng: “Tưởng gì chứ khi được mời dự tiệc cưới, vấn đề mặc áo cười đương nhiên là “chuyện nhỏ”, có gì khó mà không thực hiện được”. Tuy nhiện, khi thành tâm “diện bích”, mới thấy không dễ thực hiện đâu, bởi bộ áo cưới ấy hoàn toàn không phải là những soirées, những complets loè loẹt kiểu cách, mà lại là tinh thần CANH TÂN và SÁM HỐI. Nói đến canh tân và sám hối là nói đến chuyện vượt qua chính mình. Trèo đèo, lội suối, vượt qua sông này, biển nọ, có thể thực hiện được, chớ “vượt qua chính mình” mới là thiên nan vạn nan. Tôi cứ thích nhắc đi nhắc lại cho bản thân câu nói rất hay của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Vâng, khi được mời gọi, hãy chân thành nhìn lại mình với cái quá khứ chắc chắn không ít thiều sót sai lầm của bản thân, quyết tâm sửa chữa (sám hối) để đổi mới (canh tân) toàn bộ con người của mình. Chỉ có như thế mới tránh được “vết xe đổ It-ra-en”, hầu xứng đáng là thực khách diễm phúc trong tiệc cưới Nước Trời.
Là Ki-tô hữu, tức là những người “được mời gọi”, phải chân nhận đó là một hồng ân, một đặc sủng, phải quyết tâm cố gắng làm sao để có thể trở thành người “được chọn”, bởi vì “Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” (Mt 22, 14). Muốn được như vậy, thì đừng ỷ tài, cậy sức mình, mà phải biết cậy nhờ vào sức mạnh của Thần Khí, cũng bởi vì “Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ Thần Khí Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta, và chúng sẽ trở thành ngôn sứ” (Cv 2:18). Mà muốn đến được với Chủ nhân Tiệc Cưới để Người “đổ Thần Khí” cho, thì đừng quên cây cầu vĩ đại tuyệt vời (cũng là vũ khí lợi hại để hộ thân) là tràng chuỗi Mân Côi huyền nhiệm. Hãy vững tin kiên trì vững bước trên cây cầu ấy, chắc chắn sẽ đạt được ước nguyện. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.