Dan Lee
10-06-2011, 09:17 PM
ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Trong thời cổ, các vua thông báo về tiệc cưới hay đại tiệc thì trước đó rất lâu. Tuy nhiên, ngày giờ chính xác sẽ được cho biết vào một ngày sau đó.
Việc chấp nhận lời mời lúc ban đầu nhưng sau đó lại từ chối, đó là một sỉ nhục. Một thí dụ ngày nay có thể minh hoạ điều đó.
Giả như con trai quý vị trở về nhà sau thời gian hai năm tình nguyện làm việc trong đạo quân Hoà Bình. Anh ta sẽ trở về nhà vào tuần tới, nhưng không biết chắc là thứ Năm hay thứ Sáu.
Quý vị gọi điện thoại cho các bạn thân nhất của nó và mời họ đến tham dự bữa ăn tối. Quý vị giải thích hoàn cảnh và yêu cầu họ dành cho cả hai ngày. Họ đồng ý.
Khi biết rõ là cậu con trai sẽ về vào ngày thứ Năm, quý vị gọi điện thoại cho những người ấy và cho biết, “Bữa tiệc sẽ vào ngày thứ Năm”. Nhưng mọi người đều từ chối là họ không thể đến. Thật bàng hoàng.
Đó là một hoàn cảnh mà Đức Giêsu diễn tả trong dụ ngôn bài Phúc Âm hôm nay. Thành phần khán giả của Người là các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đó.
Nhiều năm trước, họ đã chấp nhận lời mời của Thiên Chúa để trở nên dân tộc Người chọn – những người khách đặc biệt của Thiên Chúa trong bàn tiệc Nước Trời.
Nhưng khi Đức Giêsu thông báo rằng Nước Trời và bữa tiệc đã dọn sẵn, họ lại từ chối lời mời, viện ra nhiều lý do tại sao họ không thể đến.
Lời hứa của chúng ta đi theo Đức Giêsu thì cũng tương tự như hoàn cảnh xưa ở Israel.
Qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta chấp nhận lời mời của Đức Giêsu và đi theo Người, và trở nên các người khách đặc biệt của Người tại bàn tiệc Nước Trời.
Tuy nhiên, chấp nhận lời mời chỉ là bước đầu trong tiến trình. Đó chỉ là khởi sự hành trình đức tin của chúng ta.
Chúng ta có thể so sánh việc chấp nhận lời mời của Đức Giêsu giống như lời thề trong hôn nhân. Lời thề đó không phải là chấm dứt một tiến trình; đó mới chỉ là mở đầu.
Có câu chuyện thật sau đây minh hoạ điểm chúng ta vừa đưa ra.
Thánh Phanxicô Assisi sinh trong một gia đình giầu có thời Trung Cổ. Khi niên thiếu, anh là một dân chơi và ăn tiêu hoang phí. Anh rộng lượng dùng tiền của mình để trả cho những tiêu pha của chúng bạn du đãng.
Vào năm 1202, giữa thành phố Assisi và Perugia có sự thù nghịch. Phanxicô phải gia nhập đạo quân của Assisi. Trong một cuộc giao tranh, anh bị bắt và bị giam trong ngục tù dơ bẩn khoảng một năm.
Sau khi được thả, phải mất gần một năm anh mới phục hồi sức khoẻ. Cảm nghiệm này đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.
Anh từ bỏ những y phục đắt tiền và mặc quần áo của một người nghèo. Sau lưng các chiếc áo, anh vẽ một chữ thập trắng thật to.
Sau đó anh bỏ nhà và sống cuộc đời ẩn dật của một người khổ hạnh. Căn nhà của anh là một nhà thờ đổ nát ở ngoại ô Assisi. Ở đây, anh dành nhiều giờ để cầu nguyện.
Một ngày kia, khi Phanxicô tham dự Thánh Lễ ở một nhà thờ, trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu ra lệnh cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng ở các làng chung quanh.
Đức Giêsu nói với họ là đừng mang theo gì cả, nhưng hãy hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa về những nhu cầu vật chất. (Mt 10-5-15)
Mệnh lệnh này đã hướng dẫn cả cuộc đời của Phanxicô. Anh từ giã cuộc đời ẩn dật và lên đường rao giảng Tin Mừng trong sự hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Cá tính lôi cuốn của anh đã hứng khởi những người trẻ đi theo anh. Và từ đó dòng Phanxicô phát sinh. Phần còn lại câu chuyện đã làm nên lịch sử.
Cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi minh hoạ loại thề hứa mà cuộc đời Kitô Hữu phải có. Thánh nhân bắt đầu cuộc đời như một tín hữu Kitô bình thường, yêu quý đời sống dễ dãi hơn yêu quý đời sống Kitô Hữu.
Sau đó thảm kịch đã xảy ra cho thấy, trên thực tế, cuộc đời này thật hời hợt và chóng qua biết chừng nào. Nó có thể tan biến trong chốc lát, cũng như cuộc đời của chúng ta sẽ trôi qua trong giây lát.
Kết quả là Phanxicô trải qua một sự biến đổi sâu xa, trở về với Đức Giêsu.
Người ta nghĩ rằng Phanxicô chỉ cần thay đổi đến như vậy. Nhưng không phải thế! Đức Giêsu có chương trình lớn hơn cho anh.
Sau khi Đức Giêsu trở thành một dụng cụ cứu độ cho anh, Đức Giêsu mời anh trở nên một dụng cụ cứu độ cho người khác.
Và vì vậy Phanxicô đi rao giảng Tin Mừng trong một thế giới rất giống như thế giới chúng ta. Thế giới ấy ngày càng lạnh lùng với đức tin và ngột ngạt giữa những vui thú của thế gian.
Phanxicô không chỉ thổi cho ngọn lửa đức tin của hàng ngàn người bùng lên, nhưng anh còn linh hứng cho cả một đạo binh người trẻ bắt chước và đi theo anh.
Ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay thì thật rõ. Đời sống Kitô Hữu là một tiến trình đang tiếp diễn: một hành trình, chứ không phải là một trạm dừng chân.
Đó là một lời mời chúng ta hãy nắm lấy bàn tay của Đức Giêsu và đi theo Người bất cứ đâu Người dẫn dắt chúng ta.
Và nếu chúng ta chấp nhận lời mời ấy, Đức Giêsu sẽ dẫn chúng ta vảo một cuộc mạo hiểm mà trong đó chúng ta sẽ thấy đời mình thật khác với lúc trước.
Chúa sẽ biến chúng ta thành một khí cụ cho sự bình an của Người: gieo tình yêu vào nhưng nơi hận thù, gieo hy vọng vào những nơi thất vọng, đem ánh sáng vào những nơi tối tăm, và đem niềm vui đến nơi u buồn.
Đức Giêsu sẽ trực tiếp dậy chúng ta rằng khi cho đi là khi thực sự nhận lãnh. Và chính lúc chết đi là khi chúng ta thực sự được sinh vào sự sống đời đời.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành khi trở về với bàn thờ để chuẩn bị chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Đó là được nếm thử bàn tiệc vĩnh cửu, mà chúng ta luôn được mời gọi.
Lm Mark Link, SJ
Trong thời cổ, các vua thông báo về tiệc cưới hay đại tiệc thì trước đó rất lâu. Tuy nhiên, ngày giờ chính xác sẽ được cho biết vào một ngày sau đó.
Việc chấp nhận lời mời lúc ban đầu nhưng sau đó lại từ chối, đó là một sỉ nhục. Một thí dụ ngày nay có thể minh hoạ điều đó.
Giả như con trai quý vị trở về nhà sau thời gian hai năm tình nguyện làm việc trong đạo quân Hoà Bình. Anh ta sẽ trở về nhà vào tuần tới, nhưng không biết chắc là thứ Năm hay thứ Sáu.
Quý vị gọi điện thoại cho các bạn thân nhất của nó và mời họ đến tham dự bữa ăn tối. Quý vị giải thích hoàn cảnh và yêu cầu họ dành cho cả hai ngày. Họ đồng ý.
Khi biết rõ là cậu con trai sẽ về vào ngày thứ Năm, quý vị gọi điện thoại cho những người ấy và cho biết, “Bữa tiệc sẽ vào ngày thứ Năm”. Nhưng mọi người đều từ chối là họ không thể đến. Thật bàng hoàng.
Đó là một hoàn cảnh mà Đức Giêsu diễn tả trong dụ ngôn bài Phúc Âm hôm nay. Thành phần khán giả của Người là các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đó.
Nhiều năm trước, họ đã chấp nhận lời mời của Thiên Chúa để trở nên dân tộc Người chọn – những người khách đặc biệt của Thiên Chúa trong bàn tiệc Nước Trời.
Nhưng khi Đức Giêsu thông báo rằng Nước Trời và bữa tiệc đã dọn sẵn, họ lại từ chối lời mời, viện ra nhiều lý do tại sao họ không thể đến.
Lời hứa của chúng ta đi theo Đức Giêsu thì cũng tương tự như hoàn cảnh xưa ở Israel.
Qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta chấp nhận lời mời của Đức Giêsu và đi theo Người, và trở nên các người khách đặc biệt của Người tại bàn tiệc Nước Trời.
Tuy nhiên, chấp nhận lời mời chỉ là bước đầu trong tiến trình. Đó chỉ là khởi sự hành trình đức tin của chúng ta.
Chúng ta có thể so sánh việc chấp nhận lời mời của Đức Giêsu giống như lời thề trong hôn nhân. Lời thề đó không phải là chấm dứt một tiến trình; đó mới chỉ là mở đầu.
Có câu chuyện thật sau đây minh hoạ điểm chúng ta vừa đưa ra.
Thánh Phanxicô Assisi sinh trong một gia đình giầu có thời Trung Cổ. Khi niên thiếu, anh là một dân chơi và ăn tiêu hoang phí. Anh rộng lượng dùng tiền của mình để trả cho những tiêu pha của chúng bạn du đãng.
Vào năm 1202, giữa thành phố Assisi và Perugia có sự thù nghịch. Phanxicô phải gia nhập đạo quân của Assisi. Trong một cuộc giao tranh, anh bị bắt và bị giam trong ngục tù dơ bẩn khoảng một năm.
Sau khi được thả, phải mất gần một năm anh mới phục hồi sức khoẻ. Cảm nghiệm này đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.
Anh từ bỏ những y phục đắt tiền và mặc quần áo của một người nghèo. Sau lưng các chiếc áo, anh vẽ một chữ thập trắng thật to.
Sau đó anh bỏ nhà và sống cuộc đời ẩn dật của một người khổ hạnh. Căn nhà của anh là một nhà thờ đổ nát ở ngoại ô Assisi. Ở đây, anh dành nhiều giờ để cầu nguyện.
Một ngày kia, khi Phanxicô tham dự Thánh Lễ ở một nhà thờ, trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu ra lệnh cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng ở các làng chung quanh.
Đức Giêsu nói với họ là đừng mang theo gì cả, nhưng hãy hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa về những nhu cầu vật chất. (Mt 10-5-15)
Mệnh lệnh này đã hướng dẫn cả cuộc đời của Phanxicô. Anh từ giã cuộc đời ẩn dật và lên đường rao giảng Tin Mừng trong sự hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Cá tính lôi cuốn của anh đã hứng khởi những người trẻ đi theo anh. Và từ đó dòng Phanxicô phát sinh. Phần còn lại câu chuyện đã làm nên lịch sử.
Cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi minh hoạ loại thề hứa mà cuộc đời Kitô Hữu phải có. Thánh nhân bắt đầu cuộc đời như một tín hữu Kitô bình thường, yêu quý đời sống dễ dãi hơn yêu quý đời sống Kitô Hữu.
Sau đó thảm kịch đã xảy ra cho thấy, trên thực tế, cuộc đời này thật hời hợt và chóng qua biết chừng nào. Nó có thể tan biến trong chốc lát, cũng như cuộc đời của chúng ta sẽ trôi qua trong giây lát.
Kết quả là Phanxicô trải qua một sự biến đổi sâu xa, trở về với Đức Giêsu.
Người ta nghĩ rằng Phanxicô chỉ cần thay đổi đến như vậy. Nhưng không phải thế! Đức Giêsu có chương trình lớn hơn cho anh.
Sau khi Đức Giêsu trở thành một dụng cụ cứu độ cho anh, Đức Giêsu mời anh trở nên một dụng cụ cứu độ cho người khác.
Và vì vậy Phanxicô đi rao giảng Tin Mừng trong một thế giới rất giống như thế giới chúng ta. Thế giới ấy ngày càng lạnh lùng với đức tin và ngột ngạt giữa những vui thú của thế gian.
Phanxicô không chỉ thổi cho ngọn lửa đức tin của hàng ngàn người bùng lên, nhưng anh còn linh hứng cho cả một đạo binh người trẻ bắt chước và đi theo anh.
Ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay thì thật rõ. Đời sống Kitô Hữu là một tiến trình đang tiếp diễn: một hành trình, chứ không phải là một trạm dừng chân.
Đó là một lời mời chúng ta hãy nắm lấy bàn tay của Đức Giêsu và đi theo Người bất cứ đâu Người dẫn dắt chúng ta.
Và nếu chúng ta chấp nhận lời mời ấy, Đức Giêsu sẽ dẫn chúng ta vảo một cuộc mạo hiểm mà trong đó chúng ta sẽ thấy đời mình thật khác với lúc trước.
Chúa sẽ biến chúng ta thành một khí cụ cho sự bình an của Người: gieo tình yêu vào nhưng nơi hận thù, gieo hy vọng vào những nơi thất vọng, đem ánh sáng vào những nơi tối tăm, và đem niềm vui đến nơi u buồn.
Đức Giêsu sẽ trực tiếp dậy chúng ta rằng khi cho đi là khi thực sự nhận lãnh. Và chính lúc chết đi là khi chúng ta thực sự được sinh vào sự sống đời đời.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành khi trở về với bàn thờ để chuẩn bị chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Đó là được nếm thử bàn tiệc vĩnh cửu, mà chúng ta luôn được mời gọi.
Lm Mark Link, SJ