Dan Lee
10-06-2011, 09:26 PM
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI (07.10.2011)
(Cv 1,12-14 hay Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38)
CÁCH VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA HOÀN TOÀN
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của hai chữ “Mân côi”:
Mân Côi hay còn gọi là Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi là các danh từ Hán việt. Đây là những cách phiên âm Hán việt khác nhau của danh từ Latinh ở số nhiều “Rosarium”, tiếng Anh là Rosary, có nghĩa là một vườn hoa hồng; một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng; hay một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ.
Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kính Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Tiếng Anh gọi là Corona, Chaplet, Garland là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh.
Còn tiếng Hán Hiện đại (Hoa ngữ) dịch nghĩa chữ “Rosarium” tiếng Latinh là “玫 瑰 涇” (phiên âm theo Bắc Kinh là ‘méiguijing’), đọc theo âm Hán việt là “Mân Côi kinh”.
Theo các Từ Điển (hay Tự Điển) Hán Việt cổ và Từ Điển Hán Việt Hiện đại thì chữ “Mân” (玫) còn có âm đọc là “Mai”, “Môi” hay “Văn” là một thứ đá quí, ngọc quí, hoa hồng (chỉ thực vật). Còn chữ “Côi” (瑰), hay cũng có âm đọc là “Khôi”, có nghĩa là ngọc quí hay mang nghĩa (tính từ) là hiếm, quý, lạ. Như thế, “Mân côi” có nghĩa là một chuỗi ngọc quí hiếm hay chuỗi hoa hồng. Bởi thế, theo cách tạo từ của chữ Nôm thì “kinh Mân côi” (涇 玫 瑰) có nghĩa là kinh chuỗi ngọc quí hay kinh chuỗi hoa hồng [1].
Thứ đến, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa phụng vụ của thánh lễ hôm nay. Lễ Đức Mẹ Mân Côi không nhằm vào xâu chuỗi cho bằng hướng về Thánh Mẫu Mân Côi, đó là Đức Trinh nữ Maria. Thánh Lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V, xuất thân từ Dòng Đa Minh, lập ra vào năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng của Hạm đội Công giáo trên dân Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lepanto ngày 7.10.1571. Và sau cuộc chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Peterwardein xứ Hungaria ngày 5.8.1716, theo yêu cầu của vua Charles VI, Đức Giáo Hoàng đã cho phép mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Hội Thánh. [2]
Như thế, phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Đức Mẹ để noi gương bắt chước Người và sử dụng phương thế quí báu và hữu hiệu mà Mẹ đã trao ban cho chúng ta là tràng chuỗi Mân côi để thánh hóa cuộc đời chúng ta.
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta noi gương Đức Mẹ sống vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn. Chính Đức Mẹ đã thốt lên với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Nhưng làm sao chúng ta có thể vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn như Mẹ?
Xin được minh họa bằng một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Chắc ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: "Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta". Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: “Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta". Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: "Thằng bé này dạy được đây". Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Cho dù tích truyện trên chỉ là sự hư cấu của tác giả La Quán Trung, tuy nhiên qua nhân vật Trương Lương cho ta thấy một qui luật làm nên cốt cách của con người đó là sự tập luyện. Không phải một sớm một chiều mà Trương Lương có được nhân đức khiêm nhường tùng phục để giúp ông sau này làm nên nghiệp lớn. nhân đức ấy đã được Trương Lương luyện tập, đã đi vào máu thịt cốt tủy của ông ngay từ bé và đã lộ diện khi gặp quí nhân bên bờ sông. Sự thành công của Trương Lương không phải bởi cơ may gặp được thầy giỏi, nhưng phần lớn là nhờ nhân đức khiêm nhường tùng phục vụ, một nhân đức nhân bản mà ông đã luyện tập đến chín mùi.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, không phải bỗng dưng mà Đức Mẹ thốt lên được hai tiếng “xin vâng” với sứ thần. Đức Mẹ cũng có thắc mắc nghi nan. Nhưng một khi biết được thánh ý Chúa và nhờ nhân đức khiêm nhường vâng phục đã được Đức Mẹ tập luyện ngay từ thuở bé, đã trở nên máu thịt cốt tủy của Mẹ. Bởi thế, cho dù Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết, là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Ngài, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư của mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa.
Nhân đức “khiêm nhường vâng phục” mà Đức Mẹ luyện tập là một nhân đức nhân bản, nhân đức nhân bản này đã được bén rễ trong nhân đức đối thần là Đức tin. Nhờ tập luyện thường xuyên và kiên trì nên nhân đức này đã thắng vượt những thắc mắc nghi nan của Đức Mẹ. Khiêm nhường vâng phục đã trở nên một thái độ kiên định vững chắc giúp Đức Mẹ vâng phục Thiên Chúa suốt cả cuộc đời.
Sách Giáo Lý 1992 đã nói rõ: “Nhân đức nhân bản là những thái độ vững chắc, những xu hướng kiên trì, những trọn hảo thường xuyên của lý trí và ý chí, nhằm điều khiển các hành vi của chúng ta, điều tiết các đam mê của chúng ta, và hướng dẫn nếp sống của chúng ta phù hợp với lý trí và đức tin. Các nhân đức này đem lại cho con người sự thoải mái, sự tự chủ và niềm vui, để sống một đời sống tốt lành về mặt luân lý” (số 1804). “Nhân đức nhân bản được bén rễ trong nhân đức đối thần, là những nhân đức thích ứng các tài năng của con người để dự phần vào bản tính Thiên Chúa” (số 1812).
Chính Tràng Kinh Mân côi là tràng hoa hồng thơm ngát, là tràng chuỗi ngọc quí giá và hữu hiệu trình bày cho chúng ta con đường “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa của Đức Mẹ. Nếu chúng ta đọc kinh Mân côi cách liên lỉ, đọc không ngừng nghỉ, đọc mọi nơi mọi lúc mọi hoàn cảnh thì nhân đức “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa thấm nhập vào thân xác, linh hồn; là thái độ, là phương châm hành động của mỗi người chúng ta. Có như thế mỗi người chúng ta mới có thể “vâng phục” Thánh ý Thiên Chúa một cách hoàn toàn, vâng phục trong từng phút giây, vâng phục suốt cả cuộc đời như Đức Mẹ. Amen.
Thomas Nguyễn Văn Hiệp
[1] x. NGUYỄN LONG THAO, “Giải Thích Từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi Trong Kinh Sách Công Giáo”, vietcatholic.org
[2] x. LM HỒ BẠT XÁI, Hạt Giống Nẩy Mầm; LM NGUYỄN VĂN TRINH, Phụng Vụ Chư Thánh
(Cv 1,12-14 hay Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38)
CÁCH VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA HOÀN TOÀN
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của hai chữ “Mân côi”:
Mân Côi hay còn gọi là Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi là các danh từ Hán việt. Đây là những cách phiên âm Hán việt khác nhau của danh từ Latinh ở số nhiều “Rosarium”, tiếng Anh là Rosary, có nghĩa là một vườn hoa hồng; một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng; hay một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ.
Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kính Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Tiếng Anh gọi là Corona, Chaplet, Garland là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh.
Còn tiếng Hán Hiện đại (Hoa ngữ) dịch nghĩa chữ “Rosarium” tiếng Latinh là “玫 瑰 涇” (phiên âm theo Bắc Kinh là ‘méiguijing’), đọc theo âm Hán việt là “Mân Côi kinh”.
Theo các Từ Điển (hay Tự Điển) Hán Việt cổ và Từ Điển Hán Việt Hiện đại thì chữ “Mân” (玫) còn có âm đọc là “Mai”, “Môi” hay “Văn” là một thứ đá quí, ngọc quí, hoa hồng (chỉ thực vật). Còn chữ “Côi” (瑰), hay cũng có âm đọc là “Khôi”, có nghĩa là ngọc quí hay mang nghĩa (tính từ) là hiếm, quý, lạ. Như thế, “Mân côi” có nghĩa là một chuỗi ngọc quí hiếm hay chuỗi hoa hồng. Bởi thế, theo cách tạo từ của chữ Nôm thì “kinh Mân côi” (涇 玫 瑰) có nghĩa là kinh chuỗi ngọc quí hay kinh chuỗi hoa hồng [1].
Thứ đến, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa phụng vụ của thánh lễ hôm nay. Lễ Đức Mẹ Mân Côi không nhằm vào xâu chuỗi cho bằng hướng về Thánh Mẫu Mân Côi, đó là Đức Trinh nữ Maria. Thánh Lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V, xuất thân từ Dòng Đa Minh, lập ra vào năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng của Hạm đội Công giáo trên dân Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lepanto ngày 7.10.1571. Và sau cuộc chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Peterwardein xứ Hungaria ngày 5.8.1716, theo yêu cầu của vua Charles VI, Đức Giáo Hoàng đã cho phép mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Hội Thánh. [2]
Như thế, phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Đức Mẹ để noi gương bắt chước Người và sử dụng phương thế quí báu và hữu hiệu mà Mẹ đã trao ban cho chúng ta là tràng chuỗi Mân côi để thánh hóa cuộc đời chúng ta.
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta noi gương Đức Mẹ sống vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn. Chính Đức Mẹ đã thốt lên với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Nhưng làm sao chúng ta có thể vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn như Mẹ?
Xin được minh họa bằng một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Chắc ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: "Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta". Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: “Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta". Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: "Thằng bé này dạy được đây". Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Cho dù tích truyện trên chỉ là sự hư cấu của tác giả La Quán Trung, tuy nhiên qua nhân vật Trương Lương cho ta thấy một qui luật làm nên cốt cách của con người đó là sự tập luyện. Không phải một sớm một chiều mà Trương Lương có được nhân đức khiêm nhường tùng phục để giúp ông sau này làm nên nghiệp lớn. nhân đức ấy đã được Trương Lương luyện tập, đã đi vào máu thịt cốt tủy của ông ngay từ bé và đã lộ diện khi gặp quí nhân bên bờ sông. Sự thành công của Trương Lương không phải bởi cơ may gặp được thầy giỏi, nhưng phần lớn là nhờ nhân đức khiêm nhường tùng phục vụ, một nhân đức nhân bản mà ông đã luyện tập đến chín mùi.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, không phải bỗng dưng mà Đức Mẹ thốt lên được hai tiếng “xin vâng” với sứ thần. Đức Mẹ cũng có thắc mắc nghi nan. Nhưng một khi biết được thánh ý Chúa và nhờ nhân đức khiêm nhường vâng phục đã được Đức Mẹ tập luyện ngay từ thuở bé, đã trở nên máu thịt cốt tủy của Mẹ. Bởi thế, cho dù Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết, là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Ngài, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư của mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa.
Nhân đức “khiêm nhường vâng phục” mà Đức Mẹ luyện tập là một nhân đức nhân bản, nhân đức nhân bản này đã được bén rễ trong nhân đức đối thần là Đức tin. Nhờ tập luyện thường xuyên và kiên trì nên nhân đức này đã thắng vượt những thắc mắc nghi nan của Đức Mẹ. Khiêm nhường vâng phục đã trở nên một thái độ kiên định vững chắc giúp Đức Mẹ vâng phục Thiên Chúa suốt cả cuộc đời.
Sách Giáo Lý 1992 đã nói rõ: “Nhân đức nhân bản là những thái độ vững chắc, những xu hướng kiên trì, những trọn hảo thường xuyên của lý trí và ý chí, nhằm điều khiển các hành vi của chúng ta, điều tiết các đam mê của chúng ta, và hướng dẫn nếp sống của chúng ta phù hợp với lý trí và đức tin. Các nhân đức này đem lại cho con người sự thoải mái, sự tự chủ và niềm vui, để sống một đời sống tốt lành về mặt luân lý” (số 1804). “Nhân đức nhân bản được bén rễ trong nhân đức đối thần, là những nhân đức thích ứng các tài năng của con người để dự phần vào bản tính Thiên Chúa” (số 1812).
Chính Tràng Kinh Mân côi là tràng hoa hồng thơm ngát, là tràng chuỗi ngọc quí giá và hữu hiệu trình bày cho chúng ta con đường “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa của Đức Mẹ. Nếu chúng ta đọc kinh Mân côi cách liên lỉ, đọc không ngừng nghỉ, đọc mọi nơi mọi lúc mọi hoàn cảnh thì nhân đức “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa thấm nhập vào thân xác, linh hồn; là thái độ, là phương châm hành động của mỗi người chúng ta. Có như thế mỗi người chúng ta mới có thể “vâng phục” Thánh ý Thiên Chúa một cách hoàn toàn, vâng phục trong từng phút giây, vâng phục suốt cả cuộc đời như Đức Mẹ. Amen.
Thomas Nguyễn Văn Hiệp
[1] x. NGUYỄN LONG THAO, “Giải Thích Từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi Trong Kinh Sách Công Giáo”, vietcatholic.org
[2] x. LM HỒ BẠT XÁI, Hạt Giống Nẩy Mầm; LM NGUYỄN VĂN TRINH, Phụng Vụ Chư Thánh