Dan Lee
10-07-2011, 06:16 PM
Sẵn sàng dự Tiệc Thánh
Ai trong chúng ta đã từng tổ chức đám cưới cho con, cho cháu hay cho người thân đều biết rằng khi gần đến ngày cưới mà có nhiều người gọi đến báo không đi, hoặc ngay chính ngày khách đã không tới cũng không báo, sẽ hiểu được tâm trạng của ông Vua mời tiệc cưới cho con mình hôm nay.
Sau 1975, khi người tị nạn Việt Nam chúng ta đến định cư tại Denver, Colorado vào những năm đầu một phần vì nhu cầu của đời sống còn đơn giản, phần khác số người Việt lại ít, ai cũng biết ai, nên mối thân tình giữa họ với nhau rất gắn bó, do đó hầu như hàng tuần vào mùa hè ai có con có cháu cưới hỏi, tôi biết hầu hết người Việt đều được mời, và họ đến rất đông đủ, cả trong Thánh Lễ ở nhà thờ và tiệc cưới tại nhà hàng.
Hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn Tiệc Cưới để dạy dân Do Thái thời đó và chúng ta thời nay một bài học bằng cả nghĩa den và nghĩa bóng. Nghĩa đen là ông Vua mời thần dân của ông đi dự đám cưới của Hoàng tử con ông. Có ít kẻ đi và có nhiều kẻ từ chối không đi. Do đó ông cho mời những người khác không phải là thần dân của ông tới dự. Và đám người được mời sau nầy hầu hết sung sướng và hãnh diện đi dự -trừ một người- Theo nghĩa bóng: Vua là Thiên Chúa Cha, Tiệc cưới là Nước Trời. Những người được mời trước là Dân được chọn, tức là Do Thái. Những người được mời sau là những người ngoài Do Thái và những người tội lỗi. Áo cưới là tâm hồn xứng đáng khi vào dự Tiệc Thánh của Chúa Con.
Các bài đọc hôm nay làm chúng ta dừng lại và chú ý suy nghĩ. Bài Đọc I và Tin Mừng đều nói đến bàn Tiệc Thánh mà Thiên Chúa mời hết mọi người chúng ta, không phân biệt màu da, tiếng nói hay chủng tộc. Ai cũng có cơ hội như nhau. Chúa mời từng cá nhân hằng ngày trong đời sống bình thường. Chúng ta được mời dâng Thánh lễ hằng ngày vào các ngày thường và hằng tuần vào ngày Chúa nhật để cùng nhau cử hành tặng ân của Chúa. Cho đến bao giờ còn có người cần đến Chúa, Ngài sẽ còn đó để đón chào và ban đầy ân sủng cho họ được sống, và sống sung mãn. Bài Đáp Ca tán tụng: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.” Bài Đọc II Thánh Phaolô cũng nói đến ý đó: “Thiên Chúa sẽ thỏa mãn cho mọi nhu cầu của anh chị em một cách tuyệt vời.”
Mọi người chúng ta có tự do để đáp trả lời mời gọi đó. Chúng ta chấp nhận đi dự hay không đi dự bắt nguồn từ ý thức bén nhậy do bởi lòng mến đối với Chúa Kitô, Đấng mà chúng ta tin theo.
Suy nghĩ kỹ ta còn thấy Thiên Chúa mời chúng ta thưởng lãm những kỳ công thiên nhiên do lòng thương xót của Ngài ban tặng. Ra ngoài công viên hay sân nhà thờ đây, chúng ta thầy được màu sắc của hoa, lá, cỏ. Nghe được tiếng chim hót. Lên núi chúng ta thán phục sự hùng vĩ. Ra biển nhìn được sự bao la hoành tráng của biển khơi. Nhìn ánh mặt trời khi bình minh hoặc lúc hoàng hôn do tay Chúa làm ra….những cảnh trí đó gợi trong mắt, trong tai, trong tâm hồn ta những điều tốt lành và đẹp đẽ
Ngoài ra Âm nhạc, Hội họa, và Văn chương còn đưa đời sống tâm linh ta gần tới Đấng đã ban cho các nhạc sĩ, họa sĩ và văn sĩ tâm tình sáng tác những tác phẩm hay và đẹp cho người đời thưởng lãm.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhiều người trong chúng ta vẫn chưa ý thức việc nào cần, việc nào không cần nên lẫn lộn mọi thứ với nhau trong đời sống. Cuộc sống bận rộn đã đưa chúng ta tới gần vật chất hơn là tới gần Chúa. Như những người trong Dụ ngôn đề cập, họ đã để công việc trên lời mời của Thiên Chúa. Bận tâm quá đối với của cải, với nhu cầu, lòng bồn chôn lo lắng quá nên đã quên lãng hay từ chối lời mời của Chúa. Thậm chí có người đến nhà thờ cho “qua lần chiếu lệ,” người ta đi tôi phải đi. Đi mà chẳng sửa soạn gì.
Cám ơn Chúa, nhờ Giáo Hội khôn ngoan biết rõ điều nầy nên hằng nhắc nhở giáo dân điều nào là quan trọng nhất trong đời sống. Phụng Vụ Gíao Hội kêu mời chúng ta hằng tuần hãy tạm quên gánh nặng công ăn việc làm để nghỉ xả hơi và lắng đọng tâm hồn hướng tới Chúa, Đấng hằng hiện diện và quan tâm đến từng cá nhân chúng ta. Đó là những giây phút làm chúng ta cúi đầu cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa ban cho trong đời và cũng để thưởng lãm –enjoy- thiên nhiên chung quanh ta.
Tục ngữ VN có câu: “Y phục xứng kỳ đức” Cách ăn mặc bề ngoài thể hiện tâm tình bên trong. Người Do Thái khi đi cầu nguyện đàn ông che chõm đầu, đàn bà che mặt. Trong Thánh lễ, Linh mục và Phó tế mặc phẩm phục theo Phụng vụ. Giáo dân cũng ăn mặc chỉnh tề để cùng dâng lễ. Trước đây phụ nữ thường hay mặc y phục dài, đàn ông thường mang cà-vạt. Bây giờ chúng ta lại coi thường.
Thông điệp hôm nay Chúa muốn chúng ta suy nghĩ về cách sửa soạn bên ngoài và bên trong. Hãy tự hỏi chính mình về cách ăn mặc khi tới nhà thờ, nhà của Chúa. Và nhất là hãy tự hỏi lòng mình về đời sống hằng ngày, nơi mà chúng ta thể hiện đức tin.
Phó Tế Đặng Phi Hùng
Ai trong chúng ta đã từng tổ chức đám cưới cho con, cho cháu hay cho người thân đều biết rằng khi gần đến ngày cưới mà có nhiều người gọi đến báo không đi, hoặc ngay chính ngày khách đã không tới cũng không báo, sẽ hiểu được tâm trạng của ông Vua mời tiệc cưới cho con mình hôm nay.
Sau 1975, khi người tị nạn Việt Nam chúng ta đến định cư tại Denver, Colorado vào những năm đầu một phần vì nhu cầu của đời sống còn đơn giản, phần khác số người Việt lại ít, ai cũng biết ai, nên mối thân tình giữa họ với nhau rất gắn bó, do đó hầu như hàng tuần vào mùa hè ai có con có cháu cưới hỏi, tôi biết hầu hết người Việt đều được mời, và họ đến rất đông đủ, cả trong Thánh Lễ ở nhà thờ và tiệc cưới tại nhà hàng.
Hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn Tiệc Cưới để dạy dân Do Thái thời đó và chúng ta thời nay một bài học bằng cả nghĩa den và nghĩa bóng. Nghĩa đen là ông Vua mời thần dân của ông đi dự đám cưới của Hoàng tử con ông. Có ít kẻ đi và có nhiều kẻ từ chối không đi. Do đó ông cho mời những người khác không phải là thần dân của ông tới dự. Và đám người được mời sau nầy hầu hết sung sướng và hãnh diện đi dự -trừ một người- Theo nghĩa bóng: Vua là Thiên Chúa Cha, Tiệc cưới là Nước Trời. Những người được mời trước là Dân được chọn, tức là Do Thái. Những người được mời sau là những người ngoài Do Thái và những người tội lỗi. Áo cưới là tâm hồn xứng đáng khi vào dự Tiệc Thánh của Chúa Con.
Các bài đọc hôm nay làm chúng ta dừng lại và chú ý suy nghĩ. Bài Đọc I và Tin Mừng đều nói đến bàn Tiệc Thánh mà Thiên Chúa mời hết mọi người chúng ta, không phân biệt màu da, tiếng nói hay chủng tộc. Ai cũng có cơ hội như nhau. Chúa mời từng cá nhân hằng ngày trong đời sống bình thường. Chúng ta được mời dâng Thánh lễ hằng ngày vào các ngày thường và hằng tuần vào ngày Chúa nhật để cùng nhau cử hành tặng ân của Chúa. Cho đến bao giờ còn có người cần đến Chúa, Ngài sẽ còn đó để đón chào và ban đầy ân sủng cho họ được sống, và sống sung mãn. Bài Đáp Ca tán tụng: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.” Bài Đọc II Thánh Phaolô cũng nói đến ý đó: “Thiên Chúa sẽ thỏa mãn cho mọi nhu cầu của anh chị em một cách tuyệt vời.”
Mọi người chúng ta có tự do để đáp trả lời mời gọi đó. Chúng ta chấp nhận đi dự hay không đi dự bắt nguồn từ ý thức bén nhậy do bởi lòng mến đối với Chúa Kitô, Đấng mà chúng ta tin theo.
Suy nghĩ kỹ ta còn thấy Thiên Chúa mời chúng ta thưởng lãm những kỳ công thiên nhiên do lòng thương xót của Ngài ban tặng. Ra ngoài công viên hay sân nhà thờ đây, chúng ta thầy được màu sắc của hoa, lá, cỏ. Nghe được tiếng chim hót. Lên núi chúng ta thán phục sự hùng vĩ. Ra biển nhìn được sự bao la hoành tráng của biển khơi. Nhìn ánh mặt trời khi bình minh hoặc lúc hoàng hôn do tay Chúa làm ra….những cảnh trí đó gợi trong mắt, trong tai, trong tâm hồn ta những điều tốt lành và đẹp đẽ
Ngoài ra Âm nhạc, Hội họa, và Văn chương còn đưa đời sống tâm linh ta gần tới Đấng đã ban cho các nhạc sĩ, họa sĩ và văn sĩ tâm tình sáng tác những tác phẩm hay và đẹp cho người đời thưởng lãm.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhiều người trong chúng ta vẫn chưa ý thức việc nào cần, việc nào không cần nên lẫn lộn mọi thứ với nhau trong đời sống. Cuộc sống bận rộn đã đưa chúng ta tới gần vật chất hơn là tới gần Chúa. Như những người trong Dụ ngôn đề cập, họ đã để công việc trên lời mời của Thiên Chúa. Bận tâm quá đối với của cải, với nhu cầu, lòng bồn chôn lo lắng quá nên đã quên lãng hay từ chối lời mời của Chúa. Thậm chí có người đến nhà thờ cho “qua lần chiếu lệ,” người ta đi tôi phải đi. Đi mà chẳng sửa soạn gì.
Cám ơn Chúa, nhờ Giáo Hội khôn ngoan biết rõ điều nầy nên hằng nhắc nhở giáo dân điều nào là quan trọng nhất trong đời sống. Phụng Vụ Gíao Hội kêu mời chúng ta hằng tuần hãy tạm quên gánh nặng công ăn việc làm để nghỉ xả hơi và lắng đọng tâm hồn hướng tới Chúa, Đấng hằng hiện diện và quan tâm đến từng cá nhân chúng ta. Đó là những giây phút làm chúng ta cúi đầu cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa ban cho trong đời và cũng để thưởng lãm –enjoy- thiên nhiên chung quanh ta.
Tục ngữ VN có câu: “Y phục xứng kỳ đức” Cách ăn mặc bề ngoài thể hiện tâm tình bên trong. Người Do Thái khi đi cầu nguyện đàn ông che chõm đầu, đàn bà che mặt. Trong Thánh lễ, Linh mục và Phó tế mặc phẩm phục theo Phụng vụ. Giáo dân cũng ăn mặc chỉnh tề để cùng dâng lễ. Trước đây phụ nữ thường hay mặc y phục dài, đàn ông thường mang cà-vạt. Bây giờ chúng ta lại coi thường.
Thông điệp hôm nay Chúa muốn chúng ta suy nghĩ về cách sửa soạn bên ngoài và bên trong. Hãy tự hỏi chính mình về cách ăn mặc khi tới nhà thờ, nhà của Chúa. Và nhất là hãy tự hỏi lòng mình về đời sống hằng ngày, nơi mà chúng ta thể hiện đức tin.
Phó Tế Đặng Phi Hùng