Dan Lee
10-15-2011, 05:43 AM
ĐẤT - TRỜI
Khi những người Pharisiêu đưa tên của Caesar vào cuộc tranh cãi với Chúa Giêsu, họ dùng một thủ đoạn rất thông minh để đưa Ngài vào cạm bẫy hầu buộc tội Ngài với những lời nói xúc phạm. Ngài bị đặt vào thế trên đe dưới búa và tiến thoái lưỡng nan, vì nếu Ngài nói phải trả thuế cho Caesar thì Ngài là một kẻ phản bội quốc gia, còn nếu phủ nhận việc đóng thuế, Ngài sẽ bị coi là kẻ thù của Roma và sẽ bị bỏ tù.
Biết được ác ý của họ, Ngài tránh né vấn đề bằng cách hỏi về hình và danh hiệu của đồng tiền, rồi nói: “Của Caesar thì trả lại cho Caesar; của Thiên Chúa thì trả về cho Thiên Chúa.” (Mt 22:21). Ngài còn thách đố họ phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa một cách tuyệt đối như những đòi hỏi đối với quốc gia. Trong khi Thiên Chúa và kể cả Caesar đều tỏ quyền hạn trên chúng ta, nếu trung thành với một bên thì phía kia phải bị loại trừ, Chúa Giêsu không đưa ra một nghị định nào để vạch đường phân rẽ về bổn phận của chúng ta với Thiên chúa và trách nhiệm của mỗi người đối với quốc gia của mình.
Bài Phúc âm hôm nay nhắc nhở chúng ta về danh tính của mình. Chúng ta vừa là những phần tử của nước Trời đồng thời cũng là công dân của một quốc gia trần thế, vì vậy chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm với cả hai bên. Là Kitô hữu, chúng ta không chỉ là những thành phần của Giáo hội mà còn là những phần tử của xã hội.
Vì lòng trung thành phải dành cho Thiên Chúa đồng thời phải chu toàn bổn phận là một công dân trần thế, cuộc sống con người có thể bị rơi vào những xung khắc khó xử, đặc biệt khi những vấn nạn được bàn tới liên quan đến đức tin và luân lý. Tôn giáo và chính trị luôn có những liên quan đồng tình và cũng nhiều lúc có sức mạnh ảnh hưởng đến nhau và cũng vì thế mà thỉnh thoảng có những quyết định cần phải được dựa trên lương tâm để giải quyết. Trong những lúc này, tiên vàn chúng ta cần phải chọn lựa Thiên Chúa và lề luật của Ngài cho dù chúng ta phải đối diện với những sự chống đối của xã hội con người. Bổn phận của chúng ta là phải đem ánh sáng Phúc âm vào mọi tình huống của cuộc đời. Thường thì vấn đề khác biệt về lợi ích chung rất hiếm xảy ra và lòng trung thành của chúng ta đối với xã hội con người không nhất quyết là vấn đề đi ngược lại với sự vâng phục Thiên Chúa. Để được gọi là một Kitô hữu xứng danh, chúng ta cần phải là những người “đầu đội trời chân đạp đất,” có nghĩa là lòng trí phải luôn hướng tời Nước Trời và đôi chân phải đứng vững trước mọi biến loạn trần gian. Chúng ta phải là những người luôn kính yêu Thiên Chúa và đất nước của mình và trung thành với cả hai.
Hãy ngưng lại đây vài giây lát để nhìn vào thực tế, chúng ta phải công nhận rằng bằng cách này hay cách khác, không ít thì nhiều, hầu như mọi người đều tìm cách trốn thuế. Người thì khai gian, kẻ thì hối lộ! Ai trốn thuế được nhiều và nối dối hay thì được liệt kê vào những bậc khôn ngoan tài giỏi. Trong số những người này, có người thì vô thần, kẻ thì có đạo... Riêng về người có đạo thì nhóm người này lại có tiếng là những giáo dân ngoan đạo vì họ dâng cúng nhiều tiền của cho việc chung và việc bác ái! Nếu bạn là một trong số những người này, bạn nghĩ sao về những hành động mình làm? Trốn thuế và gian lận để làm giàu có phải là việc đẹp lòng Thiên Chúa hay không? Những việc dâng cúng tiền bạc, việc bác ái từ thiện bạn làm có giá trị trước mặt Thiên Chúa không? Hãy luôn nhớ rằng: “Của Caesar thì hãy trả cho Caesar; của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.” Đừng ăn trộm tiền bạc của Caesar để làm giàu cho Thiên Chúa và cũng đừng bao giờ lạm dụng Thiên Chúa để trốn thoát và bao che những hành động xấu xa của mình!
Đúng vậy, đời sống của Kitô hữu giữa lòng đời phải gây được những ảnh hưởng tốt cho xã hội. Chúng ta là những người được Thiên chúa lựa chọn, là bàn tay cứu độ của Đức Kitô và được kêu gọi để truyền bá Phúc Âm bằng nhiều cách và mọi nơi. Mỗi người cần phải thể hiện được sự quan tâm của mình vì ích lợi chung cho mọi người. Sống chung trong một thế giới đầy lũng đoạn thúc giục nhiều Kitô hữu dấn thân vào mọi tầng lớp lãnh đạo, để nói lên lòng trung thành với Thiên Chúa trong mọi vấn đề liên quan đến các lãnh vực tôn giáo cũng như xã hội. Vì tầm nhìn của họ dẫn đến những viễn tượng tương lai có giá trị tâm linh của con người mà những người khác không nhìn thấy hoặc không muốn đưa ra thực hiện. Tất cả cũng vì mục đích quan trọng nhất của chúng ta là mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Dĩ nhiên là phải kiên nhẫn và nỗ lực cả một đời để thu hoạch về cho Thiên Chúa tất cả những gì thuộc về Ngài. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa; của Caesar thì trả lại cho Caesar là thế đó!
Điều mà chúng ta cần phải ghi tạc trong lòng mình và quyết đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày: Hãy trung tín với niềm tin từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Vì phần thưởng của chúng ta không phải được tặng ban bởi những gì thuộc về trần thế này. Nếu chúng ta đã và đang lơ đễnh không ý thức về vấn đề này thì đây là cơ hội để chúng ta hãy bắt đầu lại ngay bằng cách đến với Chúa qua Thánh lễ hôm nay với niềm tin, để dâng hiến cho Ngài toàn bộ con người và cuộc sống của chính mình cùng với Đức Kitô trên bàn thờ.
Lm Francis Trần Phương
Khi những người Pharisiêu đưa tên của Caesar vào cuộc tranh cãi với Chúa Giêsu, họ dùng một thủ đoạn rất thông minh để đưa Ngài vào cạm bẫy hầu buộc tội Ngài với những lời nói xúc phạm. Ngài bị đặt vào thế trên đe dưới búa và tiến thoái lưỡng nan, vì nếu Ngài nói phải trả thuế cho Caesar thì Ngài là một kẻ phản bội quốc gia, còn nếu phủ nhận việc đóng thuế, Ngài sẽ bị coi là kẻ thù của Roma và sẽ bị bỏ tù.
Biết được ác ý của họ, Ngài tránh né vấn đề bằng cách hỏi về hình và danh hiệu của đồng tiền, rồi nói: “Của Caesar thì trả lại cho Caesar; của Thiên Chúa thì trả về cho Thiên Chúa.” (Mt 22:21). Ngài còn thách đố họ phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa một cách tuyệt đối như những đòi hỏi đối với quốc gia. Trong khi Thiên Chúa và kể cả Caesar đều tỏ quyền hạn trên chúng ta, nếu trung thành với một bên thì phía kia phải bị loại trừ, Chúa Giêsu không đưa ra một nghị định nào để vạch đường phân rẽ về bổn phận của chúng ta với Thiên chúa và trách nhiệm của mỗi người đối với quốc gia của mình.
Bài Phúc âm hôm nay nhắc nhở chúng ta về danh tính của mình. Chúng ta vừa là những phần tử của nước Trời đồng thời cũng là công dân của một quốc gia trần thế, vì vậy chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm với cả hai bên. Là Kitô hữu, chúng ta không chỉ là những thành phần của Giáo hội mà còn là những phần tử của xã hội.
Vì lòng trung thành phải dành cho Thiên Chúa đồng thời phải chu toàn bổn phận là một công dân trần thế, cuộc sống con người có thể bị rơi vào những xung khắc khó xử, đặc biệt khi những vấn nạn được bàn tới liên quan đến đức tin và luân lý. Tôn giáo và chính trị luôn có những liên quan đồng tình và cũng nhiều lúc có sức mạnh ảnh hưởng đến nhau và cũng vì thế mà thỉnh thoảng có những quyết định cần phải được dựa trên lương tâm để giải quyết. Trong những lúc này, tiên vàn chúng ta cần phải chọn lựa Thiên Chúa và lề luật của Ngài cho dù chúng ta phải đối diện với những sự chống đối của xã hội con người. Bổn phận của chúng ta là phải đem ánh sáng Phúc âm vào mọi tình huống của cuộc đời. Thường thì vấn đề khác biệt về lợi ích chung rất hiếm xảy ra và lòng trung thành của chúng ta đối với xã hội con người không nhất quyết là vấn đề đi ngược lại với sự vâng phục Thiên Chúa. Để được gọi là một Kitô hữu xứng danh, chúng ta cần phải là những người “đầu đội trời chân đạp đất,” có nghĩa là lòng trí phải luôn hướng tời Nước Trời và đôi chân phải đứng vững trước mọi biến loạn trần gian. Chúng ta phải là những người luôn kính yêu Thiên Chúa và đất nước của mình và trung thành với cả hai.
Hãy ngưng lại đây vài giây lát để nhìn vào thực tế, chúng ta phải công nhận rằng bằng cách này hay cách khác, không ít thì nhiều, hầu như mọi người đều tìm cách trốn thuế. Người thì khai gian, kẻ thì hối lộ! Ai trốn thuế được nhiều và nối dối hay thì được liệt kê vào những bậc khôn ngoan tài giỏi. Trong số những người này, có người thì vô thần, kẻ thì có đạo... Riêng về người có đạo thì nhóm người này lại có tiếng là những giáo dân ngoan đạo vì họ dâng cúng nhiều tiền của cho việc chung và việc bác ái! Nếu bạn là một trong số những người này, bạn nghĩ sao về những hành động mình làm? Trốn thuế và gian lận để làm giàu có phải là việc đẹp lòng Thiên Chúa hay không? Những việc dâng cúng tiền bạc, việc bác ái từ thiện bạn làm có giá trị trước mặt Thiên Chúa không? Hãy luôn nhớ rằng: “Của Caesar thì hãy trả cho Caesar; của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.” Đừng ăn trộm tiền bạc của Caesar để làm giàu cho Thiên Chúa và cũng đừng bao giờ lạm dụng Thiên Chúa để trốn thoát và bao che những hành động xấu xa của mình!
Đúng vậy, đời sống của Kitô hữu giữa lòng đời phải gây được những ảnh hưởng tốt cho xã hội. Chúng ta là những người được Thiên chúa lựa chọn, là bàn tay cứu độ của Đức Kitô và được kêu gọi để truyền bá Phúc Âm bằng nhiều cách và mọi nơi. Mỗi người cần phải thể hiện được sự quan tâm của mình vì ích lợi chung cho mọi người. Sống chung trong một thế giới đầy lũng đoạn thúc giục nhiều Kitô hữu dấn thân vào mọi tầng lớp lãnh đạo, để nói lên lòng trung thành với Thiên Chúa trong mọi vấn đề liên quan đến các lãnh vực tôn giáo cũng như xã hội. Vì tầm nhìn của họ dẫn đến những viễn tượng tương lai có giá trị tâm linh của con người mà những người khác không nhìn thấy hoặc không muốn đưa ra thực hiện. Tất cả cũng vì mục đích quan trọng nhất của chúng ta là mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Dĩ nhiên là phải kiên nhẫn và nỗ lực cả một đời để thu hoạch về cho Thiên Chúa tất cả những gì thuộc về Ngài. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa; của Caesar thì trả lại cho Caesar là thế đó!
Điều mà chúng ta cần phải ghi tạc trong lòng mình và quyết đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày: Hãy trung tín với niềm tin từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Vì phần thưởng của chúng ta không phải được tặng ban bởi những gì thuộc về trần thế này. Nếu chúng ta đã và đang lơ đễnh không ý thức về vấn đề này thì đây là cơ hội để chúng ta hãy bắt đầu lại ngay bằng cách đến với Chúa qua Thánh lễ hôm nay với niềm tin, để dâng hiến cho Ngài toàn bộ con người và cuộc sống của chính mình cùng với Đức Kitô trên bàn thờ.
Lm Francis Trần Phương