Dan Lee
10-15-2011, 07:25 AM
Một đức tin hợp lý
Trong nhiều điều có giá trị Đức Thánh Cha đã nói ở Đức trong chuyến tông du vừa qua, chúng tôi muốn đặc biệt ghi nhớ một điều, mà có lẽ ít được để ý vì ĐTC nêu ra ở cuối bài nói chuyện ứng khẩu với các chủng sinh tại Freiburg.
Mặc dù lúc ấy ĐTC đang nói cụ thể về việc học tập để chuẩn bị cho chức linh mục, nhưng điều này cũng đáng ghi nhớ. Ngài nói về “thế giới duy lý và cực kỳ khoa học” của chúng ta: “Tinh thần khoa học này, tinh thần hiểu biết, tinh thần giải thích, tinh thần của những bí quyết, tinh thần từ chối tất cả những gì là không hợp lý, đang thịnh hành trong thời đại của chúng ta”.
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng, “điều ấy có một mặt tốt, ngay cả khi nó thường che giấu nhiều ngạo mạn và vô nghĩa”.
Ngài tiếp tục giải thích rằng “đức tin không phải là một thế giới song hành... nhưng đúng hơn, đó là điều chính yếu bao gồm mọi sự, làm cho mọi sự có ý nghĩa, giải thích mọi sự và còn đem lại định hướng đạo đức nội tại cho mọi sự: đức tin xác định rõ ràng rằng mọi sự phải được hiểu và sống theo cách hướng về Chúa và xuất phát từ Chúa.”
Kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Vì vậy, điều quan trọng là biết rõ và thấu hiểu, là có một tâm trí cởi mở, là học hỏi,” và, “chỉ như thế chúng ta mới có thể đứng vững trong giai đoạn này và bày tỏ lý do đức tin của chúng ta.”
Chúng ta đã biết rằng nhấn mạnh mối tương quan giữa lý trí và đức tin là một trong các đặc điểm của triều đại giáo hoàng này, nhưng hiếm khi chúng ta được nghe chính Đức Thánh Cha giải thích cụ thể như trong bài nói chuyện với các chủng sinh ở Freiburg.
Rõ ràng chủng sinh Joseph Ratzinger đã học hỏi một cách nghiêm túc và thông minh, và ngài vẫn tiếp tục làm như vậy trong suốt đời mình để giúp toàn thể Giáo Hội bày tỏ lý do đức tin của mình (x. 1 Pr 3,15), như thế giới ngày nay hằng mong muốn.
(Federico Lombardi, Vatican Radio, 1-10-2011)
Trong nhiều điều có giá trị Đức Thánh Cha đã nói ở Đức trong chuyến tông du vừa qua, chúng tôi muốn đặc biệt ghi nhớ một điều, mà có lẽ ít được để ý vì ĐTC nêu ra ở cuối bài nói chuyện ứng khẩu với các chủng sinh tại Freiburg.
Mặc dù lúc ấy ĐTC đang nói cụ thể về việc học tập để chuẩn bị cho chức linh mục, nhưng điều này cũng đáng ghi nhớ. Ngài nói về “thế giới duy lý và cực kỳ khoa học” của chúng ta: “Tinh thần khoa học này, tinh thần hiểu biết, tinh thần giải thích, tinh thần của những bí quyết, tinh thần từ chối tất cả những gì là không hợp lý, đang thịnh hành trong thời đại của chúng ta”.
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng, “điều ấy có một mặt tốt, ngay cả khi nó thường che giấu nhiều ngạo mạn và vô nghĩa”.
Ngài tiếp tục giải thích rằng “đức tin không phải là một thế giới song hành... nhưng đúng hơn, đó là điều chính yếu bao gồm mọi sự, làm cho mọi sự có ý nghĩa, giải thích mọi sự và còn đem lại định hướng đạo đức nội tại cho mọi sự: đức tin xác định rõ ràng rằng mọi sự phải được hiểu và sống theo cách hướng về Chúa và xuất phát từ Chúa.”
Kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Vì vậy, điều quan trọng là biết rõ và thấu hiểu, là có một tâm trí cởi mở, là học hỏi,” và, “chỉ như thế chúng ta mới có thể đứng vững trong giai đoạn này và bày tỏ lý do đức tin của chúng ta.”
Chúng ta đã biết rằng nhấn mạnh mối tương quan giữa lý trí và đức tin là một trong các đặc điểm của triều đại giáo hoàng này, nhưng hiếm khi chúng ta được nghe chính Đức Thánh Cha giải thích cụ thể như trong bài nói chuyện với các chủng sinh ở Freiburg.
Rõ ràng chủng sinh Joseph Ratzinger đã học hỏi một cách nghiêm túc và thông minh, và ngài vẫn tiếp tục làm như vậy trong suốt đời mình để giúp toàn thể Giáo Hội bày tỏ lý do đức tin của mình (x. 1 Pr 3,15), như thế giới ngày nay hằng mong muốn.
(Federico Lombardi, Vatican Radio, 1-10-2011)