Dan Lee
10-15-2011, 07:56 AM
Độc lập tinh thần và phục vụ chính trị
Xứ Pa-lét-tin vào thời Chúa Giêsu là một tỉnh của đế quốc La mã. Như mọi tỉnh khác, ngoài đủ thứ thuế còn nộp thêm một sắc thuế đặc biệt để tỏ dấu phục tùng Hoàng đế. Giữa những người Do thái có kẻ chủ trương nộp thuế; kẻ khác, những người phái Nhiệt thành –những người kháng chiến đương thời, coi như bổn phận tôn giáo phải từ chối không nộp thuế. Những người phái Nhiệt thành rất được lòng dân. Các kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu đặt cho Ngài câu hỏi sau: Có nên nộp thuế cho vua Cê-sa không? Câu hỏi ấy là một cái bẫy. Họ đã tính toán nếu Chúa Giêsu trả lời không, Ngài sẽ gặp khó khăn với chính quyền La mã và sẽ bị bắt giam; nếu Ngài trả lời có, Ngài sẽ làm mất lòng dân, dân sẽ loại bỏ Ngài. Dầu thế nào họ cũng thanh toán được Ngài. Như các trường hợp tương tự, thường Chúa Giêsu đưa ra một câu trả lời vượt quá câu hỏi. Vấn đề thật đối với Ngài là gì? Việc Nước Thiên Chúa đến và lan rộng. Đối với quyền hành trần thế, Ngài trả những gì thuộc phạm vi nó trên mặt trần thế, đồng thời khẳng định rằng vương quyền Thiên Chúa không liên kết gì với thực tại ở đời mà người ta gọi là Quốc gia. Đối với Thiên Chúa, Ngài trao trả những gì thuộc về Thiên Chúa, phẩm giá và định mệnh con người: Người ta đã bình luận nhiều về lời Chúa Giêsu “Trả cho Cê-sa những gì thuộc về Cê-sa và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Để hiểu rõ cần đi vào cách nhìn của chính Chúa Giêsu và nhớ lại các hoàn cảnh thực thụ khi Ngài giảng dạy.
1) Xã hội chung quanh lôi kéo muốn tôn vinh Ngài làm vua trần thế. Sau việc hoá bánh ra nhiều, đám đông muốn phong vương cho Ngài. Chính các môn đệ lâu ngày tin tưởng vào một vương quyền trần thế. Chúa Giêsu đã phải không ngừng chống lại quan niệm sai lầm ấy của những người đi theo. Nhiều lần Ngài công bố mà không ai hiểu rằng Ngài là “Người tôi tớ đau khổ” được các tiên tri báo trước và sứ mạng Ngài nhằm khai trương Nước Thiên Chúa. Do đó câu Ngài trả lời cho những người Biệt phái vượt quá bình diện một thái độ kháng cự hay không kháng cự một quyền hành trần thế. Chế độ trần thế của bất kỳ cộng đoàn nhân loại nào, dầu có mang hình thức nào, con người trong đó cần phải có thể dâng cho Chúa những gì thuộc về Chúa và việc phục vụ phải dâng cho Thiên Chúa (thờ phượng, rao giảng, Phúc âm, các phép bí tích..) đi qua trung gian Người Tôi Tớ đau khổ và chiến thắng, không phải tách biệt các quyền hành thế gian này nhưng đứng trên chúng.
2) Nhưng như vậy phải nói Phúc âm muốn bất biến chính trị hay sao? Vấn đề đang bàn luận sôi nổi. Trong căn bản có thể nói công việc chính yếu của Phúc âm là thay đổi tâm hồn, Ở mức độ các cơ cấu xã hội. Dĩ nhiên có một số cơ cấu nâng đỡ hay gây khó khăn cho công việc của Phúc âm. Việc biến cải cá nhân và việc thay đổi xã hội ảnh hưởng lẫn nhau. Bổn phận chính trị của Kitô hữu do đó là góp phần xây dựng một trật tự xã hội thuận lợi cho Phúc âm. Phải dành ưu tiên cho việc nào? Biến cải nội tâm hay cải tạo xã hội? Vì tâm hồn là một nguồn mạch và vì Phúc âm đâm rễ trong tâm hồn, ưu tiên được dành cho cố gắng thường trực hoán cải tâm hồn. Khi ấy người Kitô hữu nào dấn thân cải tạo xã hội thoát nguy cơ chọn làm quy luật hành động những nguyên tắc, những mục tiêu và phương tiện thuộc về thế gian chớ không thuộc về Phúc âm. Hơn nữa sẽ giúp ích cho thế gian bằng cách không tự giới hạn vào việc lập lại những gì thế gian nói, nhưng đóng góp được sứ điệp riêng của Phúc âm.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Xứ Pa-lét-tin vào thời Chúa Giêsu là một tỉnh của đế quốc La mã. Như mọi tỉnh khác, ngoài đủ thứ thuế còn nộp thêm một sắc thuế đặc biệt để tỏ dấu phục tùng Hoàng đế. Giữa những người Do thái có kẻ chủ trương nộp thuế; kẻ khác, những người phái Nhiệt thành –những người kháng chiến đương thời, coi như bổn phận tôn giáo phải từ chối không nộp thuế. Những người phái Nhiệt thành rất được lòng dân. Các kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu đặt cho Ngài câu hỏi sau: Có nên nộp thuế cho vua Cê-sa không? Câu hỏi ấy là một cái bẫy. Họ đã tính toán nếu Chúa Giêsu trả lời không, Ngài sẽ gặp khó khăn với chính quyền La mã và sẽ bị bắt giam; nếu Ngài trả lời có, Ngài sẽ làm mất lòng dân, dân sẽ loại bỏ Ngài. Dầu thế nào họ cũng thanh toán được Ngài. Như các trường hợp tương tự, thường Chúa Giêsu đưa ra một câu trả lời vượt quá câu hỏi. Vấn đề thật đối với Ngài là gì? Việc Nước Thiên Chúa đến và lan rộng. Đối với quyền hành trần thế, Ngài trả những gì thuộc phạm vi nó trên mặt trần thế, đồng thời khẳng định rằng vương quyền Thiên Chúa không liên kết gì với thực tại ở đời mà người ta gọi là Quốc gia. Đối với Thiên Chúa, Ngài trao trả những gì thuộc về Thiên Chúa, phẩm giá và định mệnh con người: Người ta đã bình luận nhiều về lời Chúa Giêsu “Trả cho Cê-sa những gì thuộc về Cê-sa và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Để hiểu rõ cần đi vào cách nhìn của chính Chúa Giêsu và nhớ lại các hoàn cảnh thực thụ khi Ngài giảng dạy.
1) Xã hội chung quanh lôi kéo muốn tôn vinh Ngài làm vua trần thế. Sau việc hoá bánh ra nhiều, đám đông muốn phong vương cho Ngài. Chính các môn đệ lâu ngày tin tưởng vào một vương quyền trần thế. Chúa Giêsu đã phải không ngừng chống lại quan niệm sai lầm ấy của những người đi theo. Nhiều lần Ngài công bố mà không ai hiểu rằng Ngài là “Người tôi tớ đau khổ” được các tiên tri báo trước và sứ mạng Ngài nhằm khai trương Nước Thiên Chúa. Do đó câu Ngài trả lời cho những người Biệt phái vượt quá bình diện một thái độ kháng cự hay không kháng cự một quyền hành trần thế. Chế độ trần thế của bất kỳ cộng đoàn nhân loại nào, dầu có mang hình thức nào, con người trong đó cần phải có thể dâng cho Chúa những gì thuộc về Chúa và việc phục vụ phải dâng cho Thiên Chúa (thờ phượng, rao giảng, Phúc âm, các phép bí tích..) đi qua trung gian Người Tôi Tớ đau khổ và chiến thắng, không phải tách biệt các quyền hành thế gian này nhưng đứng trên chúng.
2) Nhưng như vậy phải nói Phúc âm muốn bất biến chính trị hay sao? Vấn đề đang bàn luận sôi nổi. Trong căn bản có thể nói công việc chính yếu của Phúc âm là thay đổi tâm hồn, Ở mức độ các cơ cấu xã hội. Dĩ nhiên có một số cơ cấu nâng đỡ hay gây khó khăn cho công việc của Phúc âm. Việc biến cải cá nhân và việc thay đổi xã hội ảnh hưởng lẫn nhau. Bổn phận chính trị của Kitô hữu do đó là góp phần xây dựng một trật tự xã hội thuận lợi cho Phúc âm. Phải dành ưu tiên cho việc nào? Biến cải nội tâm hay cải tạo xã hội? Vì tâm hồn là một nguồn mạch và vì Phúc âm đâm rễ trong tâm hồn, ưu tiên được dành cho cố gắng thường trực hoán cải tâm hồn. Khi ấy người Kitô hữu nào dấn thân cải tạo xã hội thoát nguy cơ chọn làm quy luật hành động những nguyên tắc, những mục tiêu và phương tiện thuộc về thế gian chớ không thuộc về Phúc âm. Hơn nữa sẽ giúp ích cho thế gian bằng cách không tự giới hạn vào việc lập lại những gì thế gian nói, nhưng đóng góp được sứ điệp riêng của Phúc âm.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)