Dan Lee
10-20-2011, 09:56 PM
Vài suy nghĩ về Chúa nhật Truyền giáo 2011
Chúa nhật 23-10 là Chúa nhật Thế giới Truyền giáo.
Từ có bảy chữ cái thay cho từ “Church” là từ nào? Từ “Mission” có nghĩa là “sai đi”.
Đó là “ơn gọi” từ Thiên Chúa Ba Ngôi và là nền tảng trong quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúa Cha sai Chúa Con xuống thế làm người. Chúa Cha và Chúa Con ban Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ. Chúa Thánh Thần trao quyền và sai các thánh tông đồ đi rao giảng Tin Mừng. Chính sự sai đi này tạo nên Giáo hội. Chúng ta tụ tập lại (nguồn gốc của từ Giáo hội) để được sai đi. Đây chính là lý do Giáo hội hiện hữu.
Tháng này, dân số thế giới đạt ngưỡng bảy tỷ người. Số người trên thế giới gia tăng và Kitô hữu cũng vậy. Tại một số nơi, sự tăng trưởng này đang bùng nổ mạnh đến mức một số người tiên đoán trong tương lai không xa Kitô hữu có thể chiếm đa số trên toàn thế giới. Nhưng không phải là các Kitô hữu theo Công giáo. Sự tăng trưởng của Giáo hội Công giáo hiện nay không theo kịp sự tăng trưởng của thế giới. Đã vậy, người Hồi giáo trên thế giới đã nhiều hơn người Công giáo, và các Giáo hội đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh là các cộng đoàn Tin Lành. Hồi giáo và Tin Lành đang phát triển nhanh gấp hai lần Công giáo.
Tất nhiên, đối với người Công giáo thì truyền giáo không phải là một trò chơi với các con số. Nhưng chúng ta vẫn phải tự hỏi tại sao những người khác đang làm nhiều hơn nhiều trong việc chia sẻ đức tin của họ. Nếu chúng ta không truyền giáo, không còn thấy mình được sai đi nữa, chúng ta không còn là Giáo hội nữa. Đó có phải là lý do tỉ lệ người Công giáo trên thế giới theo Đức Kitô đang co lại? Chúng ta không còn là Giáo hội thực sự nữa sao?
Nhà xã hội học Pierre Hegy nhận thấy “việc Công đồng Vatican II xem truyền giáo là bổn phận của tất cả mọi người đã được rửa tội xem ra chưa được thi hành triệt để”.
Ông còn chỉ ra trong cuốn sách Wake Up, Lazarus! (tạm dịch Hãy chỗi dậy, Lazarô!) của ông rằng ngay cả những người khẳng định mình là nhà truyền giáo cũng có tầm nhìn hạn hẹp về ơn gọi của họ.
“Thật vậy, trong cuộc khảo sát nhanh của tôi về báo cáo của các hội giáo dân truyền giáo ở Mỹ, tôi nhận thấy tất cả đều dành hết cho công tác từ thiện, không phải là truyền giáo. Ngoài ra, nhiều dòng tu truyền giáo chỉ chú trọng công việc bác ái, ít nhấn mạnh đến các thành tựu truyền giáo, như thể truyền giáo chủ yếu là công tác từ thiện ở nước ngoài. Các chương trình đến với tha nhân của giáo xứ thường là các nơi phát thức ăn, các phòng thức ăn và các cửa hàng bán hàng giá rẻ; các hoạt động này thì những tổ chức xã hội thế tục làm nhiều nhưng họ không chú ý khía cạnh tâm linh”.
Tháng 10 hàng năm, chúng ta ít nhiều đều mừng lễ Chúa nhật Truyền giáo. Một người trong Thánh bộ Truyền giáo viết ra một thông điệp, được Đức Thánh cha ký và được đăng lên website của Vatican, có ít người đọc và thậm chí số người nhớ còn ít hơn và chúng ta lại bắt đầu công việc như thường lệ cho đến năm sau.
Nhưng chúng ta có dám làm như thường lệ không? Trừ khi người Công giáo – mỗi người chúng ta và tất cả mọi người trong chúng ta – lấy lại nhiệt huyết giúp anh chị em mình nhận biết tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, thì chúng ta sẽ chẳng khác gì một hệ thống thờ tự. Một hệ thống thờ tự lớn chỉ chú trọng đến bản thân và các nghi lễ, quy định, phẩm trật và tập tục của mình. Những nghi lễ, quy định, phẩm trật và tập tục đó chỉ nên tồn tại để công bố Tin Mừng.
Bảy tỷ người đáng được biết Cha của mình. Nếu mọi người Công giáo không tham gia chia sẻ Tin Mừng đó cùng với các anh chị em Kitô hữu khác, thế giới này sẽ bị tước mất cách thiết thực và độc nhất vô nhị để nhận biết Thiên Chúa. Ngoài Chúa nhật Truyền giáo ra, chúng ta còn cần các ngày truyền giáo khác từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.
Linh mục William Grimm sống ở Tokyo, chịu trách nhiệm xuất bản của UCA News và là cựu trưởng ban biên tập của tờ tuần báo Công giáo Nhật Bản “Katorikku Shimbun”.
Nguồn: ucanews
Linh mục William Grimm MM từ Tokyo
Chúa nhật 23-10 là Chúa nhật Thế giới Truyền giáo.
Từ có bảy chữ cái thay cho từ “Church” là từ nào? Từ “Mission” có nghĩa là “sai đi”.
Đó là “ơn gọi” từ Thiên Chúa Ba Ngôi và là nền tảng trong quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúa Cha sai Chúa Con xuống thế làm người. Chúa Cha và Chúa Con ban Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ. Chúa Thánh Thần trao quyền và sai các thánh tông đồ đi rao giảng Tin Mừng. Chính sự sai đi này tạo nên Giáo hội. Chúng ta tụ tập lại (nguồn gốc của từ Giáo hội) để được sai đi. Đây chính là lý do Giáo hội hiện hữu.
Tháng này, dân số thế giới đạt ngưỡng bảy tỷ người. Số người trên thế giới gia tăng và Kitô hữu cũng vậy. Tại một số nơi, sự tăng trưởng này đang bùng nổ mạnh đến mức một số người tiên đoán trong tương lai không xa Kitô hữu có thể chiếm đa số trên toàn thế giới. Nhưng không phải là các Kitô hữu theo Công giáo. Sự tăng trưởng của Giáo hội Công giáo hiện nay không theo kịp sự tăng trưởng của thế giới. Đã vậy, người Hồi giáo trên thế giới đã nhiều hơn người Công giáo, và các Giáo hội đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh là các cộng đoàn Tin Lành. Hồi giáo và Tin Lành đang phát triển nhanh gấp hai lần Công giáo.
Tất nhiên, đối với người Công giáo thì truyền giáo không phải là một trò chơi với các con số. Nhưng chúng ta vẫn phải tự hỏi tại sao những người khác đang làm nhiều hơn nhiều trong việc chia sẻ đức tin của họ. Nếu chúng ta không truyền giáo, không còn thấy mình được sai đi nữa, chúng ta không còn là Giáo hội nữa. Đó có phải là lý do tỉ lệ người Công giáo trên thế giới theo Đức Kitô đang co lại? Chúng ta không còn là Giáo hội thực sự nữa sao?
Nhà xã hội học Pierre Hegy nhận thấy “việc Công đồng Vatican II xem truyền giáo là bổn phận của tất cả mọi người đã được rửa tội xem ra chưa được thi hành triệt để”.
Ông còn chỉ ra trong cuốn sách Wake Up, Lazarus! (tạm dịch Hãy chỗi dậy, Lazarô!) của ông rằng ngay cả những người khẳng định mình là nhà truyền giáo cũng có tầm nhìn hạn hẹp về ơn gọi của họ.
“Thật vậy, trong cuộc khảo sát nhanh của tôi về báo cáo của các hội giáo dân truyền giáo ở Mỹ, tôi nhận thấy tất cả đều dành hết cho công tác từ thiện, không phải là truyền giáo. Ngoài ra, nhiều dòng tu truyền giáo chỉ chú trọng công việc bác ái, ít nhấn mạnh đến các thành tựu truyền giáo, như thể truyền giáo chủ yếu là công tác từ thiện ở nước ngoài. Các chương trình đến với tha nhân của giáo xứ thường là các nơi phát thức ăn, các phòng thức ăn và các cửa hàng bán hàng giá rẻ; các hoạt động này thì những tổ chức xã hội thế tục làm nhiều nhưng họ không chú ý khía cạnh tâm linh”.
Tháng 10 hàng năm, chúng ta ít nhiều đều mừng lễ Chúa nhật Truyền giáo. Một người trong Thánh bộ Truyền giáo viết ra một thông điệp, được Đức Thánh cha ký và được đăng lên website của Vatican, có ít người đọc và thậm chí số người nhớ còn ít hơn và chúng ta lại bắt đầu công việc như thường lệ cho đến năm sau.
Nhưng chúng ta có dám làm như thường lệ không? Trừ khi người Công giáo – mỗi người chúng ta và tất cả mọi người trong chúng ta – lấy lại nhiệt huyết giúp anh chị em mình nhận biết tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, thì chúng ta sẽ chẳng khác gì một hệ thống thờ tự. Một hệ thống thờ tự lớn chỉ chú trọng đến bản thân và các nghi lễ, quy định, phẩm trật và tập tục của mình. Những nghi lễ, quy định, phẩm trật và tập tục đó chỉ nên tồn tại để công bố Tin Mừng.
Bảy tỷ người đáng được biết Cha của mình. Nếu mọi người Công giáo không tham gia chia sẻ Tin Mừng đó cùng với các anh chị em Kitô hữu khác, thế giới này sẽ bị tước mất cách thiết thực và độc nhất vô nhị để nhận biết Thiên Chúa. Ngoài Chúa nhật Truyền giáo ra, chúng ta còn cần các ngày truyền giáo khác từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.
Linh mục William Grimm sống ở Tokyo, chịu trách nhiệm xuất bản của UCA News và là cựu trưởng ban biên tập của tờ tuần báo Công giáo Nhật Bản “Katorikku Shimbun”.
Nguồn: ucanews
Linh mục William Grimm MM từ Tokyo