Dan Lee
10-20-2011, 10:37 PM
Kitô hữu, chứng nhân truyền giáo (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
"Anh chị em đi khắp thế giới, loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Thưa anh chị em, đó là mệnh lệnh cuối cùng của Chúa Giêsu. Giáo Hội từ thời các Tông đồ trải qua các thời đại cuối cùng của Chúa, bất chấp mọi trở ngại.
Thế nhưng, qua 20 thế kỷ truyền giáo, số người tin theo Chúa Kitô vẫn là một thiểu số đáng lo ngại so với dân số thế giới ngày càng gia tăng. Hiện nay, dân số thế giới đã lên đến trên 5 tỷ người, thế mà số tín hữu công giáo chỉ được 900 triệu, nhưng 50 phần trăm là ở Nam Mỹ, còn triệu kia rải rác ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.
Riêng tại Châu Á của chúng ta, một lục địa với hơn 3 tỷ người, trong số đó chỉ có 3% là người Công giáo. Tại Trung Quốc chỉ có 4 triệu người Công giáo giữa một tỷ dân. Tại Nhật Bản có lối 500 ngàn người Công giáo giữa 123 triệu dân. Ở Nam Triều Tiên, 5 triệu người Công giáo trên 42 triệu dân. Tại đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có hơn 4 triệu rưỡi người Công giáo trên 72 triệu dân, tỷ lệ hơn 6%. Tại TP. Hồ Chí Minh chúng ta có khoảng hơn 450 ngàn (485.584) người Công giáo trên hơn 5 triệu dân, tỷ lệ 13%. (Tại Hạt Tân Định, có 41.105 người Công giáo trên 266,000 dân). Đó là những con số trên giấy tờ, trong sổ Rửa Tội, còn trên thực tế, họ có sống đạo hay không là chuyện khác.
Như chúng ta được biết, ở những miền có đông giáo dân Công Giáo- ở Nam Mỹ chẳng hạn- đời sống dân chúng ở đó lại nghèo đói và thiếu linh mục.Ở Braxil, một nước lớn nhất Nam Mỹ, dân số 107 triệu, đại đa số là Công giáo. Thế mà gần đây người Công giáo đã bỏ Giáo Hội để sang Hội Thánh Tin Lành tính ra có trên 17 triệu người (lý do có lẽ là để được hưởng trợ cấp). Trái lại, ở các nước giàu có, phồn thịnh về vật chất- như ở Châu Âu và Bắc Mỹ- người Công giáo lại đánh mất niềm tin và không còn tôn trọng các giá trị đạo đức tinh thần nữa, coi thường các luật luân lý của Giáo Hội về đời sống hôn nhân gia đình. Sự kiện đó đang trở nên mối lo âu và là một vết thương đau nhức nhối nhất của Giáo Hội ngày nay.
Xin đan cử ra đây một dấu chỉ của thời đại: Đầu năm 1998, tại thành phố Amsterdam ở Hà Lan, Hội Đồng Giáo Mục đã quyết định đóng cửa một loạt 5 ngôi thánh đường đồ sộ của thành phố, vì không có giáo dân lui tới nữa, trong khi đó phí khoản 9dê3 bảo trì các ngôi thánh đường này lại quá lớn. Tại Bắc Mỹ cũng thế, Đức Hồng Y Josef Bernardin, Tổng Giáo Mục Chicago tuyên bố: ngài buộc lòng phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo và 6 trường tiểu học Công giáo trong giáo phận của ngài. Còn Đức Hồng y Szoka, Tổng Giám Mục Giáo phận Detroit cũng tuyên bố quyết định đóng cửa 30 giáo xứ thuộc giáo phận của ngài. Lý do đóng cửa là vì thiếu người và thiếu tiền (x. Bùi Tuần, Ơn Trở Về, tr.85).
Nói lên những dấu chỉ thời đại ấy để chúng ta thấy rằng: Con người ngày nay đã bỏ Chúa, không còn tin vào Chúa nữa, hoặc có nhiều người tin, nhưng với một niềm tin hời hợt, hững hờ. Chính vì thảm trạng nầy mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Độ” (Redemptoris Missio, 1990) để đặt toàn thể Giáo Hội trước sứ mạng truyền giáo và tái truyền trong Thiên Niên Kỷ Thứ III.
Hôm nay, ngày Thế Giới Truyền Giáo, Đức Thánh Cha lại gởi đến toàn thể Dân Chúa một sứ điệp với chủ đề: “Tất cả các kitô hữu đều được mời gọi làm người truyền giáo và chứng nhân”. Đức Thánh Cha nói: “Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Chúa Giêsu quyết liệt lập lại những lời Ngài đã nói với các Tông đồ trước khi về trời, những lời hàm chứa bản chất sứ vụ của người Kitô hữu: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Quả thực, Kitô hữu là ai? Thưa họ là người được Chúa Kitô “chiếm đoạt” (x.Pl 3,12), và vì thế, là người khao khát làm cho Chúa Kitô được mọi người nhận biết và yêu mến ở khắp mọi nơi “cho đến tận cùng trái đất”. Chính niềm tin vào Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta trở thành những nhà truyền giáo, những chứng nhân của Ngài. Nếu không thực hiện được điều đó, có nghĩa là niềm tin củ chúng ta còn bất toàn, khiếm khuyết và chưa trưởng thành.
Do đó, “Truyền giáo là vấn đề của niềm tin, nó là thước đo niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu và nơi tình yêu của Ngài dành cho chúng ta” (RM số 11). Đức tin và truyền giáo đi đôi với nhau: đức tin càng mạnh càng sâu thì nhu cầu truyền thông, chia sẻ và làm chứng niềm tin càng bức thiết. Ngược lại, nếu đức tin suy yếu thì nhiệt tình truyền giáo cũng suy giảm và khả năng làm chứng cũng mất đi sức mạnh. Đó là điều vẫn xảy ra trong lịch sử Giáo Hội: sự sút giảm lòng nhiệt thành truyền giáo là triệu chứng của sự khủng hoảng đức tin. Điều này phải chăng xảy ra khi người ta đánh mất xác tín sâu xa là: “Đức tin càng vững mạnh khi đem chia sẻ” (RM.2). Vì chính khi loan báo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng về Ngài mà đức tin của chúng ta được củng cố và tái khám phá con đường đưa đến một nếp sống đúng theo Tin Mừng của Ngài. Như thế, chúng ta có thể nói: “Truyền giáo là một phương thuốc chắc chắn nhất chống lại cuộc khủng hoảng đức tin. Chính nhờ dấn thân truyền giáo mà mỗi thành phần Dân Chúa củng cố căn tính mà mình và hiểu rõ là: không ai có thể là Kitô hữu đích thực nếu không là chứng nhân” (số 2).
“Mỗi Kitô hữu được sáp nhập vào Giáo Hội nhờ Bí tích Thanh Tẩy, đều được mời gọi làm nhà truyền giáo và chứng nhân. Đó là sự ủy nhiệm rõ ràng của Chúa Kitô. Và Thánh Thần sai mỗi người kitô hữu ra đi loan báo và làm chứng về Chúa Kitô cho muôn dân: đó là nhiệm vụ và đặc ân, bởi vì đó là một lời mời gọi cộng tác với Thiên Chúa để cứu độ mỗi người và cả nhân loại” (số 3).
Truyền giáo bằng đời sống chứng tá Tin Mừng giữa đời, làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống yêu thương, bác ái, công bình, cụ thể trong gia đình, ngoài xã hội, là sứ vụ của mọi người giáo dân. Làm chứng cho sự thánh thiện, như những người sống các Mối Phúc của Tin Mừng, đó là căn tính của người Kitô-hữu-chứng-nhân. Con người ngày nay có vẻ dửng dưng không muốn tìm về Thiên Chúa, nhưng trong thực tế, họ cảm thấy cần đến Thiên Chúa và họ bị các Thánh thu hút và đánh động, những vị thánh đã biểu lộ khuôn mặt của Thiên Chúa trong đời sống của mình, như những ánh sao trong đêm tối.
Giáo Hội Việt Nam chúng ta ngày nay phải truyền giáo trong môi trường cụ thể chúng ta đang sống, với những con người cụ thể chúng ta đang gặp. Chúa Kitô cần đến chúng ta để đem Tin Mừng vào lòng dân tộc. Chúa Kitô cần đến tâm hồn quảng đại và sẵn sàng của chúng ta, cần đến đời sống nhân chứng của chúng ta để bày tỏ cho anh em đồng bào tình yêu thương vô biên của Ngài. Tích cực tham gia vào công cuộc Phúc-âm-hóa mới, đó là công việc đặc trưng của những năm chuẩn bị tiến đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của Hồng Ân Cứu Độ.
Khánh nhật truyền giáo
Mến Chúa và yêu người là hai giới răn trọng nhất. Điều đó thì trẻ con cũng thuộc. Nhưng điều quan trọng là làm sao thực thi lòng mến Chúa qua việc yêu thương con người là hiện thân của Thiên Chúa.
Yêu Chúa mà lại ghét người thân cận thì thật là điều trớ trêu như câu chuyện sau đây:
Có một vị hoàng thái tử vào rừng săn bắn gặp một cô gái hái củi trong rừng. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà họ yêu nhau tha thiết ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên.
Hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến và rồi anh khẩn khoản xin vua cha cưới nàng cho bằng được.
Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực hay không, vua cha dạy cho hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái...
Thế là hoàng tử hoá thành người nông dân, đến cắm lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng. Anh lân la đến làm quen với cô gái trong hình hài một nông dân.
Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và mong được kết hôn với hoàng tử, nhưng cô tạ không nhận ra hoàng tử nơi người nông dân nghèo khổ nầy. Cô đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh.
Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lai.
Như vị hoàng tử kia hoá thân thành nông dân để thử lòng cô gái, Thiên Chúa cũng hoá thân thành người phàm để thử thách tình yêu của chúng ta. Ngài đã từ trời xuống thế, hoá thân làm người, cắm lều ở giữa loài người, trở nên người thân cận của mỗi người.
Thế nên, khi yêu thương người thân cận là chúng ta yêu thương Chúa, và khi chúng ta từ khước hay bạc đãi người thân cận là bạc đãi Chúa. Tình yêu thương người thân cận là thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Mẹ Têrêxa là người giữ điều răn yêu thương nầy cách tuyệt hảo. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi, trong những người bần cùng khốn khổ và mẹ tận tình yêu thương săn sóc những người ấy hết sức tận tình.
Mẹ dạy nữ tu của mẹ: "Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ."
Mẹ là người vừa yêu mến Thiên Chúa trên trời lại vừa yêu mến Chúa hịên diện trong những người khốn khổ. Mẹ không tách rời hai giới răn mến Chúa và yêu người, nhưng mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người.
Khi hỏi tại sao người công giáo chúng ta truyền đạo mà không thu hút được nhiều người về với Hội Thánh?
Chắc chắn là vì chúng ta chưa sống theo đạo yêu thương. Nếu chúng ta theo phương cách sống đạo của mẹ Têrêxa Calcutta, tha thiết yêu mến Thiên Chúa nơi con người, thì đạo chúng ta trở thành hấp dẫn, và bản thân chúng ta cũng có sức thu hút được nhiều người như mẹ Têrêxa đã minh chứng bằng đời sống của mẹ: Mẹ được người đời xem là bà thánh sống, được mọi người yêu mến, cả những người Hồi Giáo, Ấn giáo, Bà La Môn và các đạo khác đều vô cùng quý mến mẹ.
Nhân ngày Truyền Giáo, xin cho chúng ta biết áp dụng phương thế truyền giáo tuyệt hảo của mẹ Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, hy vọng nhờ đó, đạo Chúa trở thành một tôn giáo rất đẹp, rất hấp dẫn và nhiều người sẽ quay về với đạo yêu thương nầy..
Lm Trần Ngà
"Anh chị em đi khắp thế giới, loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Thưa anh chị em, đó là mệnh lệnh cuối cùng của Chúa Giêsu. Giáo Hội từ thời các Tông đồ trải qua các thời đại cuối cùng của Chúa, bất chấp mọi trở ngại.
Thế nhưng, qua 20 thế kỷ truyền giáo, số người tin theo Chúa Kitô vẫn là một thiểu số đáng lo ngại so với dân số thế giới ngày càng gia tăng. Hiện nay, dân số thế giới đã lên đến trên 5 tỷ người, thế mà số tín hữu công giáo chỉ được 900 triệu, nhưng 50 phần trăm là ở Nam Mỹ, còn triệu kia rải rác ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.
Riêng tại Châu Á của chúng ta, một lục địa với hơn 3 tỷ người, trong số đó chỉ có 3% là người Công giáo. Tại Trung Quốc chỉ có 4 triệu người Công giáo giữa một tỷ dân. Tại Nhật Bản có lối 500 ngàn người Công giáo giữa 123 triệu dân. Ở Nam Triều Tiên, 5 triệu người Công giáo trên 42 triệu dân. Tại đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có hơn 4 triệu rưỡi người Công giáo trên 72 triệu dân, tỷ lệ hơn 6%. Tại TP. Hồ Chí Minh chúng ta có khoảng hơn 450 ngàn (485.584) người Công giáo trên hơn 5 triệu dân, tỷ lệ 13%. (Tại Hạt Tân Định, có 41.105 người Công giáo trên 266,000 dân). Đó là những con số trên giấy tờ, trong sổ Rửa Tội, còn trên thực tế, họ có sống đạo hay không là chuyện khác.
Như chúng ta được biết, ở những miền có đông giáo dân Công Giáo- ở Nam Mỹ chẳng hạn- đời sống dân chúng ở đó lại nghèo đói và thiếu linh mục.Ở Braxil, một nước lớn nhất Nam Mỹ, dân số 107 triệu, đại đa số là Công giáo. Thế mà gần đây người Công giáo đã bỏ Giáo Hội để sang Hội Thánh Tin Lành tính ra có trên 17 triệu người (lý do có lẽ là để được hưởng trợ cấp). Trái lại, ở các nước giàu có, phồn thịnh về vật chất- như ở Châu Âu và Bắc Mỹ- người Công giáo lại đánh mất niềm tin và không còn tôn trọng các giá trị đạo đức tinh thần nữa, coi thường các luật luân lý của Giáo Hội về đời sống hôn nhân gia đình. Sự kiện đó đang trở nên mối lo âu và là một vết thương đau nhức nhối nhất của Giáo Hội ngày nay.
Xin đan cử ra đây một dấu chỉ của thời đại: Đầu năm 1998, tại thành phố Amsterdam ở Hà Lan, Hội Đồng Giáo Mục đã quyết định đóng cửa một loạt 5 ngôi thánh đường đồ sộ của thành phố, vì không có giáo dân lui tới nữa, trong khi đó phí khoản 9dê3 bảo trì các ngôi thánh đường này lại quá lớn. Tại Bắc Mỹ cũng thế, Đức Hồng Y Josef Bernardin, Tổng Giáo Mục Chicago tuyên bố: ngài buộc lòng phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo và 6 trường tiểu học Công giáo trong giáo phận của ngài. Còn Đức Hồng y Szoka, Tổng Giám Mục Giáo phận Detroit cũng tuyên bố quyết định đóng cửa 30 giáo xứ thuộc giáo phận của ngài. Lý do đóng cửa là vì thiếu người và thiếu tiền (x. Bùi Tuần, Ơn Trở Về, tr.85).
Nói lên những dấu chỉ thời đại ấy để chúng ta thấy rằng: Con người ngày nay đã bỏ Chúa, không còn tin vào Chúa nữa, hoặc có nhiều người tin, nhưng với một niềm tin hời hợt, hững hờ. Chính vì thảm trạng nầy mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Độ” (Redemptoris Missio, 1990) để đặt toàn thể Giáo Hội trước sứ mạng truyền giáo và tái truyền trong Thiên Niên Kỷ Thứ III.
Hôm nay, ngày Thế Giới Truyền Giáo, Đức Thánh Cha lại gởi đến toàn thể Dân Chúa một sứ điệp với chủ đề: “Tất cả các kitô hữu đều được mời gọi làm người truyền giáo và chứng nhân”. Đức Thánh Cha nói: “Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Chúa Giêsu quyết liệt lập lại những lời Ngài đã nói với các Tông đồ trước khi về trời, những lời hàm chứa bản chất sứ vụ của người Kitô hữu: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Quả thực, Kitô hữu là ai? Thưa họ là người được Chúa Kitô “chiếm đoạt” (x.Pl 3,12), và vì thế, là người khao khát làm cho Chúa Kitô được mọi người nhận biết và yêu mến ở khắp mọi nơi “cho đến tận cùng trái đất”. Chính niềm tin vào Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta trở thành những nhà truyền giáo, những chứng nhân của Ngài. Nếu không thực hiện được điều đó, có nghĩa là niềm tin củ chúng ta còn bất toàn, khiếm khuyết và chưa trưởng thành.
Do đó, “Truyền giáo là vấn đề của niềm tin, nó là thước đo niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu và nơi tình yêu của Ngài dành cho chúng ta” (RM số 11). Đức tin và truyền giáo đi đôi với nhau: đức tin càng mạnh càng sâu thì nhu cầu truyền thông, chia sẻ và làm chứng niềm tin càng bức thiết. Ngược lại, nếu đức tin suy yếu thì nhiệt tình truyền giáo cũng suy giảm và khả năng làm chứng cũng mất đi sức mạnh. Đó là điều vẫn xảy ra trong lịch sử Giáo Hội: sự sút giảm lòng nhiệt thành truyền giáo là triệu chứng của sự khủng hoảng đức tin. Điều này phải chăng xảy ra khi người ta đánh mất xác tín sâu xa là: “Đức tin càng vững mạnh khi đem chia sẻ” (RM.2). Vì chính khi loan báo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng về Ngài mà đức tin của chúng ta được củng cố và tái khám phá con đường đưa đến một nếp sống đúng theo Tin Mừng của Ngài. Như thế, chúng ta có thể nói: “Truyền giáo là một phương thuốc chắc chắn nhất chống lại cuộc khủng hoảng đức tin. Chính nhờ dấn thân truyền giáo mà mỗi thành phần Dân Chúa củng cố căn tính mà mình và hiểu rõ là: không ai có thể là Kitô hữu đích thực nếu không là chứng nhân” (số 2).
“Mỗi Kitô hữu được sáp nhập vào Giáo Hội nhờ Bí tích Thanh Tẩy, đều được mời gọi làm nhà truyền giáo và chứng nhân. Đó là sự ủy nhiệm rõ ràng của Chúa Kitô. Và Thánh Thần sai mỗi người kitô hữu ra đi loan báo và làm chứng về Chúa Kitô cho muôn dân: đó là nhiệm vụ và đặc ân, bởi vì đó là một lời mời gọi cộng tác với Thiên Chúa để cứu độ mỗi người và cả nhân loại” (số 3).
Truyền giáo bằng đời sống chứng tá Tin Mừng giữa đời, làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống yêu thương, bác ái, công bình, cụ thể trong gia đình, ngoài xã hội, là sứ vụ của mọi người giáo dân. Làm chứng cho sự thánh thiện, như những người sống các Mối Phúc của Tin Mừng, đó là căn tính của người Kitô-hữu-chứng-nhân. Con người ngày nay có vẻ dửng dưng không muốn tìm về Thiên Chúa, nhưng trong thực tế, họ cảm thấy cần đến Thiên Chúa và họ bị các Thánh thu hút và đánh động, những vị thánh đã biểu lộ khuôn mặt của Thiên Chúa trong đời sống của mình, như những ánh sao trong đêm tối.
Giáo Hội Việt Nam chúng ta ngày nay phải truyền giáo trong môi trường cụ thể chúng ta đang sống, với những con người cụ thể chúng ta đang gặp. Chúa Kitô cần đến chúng ta để đem Tin Mừng vào lòng dân tộc. Chúa Kitô cần đến tâm hồn quảng đại và sẵn sàng của chúng ta, cần đến đời sống nhân chứng của chúng ta để bày tỏ cho anh em đồng bào tình yêu thương vô biên của Ngài. Tích cực tham gia vào công cuộc Phúc-âm-hóa mới, đó là công việc đặc trưng của những năm chuẩn bị tiến đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của Hồng Ân Cứu Độ.
Khánh nhật truyền giáo
Mến Chúa và yêu người là hai giới răn trọng nhất. Điều đó thì trẻ con cũng thuộc. Nhưng điều quan trọng là làm sao thực thi lòng mến Chúa qua việc yêu thương con người là hiện thân của Thiên Chúa.
Yêu Chúa mà lại ghét người thân cận thì thật là điều trớ trêu như câu chuyện sau đây:
Có một vị hoàng thái tử vào rừng săn bắn gặp một cô gái hái củi trong rừng. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà họ yêu nhau tha thiết ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên.
Hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến và rồi anh khẩn khoản xin vua cha cưới nàng cho bằng được.
Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực hay không, vua cha dạy cho hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái...
Thế là hoàng tử hoá thành người nông dân, đến cắm lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng. Anh lân la đến làm quen với cô gái trong hình hài một nông dân.
Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và mong được kết hôn với hoàng tử, nhưng cô tạ không nhận ra hoàng tử nơi người nông dân nghèo khổ nầy. Cô đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh.
Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lai.
Như vị hoàng tử kia hoá thân thành nông dân để thử lòng cô gái, Thiên Chúa cũng hoá thân thành người phàm để thử thách tình yêu của chúng ta. Ngài đã từ trời xuống thế, hoá thân làm người, cắm lều ở giữa loài người, trở nên người thân cận của mỗi người.
Thế nên, khi yêu thương người thân cận là chúng ta yêu thương Chúa, và khi chúng ta từ khước hay bạc đãi người thân cận là bạc đãi Chúa. Tình yêu thương người thân cận là thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Mẹ Têrêxa là người giữ điều răn yêu thương nầy cách tuyệt hảo. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi, trong những người bần cùng khốn khổ và mẹ tận tình yêu thương săn sóc những người ấy hết sức tận tình.
Mẹ dạy nữ tu của mẹ: "Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ."
Mẹ là người vừa yêu mến Thiên Chúa trên trời lại vừa yêu mến Chúa hịên diện trong những người khốn khổ. Mẹ không tách rời hai giới răn mến Chúa và yêu người, nhưng mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người.
Khi hỏi tại sao người công giáo chúng ta truyền đạo mà không thu hút được nhiều người về với Hội Thánh?
Chắc chắn là vì chúng ta chưa sống theo đạo yêu thương. Nếu chúng ta theo phương cách sống đạo của mẹ Têrêxa Calcutta, tha thiết yêu mến Thiên Chúa nơi con người, thì đạo chúng ta trở thành hấp dẫn, và bản thân chúng ta cũng có sức thu hút được nhiều người như mẹ Têrêxa đã minh chứng bằng đời sống của mẹ: Mẹ được người đời xem là bà thánh sống, được mọi người yêu mến, cả những người Hồi Giáo, Ấn giáo, Bà La Môn và các đạo khác đều vô cùng quý mến mẹ.
Nhân ngày Truyền Giáo, xin cho chúng ta biết áp dụng phương thế truyền giáo tuyệt hảo của mẹ Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, hy vọng nhờ đó, đạo Chúa trở thành một tôn giáo rất đẹp, rất hấp dẫn và nhiều người sẽ quay về với đạo yêu thương nầy..
Lm Trần Ngà