Dan Lee
10-21-2011, 05:51 PM
Thiên Chúa Trước Nhất (God Comes First)
Sáng hôm nay tôi muốn nói đến ba vấn đề. Mỗi vấn đề đòi nửa tiếng để giải thích, nhưng tôi sẽ cố gắng tóm tắt chúng thành một bởi vì sự thích hợp của nó.
Biến Hóa (Evolution)
Vấn đề thứ nhất là về biến hóa. Có lẽ quý vị đã đọc trên báo chí những nhận định về thuyết biến hóa. Đa số những người viết về những nhận xét của Đức Thánh Cha liên quan đến vấn đề biến hóa đã hiểu sai điều Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đã nói điều mà Giáo Hội đã từng dạy hơn cả hàng mấ trăm năm rồi. Thiên Chúa tạo dựng nên thế giới này. Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ. Thiên Chúa tạo dựng hết mọi sự. Mọi cái hiện hữu đều do Thiên Chúa. Nó không tự xuất hiện. Thiên Chúa tạo dựng nên nó. Thiên Chúa tạo dựng nên các tinh tú trên trời. Rất có thể năm triệu năm về trước mặt trăng chưa xuất hiện chính xác ở vị thế của nó bây giờ, nhưng nó đã được tạo dựng nên do Thiên Chúa. Tất cả các vật thể trên vũ trụ này đã được tạo dựng bởi Thiên Chúa. Tất cả chúng ta, các sinh vật và hoa cỏ, cùng mọi thứ khác, đã được dựng nên bởi Thiên Chúa. Có lẽ Thiên Chúa đã cho phép một số cái phát triển, hay dùng từ ngữ “tiến hóa.” Qúi vị có thể thấy một số cây cỏ tiến hóa. Khi mới được tạo dựng thì có mầu vàng và chúng bắt đầu thay đổi theo thời gian và tiến hóa thành những bông hoa mầu đỏ. Nhưng các bông hoa không biến hóa thành những con mèo. Và những con mèo không biến hóa thành những con chó. Những con mèo có thể là vàng hay xanh mầu trời hay mầu cỏ xanh, nhưng chúng vẫn là những con mèo. Các con chó vẫn là chó và các con ếch không trở nên những con cá sấu và các bông hoa không trở nên những con bọ. Sự biến hóa không xẩy ra theo cách đó.
Vấn đề quan trọng hơn cả là sự biến hóa của con người. Con người không biến hóa. Giáo huấn của Giáo Hội, giải thích của Giáo Hội, là nếu có cái như là biến hóa và được khoa học chứng minh rằng con người là kết qủa của việc biến hóa của một loài sinh vật nào đó, thì chúng ta có thể chấp nhận. Nhưng con vật đó không trở thành con người cho đến khi Thiên Chúa tạo dựng một linh hồn, và đặt linh hồn vào trong con người, và vào lúc đó nó không còn là một con vật nhưng là một con người. Và đó là điều mà Đức Giáo Hoàng nói, điều mà chúng ta đã từng giảng dạy hàng bao nhiêu năm nay. Nó được gọi là sự “biến đổi nhẹ nhàng tương tự.” Có thể một sinh vật nào đó nhìn giống như con người nhưng nó vẫn là con thú vật. Và chỉ khi Thiên Chúa tạo dựng một linh hồn và ngài thổi cái linh hồn vào trong sinh vật đó và sinh vật đó trở thành Adam, con người đầu tiên.
Cá nhân tôi không tin vào thuyết biến hóa. Nó chỉ là một giả thuyết bởi qúa trình của nó. Nó được xuất phát từ Charles Darwin. Charles Darwin là một người vô thần và ông ta muốn chứng minh là Thiên Chúa không hiện hữu. Ông ta phải phát minh ra một cách giải thích lý do tại sao có sự hiện hữu của những cái chúng ta thấy có ở đây, bởi thế ông ta đặt ra thuyết biến hóa. Tôi không tin cái thuyết đó. Tôi không nghĩ là nó sẽ chứng minh được, nó không phải là một sự thật khoa học, và đó chính là điều mà Đức Giáo Hoàng đề cập đến. Do đó nếu các bạn đọc thấy ở đâu nói là Giáo Hội dạy thuyết biến hóa, thì đừng tin.
Đồng Lõa (Cooporated Guilt)
Điều thứ hai là hành vi xấu giúp người khác làm điều sai trái. Chúng ta có câu La Ngữ, “Participatio in diablo”, có nghĩa là đồng lõa tham gia vào việc xấu. Tôi sẽ cho các bạn một thí dụ về điều tôi muốn nói. Ví dụ như Sam là một người bạn của bạn. Sam rất có lòng từ tâm và anh biết rằng nhiều người đang đói rách, không nhà cửa và cần cơm ăn áo mặc cùng nhiều thứ cần thiết khác. Và anh ta nói với bạn, “Tôi sẽ cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết này, nhưng tôi không có tiền để mua, do đó tôi sẽ cướp ngân hàng. Nhưng tôi không có xe, anh có thể chở tôi đến ngân hàng và ngồi chờ tôi sau khi cướp xong và chúng ta sẽ tẩu thoát?” Bạn trả lời, “Được, OK, đó là ý kiến hay.” Do đó bạn lái xe đến ngân hàng và Sam đi vào trong, bạn ngồi chờ ở ngoài. Sam cướp một số tiền và giết một trong những ngân viên. Anh ta quay trở lại xe, và bạn lái xe tẩu thoát. Bạn cũng mang tội ăn cướp và giết người bởi vì bạn đồng lõa cộng tác với việc làm xấu được thực hiện. Bạn cộng tác vào một việc xấu và do đó bạn có tội về hành động của tội phạm. Đó là điều quan trọng ngày nay ở thời đại này, bởi vì chúng ta đang ở trong thời điểm bầu cử. Việc bầu cử sẽ diễn ra ở cấp chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang, và nhiều người ra ứng cử vào các chức vụ lại có khuynh hướng ủng hộ điều vô luân lý, nhiều hình thức vô luân lý, và nếu qúi vị bầu cho họ thì qúi vị cũng tham gia vào sự vô luân lý của họ. Qúi vị cần phải nhận thức rằng qúi vị chịu một phần trách nhiệm, bất cứ khi nào quí vị bầu cho một người nào đó, mà họ chủ trương ủng hộ một điều xấu. Nếu người đó thắng cử và mang đến hậu qủa xấu thì bạn chịu trách nhiệm, bởi vì bạn tham gia vào việc bầu cho họ thắng. Nó là một phán định quan trọng và bạn phải ý thức điều đó. Bạn nói, “Có thể là ông ta làm điều đó hay, hoặc cái đó là vô luân lý, nhưng hãy nhìn đến những việc cho người nghèo, an sinh xã hội và y tế, giúp người đói rách thiếu cơm ăn áo mặc và nhiều điều khác.” Những thứ đó không gía trị. Tất cả là tử tế, giống như anh chàng Sam ăn cướp ngân hành để phân phát tiền cho người nghèo. Giống như Robin Hood, ăn cắp của người ngày để cho người kia. Nghe có vẻ hay, nhưng nó vẫn là một hành động xấu. Nếu bạn cộng tác vào bất cứ một hành động xấu nào, thì chính bạn cũng chịu trách nhiệm trong hành động xấu ấy. Khi chúng ta ở vào thời điểm này trong năm, thời gian bầu cử cho các ứng cử viên trong chính phủ các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang, hãy cẩn thận cân nhắc về lãnh vực luân lý của lá phiếu. Nếu bạn bầu cho một người mà người đó sẽ gây nên một việc vô luân lý trong xã hội, thì bạn cũng mang tội đồng lõa. Đó là điều thứ hai tôi muốn nói.
Thiên Chúa Trước Hết (God First)
Điều thứ ba và là điều cuối cùng đó tôi muốn nói đến là bài Tin Mừng hôm nay. Một cách đơn giản rõ ràng Chúa Giêsu Kitô nói rằng có hai nguyên tắc trong các giới răn. Nguyên tắc thứ nhất là “Kính mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn,” và nguyên tắc thứ hai là “yêu thương tha nhân như chính mình.” Tôi bắt đầu nghĩ đôi khi trong xã hội của chúng ta, chúng ta đổi ngược thứ tự này. Yêu tha nhân dường như được ưu tiên trước và yêu Thiên Chúa được xếp hạng thứ. Có rất nhiều chương trình xã hội được cổ động trong các nhà thờ, các giáo đường, trong chính phủ và nhiều nơi khác, và họ nói là “hãy lo cho người láng giềng.” Đó là ý tưởng tốt, ý tưởng cao đẹp. Chúng ta nên giúp đỡ người nghèo; mặc áo cho người trần truồng; giúp nơi ăn chốn ở cho người vô gia cư. Tất cả những cái đó là điều tốt bởi vì những việc đó bày tỏ lòng yêu thương tha nhân. Tuy nhiên, khi làm những công việc tốt lành này, nhiều người lại thay thế những việc đó cho tình yêu đối với Thiên Chúa. Họ nghĩ là tất cả những gì cần phải làm là giúp đỡ người khác và như thế là đủ để chu toàn bổn phận tinh thần và tôn giáo.
Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng giới luật thứ nhất là “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn.” Yêu mến Thiên Chúa. Yêu mến Chúa bằng việc tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Chúa Giêsu Kitô nói, “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ lệnh truyền của Thầy.” Do đó điều trước tiên phải làm là tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp. Các bạn cần phải tham dự Thánh Lễ, đọc các kinh nguyện, chu toàn bổn phận là người theo Chúa Giêsu Kitô, người yêu mến Thiên Chúa toàn thể xác hồn. Thật khó để tôi tin là người ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn khi thấy họ đi lễ trễ và ra về sớm mỗi Chúa Nhật, hoặc là bỏ chẳng đi dự lễ. Hoặc, nếu thống kê là đúng, thì chỉ có bốn mươi phần trăm số người Công Giáo đi tham dự Thánh Lễ, hay đi nhà thờ mà thôi. Đó chắc chắn không phải là một việc thể hiện lòng yêu mến Thiên Chúa. Nếu bất cứ điều nào trong các điều này được xét đến, các bạn trước tiên phải nghĩ đến điều “Tôi yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì Thiên Chúa truyền cho tôi làm để đạt được ơn cứu độ. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì Ngài truyền cho tôi tôn thờ Ngài, nên người môn đệ của Chúa Kitô, bước theo chân Ngài, và vác thập gía mình để đi theo Ngài. Và khi làm như thế, tôi sẽ nên giống như ngài và nhờ đó tôi sẽ thực sự yêu mến tha nhân của tôi.
Tôi cho là thí dụ đẹp nhất chúng ta có trong thế giới ngày nay là Mẹ Têrêsa. Quan tâm trước hết của ngài là bày tỏ, ngợi khen và tôn thờ Thiên Chúa, uốn đời sống của ngài theo ý của Thiên Chúa. Có được động lực thiêng liêng ấy trong đời sống, ngài đã có thể bước ra để phục vụ tha nhân. Đó cũng chính là điều mà các bạn cần phải có. Hãy hiến thân cho Thiên Chúa trước và tất cả những cái khác sẽ được bổ túc vào. Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn. Nếu làm được như thế, bạn sẽ đương nhiên yêu tha nhân, bởi vì đó là điều hài lòng Thiên Chúa; đó là ý của Thiên Chúa.
Do đó hãy nhờ rằng bạn phải yêu thương tha nhân, nhưng Thiên Chúa phải được ưu tiên trước. Yêu kính Thiên Chúa, chu toàn ý của Thiên Chúa, uốn mình theo các lệnh truyền của Thiên Chúa, và gắng giữ những nguyên tắc và giáo huấn luân lý của Thiên Chúa trong xã hội và trong đời sống riêng của mình. Như thế là bạn sẽ thực hành tình yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân chân thật.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Sáng hôm nay tôi muốn nói đến ba vấn đề. Mỗi vấn đề đòi nửa tiếng để giải thích, nhưng tôi sẽ cố gắng tóm tắt chúng thành một bởi vì sự thích hợp của nó.
Biến Hóa (Evolution)
Vấn đề thứ nhất là về biến hóa. Có lẽ quý vị đã đọc trên báo chí những nhận định về thuyết biến hóa. Đa số những người viết về những nhận xét của Đức Thánh Cha liên quan đến vấn đề biến hóa đã hiểu sai điều Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đã nói điều mà Giáo Hội đã từng dạy hơn cả hàng mấ trăm năm rồi. Thiên Chúa tạo dựng nên thế giới này. Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ. Thiên Chúa tạo dựng hết mọi sự. Mọi cái hiện hữu đều do Thiên Chúa. Nó không tự xuất hiện. Thiên Chúa tạo dựng nên nó. Thiên Chúa tạo dựng nên các tinh tú trên trời. Rất có thể năm triệu năm về trước mặt trăng chưa xuất hiện chính xác ở vị thế của nó bây giờ, nhưng nó đã được tạo dựng nên do Thiên Chúa. Tất cả các vật thể trên vũ trụ này đã được tạo dựng bởi Thiên Chúa. Tất cả chúng ta, các sinh vật và hoa cỏ, cùng mọi thứ khác, đã được dựng nên bởi Thiên Chúa. Có lẽ Thiên Chúa đã cho phép một số cái phát triển, hay dùng từ ngữ “tiến hóa.” Qúi vị có thể thấy một số cây cỏ tiến hóa. Khi mới được tạo dựng thì có mầu vàng và chúng bắt đầu thay đổi theo thời gian và tiến hóa thành những bông hoa mầu đỏ. Nhưng các bông hoa không biến hóa thành những con mèo. Và những con mèo không biến hóa thành những con chó. Những con mèo có thể là vàng hay xanh mầu trời hay mầu cỏ xanh, nhưng chúng vẫn là những con mèo. Các con chó vẫn là chó và các con ếch không trở nên những con cá sấu và các bông hoa không trở nên những con bọ. Sự biến hóa không xẩy ra theo cách đó.
Vấn đề quan trọng hơn cả là sự biến hóa của con người. Con người không biến hóa. Giáo huấn của Giáo Hội, giải thích của Giáo Hội, là nếu có cái như là biến hóa và được khoa học chứng minh rằng con người là kết qủa của việc biến hóa của một loài sinh vật nào đó, thì chúng ta có thể chấp nhận. Nhưng con vật đó không trở thành con người cho đến khi Thiên Chúa tạo dựng một linh hồn, và đặt linh hồn vào trong con người, và vào lúc đó nó không còn là một con vật nhưng là một con người. Và đó là điều mà Đức Giáo Hoàng nói, điều mà chúng ta đã từng giảng dạy hàng bao nhiêu năm nay. Nó được gọi là sự “biến đổi nhẹ nhàng tương tự.” Có thể một sinh vật nào đó nhìn giống như con người nhưng nó vẫn là con thú vật. Và chỉ khi Thiên Chúa tạo dựng một linh hồn và ngài thổi cái linh hồn vào trong sinh vật đó và sinh vật đó trở thành Adam, con người đầu tiên.
Cá nhân tôi không tin vào thuyết biến hóa. Nó chỉ là một giả thuyết bởi qúa trình của nó. Nó được xuất phát từ Charles Darwin. Charles Darwin là một người vô thần và ông ta muốn chứng minh là Thiên Chúa không hiện hữu. Ông ta phải phát minh ra một cách giải thích lý do tại sao có sự hiện hữu của những cái chúng ta thấy có ở đây, bởi thế ông ta đặt ra thuyết biến hóa. Tôi không tin cái thuyết đó. Tôi không nghĩ là nó sẽ chứng minh được, nó không phải là một sự thật khoa học, và đó chính là điều mà Đức Giáo Hoàng đề cập đến. Do đó nếu các bạn đọc thấy ở đâu nói là Giáo Hội dạy thuyết biến hóa, thì đừng tin.
Đồng Lõa (Cooporated Guilt)
Điều thứ hai là hành vi xấu giúp người khác làm điều sai trái. Chúng ta có câu La Ngữ, “Participatio in diablo”, có nghĩa là đồng lõa tham gia vào việc xấu. Tôi sẽ cho các bạn một thí dụ về điều tôi muốn nói. Ví dụ như Sam là một người bạn của bạn. Sam rất có lòng từ tâm và anh biết rằng nhiều người đang đói rách, không nhà cửa và cần cơm ăn áo mặc cùng nhiều thứ cần thiết khác. Và anh ta nói với bạn, “Tôi sẽ cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết này, nhưng tôi không có tiền để mua, do đó tôi sẽ cướp ngân hàng. Nhưng tôi không có xe, anh có thể chở tôi đến ngân hàng và ngồi chờ tôi sau khi cướp xong và chúng ta sẽ tẩu thoát?” Bạn trả lời, “Được, OK, đó là ý kiến hay.” Do đó bạn lái xe đến ngân hàng và Sam đi vào trong, bạn ngồi chờ ở ngoài. Sam cướp một số tiền và giết một trong những ngân viên. Anh ta quay trở lại xe, và bạn lái xe tẩu thoát. Bạn cũng mang tội ăn cướp và giết người bởi vì bạn đồng lõa cộng tác với việc làm xấu được thực hiện. Bạn cộng tác vào một việc xấu và do đó bạn có tội về hành động của tội phạm. Đó là điều quan trọng ngày nay ở thời đại này, bởi vì chúng ta đang ở trong thời điểm bầu cử. Việc bầu cử sẽ diễn ra ở cấp chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang, và nhiều người ra ứng cử vào các chức vụ lại có khuynh hướng ủng hộ điều vô luân lý, nhiều hình thức vô luân lý, và nếu qúi vị bầu cho họ thì qúi vị cũng tham gia vào sự vô luân lý của họ. Qúi vị cần phải nhận thức rằng qúi vị chịu một phần trách nhiệm, bất cứ khi nào quí vị bầu cho một người nào đó, mà họ chủ trương ủng hộ một điều xấu. Nếu người đó thắng cử và mang đến hậu qủa xấu thì bạn chịu trách nhiệm, bởi vì bạn tham gia vào việc bầu cho họ thắng. Nó là một phán định quan trọng và bạn phải ý thức điều đó. Bạn nói, “Có thể là ông ta làm điều đó hay, hoặc cái đó là vô luân lý, nhưng hãy nhìn đến những việc cho người nghèo, an sinh xã hội và y tế, giúp người đói rách thiếu cơm ăn áo mặc và nhiều điều khác.” Những thứ đó không gía trị. Tất cả là tử tế, giống như anh chàng Sam ăn cướp ngân hành để phân phát tiền cho người nghèo. Giống như Robin Hood, ăn cắp của người ngày để cho người kia. Nghe có vẻ hay, nhưng nó vẫn là một hành động xấu. Nếu bạn cộng tác vào bất cứ một hành động xấu nào, thì chính bạn cũng chịu trách nhiệm trong hành động xấu ấy. Khi chúng ta ở vào thời điểm này trong năm, thời gian bầu cử cho các ứng cử viên trong chính phủ các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang, hãy cẩn thận cân nhắc về lãnh vực luân lý của lá phiếu. Nếu bạn bầu cho một người mà người đó sẽ gây nên một việc vô luân lý trong xã hội, thì bạn cũng mang tội đồng lõa. Đó là điều thứ hai tôi muốn nói.
Thiên Chúa Trước Hết (God First)
Điều thứ ba và là điều cuối cùng đó tôi muốn nói đến là bài Tin Mừng hôm nay. Một cách đơn giản rõ ràng Chúa Giêsu Kitô nói rằng có hai nguyên tắc trong các giới răn. Nguyên tắc thứ nhất là “Kính mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn,” và nguyên tắc thứ hai là “yêu thương tha nhân như chính mình.” Tôi bắt đầu nghĩ đôi khi trong xã hội của chúng ta, chúng ta đổi ngược thứ tự này. Yêu tha nhân dường như được ưu tiên trước và yêu Thiên Chúa được xếp hạng thứ. Có rất nhiều chương trình xã hội được cổ động trong các nhà thờ, các giáo đường, trong chính phủ và nhiều nơi khác, và họ nói là “hãy lo cho người láng giềng.” Đó là ý tưởng tốt, ý tưởng cao đẹp. Chúng ta nên giúp đỡ người nghèo; mặc áo cho người trần truồng; giúp nơi ăn chốn ở cho người vô gia cư. Tất cả những cái đó là điều tốt bởi vì những việc đó bày tỏ lòng yêu thương tha nhân. Tuy nhiên, khi làm những công việc tốt lành này, nhiều người lại thay thế những việc đó cho tình yêu đối với Thiên Chúa. Họ nghĩ là tất cả những gì cần phải làm là giúp đỡ người khác và như thế là đủ để chu toàn bổn phận tinh thần và tôn giáo.
Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng giới luật thứ nhất là “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn.” Yêu mến Thiên Chúa. Yêu mến Chúa bằng việc tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Chúa Giêsu Kitô nói, “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ lệnh truyền của Thầy.” Do đó điều trước tiên phải làm là tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp. Các bạn cần phải tham dự Thánh Lễ, đọc các kinh nguyện, chu toàn bổn phận là người theo Chúa Giêsu Kitô, người yêu mến Thiên Chúa toàn thể xác hồn. Thật khó để tôi tin là người ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn khi thấy họ đi lễ trễ và ra về sớm mỗi Chúa Nhật, hoặc là bỏ chẳng đi dự lễ. Hoặc, nếu thống kê là đúng, thì chỉ có bốn mươi phần trăm số người Công Giáo đi tham dự Thánh Lễ, hay đi nhà thờ mà thôi. Đó chắc chắn không phải là một việc thể hiện lòng yêu mến Thiên Chúa. Nếu bất cứ điều nào trong các điều này được xét đến, các bạn trước tiên phải nghĩ đến điều “Tôi yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì Thiên Chúa truyền cho tôi làm để đạt được ơn cứu độ. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì Ngài truyền cho tôi tôn thờ Ngài, nên người môn đệ của Chúa Kitô, bước theo chân Ngài, và vác thập gía mình để đi theo Ngài. Và khi làm như thế, tôi sẽ nên giống như ngài và nhờ đó tôi sẽ thực sự yêu mến tha nhân của tôi.
Tôi cho là thí dụ đẹp nhất chúng ta có trong thế giới ngày nay là Mẹ Têrêsa. Quan tâm trước hết của ngài là bày tỏ, ngợi khen và tôn thờ Thiên Chúa, uốn đời sống của ngài theo ý của Thiên Chúa. Có được động lực thiêng liêng ấy trong đời sống, ngài đã có thể bước ra để phục vụ tha nhân. Đó cũng chính là điều mà các bạn cần phải có. Hãy hiến thân cho Thiên Chúa trước và tất cả những cái khác sẽ được bổ túc vào. Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng và hết linh hồn. Nếu làm được như thế, bạn sẽ đương nhiên yêu tha nhân, bởi vì đó là điều hài lòng Thiên Chúa; đó là ý của Thiên Chúa.
Do đó hãy nhờ rằng bạn phải yêu thương tha nhân, nhưng Thiên Chúa phải được ưu tiên trước. Yêu kính Thiên Chúa, chu toàn ý của Thiên Chúa, uốn mình theo các lệnh truyền của Thiên Chúa, và gắng giữ những nguyên tắc và giáo huấn luân lý của Thiên Chúa trong xã hội và trong đời sống riêng của mình. Như thế là bạn sẽ thực hành tình yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân chân thật.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch