PDA

View Full Version : S - Suy Niệm Kinh Thánh, Chúa Nhật 30 TN năm A



Dan Lee
10-23-2011, 12:10 PM
Suy Niệm Kinh Thánh, Chúa Nhật 30 TN năm A

Mến Chúa yêu người là tóm tắt lề luật Thiên Chúa. Bài trích sách xuất hành hôm nay nói riêng về sự thương người.

Tác giả đưa ra một số hạng người cần được thương giúp:



Người ngoại kiều. Người nước ngoài đến cư ngụ với dân Isarael. Đã phải bỏ qụê nhà, tìm nơi cư ngụ ở ngoại quốc, thường là người đau khổ rồi. Sách xuất hành lấy kinh nghiệm của chính người Do thái để răn bảo họ: họ đã từng nếm mùi khổ nhục của đời nô lệ ngoại bang, giờ đây hãy xót thương những người cùng số phận.

“Người ngoại kiều, ngươi không được đãi áp bức vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở ai cập” (câu 20)


Mẹ góa con cô. Người chồng là lao động chính, là cột trụ của gia đình. Nay người chồng chết đi, vợ con sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Khốn hơn nữa, ngay khi chồng còn sống, người vợ cũng hay bị coi thường, huống chi bây giờ chồng đã chết! Luật xuất hành buộc họ hang, xã hội phải ra tay giúp đỡ, chứ không được ngược đãi.


”Mẹ góa con côi các ngươi không được ức hiếp“ (câu 21)

Người nghèo túng. Có nghèo mới phải đi vay mượn, mới phải cầm áo để tạm mượn tiền để sống qua ngày. Không được lợi dụng sự nghèo túng của người khác để có cơ hội bóc lột họ:


” Một người nghèo ở với người vay tiền… không được bắt nó trả lãi“(câu 24)

”Nếu ngươi giữ áo choàng của người khó làm của cầm, phải trả lại trước khi mặt trời lặn“ (câu 25)

Chính Chúa bênh vực những người nghèo khó bị áp bức:


”Nếu các ngươi áp bức mẹ góa con côi, cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ chogươm chéc chết các ngươi“ (câu 23)

Xã hội loài người không bao giờ hế người nghèo khổ cần được giúp đỡ. Và Chúa nhận sự giúp đỡ đó như làm cho chính Chúa và sẽ trọng thưởng. Trái lại Chúa coi những người từ chối không đỡ đần người đau khổ như từ chối đỡ đần chính Chúa và sẽ nghiêm phạt. Cảnh tượng uy nghiêm ngày phán xét chung, Chúa phân chia kẻ lành người dữ theo tiêu chuẩn bác ái đối với người nghèo khó đau khổ, là một bài học để chúng ta suy nghĩ và hành động.

Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD