Dan Lee
10-25-2011, 09:10 PM
LÀM CHỨNG CHO CHÚA HAY CHỐNG LẠI CHÚA?
“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Kể cũng lạ, Chúa Giêsu dặn dò các môn đệ như một gia chủ chuẩn bị trẩy đi xa dặn dò thân thích trong nhà: “dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Vậy mà, Người lại kết thúc bằng câu: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt. 28,20). Chỉ bởi vì, trong các môn đệ cũng còn một số người hoài nghi! Có lẽ không còn phải hoài nghi về ngôi vị của Chúa Giêsu qua bao nhiêu việc họ đã chứng kiến, nhưng là hoài nghi về công cuộc mà họ sắp được dự phần. Chính vì thế, Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ về sự hiện diện và đồng hành của Người kèm theo lời mở đầu: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”. Như vậy, chúng ta chỉ là trung gian, còn mọi công cuộc đều là của Chúa. Nhờ đó, các môn đệ đã mạnh dạn ra đi rao giảng Tin Mừng, một việc mà có lẽ trước đó các ông chưa hề có chút khái niệm gì! Và công cuộc truyền giáo thuở sơ khai đã thành công vang dội:
- Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn. (Cv. 4, 4)
- Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm rất nhiều, lại cũng có một đám rất đông các tư tế đón nhận đức tin. (Cv. 6, 7).
- Họ không rao giảng lời Chúa cho ai ngoài người Do-thái. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Ky-rê-nê; những người này, khi đến An-ti-ô-ki-a, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giê-su cho họ. Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa (Cv. 11, 19-21).
Mãi sau này, chưa có thời kỳ nào mà Hội Thánh Chúa thăng hoa như vậy. Khởi đầu từ một nhóm nhỏ ít học, không được chuẩn bị kỹ năng gì, chưa hề biết đến thuật hùng biện, nhưng đã gặt hái được kết quả rất lớn trong một thời gian ngắn. Nguyên do được nhấn mạnh ở đây chính là “các ông được tràn đầy Thánh Thần”, chính là nhờ Đấng Bảo Trợ mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho các môn đệ trước khi về Trời. Các thánh Tông Đồ đã để mặc cho Thánh Thần tác động, dìu dắt, hướng dẫn và chỉ coi mình là công cụ của Chúa. Cảm nghiệm được điều đó, Thánh Phanxicô Assisi đã không muốn cho các anh em hèn mọn của mình ra đi rao giảng mà mang theo của cải hay trang bị gì ngoài một cuốn Kinh Thánh. Ngài cũng không muốn trau dồi kiến thức và thuật hùng biện cho anh em theo đề nghị của một người trong cộng đoàn tên là Êlia, chỉ vì sợ anh em chỉ nói lời mình mà không nói Lời của Thiên Chúa.
Hiện nay, chúng ta đã quá quen với hình ảnh các linh mục, tu sĩ đứng trên bục giảng nói về Lời Chúa, về Giáo lý, về Đức Tin… Và dễ dàng quen với khái niệm họ mới chính là ngôn sứ, là những nhà thuyết giáo, là những người lãnh sứ mệnh truyền giáo từ Chúa Giêsu… Còn chúng ta vô can, chúng ta không dự phần vào công cuộc này. Tôi cũng từng nghe Cha xứ nói rằng: “Hãy truyền giáo bằng đời sống hằng ngày.” Khái niệm này mơ hồ quá! Sống giữa thế gian thì làm sao mà ngay cho được?
Người ta “vặn cân bẻ móc”, tôi không gian lận thương mại thì làm sao cạnh tranh?
Người ta chạy chọt, đút lót; tôi không “chạy” thì làm sao được việc?
Người ta chia nhau “phết, phẩy”; tôi không nhập cuộc thì lấy gì mà sống?
Người ta “quay cóp” hà rầm, tôi không lận “phao” thì làm sao thi đậu?
Người ta ù lì trả nợ, tôi không dùng “biện pháp mạnh” thì có nước… húp cháo!
Người ta phá thai ào ào, tôi cũng đi “hút điều hòa” để khỏi bị cắt thi đua hoặc có khi còn mất biên chế.
Chung quy, tôi không thể lội ngược dòng! Tôi đành đem câu “khôn ngoan như con rắn” để tự biện minh cho mình, ngay cả việc điền câu “không tôn giáo” trong lý lịch để được dễ dàng thăng tiến. Chỉ bởi vì, tôi không tin “Thầy đã được trao toàn quyền trên Trời dưới đất” và “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Tôi luôn bị ám ảnh bởi quyền lực thế gian vì nó… mạnh quá, lại hiệu quả cấp kỳ! Một lần thử bơi ngược dòng đời, tôi đã bị bắn ra ngoài rìa xã hội như bị tác động của lực ly tâm. Tôi quên mất rằng, điều quan trọng không phải là sống ở trung tâm xã hội hay ngoài rìa xã hội; mà chính là sống trong ân sủng Chúa hay ngoài ân sủng Chúa. Tôi đã không tin quyền năng Chúa ngay cả dưới thế này và Chúa luôn đồng hành với tôi mọi ngày cho đến tận thế thì làm sao chuyển giao niềm tin ấy cho anh chị em của mình?
Rất nhiều người tâm sự: “Không hiểu sao mình lại sống được qua thời gian bao cấp khó khăn và thiếu thốn mọi bề dường ấy!” Lại có người chia sẻ: “Tôi không hiểu sao thời đó tôi lại nuôi nổi 5-6 đứa con, trong khi bây giờ tụi nó nuôi có 1-2 đứa lại ca cẩm!” Cũng có rất nhiều người công nhận những quyền lực vô hình đã giúp mình vượt qua những thời điểm gian nan nhất, khốn khó nhất… Những việc ta từng trải qua mà còn chưa hiểu thấu, đó không phải là công trình kỳ diệu của Thiên Chúa sao? Và như ông Gamalien – một người Pharisiêu – đã nói: “Nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa." (Cv. 11, 19-21) Quả vậy, tôi chỉ có 2 con đường để lựa chọn: Một là, làm chứng cho Chúa. Hai là, chống lại Thiên Chúa. Bởi vì, khi tôi ủng hộ quyền lực thế gian và phủ nhận quyền năng Thiên Chúa là tôi đang chống lại Thiên Chúa. Bằng chứng là, đó đây tôi vẫn nghe những câu đại loại như: “Tin Đạo nhưng không tin người có Đạo!” Đáng buồn thay, họ đã được ơn Chúa cho thấy Ánh Sáng Đức Tin, nhưng tôi lại là chướng ngại vật đứng án ngữ.
Đức Cố Hồng Y Tôi Tớ Chúa F.X. Nguyễn Văn Thuận chính là một tấm gương sáng về truyền giáo ở thời hiện đại cho chúng ta. Không phải bằng việc xông pha dặm trường như Thánh quan thầy của Ngài, nhưng là bằng cách sống thân ái, cởi mở, niềm nở trong hoàn cảnh khốn cùng nhất của đời Ngài. Ngài đã không cần dùng nhiều lời để cố tẩy não những bộ óc Mác-xít. Ngài chỉ vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu lên khuôn mặt Ngài để những người cai tù, những người đang tìm cách đối phó hoặc hãm hại Ngài đọc thấy nơi Ngài một niềm tin cậy. Một người sẵn sàng giúp Ngài làm cây Thánh Giá Giám Mục, một người khác thường xuyên đi cầu xin Đức Mẹ La vang cho Ngài mặc dù không có đạo, mấy cậu công an vừa tập thể dục vừa hát kinh La tinh… Tất thảy đều vì họ tin rằng những gì xuất phát từ Ngài là đúng, là đáng tin!
Lạy Chúa Giêsu, xin nhắc nhở chúng con rằng Chúa luôn ở bên con mỗi ngày, để Đức Tin yếu ớt của chúng con được củng cố luôn. Xin Chúa dạy chúng con biết luôn tin tưởng quyền năng Chúa trong mọi lúc, và không quyền lực thế gian nào thắng được. Nhờ đó, chúng con mới có thể truyền rao Tin Mừng của Chúa cho những người anh em chúng con còn chưa biết Chúa. Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống trên chúng con và canh tân bộ mặt trái đất. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo
“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Kể cũng lạ, Chúa Giêsu dặn dò các môn đệ như một gia chủ chuẩn bị trẩy đi xa dặn dò thân thích trong nhà: “dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Vậy mà, Người lại kết thúc bằng câu: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt. 28,20). Chỉ bởi vì, trong các môn đệ cũng còn một số người hoài nghi! Có lẽ không còn phải hoài nghi về ngôi vị của Chúa Giêsu qua bao nhiêu việc họ đã chứng kiến, nhưng là hoài nghi về công cuộc mà họ sắp được dự phần. Chính vì thế, Chúa Giêsu phải nhắc nhở họ về sự hiện diện và đồng hành của Người kèm theo lời mở đầu: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”. Như vậy, chúng ta chỉ là trung gian, còn mọi công cuộc đều là của Chúa. Nhờ đó, các môn đệ đã mạnh dạn ra đi rao giảng Tin Mừng, một việc mà có lẽ trước đó các ông chưa hề có chút khái niệm gì! Và công cuộc truyền giáo thuở sơ khai đã thành công vang dội:
- Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn. (Cv. 4, 4)
- Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm rất nhiều, lại cũng có một đám rất đông các tư tế đón nhận đức tin. (Cv. 6, 7).
- Họ không rao giảng lời Chúa cho ai ngoài người Do-thái. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Ky-rê-nê; những người này, khi đến An-ti-ô-ki-a, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giê-su cho họ. Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa (Cv. 11, 19-21).
Mãi sau này, chưa có thời kỳ nào mà Hội Thánh Chúa thăng hoa như vậy. Khởi đầu từ một nhóm nhỏ ít học, không được chuẩn bị kỹ năng gì, chưa hề biết đến thuật hùng biện, nhưng đã gặt hái được kết quả rất lớn trong một thời gian ngắn. Nguyên do được nhấn mạnh ở đây chính là “các ông được tràn đầy Thánh Thần”, chính là nhờ Đấng Bảo Trợ mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho các môn đệ trước khi về Trời. Các thánh Tông Đồ đã để mặc cho Thánh Thần tác động, dìu dắt, hướng dẫn và chỉ coi mình là công cụ của Chúa. Cảm nghiệm được điều đó, Thánh Phanxicô Assisi đã không muốn cho các anh em hèn mọn của mình ra đi rao giảng mà mang theo của cải hay trang bị gì ngoài một cuốn Kinh Thánh. Ngài cũng không muốn trau dồi kiến thức và thuật hùng biện cho anh em theo đề nghị của một người trong cộng đoàn tên là Êlia, chỉ vì sợ anh em chỉ nói lời mình mà không nói Lời của Thiên Chúa.
Hiện nay, chúng ta đã quá quen với hình ảnh các linh mục, tu sĩ đứng trên bục giảng nói về Lời Chúa, về Giáo lý, về Đức Tin… Và dễ dàng quen với khái niệm họ mới chính là ngôn sứ, là những nhà thuyết giáo, là những người lãnh sứ mệnh truyền giáo từ Chúa Giêsu… Còn chúng ta vô can, chúng ta không dự phần vào công cuộc này. Tôi cũng từng nghe Cha xứ nói rằng: “Hãy truyền giáo bằng đời sống hằng ngày.” Khái niệm này mơ hồ quá! Sống giữa thế gian thì làm sao mà ngay cho được?
Người ta “vặn cân bẻ móc”, tôi không gian lận thương mại thì làm sao cạnh tranh?
Người ta chạy chọt, đút lót; tôi không “chạy” thì làm sao được việc?
Người ta chia nhau “phết, phẩy”; tôi không nhập cuộc thì lấy gì mà sống?
Người ta “quay cóp” hà rầm, tôi không lận “phao” thì làm sao thi đậu?
Người ta ù lì trả nợ, tôi không dùng “biện pháp mạnh” thì có nước… húp cháo!
Người ta phá thai ào ào, tôi cũng đi “hút điều hòa” để khỏi bị cắt thi đua hoặc có khi còn mất biên chế.
Chung quy, tôi không thể lội ngược dòng! Tôi đành đem câu “khôn ngoan như con rắn” để tự biện minh cho mình, ngay cả việc điền câu “không tôn giáo” trong lý lịch để được dễ dàng thăng tiến. Chỉ bởi vì, tôi không tin “Thầy đã được trao toàn quyền trên Trời dưới đất” và “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Tôi luôn bị ám ảnh bởi quyền lực thế gian vì nó… mạnh quá, lại hiệu quả cấp kỳ! Một lần thử bơi ngược dòng đời, tôi đã bị bắn ra ngoài rìa xã hội như bị tác động của lực ly tâm. Tôi quên mất rằng, điều quan trọng không phải là sống ở trung tâm xã hội hay ngoài rìa xã hội; mà chính là sống trong ân sủng Chúa hay ngoài ân sủng Chúa. Tôi đã không tin quyền năng Chúa ngay cả dưới thế này và Chúa luôn đồng hành với tôi mọi ngày cho đến tận thế thì làm sao chuyển giao niềm tin ấy cho anh chị em của mình?
Rất nhiều người tâm sự: “Không hiểu sao mình lại sống được qua thời gian bao cấp khó khăn và thiếu thốn mọi bề dường ấy!” Lại có người chia sẻ: “Tôi không hiểu sao thời đó tôi lại nuôi nổi 5-6 đứa con, trong khi bây giờ tụi nó nuôi có 1-2 đứa lại ca cẩm!” Cũng có rất nhiều người công nhận những quyền lực vô hình đã giúp mình vượt qua những thời điểm gian nan nhất, khốn khó nhất… Những việc ta từng trải qua mà còn chưa hiểu thấu, đó không phải là công trình kỳ diệu của Thiên Chúa sao? Và như ông Gamalien – một người Pharisiêu – đã nói: “Nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa." (Cv. 11, 19-21) Quả vậy, tôi chỉ có 2 con đường để lựa chọn: Một là, làm chứng cho Chúa. Hai là, chống lại Thiên Chúa. Bởi vì, khi tôi ủng hộ quyền lực thế gian và phủ nhận quyền năng Thiên Chúa là tôi đang chống lại Thiên Chúa. Bằng chứng là, đó đây tôi vẫn nghe những câu đại loại như: “Tin Đạo nhưng không tin người có Đạo!” Đáng buồn thay, họ đã được ơn Chúa cho thấy Ánh Sáng Đức Tin, nhưng tôi lại là chướng ngại vật đứng án ngữ.
Đức Cố Hồng Y Tôi Tớ Chúa F.X. Nguyễn Văn Thuận chính là một tấm gương sáng về truyền giáo ở thời hiện đại cho chúng ta. Không phải bằng việc xông pha dặm trường như Thánh quan thầy của Ngài, nhưng là bằng cách sống thân ái, cởi mở, niềm nở trong hoàn cảnh khốn cùng nhất của đời Ngài. Ngài đã không cần dùng nhiều lời để cố tẩy não những bộ óc Mác-xít. Ngài chỉ vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu lên khuôn mặt Ngài để những người cai tù, những người đang tìm cách đối phó hoặc hãm hại Ngài đọc thấy nơi Ngài một niềm tin cậy. Một người sẵn sàng giúp Ngài làm cây Thánh Giá Giám Mục, một người khác thường xuyên đi cầu xin Đức Mẹ La vang cho Ngài mặc dù không có đạo, mấy cậu công an vừa tập thể dục vừa hát kinh La tinh… Tất thảy đều vì họ tin rằng những gì xuất phát từ Ngài là đúng, là đáng tin!
Lạy Chúa Giêsu, xin nhắc nhở chúng con rằng Chúa luôn ở bên con mỗi ngày, để Đức Tin yếu ớt của chúng con được củng cố luôn. Xin Chúa dạy chúng con biết luôn tin tưởng quyền năng Chúa trong mọi lúc, và không quyền lực thế gian nào thắng được. Nhờ đó, chúng con mới có thể truyền rao Tin Mừng của Chúa cho những người anh em chúng con còn chưa biết Chúa. Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống trên chúng con và canh tân bộ mặt trái đất. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo