Dan Lee
10-27-2011, 08:38 PM
Thuốc chủng ngừa bệnh biệt phái
Bài đọc này tiết lộ một trong những lý do căn bản khiến người biệt phái đối đầu với Chúa Giêsu. Bài đọc cũng chất vấn chúng cả chúng ta ngày nay nữa, vì vấn đề đặt ra là sự thành thực của cuộc sống đối với Đức tin. Chúa Giêsu kết án người biệt phái cắt nghĩa lề luật mà sắp đặt theo sở thích của mình. Và thay vì có lương tâm khiêm nhường của tội nhân trước mặt Thiên Chúa, họ có lương tâm của kẻ tự mãn. Cần lưu ý Chúa Giêsu không hề đả kích quyền uy của các thày thông giáo giảng dạy giáo lý Do thái ở thời Ngài; nếu dùng bài đọc này biện minh cho việc phản kháng quyền hành trong dân Thiên Chúa quả là lạm dụng. Điểm chính xác mà Chúa Giêsu nhắm đến là sự phù hợp phải có giữa lời nói và việc làm; Ngài cũng tố cáo thái độ mong được người chú ý hơn là sống theo ý Thiên Chúa. Bởi đó những người nhận quyền hành có bổn phận, phải làm gương cụ thể những điều họ giảng dạy. Đồng thời việc chấp nhận ngay thẳng lời giáo huấn đến từ các vị có quyền buộc tín hữu thi hành những điều họ tin. Một vài điều xác định về bài đọc. Các thẻ kinh ở đây là những hộp vuông nhỏ bằng giấy hay bằng da bò màu đen, trong đựng những đoạn ghi chép các câu Kinh thánh nói về tnh1 chất linh thiêng của lề luật. Các người Do thái mộ đạo đeo trên trán hay buộc vào cánh tay trái để đọc vào kinh sáng; những biệt phái bị Chúa trách cứ có lẽ lúc nào cũng mang bên mình. Các tua áo và cả các túm đính vào bốn góc áo choàng có giá trị dấu hiệu tôn giáo để nhắc nhở tuân giữ lề luật. Các lời chào hỏi có tầm quan trọng lớn lao ở Đông phương, cử chỉ và lời dùng để chào nói lên phẩm giá xã hội người mình chào. Những người biệt phái rất thích được người ta thưa: “Bẩm thày đạo sư, nguyện chúc Ngài khang an”. Để suy gẫm:
1) Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Câu nói của Chúa tố cáo một cố tật của mọi kẻ nắm giữ quyền hành, mọi người cắt nghĩa luật pháp và ở đây chúng ta giới hạn trong phạm vi tôn giáo. Có một thứ am tường luật pháp, để tránh né các đòi buộc mà lương tâm vẫn yên ổn. Người ta cắt nghĩa sao cho kẻ khác buộc phải giữ còn mình thì thoát. Một cố tật khác là, cắt nghĩa luật pháp theo những ý tưởng và quyền lợi mà mình muốn bảo vệ. Cắt nghĩa Phúc âm cách sao để biện minh cho một số chủ trương “bảo thủ”, hay “cách mạng” là một việc giả hình, biệt phái cũng đáng kết án như việc giảng dạy Phúc mà tìm cách để khỏi thi hành. Trong cả hai trường hợp, đều có sự dối trá. Một bên biến Phúc âm thành gánh nặng cho người khác, một bên đặt thêm vào gánh nặng mà Phúc âm không có. Cả hai bên đều có việc tráo quan niệm nhân loại vào chỗ thánh ý Thiên Chúa.
2) Làm sao có được thuốc chủng ngừa bệnh biệt phái? Các người chỉ có một Thày, một Cha, một Đấng chỉ đạo. Chúa Giêsu nhắc nhở người Kitô hữu rằng Đấng duy nhất xét đoán lương tâm họ là Thiên Chúa, dầu họ ở mức độ quyền bính hay tuân phục nào đi nữa. Họ phải thực hành điều họ dạy, điều họ tin. Sự ngay thẳng nội tâm trước mặt Thiên Chúa sẽ khiến họ ý thức mình là kẻ có tội. Khi cần, nó có thể khơi dậy một sự tìm kiếm trong lòng những người khác. Họ sẽ không thuộc số những kẻ hành động có ý cho người ta thấy. Họ sẽ hành động cách nào để khi thấy việc họ làm, người ta sẽ ngợi khen Cha ở trên trời (Mt 5,16)
Achille Degeest (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Bài đọc này tiết lộ một trong những lý do căn bản khiến người biệt phái đối đầu với Chúa Giêsu. Bài đọc cũng chất vấn chúng cả chúng ta ngày nay nữa, vì vấn đề đặt ra là sự thành thực của cuộc sống đối với Đức tin. Chúa Giêsu kết án người biệt phái cắt nghĩa lề luật mà sắp đặt theo sở thích của mình. Và thay vì có lương tâm khiêm nhường của tội nhân trước mặt Thiên Chúa, họ có lương tâm của kẻ tự mãn. Cần lưu ý Chúa Giêsu không hề đả kích quyền uy của các thày thông giáo giảng dạy giáo lý Do thái ở thời Ngài; nếu dùng bài đọc này biện minh cho việc phản kháng quyền hành trong dân Thiên Chúa quả là lạm dụng. Điểm chính xác mà Chúa Giêsu nhắm đến là sự phù hợp phải có giữa lời nói và việc làm; Ngài cũng tố cáo thái độ mong được người chú ý hơn là sống theo ý Thiên Chúa. Bởi đó những người nhận quyền hành có bổn phận, phải làm gương cụ thể những điều họ giảng dạy. Đồng thời việc chấp nhận ngay thẳng lời giáo huấn đến từ các vị có quyền buộc tín hữu thi hành những điều họ tin. Một vài điều xác định về bài đọc. Các thẻ kinh ở đây là những hộp vuông nhỏ bằng giấy hay bằng da bò màu đen, trong đựng những đoạn ghi chép các câu Kinh thánh nói về tnh1 chất linh thiêng của lề luật. Các người Do thái mộ đạo đeo trên trán hay buộc vào cánh tay trái để đọc vào kinh sáng; những biệt phái bị Chúa trách cứ có lẽ lúc nào cũng mang bên mình. Các tua áo và cả các túm đính vào bốn góc áo choàng có giá trị dấu hiệu tôn giáo để nhắc nhở tuân giữ lề luật. Các lời chào hỏi có tầm quan trọng lớn lao ở Đông phương, cử chỉ và lời dùng để chào nói lên phẩm giá xã hội người mình chào. Những người biệt phái rất thích được người ta thưa: “Bẩm thày đạo sư, nguyện chúc Ngài khang an”. Để suy gẫm:
1) Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Câu nói của Chúa tố cáo một cố tật của mọi kẻ nắm giữ quyền hành, mọi người cắt nghĩa luật pháp và ở đây chúng ta giới hạn trong phạm vi tôn giáo. Có một thứ am tường luật pháp, để tránh né các đòi buộc mà lương tâm vẫn yên ổn. Người ta cắt nghĩa sao cho kẻ khác buộc phải giữ còn mình thì thoát. Một cố tật khác là, cắt nghĩa luật pháp theo những ý tưởng và quyền lợi mà mình muốn bảo vệ. Cắt nghĩa Phúc âm cách sao để biện minh cho một số chủ trương “bảo thủ”, hay “cách mạng” là một việc giả hình, biệt phái cũng đáng kết án như việc giảng dạy Phúc mà tìm cách để khỏi thi hành. Trong cả hai trường hợp, đều có sự dối trá. Một bên biến Phúc âm thành gánh nặng cho người khác, một bên đặt thêm vào gánh nặng mà Phúc âm không có. Cả hai bên đều có việc tráo quan niệm nhân loại vào chỗ thánh ý Thiên Chúa.
2) Làm sao có được thuốc chủng ngừa bệnh biệt phái? Các người chỉ có một Thày, một Cha, một Đấng chỉ đạo. Chúa Giêsu nhắc nhở người Kitô hữu rằng Đấng duy nhất xét đoán lương tâm họ là Thiên Chúa, dầu họ ở mức độ quyền bính hay tuân phục nào đi nữa. Họ phải thực hành điều họ dạy, điều họ tin. Sự ngay thẳng nội tâm trước mặt Thiên Chúa sẽ khiến họ ý thức mình là kẻ có tội. Khi cần, nó có thể khơi dậy một sự tìm kiếm trong lòng những người khác. Họ sẽ không thuộc số những kẻ hành động có ý cho người ta thấy. Họ sẽ hành động cách nào để khi thấy việc họ làm, người ta sẽ ngợi khen Cha ở trên trời (Mt 5,16)
Achille Degeest (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)