Dan Lee
10-27-2011, 09:51 PM
Hãy sống trong sự thật
Đêm kia tại một làng đánh cá bên Ấn Độ, một ngư phủ nghèo lẻn vào trong hồ cá của một người nhà giàu để thả lưới. Nhưng chưa kịp kéo lưới lên thì bị người giàu phát hiện. Người này cho gia nhân bủa đi khắp nơi quanh cái hồ mênh mông của mình để bắt cho bằng được tên trộm.
Đám gia nhân đốt đuốc đi tìm khắp nơi mà không thấy bóng dáng tên trộm đâu cả. Trong khi đó thì anh ngư phủ nghèo lấy tro rắc lên đầy mình và đến ngồi dưới một gốc cây gần đó y hệt một nhà hiền triết hay một đạo sĩ.
Sau nhiều giờ tìm kiếm, đám gia nhân không thấy kẻ trộm mà chỉ thấy một đạo sĩ ngồi dưới gốc cây đang đắm mình trong suy tư và cầu nguyện. Chỉ một ngày hôm sau tiếng đồn đã vang đi khắp nơi rằng có một đạo sĩ đang tu luyện dưới gốc cây bên bờ hồ của nhà phú hộ.
Thế là thiện nam tín nữ từ các ngã đường đổ xô đến gốc cây để chiêm ngưỡng vị tu hành. Người thì mang hoa quả, kẻ thì mang tiền bạc. Không mấy chốc mà quà cáp tuôn đổ tràn lan quanh nhà tu hành bất đắc dĩ.
Nhà tu hành mới nhủ thầm trong bụng: Thà đánh lừa bà con để sống còn hơn là đánh cá suốt ngày mà chẳng được gì. Nghĩ như thế rồi, ông ta tiếp tục đóng vai tu hành, ngày đêm tụng niệm và chờ đợi sự tiếp tế của dân làng.
Anh chị em thân mến, “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Người đánh cá bất đắc dĩ phải trở thành vị tu hành trên đây có thể là một hình ảnh không xa lạ bao nhiêu đối với chúng ta. Một cách nào đó, có khi chúng ta cũng sơn vẽ cho mình một nước áo đạo đức để đánh lừa bà con và đánh lừa chính mình như những Luật Sĩ và Pharisêu giả hình mà hôm nay Chúa Giêsu kịch liệt chống đối. Họ thường phô trương, tự phụ, tranh giành địa vị, tìm kiếm danh vọng. Họ chép những câu Kinh Thánh đeo lên trán, buộc vào cổ tay, để chứng tỏ họ ghi nhớ và tuân giữ luật hơn bất cứ ai khác. Khi đi dự tiệc, họ phải ngồi vào chỗ danh dự. Ở Hội đường, họ phải ngồi chỗ nhất và ở nơi công cộng, họ đòi được chào kính, xưng hô là Thầy. Họ muốn tôn mình lên cao hơn mọi người.
Ngược lại với thái độ đạo đức giả và kiêu căng tự phụ của những Luật Sĩ và Pharisêu. Chúa Giêsu đưa ra cho các môn đệ và cũng là cho cộng Kitô hữu chúng ta, một thái độ sống chân thật: đó là phong cách thể hiện tình huynh đệ, sự bình đẳng và tinh thần phục vụ. “Anh em chỉ có một Thầy, một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Anh em chỉ có một Cha, là Cha trên trời. Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau”. Vì thế, “trong anh em, người làm lớn hơn cả phải làm đầy tớ anh em”.
Thưa anh chị em, đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, tất cả Giáo Hội của Chúa Kitô, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân phải bình tâm suy nghĩ. Những lời Chúa nói trước các Luật sĩ và Pharisêu ngày xưa phải có tiếng vọng đến chúng ta ngày nay. Pharisêu không còn, nhưng não trạng pharisêu chưa chết, vẫn còn sống mãi. Giáo Hội qua các thời đại phải nhìn nhận rằng những phô trương lòe loẹt, chủ nghĩa hiếu thắng trần tục (triomphalisme) đã đi vào trong hàng ngũ Giáo Hội. Những chức tước, áo mũ cân đai, cờ quạt, kiệu rước… đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một “Giáo Hội nghèo của người nghèo”. Công Đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều những điều phù phiếm đó và muốn cho Giáo Hội mang khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô khiêm tốn, phục vụ.
Đức Cha Bernard Topel (1903-1986) Giám Mục giáo phận Spokane, Wa. Hoa Kỳ, đã viết trên báo của Giáo phận: “Trong thời kỳ họp Công Đồng, các Giám Mục thường hay nói về Giáo Hội như Giáo Hội của người nghèo, tôi nghe mà sinh bối rối, vì tôi chưa thấy chúng ta là Giáo Hội của người nghèo chút nào cả!” Từ cái bối rối này, Đức Cha Topel đã thực thi Công Đồng cách quyết liệt gần như Thánh Phanxicô Assisi thực thi Tin Mừng: Đức Cha đã bán Tòa Giám Mục, nhẫn vàng, thánh giá, giây đeo và gậy cẩn ngọc thạch để lấy tiền giúp người nghèo. Với bốn ngàn đô, Ngài mua một căn nhà ở ngõ cụt để làm tư dinh. Sau giờ làm việc, Ngài về làm vườn, trồng rau, xin đầu cá nấu ăn. Nhiều người không tán đồng, họ nói: “Vua thì phải sống cho ra Vua, Chúa thì phải sống cho ra Chúa, Giám mục thì phải sống cho Giám mục”. Nguyên là thạc sĩ toán học, Đức Cha trả lời: “Không phải là kết toán làm thành bài toán. Bài toán chúng ta là phải trừ, chia và nhân: phải bớt tiêu xài xa hoa, để chia sẻ với những người nghèo khó và nhân thêm niềm hy vọng sống xứng đáng cho họ”.
“Trong anh em, ai lớn hơn cả phải là người tôi tớ phục vụ”. Trong Nước Trời, không ai có quyền thống trị kẻ khác, tất cả chúng ta đều là anh em. Ngay cả việc hành xử quyền bính, cho dù thuộc phạm vi dân sự hay tôn giáo, cũng chỉ là một hình thức phục vụ: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng tự nhận là “Tôi tớ của các tôi tớ” (Servus servorum). Người cha, người mẹ trong gia đình, sở dĩ được các con cái quý mến là vì biết tận tụy phục vụ, hy sinh cho con cái. Càng cho đi, càng được nhận lại, càng cho đi nhiều, càng được nhận lại nhiều hơn. Chúa Giêsu đã dạy và cho các môn đệ. Ngài đã tự hạ, vâng phục cho đến chết trên thập giá vì yêu thương loài người chúng ta. Chính vì thế, Ngài đã được siêu tôn là Đức Chúa: “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. Ai tự tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống”.
Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu tỏ ra thông cảm và khoan dung đối với mọi người tội lỗi, mọi hèn yếu của con người. Nhưng Ngài lại có thái độ khe khắt đối với thói giả hình của những người Pharisêu. Ngài không ngừng kêu gọi các môn đệ của Ngài cẩn thận giữ mình kẻo vướng lây phải thói tật đáng ghét này. Chúng ta giữ đạo, nhưng có lẽ chưa sống đạo. Có khi chúng ta mang lớp sơn đạo đức bên ngoài mà thiếu thực chất của một lòng đạo đức chân thật bên trong. Hãy sống trong sự thật trước mặt Chúa và anh chị em. Nhờ khiêm tốn và phục vụ, chúng ta sẽ sống theo đúng đường lối của Chúa và dễ dàng sống với anh em như đòi hỏi của đức ái: mến Chúa - yêu người.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Đêm kia tại một làng đánh cá bên Ấn Độ, một ngư phủ nghèo lẻn vào trong hồ cá của một người nhà giàu để thả lưới. Nhưng chưa kịp kéo lưới lên thì bị người giàu phát hiện. Người này cho gia nhân bủa đi khắp nơi quanh cái hồ mênh mông của mình để bắt cho bằng được tên trộm.
Đám gia nhân đốt đuốc đi tìm khắp nơi mà không thấy bóng dáng tên trộm đâu cả. Trong khi đó thì anh ngư phủ nghèo lấy tro rắc lên đầy mình và đến ngồi dưới một gốc cây gần đó y hệt một nhà hiền triết hay một đạo sĩ.
Sau nhiều giờ tìm kiếm, đám gia nhân không thấy kẻ trộm mà chỉ thấy một đạo sĩ ngồi dưới gốc cây đang đắm mình trong suy tư và cầu nguyện. Chỉ một ngày hôm sau tiếng đồn đã vang đi khắp nơi rằng có một đạo sĩ đang tu luyện dưới gốc cây bên bờ hồ của nhà phú hộ.
Thế là thiện nam tín nữ từ các ngã đường đổ xô đến gốc cây để chiêm ngưỡng vị tu hành. Người thì mang hoa quả, kẻ thì mang tiền bạc. Không mấy chốc mà quà cáp tuôn đổ tràn lan quanh nhà tu hành bất đắc dĩ.
Nhà tu hành mới nhủ thầm trong bụng: Thà đánh lừa bà con để sống còn hơn là đánh cá suốt ngày mà chẳng được gì. Nghĩ như thế rồi, ông ta tiếp tục đóng vai tu hành, ngày đêm tụng niệm và chờ đợi sự tiếp tế của dân làng.
Anh chị em thân mến, “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Người đánh cá bất đắc dĩ phải trở thành vị tu hành trên đây có thể là một hình ảnh không xa lạ bao nhiêu đối với chúng ta. Một cách nào đó, có khi chúng ta cũng sơn vẽ cho mình một nước áo đạo đức để đánh lừa bà con và đánh lừa chính mình như những Luật Sĩ và Pharisêu giả hình mà hôm nay Chúa Giêsu kịch liệt chống đối. Họ thường phô trương, tự phụ, tranh giành địa vị, tìm kiếm danh vọng. Họ chép những câu Kinh Thánh đeo lên trán, buộc vào cổ tay, để chứng tỏ họ ghi nhớ và tuân giữ luật hơn bất cứ ai khác. Khi đi dự tiệc, họ phải ngồi vào chỗ danh dự. Ở Hội đường, họ phải ngồi chỗ nhất và ở nơi công cộng, họ đòi được chào kính, xưng hô là Thầy. Họ muốn tôn mình lên cao hơn mọi người.
Ngược lại với thái độ đạo đức giả và kiêu căng tự phụ của những Luật Sĩ và Pharisêu. Chúa Giêsu đưa ra cho các môn đệ và cũng là cho cộng Kitô hữu chúng ta, một thái độ sống chân thật: đó là phong cách thể hiện tình huynh đệ, sự bình đẳng và tinh thần phục vụ. “Anh em chỉ có một Thầy, một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Anh em chỉ có một Cha, là Cha trên trời. Còn tất cả anh em đều là anh em với nhau”. Vì thế, “trong anh em, người làm lớn hơn cả phải làm đầy tớ anh em”.
Thưa anh chị em, đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, tất cả Giáo Hội của Chúa Kitô, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân phải bình tâm suy nghĩ. Những lời Chúa nói trước các Luật sĩ và Pharisêu ngày xưa phải có tiếng vọng đến chúng ta ngày nay. Pharisêu không còn, nhưng não trạng pharisêu chưa chết, vẫn còn sống mãi. Giáo Hội qua các thời đại phải nhìn nhận rằng những phô trương lòe loẹt, chủ nghĩa hiếu thắng trần tục (triomphalisme) đã đi vào trong hàng ngũ Giáo Hội. Những chức tước, áo mũ cân đai, cờ quạt, kiệu rước… đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một “Giáo Hội nghèo của người nghèo”. Công Đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều những điều phù phiếm đó và muốn cho Giáo Hội mang khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô khiêm tốn, phục vụ.
Đức Cha Bernard Topel (1903-1986) Giám Mục giáo phận Spokane, Wa. Hoa Kỳ, đã viết trên báo của Giáo phận: “Trong thời kỳ họp Công Đồng, các Giám Mục thường hay nói về Giáo Hội như Giáo Hội của người nghèo, tôi nghe mà sinh bối rối, vì tôi chưa thấy chúng ta là Giáo Hội của người nghèo chút nào cả!” Từ cái bối rối này, Đức Cha Topel đã thực thi Công Đồng cách quyết liệt gần như Thánh Phanxicô Assisi thực thi Tin Mừng: Đức Cha đã bán Tòa Giám Mục, nhẫn vàng, thánh giá, giây đeo và gậy cẩn ngọc thạch để lấy tiền giúp người nghèo. Với bốn ngàn đô, Ngài mua một căn nhà ở ngõ cụt để làm tư dinh. Sau giờ làm việc, Ngài về làm vườn, trồng rau, xin đầu cá nấu ăn. Nhiều người không tán đồng, họ nói: “Vua thì phải sống cho ra Vua, Chúa thì phải sống cho ra Chúa, Giám mục thì phải sống cho Giám mục”. Nguyên là thạc sĩ toán học, Đức Cha trả lời: “Không phải là kết toán làm thành bài toán. Bài toán chúng ta là phải trừ, chia và nhân: phải bớt tiêu xài xa hoa, để chia sẻ với những người nghèo khó và nhân thêm niềm hy vọng sống xứng đáng cho họ”.
“Trong anh em, ai lớn hơn cả phải là người tôi tớ phục vụ”. Trong Nước Trời, không ai có quyền thống trị kẻ khác, tất cả chúng ta đều là anh em. Ngay cả việc hành xử quyền bính, cho dù thuộc phạm vi dân sự hay tôn giáo, cũng chỉ là một hình thức phục vụ: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng tự nhận là “Tôi tớ của các tôi tớ” (Servus servorum). Người cha, người mẹ trong gia đình, sở dĩ được các con cái quý mến là vì biết tận tụy phục vụ, hy sinh cho con cái. Càng cho đi, càng được nhận lại, càng cho đi nhiều, càng được nhận lại nhiều hơn. Chúa Giêsu đã dạy và cho các môn đệ. Ngài đã tự hạ, vâng phục cho đến chết trên thập giá vì yêu thương loài người chúng ta. Chính vì thế, Ngài đã được siêu tôn là Đức Chúa: “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. Ai tự tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống”.
Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu tỏ ra thông cảm và khoan dung đối với mọi người tội lỗi, mọi hèn yếu của con người. Nhưng Ngài lại có thái độ khe khắt đối với thói giả hình của những người Pharisêu. Ngài không ngừng kêu gọi các môn đệ của Ngài cẩn thận giữ mình kẻo vướng lây phải thói tật đáng ghét này. Chúng ta giữ đạo, nhưng có lẽ chưa sống đạo. Có khi chúng ta mang lớp sơn đạo đức bên ngoài mà thiếu thực chất của một lòng đạo đức chân thật bên trong. Hãy sống trong sự thật trước mặt Chúa và anh chị em. Nhờ khiêm tốn và phục vụ, chúng ta sẽ sống theo đúng đường lối của Chúa và dễ dàng sống với anh em như đòi hỏi của đức ái: mến Chúa - yêu người.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)