Dan Lee
10-27-2011, 09:56 PM
Lúc này đây, ngài có phải là anh em của tôi không?
Hôm qua, có người đột nhiên nói với tôi: “Tại sao linh mục để cho người ta gọi mình là cha? Linh mục hãy đọc Tin Mừng thì sẽ rõ!”
Tôi đọc được trong Tin Mừng: “Các con đừng muốn cho người ta gọi mình là thầy, các con đừng muốn cho người ta gọi mình là tiến sĩ, các con đừng gọi ai là cha”. Chắc chắn ở đây có một bài học mà chúng ta phải rút ra.
Tôi nghĩ rằng không nên chú mục vào những danh hiệu bị Chúa Giêsu lên án. Loại bỏ các danh hiệu đó, các bạn sẽ tìm được hàng chục danh hiệu khác cần thiết trong cuộc sống xã hội: ông thị trưởng, ông Tổng thống, Đại uý... Người ta thay thế danh hiệu Ngài bằng Đức giám mục? Danh hiệu này chẳng thích hợp và cũng không thoát được sự lên án của Chúa Giêsu.
Thật ra sự lên án của Chúa Giêsu nhắm đến điều gì? Tại sao lại gán cho điều chỉ là một chút kiêu căng một tầm quan trọng như thế? Thực tế, có điều gì trầm trọng đang xảy và một sự vụng về rõ ràng về biên tập của Matthêu lèo lái chúng ta. Luôn luôn nơi Matthêu, điều đó là cố ý, rất được trau chuốt từng ly từng tí. Ngài bắt đầu bằng: “Tất cả các con đều là anh em”. Sau đó Ngài tiếp: “Các con chỉ có một Cha mà thôi”. Nhưng ý tưởng anh em đến nhanh hơn bởi vì trong văn mạch, ý tưởng này là ý tưởng chủ đạo, mặc dầu ý tưởng này rõ ràng liên kết với tư cách làm Cha của Thiên Chúa: “Tất cả các con đều là anh em, bởi vì tất cả các con đều có cùng một Cha trên trời”.
Ở đây chúng ta rất kiêu căng, Chúa Giêsu sửa chữa lại những quan hệ bị sai lệch, giống như những nhà chuyên môn sửa lại những cái xương bị trật khớp. Chúng ta khó chịu trong cơ thể xã hội khi các quan hệ sai lệch và đau đớn: khi ông chủ đóng vai tay anh chị thì những người thuộc quyền khúm núm. Vấn đề là không phải nói: “Ông thị trưởng”, mà là có một ông thị trưởng tốt. Bên dưới danh hiệu không quan trọng đến thế, có những thái độ, những tấm lòng, một tinh thần.
Trong xã hội các môn đệ của mình. Chúa Giêsu muốn có một tinh thần, một tinh thần dường như rõ ràng nơi Ngài đến nỗi quan hệ giữa Ngài với Chúa Cha là rất thắm thiết. Chúng ta đừng đụng đến điều đó, đừng ai chiếm chỗ của Chúa Cha, đừng ai dành cho một người nào đó một tầm quan trọng làm lu mờ Thiên Chúa.
Hậu quả cũng rất rõ ràng: giữa con người với nhau chỉ có thể có quan hệ anh em mà thôi. Những chức vụ cần thiết và những danh hiệu có ích không được làm thay đổi tinh thần “anh em”. Tôi có thể để người ta gọi mình là cha... nếu tôi có một trái tim anh em! Nhưng điều đó phải rõ ràng trong các lời nói và trong các thái độ của tôi, và đừng ai cám dỗ tôi tự cho mình là Thiên Chúa.
Khuynh hướng ma quỷ làm cho chúng ta trượt về phía kiêu ngạo sẽ luôn luôn làm cho việc suy niệm bài Tin Mừng này có ích. Than ôi! Chúng ta có thể viết cả một quyển sách về sự kiêu ngạo trong Giáo hội, y phục, tước hiệu, ngôi thứ, và ghê gớm hơn nữa, chuyên quyền, tự mãn. Sự việc có phần tốt đẹp hơn, nhưng để duy trì tinh thần của Chúa Giêsu, các thầy, các cha và các tiến sẽ tự giữ gìn là điều chưa đủ: trong dân Chúa, bất cứ ai cũng có thể nói với họ rằng “Lúc này đây, Ngài có phải là anh em của tôi không?”
Hôm qua, có người đột nhiên nói với tôi: “Tại sao linh mục để cho người ta gọi mình là cha? Linh mục hãy đọc Tin Mừng thì sẽ rõ!”
Tôi đọc được trong Tin Mừng: “Các con đừng muốn cho người ta gọi mình là thầy, các con đừng muốn cho người ta gọi mình là tiến sĩ, các con đừng gọi ai là cha”. Chắc chắn ở đây có một bài học mà chúng ta phải rút ra.
Tôi nghĩ rằng không nên chú mục vào những danh hiệu bị Chúa Giêsu lên án. Loại bỏ các danh hiệu đó, các bạn sẽ tìm được hàng chục danh hiệu khác cần thiết trong cuộc sống xã hội: ông thị trưởng, ông Tổng thống, Đại uý... Người ta thay thế danh hiệu Ngài bằng Đức giám mục? Danh hiệu này chẳng thích hợp và cũng không thoát được sự lên án của Chúa Giêsu.
Thật ra sự lên án của Chúa Giêsu nhắm đến điều gì? Tại sao lại gán cho điều chỉ là một chút kiêu căng một tầm quan trọng như thế? Thực tế, có điều gì trầm trọng đang xảy và một sự vụng về rõ ràng về biên tập của Matthêu lèo lái chúng ta. Luôn luôn nơi Matthêu, điều đó là cố ý, rất được trau chuốt từng ly từng tí. Ngài bắt đầu bằng: “Tất cả các con đều là anh em”. Sau đó Ngài tiếp: “Các con chỉ có một Cha mà thôi”. Nhưng ý tưởng anh em đến nhanh hơn bởi vì trong văn mạch, ý tưởng này là ý tưởng chủ đạo, mặc dầu ý tưởng này rõ ràng liên kết với tư cách làm Cha của Thiên Chúa: “Tất cả các con đều là anh em, bởi vì tất cả các con đều có cùng một Cha trên trời”.
Ở đây chúng ta rất kiêu căng, Chúa Giêsu sửa chữa lại những quan hệ bị sai lệch, giống như những nhà chuyên môn sửa lại những cái xương bị trật khớp. Chúng ta khó chịu trong cơ thể xã hội khi các quan hệ sai lệch và đau đớn: khi ông chủ đóng vai tay anh chị thì những người thuộc quyền khúm núm. Vấn đề là không phải nói: “Ông thị trưởng”, mà là có một ông thị trưởng tốt. Bên dưới danh hiệu không quan trọng đến thế, có những thái độ, những tấm lòng, một tinh thần.
Trong xã hội các môn đệ của mình. Chúa Giêsu muốn có một tinh thần, một tinh thần dường như rõ ràng nơi Ngài đến nỗi quan hệ giữa Ngài với Chúa Cha là rất thắm thiết. Chúng ta đừng đụng đến điều đó, đừng ai chiếm chỗ của Chúa Cha, đừng ai dành cho một người nào đó một tầm quan trọng làm lu mờ Thiên Chúa.
Hậu quả cũng rất rõ ràng: giữa con người với nhau chỉ có thể có quan hệ anh em mà thôi. Những chức vụ cần thiết và những danh hiệu có ích không được làm thay đổi tinh thần “anh em”. Tôi có thể để người ta gọi mình là cha... nếu tôi có một trái tim anh em! Nhưng điều đó phải rõ ràng trong các lời nói và trong các thái độ của tôi, và đừng ai cám dỗ tôi tự cho mình là Thiên Chúa.
Khuynh hướng ma quỷ làm cho chúng ta trượt về phía kiêu ngạo sẽ luôn luôn làm cho việc suy niệm bài Tin Mừng này có ích. Than ôi! Chúng ta có thể viết cả một quyển sách về sự kiêu ngạo trong Giáo hội, y phục, tước hiệu, ngôi thứ, và ghê gớm hơn nữa, chuyên quyền, tự mãn. Sự việc có phần tốt đẹp hơn, nhưng để duy trì tinh thần của Chúa Giêsu, các thầy, các cha và các tiến sẽ tự giữ gìn là điều chưa đủ: trong dân Chúa, bất cứ ai cũng có thể nói với họ rằng “Lúc này đây, Ngài có phải là anh em của tôi không?”