Dan Lee
10-27-2011, 10:01 PM
Đầy tớ
Ba người Kitô hữu đang thảo luận với nhau về những bản dịch Thánh Kinh mới xuất bản gần đây. Một người nói: “Tôi thích bản dịch Phúc âm của The New English Version. Nó dễ đọc hơn những bản dịch cũ. “Người thứ hai thêm ý kiến: “Tôi lại thích bản dịch của The New Jerusalem Bible. Nó hiện đại hoá ngôn ngữ mà không mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh”. Người thứ ba trả lời: “Tôi biết một bản dịch hay nhất. Đó là bản dịch của mẹ tôi. Bà đã chuyển dịch Thánh Kinh vào trong đời sống, và đó là bản dịch có sức thuyết phục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy. Mẹ tôi là một con người đầy tình thương luôn luôn để tâm tới những nhu cầu của người khác một cách nghiêm chỉnh. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm khi Ngài sống trên trái đất”. Với ý kiến này, tất cả ba người đều đồng ý như vậy!
Thánh Matthêu đã diễn tả một cách rõ ràng cuộc đời phục vụ của Chúa Giêsu qua những công việc đầy tình thương và quan tâm tới những người bị xã hội bỏ rơi. Ngài đã chạm đến những người cùi, đã ôm và hôn những em bé, đã khoan dung với những người tội lỗi bị khước từ bởi những kẻ tự cho mình là đạo đức, đã chết cho những người hèn mọn nhất của con cái Thiên Chúa, không trừ một ai: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.
Tư tưởng chính trong các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta, giáo sĩ cũng như giáo dân phải trở về với bản chất đích thực của người môn đệ Chúa Giêsu. Đó là phải trở nên những người đầy tớ phục vụ trong tinh thần khiêm tốn của Thiên Chúa: “Anh em cũng đừng để ai gọi mình là lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”.
Bài đọc thứ nhất, đến từ ngòi bút của tiên tri Malachi. Ngày xưa, Malachi đã viết những lời gay gắt về những vị lãnh đạo tinh thần của Israel trong thời đại của ông. Những lời tố cáo về sự cẩu thả trong phụng vụ, ban bố những hướng dẫn sai lạc, có những quyết định thiên vị… Dĩ nhiên, Malachi là một người giáo dân. Ông không giữ vai trò gì trong phẩm trật của đền thờ. Nhưng như là một giáo dân sùng đạo, ông đã nhìn thấy một số vấn đề về tôn giáo đáng bị quở trách, do đó, ông không thể im lặng. Lương tâm của ông đã bắt ép ông phải nói những lời khó nghe với những vị lãnh đạo tinh thần của mình: “Và giờ đây, hỡi các tư tế – linh mục – đây là lệnh truyền dành cho các ngươi: Nếu các người không nghe và không lưu tâm tôn vinh danh Ta, Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các người mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ”.
Nhiều năm sau, dưới cái nhìn của Chúa Giêsu, những điều trên cũng vẫn chưa khá hơn. Lần này, sự phê phán đến trên những người Biệt phái và các Kinh sư “ngồi trên toà Môsê mà giảng dạy… họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không muốn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy… ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc… ưa được chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là rabbi”.
Tôi rất thích nghe những bài giảng đầu tiên của các thầy sáu. Thích không phải vì chứng kiến sự run rẩy và lúng túng. Thích không phải vì tò mò nghe xem có cái gì mới lạ, thầy sáu có khiếu giảng thuyết hay không. Nhưng thích vì các thầy sợ! Sợ không phải vì đứng trước công chúng. Sợ không phải vì không biết nói gì – đã dọn sẵn rồi, đã qua lớp giảng thuyết rồi! Nhưng sợ và rụt rè vì lần đầu tiên đứng ra giảng không biết lời mình giảng có phù hợp với việc mình làm hay không. Lời lẽ trong bài giảng nghe có vẻ dè dặt và nhẹ nhàng. Không dám nói mạnh! Còn ngại miệng lắm!
Đấy là kinh nghiệm của riêng tôi, lần đầu tiên giảng dạy. Càng làm linh mục lâu năm, ăn nói càng bạo dạn. Và nói nhiều điều chính mình chưa thực hiện được. Đôi khi xem ra giữa cái tôi mình nói và cái tôi mình sống nó không mấy ăn nhập phù hợp với nhau. Càng không ăn nhập với nhau thì lại càng nói hăng, có lẽ để làm cho lương tâm bớt cắn rứt! Nói hăng và nói hay nữa. Nhưng lại được giáo dân khen là giảng hay! Càng hay tức là càng nói những lý tưởng cao cả mà mình chưa thực hiện được. Thật là xấu hổ và đáng bị Chúa mắng cho là “Họ nói mà không làm”!
Tôi không lấy làm lạ trước những điều Chúa Giêsu khiển trách các Biệt phái và Kinh sư, vì đó là mặt trái của chức vụ tư tế ở mọi thời đại. Người thuyết giảng thích được nổi tiếng và thường phát biểu những lời hay ý đẹp. Chủ tế thích sự uy nghi lộng lẫy của nghi thức bên ngoài. Lãnh đạo tôn giáo thích được tôn vinh và kính trọng như thần thánh. Có lẽ tự trong ý niệm của tôn giáo đã có một cái gì đó làm cho người ta cảm thấy rằng một số người đã đạt tới một mức độ cao hơn của đời sống thánh hiến, và bây giờ họ đáng được sự kính trọng hay đối xử đặc biệt. Sự kính trọng quá đáng của người giáo dân Việt Nam nơi các linh mục là một điển hình. Gặp các cha thì phải khoanh tay cúi đầu: “Con xin phép lạy cha ạ!” Lạy mà còn phải xin phép nữa!
Đối với tôi, chính ở điểm này, một cách nào đó, đã làm mờ nhạt ý nghĩa của ơn kêu gọi và bí tích truyền chức thánh để trở thành những người đầy tớ của Thiên Chúa như Công đồng Vatican II đã giải thích:
“Để bảo đảm cho dân Thiên Chúa có các vị chủ chăn và các phương tiện tăng trưởng, Chúa Kitô đã thiết lập trong Giáo Hội của Ngài những thừa tác vụ khác nhau để phục vụ lợi ích của tất cả thân thể. Đúng thế, các thừa tác viên có quyền chức thánh sẽ phục vụ anh chị em mình, để tất cả những ai thuộc về Dân Thiên Chúa có thể đạt tới ơn cứu độ”.
Ba người Kitô hữu đang thảo luận với nhau về những bản dịch Thánh Kinh mới xuất bản gần đây. Một người nói: “Tôi thích bản dịch Phúc âm của The New English Version. Nó dễ đọc hơn những bản dịch cũ. “Người thứ hai thêm ý kiến: “Tôi lại thích bản dịch của The New Jerusalem Bible. Nó hiện đại hoá ngôn ngữ mà không mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh”. Người thứ ba trả lời: “Tôi biết một bản dịch hay nhất. Đó là bản dịch của mẹ tôi. Bà đã chuyển dịch Thánh Kinh vào trong đời sống, và đó là bản dịch có sức thuyết phục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy. Mẹ tôi là một con người đầy tình thương luôn luôn để tâm tới những nhu cầu của người khác một cách nghiêm chỉnh. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm khi Ngài sống trên trái đất”. Với ý kiến này, tất cả ba người đều đồng ý như vậy!
Thánh Matthêu đã diễn tả một cách rõ ràng cuộc đời phục vụ của Chúa Giêsu qua những công việc đầy tình thương và quan tâm tới những người bị xã hội bỏ rơi. Ngài đã chạm đến những người cùi, đã ôm và hôn những em bé, đã khoan dung với những người tội lỗi bị khước từ bởi những kẻ tự cho mình là đạo đức, đã chết cho những người hèn mọn nhất của con cái Thiên Chúa, không trừ một ai: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.
Tư tưởng chính trong các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta, giáo sĩ cũng như giáo dân phải trở về với bản chất đích thực của người môn đệ Chúa Giêsu. Đó là phải trở nên những người đầy tớ phục vụ trong tinh thần khiêm tốn của Thiên Chúa: “Anh em cũng đừng để ai gọi mình là lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”.
Bài đọc thứ nhất, đến từ ngòi bút của tiên tri Malachi. Ngày xưa, Malachi đã viết những lời gay gắt về những vị lãnh đạo tinh thần của Israel trong thời đại của ông. Những lời tố cáo về sự cẩu thả trong phụng vụ, ban bố những hướng dẫn sai lạc, có những quyết định thiên vị… Dĩ nhiên, Malachi là một người giáo dân. Ông không giữ vai trò gì trong phẩm trật của đền thờ. Nhưng như là một giáo dân sùng đạo, ông đã nhìn thấy một số vấn đề về tôn giáo đáng bị quở trách, do đó, ông không thể im lặng. Lương tâm của ông đã bắt ép ông phải nói những lời khó nghe với những vị lãnh đạo tinh thần của mình: “Và giờ đây, hỡi các tư tế – linh mục – đây là lệnh truyền dành cho các ngươi: Nếu các người không nghe và không lưu tâm tôn vinh danh Ta, Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các người mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ”.
Nhiều năm sau, dưới cái nhìn của Chúa Giêsu, những điều trên cũng vẫn chưa khá hơn. Lần này, sự phê phán đến trên những người Biệt phái và các Kinh sư “ngồi trên toà Môsê mà giảng dạy… họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không muốn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy… ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc… ưa được chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là rabbi”.
Tôi rất thích nghe những bài giảng đầu tiên của các thầy sáu. Thích không phải vì chứng kiến sự run rẩy và lúng túng. Thích không phải vì tò mò nghe xem có cái gì mới lạ, thầy sáu có khiếu giảng thuyết hay không. Nhưng thích vì các thầy sợ! Sợ không phải vì đứng trước công chúng. Sợ không phải vì không biết nói gì – đã dọn sẵn rồi, đã qua lớp giảng thuyết rồi! Nhưng sợ và rụt rè vì lần đầu tiên đứng ra giảng không biết lời mình giảng có phù hợp với việc mình làm hay không. Lời lẽ trong bài giảng nghe có vẻ dè dặt và nhẹ nhàng. Không dám nói mạnh! Còn ngại miệng lắm!
Đấy là kinh nghiệm của riêng tôi, lần đầu tiên giảng dạy. Càng làm linh mục lâu năm, ăn nói càng bạo dạn. Và nói nhiều điều chính mình chưa thực hiện được. Đôi khi xem ra giữa cái tôi mình nói và cái tôi mình sống nó không mấy ăn nhập phù hợp với nhau. Càng không ăn nhập với nhau thì lại càng nói hăng, có lẽ để làm cho lương tâm bớt cắn rứt! Nói hăng và nói hay nữa. Nhưng lại được giáo dân khen là giảng hay! Càng hay tức là càng nói những lý tưởng cao cả mà mình chưa thực hiện được. Thật là xấu hổ và đáng bị Chúa mắng cho là “Họ nói mà không làm”!
Tôi không lấy làm lạ trước những điều Chúa Giêsu khiển trách các Biệt phái và Kinh sư, vì đó là mặt trái của chức vụ tư tế ở mọi thời đại. Người thuyết giảng thích được nổi tiếng và thường phát biểu những lời hay ý đẹp. Chủ tế thích sự uy nghi lộng lẫy của nghi thức bên ngoài. Lãnh đạo tôn giáo thích được tôn vinh và kính trọng như thần thánh. Có lẽ tự trong ý niệm của tôn giáo đã có một cái gì đó làm cho người ta cảm thấy rằng một số người đã đạt tới một mức độ cao hơn của đời sống thánh hiến, và bây giờ họ đáng được sự kính trọng hay đối xử đặc biệt. Sự kính trọng quá đáng của người giáo dân Việt Nam nơi các linh mục là một điển hình. Gặp các cha thì phải khoanh tay cúi đầu: “Con xin phép lạy cha ạ!” Lạy mà còn phải xin phép nữa!
Đối với tôi, chính ở điểm này, một cách nào đó, đã làm mờ nhạt ý nghĩa của ơn kêu gọi và bí tích truyền chức thánh để trở thành những người đầy tớ của Thiên Chúa như Công đồng Vatican II đã giải thích:
“Để bảo đảm cho dân Thiên Chúa có các vị chủ chăn và các phương tiện tăng trưởng, Chúa Kitô đã thiết lập trong Giáo Hội của Ngài những thừa tác vụ khác nhau để phục vụ lợi ích của tất cả thân thể. Đúng thế, các thừa tác viên có quyền chức thánh sẽ phục vụ anh chị em mình, để tất cả những ai thuộc về Dân Thiên Chúa có thể đạt tới ơn cứu độ”.