Dan Lee
10-27-2011, 10:27 PM
Đầy tớ II
Con người mang lấy thừa tác vụ của Giáo Hội dễ lạm dụng chức thánh của mình và quên đi trách nhiệm phục vụ lợi ích của cộng đoàn. Vào thời điểm lịch sử của Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ hiện nay, đang khi có những lời tố cáo về việc lạm dụng tình dục trẻ em bởi các linh mục và một số giám mục, hơn bao giờ hết, sự đòi hòi về tư cách lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm trở nên cấp bách và cần thiết. Và, một lần nữa, ai là những vị tiên tri nói lên những lời cảnh giác trong tình thế hiện nay của Giáo Hội? Họ lại là những người giáo dân giống như tiên tri Malachi!
Trong lúc theo dõi những diễn tiến của Hội đồng Các Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Dallas vào tháng 6 năm 2002, những người giáo dân như Scott Appleby, giáo sư sử học của trường đại học University of Notre Dame, và bà Margaret O’Brien Steinfels, chủ bút tạp chí Commonweal, đã nói về các giám mục rằng các ngài đã thất bại thê thảm trong vai trò trách nhiệm của mình để chăm sóc những con người dễ bị tổn thương nhất, con cái của chúng ta. Có lẽ chưa bao giờ có một giai đoạn trong lịch sử Công giáo Hoa Kỳ, những người lãnh đạo tinh thần đã bị công khai chỉ trích bởi giáo dân như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ có những lời chỉ trích thực sự mang tính chất muốn sửa đổi và xây dựng như hiện nay…
Dĩ nhiên, phê bình chỉ trích thường liên hệ với một lý tưởng. Sự phê bình về thái độ của các thầy tư tế của tiên tri Malachi và của giáo dân nhằm vạch ra một con đường tốt đẹp hơn cho đời sống tôn giáo. Tự bản chất của các thừa tác vụ là để phục vụ cho Chúa Kitô và Giáo Hội như sách Giáo lý Công giáo số 876 đã dạy: “Được gắn liền cách nội tại với bản chất bí tích của thừa tác vụ Giáo Hội, là đặc điểm phục vụ của thừa tác vụ này. Đúng thế, các thừa tác viên hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Kitô là Đấng ban sứ mạng và uy quyền cho họ, và họ thật sự là “những nô lệ của Chúa Kitô”.
Vấn đề phục vụ được Giáo Hội kêu gọi, không phải chỉ dành cho các giáo sĩ, hay tu sĩ, nhưng còn cho mọi người Kitô hữu như là môn đệ của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta bằng chính gương sáng của ngài trong thư thứ nhất gửi cho người Kitô hữu của Thêsalônica: “Trong khi chúng tôi ở giữa anh chị em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã quý mến anh chị em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh chị em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa…”
Những lời của thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm lắng nghe lời Chúa, công bố lời Chúa và sống lời Chúa. Tất cả chúng ta được gọi để sống một cách nguyên vẹn và đầy đủ vai trò “chăm sóc” mà thánh Phaolô diễn tả. Chúng ta được kêu gọi để cùng nhau làm việc biến đổi trái đất này thành vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để chăm sóc lẫn cho nhau, và đặc biệt những người đã bị tước đoạt mất những nhân quyền căn bản và những nhu cầu của họ vì bất công, bạo lực và vì sự lãnh đạo vô trách nhiệm. Chúa Giêsu đã gọi những người Kitô hữu bước theo Ngài là “ánh sáng thế gian”, có nghĩa là mỗi người Kitô hữu phải chia sẻ vai trò lãnh đạo của Ngài.
Tuy nhiên, bổn phận của chúng ta phải được thi hành trong tinh thần khiêm tốn như Chúa Giêsu khuyên dạy: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”. Chúng ta được gọi không phải để đóng vai trò quyền lực hay kiêu hãnh, nhưng để phục vụ như những người đầy tớ khiêm tốn của Thiên Chúa.
Trong những ngụ ngôn Aesop có kể câu chuyện “Ngựa và con lừa”. Ngày xưa, có người kia nuôi ngựa và lừa để chúng giúp việc trong nhà. Ông có thói quen bắt lừa phải chở hàng nặng đến gần quỵ, trong khi lại để ngựa thong thả theo sau với mớ đồ nhẹ tênh. Ngày kia, cả ba lên đường. Con lừa vì đau yếu mấy ngày nên than thở với ngựa rằng: “Tôi khó chịu quá! Anh chở hộ tôi ít món. Nếu không tôi chết mất”.
Con ngựa đá giò lái, bảo lừa im đi kẻo gây rắc rối cho nó. Con lừa im lặng, ráng bước thêm nửa dặm nữa rồi lăn ra chết. Ông chủ tháo hết hàng đặt lên lưng ngựa. Không những thế, ông còn đặt luôn xác của con lừa xấu số lên lưng ngựa nữa. Bấy giờ, ngựa mới than thở: “Than ôi! Bây giờ tôi mới thấy cái tai hại của tính ích kỷ”.
Vai trò của Chúa Giêsu được diễn tả trong Phúc âm thánh Matthêu là vai trò Người Đầy Tớ của Thiên Chúa. Chúng ta, các giáo sĩ tu sĩ và giáo dân, được gọi để chia sẻ những khả năng tinh thần, vật chất và ngay cả chính đời sống của mình phục vụ cho tha nhân. Khi chúng ta phục vụ cho Giáo Hội và nhân loại, chúng ta được biến đổi từ những con người tội lỗi trở thành những con người mang Thần Khí của Thiên Chúa, Thiên Chúa của tình yêu thương và phục vụ.
Con người mang lấy thừa tác vụ của Giáo Hội dễ lạm dụng chức thánh của mình và quên đi trách nhiệm phục vụ lợi ích của cộng đoàn. Vào thời điểm lịch sử của Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ hiện nay, đang khi có những lời tố cáo về việc lạm dụng tình dục trẻ em bởi các linh mục và một số giám mục, hơn bao giờ hết, sự đòi hòi về tư cách lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm trở nên cấp bách và cần thiết. Và, một lần nữa, ai là những vị tiên tri nói lên những lời cảnh giác trong tình thế hiện nay của Giáo Hội? Họ lại là những người giáo dân giống như tiên tri Malachi!
Trong lúc theo dõi những diễn tiến của Hội đồng Các Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Dallas vào tháng 6 năm 2002, những người giáo dân như Scott Appleby, giáo sư sử học của trường đại học University of Notre Dame, và bà Margaret O’Brien Steinfels, chủ bút tạp chí Commonweal, đã nói về các giám mục rằng các ngài đã thất bại thê thảm trong vai trò trách nhiệm của mình để chăm sóc những con người dễ bị tổn thương nhất, con cái của chúng ta. Có lẽ chưa bao giờ có một giai đoạn trong lịch sử Công giáo Hoa Kỳ, những người lãnh đạo tinh thần đã bị công khai chỉ trích bởi giáo dân như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ có những lời chỉ trích thực sự mang tính chất muốn sửa đổi và xây dựng như hiện nay…
Dĩ nhiên, phê bình chỉ trích thường liên hệ với một lý tưởng. Sự phê bình về thái độ của các thầy tư tế của tiên tri Malachi và của giáo dân nhằm vạch ra một con đường tốt đẹp hơn cho đời sống tôn giáo. Tự bản chất của các thừa tác vụ là để phục vụ cho Chúa Kitô và Giáo Hội như sách Giáo lý Công giáo số 876 đã dạy: “Được gắn liền cách nội tại với bản chất bí tích của thừa tác vụ Giáo Hội, là đặc điểm phục vụ của thừa tác vụ này. Đúng thế, các thừa tác viên hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Kitô là Đấng ban sứ mạng và uy quyền cho họ, và họ thật sự là “những nô lệ của Chúa Kitô”.
Vấn đề phục vụ được Giáo Hội kêu gọi, không phải chỉ dành cho các giáo sĩ, hay tu sĩ, nhưng còn cho mọi người Kitô hữu như là môn đệ của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta bằng chính gương sáng của ngài trong thư thứ nhất gửi cho người Kitô hữu của Thêsalônica: “Trong khi chúng tôi ở giữa anh chị em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã quý mến anh chị em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh chị em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa…”
Những lời của thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm lắng nghe lời Chúa, công bố lời Chúa và sống lời Chúa. Tất cả chúng ta được gọi để sống một cách nguyên vẹn và đầy đủ vai trò “chăm sóc” mà thánh Phaolô diễn tả. Chúng ta được kêu gọi để cùng nhau làm việc biến đổi trái đất này thành vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để chăm sóc lẫn cho nhau, và đặc biệt những người đã bị tước đoạt mất những nhân quyền căn bản và những nhu cầu của họ vì bất công, bạo lực và vì sự lãnh đạo vô trách nhiệm. Chúa Giêsu đã gọi những người Kitô hữu bước theo Ngài là “ánh sáng thế gian”, có nghĩa là mỗi người Kitô hữu phải chia sẻ vai trò lãnh đạo của Ngài.
Tuy nhiên, bổn phận của chúng ta phải được thi hành trong tinh thần khiêm tốn như Chúa Giêsu khuyên dạy: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”. Chúng ta được gọi không phải để đóng vai trò quyền lực hay kiêu hãnh, nhưng để phục vụ như những người đầy tớ khiêm tốn của Thiên Chúa.
Trong những ngụ ngôn Aesop có kể câu chuyện “Ngựa và con lừa”. Ngày xưa, có người kia nuôi ngựa và lừa để chúng giúp việc trong nhà. Ông có thói quen bắt lừa phải chở hàng nặng đến gần quỵ, trong khi lại để ngựa thong thả theo sau với mớ đồ nhẹ tênh. Ngày kia, cả ba lên đường. Con lừa vì đau yếu mấy ngày nên than thở với ngựa rằng: “Tôi khó chịu quá! Anh chở hộ tôi ít món. Nếu không tôi chết mất”.
Con ngựa đá giò lái, bảo lừa im đi kẻo gây rắc rối cho nó. Con lừa im lặng, ráng bước thêm nửa dặm nữa rồi lăn ra chết. Ông chủ tháo hết hàng đặt lên lưng ngựa. Không những thế, ông còn đặt luôn xác của con lừa xấu số lên lưng ngựa nữa. Bấy giờ, ngựa mới than thở: “Than ôi! Bây giờ tôi mới thấy cái tai hại của tính ích kỷ”.
Vai trò của Chúa Giêsu được diễn tả trong Phúc âm thánh Matthêu là vai trò Người Đầy Tớ của Thiên Chúa. Chúng ta, các giáo sĩ tu sĩ và giáo dân, được gọi để chia sẻ những khả năng tinh thần, vật chất và ngay cả chính đời sống của mình phục vụ cho tha nhân. Khi chúng ta phục vụ cho Giáo Hội và nhân loại, chúng ta được biến đổi từ những con người tội lỗi trở thành những con người mang Thần Khí của Thiên Chúa, Thiên Chúa của tình yêu thương và phục vụ.