Dan Lee
10-28-2011, 09:06 PM
Môi sinh và Năng lượng trên thực đơn sống đạo hôm nay
Từ lâu rồi, thế giới đã bức xúc trước những vấn đề năng lượng và môi sinh. Các nhà khoa học cảnh báo: Mực nước dâng cao và tầng ô-dôn bị thủng. Các hội nghị quốc tế Kyoto, rồi Bali, Arca (Ghana) thúc dục cắt giảm khí CO2 ; nhiều hội nghị trước đó quyết định thay thế chất CFCs (Chloro-Fluoro-Carbons) nguy hiểm. Trong khi ấy, các đảng xanh, các phong trào bảo vệ môi sinh được thành lập, và người ta biểu tình rầm rộ Vì một địa cầu trong sạch hơn. Cũng khi ấy, một số nước bắt đầu xây hệ thống quạt để chuyển sức gió thành điện sạch, và làm đường xe đạp để bớt đi xe hơi. Bên Châu Âu thì mấy nước Bắc Âu dẫn đầu, còn bắt đầu làm đường xe đạp bên Châu Á thì có Đài loan.
Đứng trước một trào lưu đang lớn rộng nhanh như thế, ai còn nhắm mắt bưng tai trước những vấn đề nêu trên hẳn bị coi là chậm tiến bộ. Ấy thế mà hầu hết người Việt Nam, dù Công giáo hay không Công giáo, nếu không phải móc túi trả tiền, thì vẫn xài nước, điện thả cửa; nếu cảnh sát không đứng đấy, thì xả rác đầy sông rạch và vất túi nylon khắp hè đường, bãi biển.
Bởi thế, phải giúp, thúc nhau ý thức sớm. Phải chỉ cho thấy đây là vấn đề lớn và nguy hiểm có thực. Nguy hiểm ấy đã cận kề, cho chúng ta, nhất là cho con cháu chúng ta mai sau!
Tầng ô-dôn đang mỏng đi và thủng lớn
Từ nhiều triệu năm dọi vào ốc-xy ở thượng tầng khí quyển, mặt trời (qua tia cực tím) đã tạo nên được lớp ô-dôn (ốc xy kết thành phân tử O3) dầy, nó làm thành tấm lá chắn quý giá cản chính tia cực tím, nhờ đó sự sống phát triển tốt trên mặt đất.
Như chúng ta biết, sự sống (động vật) khởi phát từ sông biển với các loài sinh vật phù du và nhiều loài khác làm thức ăn cho cá. Thế mà tia cực tím là sát thủ số một của những sinh vật ấy và của nhiều thực, động vật nhỏ khác ở biển[1]. Tia cực tím cũng làm hại ngũ cốc, gây chết chóc cho một số loài động vật lớn như kỳ giông, và làm hư hại nặng DNA. Riêng với con người, tia cực tím gây ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể.
Như vậy, tầng ô dôn, do chức năng cản tia cực tím, trở thành rất cần thiết để bảo vệ sự sống nói chung. Thế mà, từ mấy chục năm nay, khoa học phát hiện nó đang mỏng đi và có lỗ thủng lớn phía trên Nam cực. Khoa học cũng tìm ra nguyên nhân tai họa ấy: chất CFCs dùng trong máy lạnh, máy làm nước đá, máy điều hòa và máy phun sấy.
Tại sao thế?
Khí CFCs bay cao, tia cực tím gặp nó sẽ tách chất Chlorine ra; và phân tử chlorine, như một chất xúc tác, sẽ phản ứng với phân tử O3, biến nó thành ốc xy thường (O2), mà chính mình không hề hấn, do đó tiếp tục tấn công các phân tử khác. Vì thế, một phân tử chlorine có thể phá hủy tới 100.000 phân tử ô-dôn : đáng sợ là ở đó!
Chính vì CFCs nguy hiểm đến thế, nên nhiều hội nghị quốc tế, kể từ 1987, đã quyết định không dùng chất CFCs trong máy làm lạnh, bắt buộc từ 1995 đối với những nước phát triển, và từ 2010 đối với những nước đang phát triển. Còn chất thay thế là HCFCs, bớt độc hại hơn, sẽ còn được sử dụng cho đến năm 2020[2]. Có điều liệu mọi nước có tuân thủ không trong chế tạo máy? Còn trong sử dụng máy thì chẳng ai đề cập tới.
Vâng, làm sao để mọi quốc gia cùng với mọi cá nhân ý thức và cương quyết tránh cả làm và sử dụng máy lạnh, máy phun có chất độc hại cho môi sinh. Và trong khi chưa tìm ra chất vô hại hoàn toàn để thay thế, thì hãy bớt tiện nghi đi một tí. Điều ấy đòi hỏi ý thức trách nhiệm và tinh thần hi sinh cao!
Và đây, nước biển đang dâng cao
Nguy hiểm tầng ô-dôn chưa giải quyết dứt, nay lại đền vấn đề khác, trầm trọng hơn gấp bội: Mực nước biển dâng cao!
Từ mấy ngàn năm nay, mực nước ấy ổn định, và khí hậu khá điều hòa. Nhưng nay thì thời kỳ an bình không còn nữa. Nhờ hệ thống vệ tinh phủ kín bầu trời, người ta có thể đo chụp từng giờ mọi nơi trên mặt đất. Và người ta thấy rõ các núi băng hai cực đang vơi đi khi mà nước biển dâng cao.
Từ 1900 đến giờ, nước đã cao thêm 20cm, và tốc độ cao lên ngày càng lớn. Trong thế kỷ XX, tốc độ mới chỉ 1,8mm/măm thôi, mà nay đã 3mm/năm rồi. Theo dự kiến của GIEC (Groupement Intergouvernemental sur l’Evolution du Climat)[3], từ đây cho đến 2100, mực nước biển có thể cao hơn tới 60cm.
60 phân, vị chi (thêm) 80 phân tất cả, xem ra cũng chưa đáng sợ lắm. Nhưng đây chỉ là mực nước trung bình trên lý thuyết, nghĩa là chia đều cho bốn biển. Chứ thực ra hằng tỷ tỷ mét khối nước ấy, tùy theo mưa bão, sông băng và áp xuất khí quyển, sẽ đổ dồn vào từng khu vực trong nhiều giờ, ngày, khiến nước ở đó có thể cao vượt tới 3m, 6m hay hơn. Nhiệt độ tăng, thời tiết biến động nhiều, sẽ khiến mưa lũ cùng với bão lớn và lốc xoáy nhiều hơn và ngày càng khủng khiếp hơn, như bão Katrina 2005 bên Hoa Kỳ, bão Nargis 2008 bên Miến Điện, và mới đây những trận bão liên tiếp ở vịnh Mêhicô: Gustav, Hanna, Ike.
Bị đe dọa nhất là các vùng ven biển và châu thổ. Thế nhưng dân cư lại đổ dồn về đó, càng ngày càng đông thêm. Người ta xây cửa khẩu, các thành phố du lịch và nghỉ mát. Càng cần nghỉ mát hơn nữa khi mà khí hậu đang nóng bức lên. Mưa bão đến và nước dâng cao không chỉ nhận chìm và cuốn trôi nhà cửa, đường xá, cầu cống, mà còn tàn phá mùa màng và gây mặn cho đất đai, khiến canh nông khựng lại. Ấy thế mà 25% thóc gạo trên thế giới được sản xuất ở các vùng châu thổ không xa biển như thế đấy!
Ước lượng thiệt hại chính xác? Chỉ cần nước biển cao lên 50 phân thôi, đủ để 150 triệu người bị đe dọa và 35 ngàn tỷ usd tiêu tan! Nói chi đến mực nước thêm 3m. Thế mà, theo một bản nghiên cứu năm 2007 của Ngân hàng thế giới, thì gì chứ nước biển dâng cao từ 1m đến 3m là một khả thể hiện thực[4].
Nước cao lên, không những triệu triệu người phải di tản (khỏi vùng đồng bằng và ven biển, chẳng những ruộng vườn ngập mặn, nhà cửa bị cuốn trôi, mà cầu cống, đường xá cũng bị tàn phá, các đường dây điện nay chôn dưới đất cũng dỉ sét luôn, không dùng được. Lúc ấy, chẳng cần “phố phường chật hẹp, người đông đúc”, thì lời thơ Tú xương cũng ứng nghiệm :
“Bồng bế nhau lên, nó ở non.”
Nguyên do mực nước cao : Hiệu ứng nhà kính
Độ hấp thu, phản chiếu và truyền dẫn ánh sáng của một chất vừa tùy thuộc vào chất ấy, vừa tùy thuộc vào độ dài sóng của tia sáng luôn. Kính (kiếng) là chất để tia sáng sóng ngắn (như tia cực tím) đi qua dễ dàng, nhưng lại cản tia sóng dài như tia hồng ngoại. Thế mà tia hồng ngoại gây nóng, nên nhà kính giữ được độ ấm cho cây trồng khi trời lạnh đi.
Các loại khí như méthane (CH4), CO2, N2O cũng cản tia sóng dài, khiến cho bầu khí quyển, nếu đầy ắp các loại khí đó, sẽ làm nên một thứ nhà kính nó cản tia hồng ngoại không thể thoát ra mà làm trái đất ấm dần.
Quả là trái đất đang ấm lên thực sự. Nếu lấy nhiệt độ trung bình từ 1950 đến 1980 làm chuẩn, thì theo đo đạc của NASA, biểu đồ nhiệt cứ cong mãi lên về phía những đỉnh sau đây : 14010 năm 1940, 14015 năm 1982, 14030 năm 1990, 14042 năm 1998, 14055 năm 2005 là năm của hai cơn bão khủng khiếp : Wilna ở Jamaica và Katrina ở Hoa kỳ với người chết hằng ngàn và thiệt hại vật chất mấy trăm tỷ đô. Thế mà, theo dự kiến, vào năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 5080c, khiến gió bão khi ấy sẽ không sao tưởng tượng nổi.[5]
Nước càng ấm, thì càng dãn nở, nên mực nước do đó đã cao thêm rồi. Huống chi băng đỉnh núi, nhất là các dãy núi băng cao tới 2000m ở hai cực Bắc Nam chúng tan theo nhiệt độ tăng, sẽ đưa mực nước biển nhiều lần cao hơn nữa. Thêm vào đấy, sức nóng khiến đầm lầy bốc hơi để lộ chất hữu cơ dưới đáy, từ đó CO2 được giải phóng khi vi khuẩn tấn công. Lại còn trầm tích ở đáy đại dương vốn cũng chứa méthane và CO2 chúng sẽ bay lên khi nước ấm. Và còn rất nhiều nguồn cung cấp CO2 và méthane khác cho khí quyển, như phân chuồng, phân hóa học và rừng khi bị đốt…
Thực ra, CO2 không cản tia hồng ngoại mạnh nhất đâu. Cản mạnh nhất là N2O và metan (méthane) cơ. Nhưng nếu metan chỉ tồn tại trong bầu khí quyển chừng 10 năm, N2O 100 năm, thì CO2 lại sống mãi đến gần như vô tận, nhất là hiện nay nó gần như độc chiếm khoảng không do xăng dầu được sử dụng quá nhiều, do hơi thở động vật cũng như do nhiều loại trao đổi khác trong thiên nhiên…
Vậy đâu là những giải pháp cho vần đề CO2?
Để giảm bớt CO2 trong không gian, thì phải bỏ dùng than, bớt dùng xăng dầu và khí đốt, phải tận dụng chính khí thải CO2 hay chôn bớt nó đi. Nhất là dùng các nguồn năng lượng sạch thay thế xăng dầu.
Người ta có thể chạy xe bằng éthanol. Thế nhưng để có 1.500 lít éthanol, phải dành ra 1 mẫu tây cấy mía, do đó đất trồng lúa và bắp, khoai giảm đáng kể. Dùng xe chạy điện ư? Nhưng để có điện lại phải tăng thêm máy phát điện chạy bằng khí, bằng xăng, và đây chỉ là “đánh bùn sang ao”, không giải quyết được vấn đề.
Hiện nay, người ta quay sang panô mặt trời và quạt gió. Có điều để có panô mặt trời phải tinh chế silicium : hiện nay Trung Quốc dẫn đầu về panô mặt trời, nhưng họ đốt rất nhiều than để tinh chế silicium, khiến cho năng lượng mặt trời biến thành năng lượng dơ một cách gián tiếp. Ngoài ra, panô mặt trời chỉ có thể sử dụng cho từng gia đình hay từng cụm gia đình thôi. Nhất là không thể sử dụng liên tục, mà chỉ mấy giờ một ngày khi có nắng. Quạt gió cũng thế, vì nó phải tùy vào gió vốn khi có khi không, khi yếu khi mạnh. Quạt gió cũng gián tiếp không phải là năng lượng sạch, vì để dựng một cây cột cao 180m với quạt đường kính 125m, cùng với bao dây chằng kiên cố nữa, người ta phải dùng nhiều tấn sắt và xi măng : biết bao năng lượng để chế tạo từng ấy thép và xi măng, và năng lượng này sẽ là dơ hay sạch?
Có lẽ thủy điện là sạch hơn cả. Thế nhưng thủy điện cũng cần rất nhiều sắt và xi măng để ngăn nước, dẫn nước và giữ nước. Lại còn phải di dân, lấp rừng để làm hồ chứa nước nữa. Nên ngoài các vấn đề ô nhiễm, đặt ra thêm nhiều vấn đề khác, trong đó nổi cộm vấn đề đất đai phải hi sinh. Và sau đây là con số minh họa : Để có 1,5 GW điện, nếu xây nhà máy nguyên tử, chỉ cần dành ra 10ha đất thôi, chứ nếu điện gió thì phải 18.700ha, còn thủy điện thì cả triệu mẫu.
Dù sao chăng nữa, nếu cố gắng lắm và giải quyết đưực mọi khâu, kể cả khâu liên kết các nguồn điện trong một hệ thống điện toàn quốc, khâu tích điện lúc dư thừa để có điện đều đận luôn luôn, thì cũng phải đợi tới 2030 để các nguồn điện tạm gọi là sạch nói trên có thể giải quyết được 1/3 nhu cầu về điện. Mà khi ấy thì nhu cầu này đã tăng gấp mấy rồi. Cho nên, không thể không đặt vấn đề tiết kiệm năng lượng!
Vấn đề thiếu năng lượng, và những loại ô nhiễm khác
Năm 1973 giá dầu tăng gấp ba khi Trung Đông ngưng bán. Giá dầu lại tăng thêm gấp đôi năm 1979 khi nền quân chủ Iran sụp đổ, khiến kinh tế các nước chao đảo. Lúc ấy người ta mới bắt đầu lo, là dầu hút mãi cũng sẽ cạn. Dầu sẽ càng chóng cạn khi mà nhu cầu về dầu năm 1990 vọt cao gấp 80 lần nhu cầu của năm 1800. Mà sự tăng tốc ấy sẽ không thể tưởng bởi lẽ kinh tế nay phát triển rất mạnh, nhanh trên khắp thế giới. Do đó dầu tìm thấy và bơm ra rồi sẽ không đủ bán nữa. Quả đúng như thế, chỉ cách đây mấy năm thôi, giá dầu còn vài chục đô la / thùng, mà nay thì đã có lần xấp xỉ 150 đô la. Dầu giá đã quá cao, trữ lượng không còn nhiều, lại độc hại cho môi sinh nữa, nên không thể không tiết kiệm, cùng lúc tìm ra các nguồn năng lượng sạch để thay thế.
Thật ra, không chỉ có ô nhiễm xăng dầu, mà còn biết bao loại ô nhiễm khác cho cả không khí lẫn nước và đất.
Trong không khí, ngoài mê tan, CO2, CH4, còn có NO2, SO2, hơi chì từ xe cộ, v.v. Còn trong nước thì có chất thải từ bệnh viện, từ nhiều nhà máy, từ các khu dân cư, từ thuốc trừ sâu rầy ở ruộng chảy xuống sông ngòi. Riêng đất có thể nhiễm mặn, nhiễm vi khuẩn đủ thứ từ các bãi rác khổng lồ gần thành phố.
Vấn đề rác từ thành phố và nhà máy quả là nan giải, bởi lẽ rác ngày càng nhiều đến vô tận, và rác ấy đủ loại khác nhau. Tiêu hủy tất cả thì không thể, nhất là lắm thứ không tiêu hủy được. Người ta nghĩ đến việc tái chế hay biến chế rác, nhưng cũng chỉ với một số loại rác thôi. Và việc xử lý rác ấy đòi hỏi đầu tư nhiều tiền của cả trong khâu nghiên cứu, lẫn trong khâu thực hiện.
Những giải pháp tương lai cho vấn đề năng lượng
Hiện nay, khoa học đang hướng về hai nguồn năng lượng vô tận là năng lượng mặt trời và năng lượng nguyên tử.
Các nhà máy nguyên tử có thể sản xuất một điện lượng cực lớn, thừa sức thay thế hết mọi loại máy điện khác. Thế nhưng lại có nguy cơ nổ như ở Chéc nô bin trước đây, gây chết người và nhiễm xạ cho cả một vùng rộng lớn và qua rất nhiều năm. Để khỏi nguy hiểm như thế, thay vì dùng phương pháp phân chia hạt nhân (fission nucléaire), có thể dùng phương pháp tổng hợp hạt nhân, cũng gọi phản ứng nhiệt hạch (fusion nucléaire)[6] , nó vừa an toàn tuyệt đối, vừa giải phóng một năng lượng bội phần lớn hơn. Có điều, để gây phản ứng nhiệt hạch, phải dùng một sức nóng nhiều triệu độ C. Hiện giờ, người ta đang nghiên cứu hai cách : hoặc dùng phương pháp tốt nhất để đạt sức nóng đó, hoặc kiếm cách hạ sức nóng đòi hỏi xuống rất nhiều.
Một nguồn năng lượng vô tận khác nữa là mặt trời. Nhưng để tận dụng nguồn năng lượng này cách tốt nhất, cũng là cách ít ô nhiễm và tốn kém nhất, thì phải tìm ra phương pháp thu được tia sáng mặt trời ngay bên trên bầu khí quyển (khiến thu được nguyên vẹn, lại liên tục nữa), ở đó biến nhiệt năng thành điện năng, rồi tìm cách tải về trái đất mà không cần dây.
Có điều, để tìm ra những phương pháp kể trên, phải đầu tư rất lớn cho một công việc nghiên cứu đại trà và lâu dài, cũng như đầu tư cho những hệ thống máy móc vĩ đại để thu, biến và tải ấy. Để được như thế, các nước phải giảm tối đa ngân sách chiến tranh. Nghĩa là người ta phải bỏ hận thù và mọi tham vọng chính trị. Nghĩa là người ta phải “nên thánh”!
Do đó, cần sự đóng góp của tôn giáo chân chính
Tôi nói tôn giáo chân chính, những tôn giáo chủ trương lòng nhân như Kytô-giáo và Phật giáo. Tôi nói tôn giáo chân chính, cũng để gạt ra ngoài những cá nhân và nhóm chỉ lợi dụng danh nghĩa tôn giáo vào các mưu đồ phàm tục. Tôn giáo chân chính là của những ai thực sự sống tinh thần tôn giáo, sống giáo lý Tin mừng chẳng hạn. Mà Tin mừng thì dạy người ta phải quên mình vì người khác theo chân Đức Kytô. Ai sống như vậy, nếu thấy nhà cháy ắt phải liều mình cứu kẻ sắp chết cháy. Thế mà thế giới thật quả sắp chết cháy vì nạn ô nhiễm do mình gây nên. Vâng, không thể không làm một cái gì để cứu nguy, và đây là trách nhiệm của tập thể và của mỗi người.
Người ta sẽ vặn lại :- Nhưng Nước Chúa không thuộc thế gian.
Xin trả lời ngay :
-Chúa đã nói rõ :”Cha sai Thầy vào thế gian, và Thầy cũng sai anh em vào thế gian.” (Gio.17.18)
-Và Chúa cầu nguyện cho đệ tử :”Con không xin Cha đưa chúng ra khỏi thế gian, nhưng cho chúng tránh khỏi sự ác.” (c.15)
Nghĩa là chúng ta cần ở lại giữa thế gian, cốt không nhiễm mùi thế gian là vụ lợi, là ích kỷ: cầu an toàn cho mình, mặc người khác ra sao thì ra. Vả lại, Thiên Chúa Do thái-Kytô giáo là Thiên Chúa sáng tạo và Ngài yêu thích tác phẩm của Ngài[7]. Tạo nên loài người, Chúa trao phó tất cả thế giới cho nó coi sóc, cho nó góp phần làm tốt đẹp thêm lên (Stt.2.15). Bởi thế, theo Gaudium et spes của Vatican II, thì Giáo hội nói chung và giáo hữu nói riêng phải lo âu trong những âu lo của toàn nhân loại (s.1) cùng lúc “không được khinh rẻ đời sống thể xác” (s.14), do đó cũng “chia sẻ số phận trần the với thế giới” luôn (s.40).
Vâng, tuy Chúa Giêsu đến là để cứu thế gian thoát khỏi sự tội và sự chết thật đấy, nhưng trong khi giảng về Nước Trời, gặp ai đau yếu đáng thương, Ngài cũng chữa ngay, mà chữa rất nhiều người, không đếm xuể (Gio.21.25).
Và Giáo hội ngay từ đầu cũng làm vậy. Vâng, ngay từ đầu, các tông đồ đã lo bữa ăn cho các bà góa không ai săn sóc (Tđcv.6.1-6). Và khi Giuđêa bị nạn đói, Hội thánh Antiôkia đã kêu gọi cứu trợ (Tđcv.11.29-30). Vào thời trung cổ bên Phương Tây, Giáo hội cũng tổ chức các nhà hospitium (hospices) để đón tiếp những người không chỗ ngủ, không cơm ăn hay bệnh không có thuốc, và đây là nguồn gốc của những nhà tế bần và nhà thương. Quả thật, trong suốt lịch sử của mính, Hội thánh không thôi chăm lo cho những người thất cơ lỡ vận, những cô nhi và người già, những bệnh nhân, người cùi hủi hay sida (aids), và nhiều dòng được lập nên chỉ duy vì những mục đích ấy. Con người bác ái nổi tiếng thế giới gần đây chính là Mẹ Têrêsa Calcutta, mà người Ấn gọi Mother Teresia một cách trìu mến. Têrêsa Calcutta sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái chỉ là để phổ cập và duy trì mãi mãi việc nưng đỡ người cùng khổ.
Vậy đứng trước nạn thiếu năng lượng và ô nhiễm trầm trọng hôm nay của khắp thế giới, mỗi Kytô hữu không thể không góp phần giải quyết gấp vấn đề. Vâng, quả là chúng ta có thể giúp giải quyết một phần cho vấn đề rộng lớn ấy, và giải quyết bằng cái đặc sản của chúng ta : Đức Ai Chúa Kytô! Bằng sự quan tâm và chia sẻ, thông cảm. Bằng cách bớt xả rác và không xả rác bừa bãi. Đồng thời bằng những hy sinh để bớt tiêu thụ đi, kể cả tiêu thụ năng lượng và hưởng thụ với những tiện nghi không cần thiết.
Giảm tiêu thụ ư? Người ta sẽ chất vấn :
-Giảm tiêu thụ thì bớt cầu, mà bớt cầu thì cũng giảm cung, do đó sản xuất khựng lại và kinh tế suy thoái. Mà kinh tế suy thoái thì nhiều người thất nghiệp, bắt đầu từ dân nghèo vốn kém kỹ năng và thế lực hơn cả. Cho nên, để người giàu hưởng thụ cũng chính là để lấy tiền nhà giàu san sẻ cho nhà nghèo đấy.
Xin thưa:
-Nếu nhà giàu san sẻ cho nhà nghèo kiểu ấy, thì họ cũng san sẻ ô nhiễm họ gây nên cho tất cả cùng gánh chịu. Này nhé, người giàu năng đi du lịch xa bằng máy bay và xe hơi (ô nhiễm khí quyển!) trong khi người nghèo chỉ đi xe đạp. Này nhé, một người giàu dùng nhiều máy điều hòa cho mỗi phòng họ ở, cho mỗi xe hơi họ đi, trong khi người nghèo lắm khi chỉ có một quạt máy nhỏ cho cả một gia đình (xài ít năng lượng hơn mấy chục lần)
Hiện nay kinh tế tập trung phục vụ người giầu, vì người giầu tiêu thụ gấp trăm người nghèo và hưởng lợi gấp ngàn người đói khổ, bởi lẽ vốn đầu tư phần lớn là của thiểu số nhà tư bản. Nên cần đến một hưởng lợi và hưởng thụ công bình hơn, nghĩa là một thứ kinh tế đạo đức, một thứ cân bằng cung-cầu có tính đạo đức.
Để được như vậy, luật pháp phải giải quyết một phần, còn phần kia là của chính những người giàu, do tôn giáo huấn luyện, đã biết quan tâm đến anh em bất hạnh. Do đó, họ cứ làm giàu một cách chân chính đi, nhưng thay vì để mình và gia đình thụ hưởng thỏa thuê, họ hãy dành hầu hết của cải chăm lo cho người xấu số, bắt chước Bill Gates và Warren Buffett.
Tỷ phú Bill Gates đã trao quyền điều hành hãng Microsoft cho người khác, để tập trung vào cơ quan từ thiện “Bill & Melinda Foundation”do ông bỏ phần lớn sản nghiệp lập nên. Quỹ này hiện nay có vốn là 37 tỷ usd.
Warren Buffet, với tài sản 62 tỷ usd, còn lớn hơn của Bill Gates, chỉ để lại cho con cái một phần nhỏ để sống, còn thì bỏ vào quỹ từ thiện của Bill Gates, nhất là những quỹ từ thiện do ông thiết lập.
Cùng một chí hướng sống vì người nghèo, kinh tế gia Muhammad Yunus người Bangladesh đã lập Grameen Bank chuyên cho vay các khoản tiền nhỏ không cần thế chấp, giúp người túng khổ tự làm ăn để nuôi thân. Ông được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2006.
Cùng thời gian ấy, tiến sĩ Chandrasekhar Sakurathri người Ấn, sau khi chết cả vợ lẫn hai con trong một cuộc khủng bố máy bay, đã lâm vào tình trạng buồn bã như không lối thoát. Nhưng rồi ông đã tìm lại được niềm vui và ý nghĩa cuộc đời khi lao vào giúp đỡ kẻ bất hạnh. Ông lập trường Sarada school mang tên con gái ông để dạy miễn phí cho trẻ em gia đình cùng túng, và lập Viện mắt Srikiran mang tên con trai để mổ mắt gần như miễn phí cho người không đủ tiền vô các bệnh viện mắt bình thường.
Nếu phần đông làm thế, và nếu họ biết đầu tư vào những công việc dài lâu, như mở trường dạy nghề, mở các hợp tác xã thủ công nghệ, v.v., thì họ cũng tạo được biết bao công ăn việc làm cho dân chúng.
Đối với mọi cá nhân đạo hạnh, sau đây là một số cái họ có thể làm để giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng:
-Bớt du lịch xa
-Di chuyển bằng xe đạp bao nhiêu có thể
-Bớt dùng máy móc phải sử dụng năng lượng, mà sử dụng đồ thủ công nhiều hơn. Cũng dùng thủ công nhiều hơn trong việc sản xuất, nhờ đó bớt tiêu hao năng lượng, lại tạo thêm được nhiều công ăn việc làm
-Bớt dùng điện và không phí phạm nước
-Tránh gia tăng phế phẩm, do đó gia tăng ô nhiễm khi chưa đầu tư đủ để xử lý tốt mọi thứ rác
-Để được như thế, không vất bỏ một đồ dùng chỉ vì không hợp mốt, hay vì đã cũ, vì không còn tốt nhiều
-Không xả rác bừa bãi, nhất là rác độc hại
Lm. Giuse Hoàng Sỹ Quý, S.J.
[1] Tia cực tím (UV), tùy theo độ dài sóng, gồm 3 loại A,B,C. UV-B gây ung thư da, UV-C (do đèn) giúp diệt vi rút và vi khuẩn.
[2] Đến năm ấy, hi vọng có thể chế tạo rộng rãi được loại máy làm lạnh khác, nhờ một chất kim khí có thể từ hóa và giải từ hóa (désaimantation) để hút nhiệt ra ngoài, mà tốn rất ít năng lượng, do đó cũng tạo ít CO2. (Science et Vie, 11/2008, tr.91tt.).
[3] Được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức khí tượng học thế giới và Chương trình vì môi sinh Liên hiệp quốc.
[4]Xx. Scienhce et Vie, th.7/2008, tr.55.
[5] Xx. Science et Vie, th.12/2003, tr. 48tt., và th.2/2006, tr. 50tt.
[6] Để hạt nhân của hít rô nhẹ kết thêm một neutron để thành hít rô nặng (deutérium, tritium).
[7] Mỗi khi tạo xong một cái gì, Thiên Chúa đều “thấy là tốt” (Stt.1.10,12,18,21,25), “là rất tốt” (c.31).
Từ lâu rồi, thế giới đã bức xúc trước những vấn đề năng lượng và môi sinh. Các nhà khoa học cảnh báo: Mực nước dâng cao và tầng ô-dôn bị thủng. Các hội nghị quốc tế Kyoto, rồi Bali, Arca (Ghana) thúc dục cắt giảm khí CO2 ; nhiều hội nghị trước đó quyết định thay thế chất CFCs (Chloro-Fluoro-Carbons) nguy hiểm. Trong khi ấy, các đảng xanh, các phong trào bảo vệ môi sinh được thành lập, và người ta biểu tình rầm rộ Vì một địa cầu trong sạch hơn. Cũng khi ấy, một số nước bắt đầu xây hệ thống quạt để chuyển sức gió thành điện sạch, và làm đường xe đạp để bớt đi xe hơi. Bên Châu Âu thì mấy nước Bắc Âu dẫn đầu, còn bắt đầu làm đường xe đạp bên Châu Á thì có Đài loan.
Đứng trước một trào lưu đang lớn rộng nhanh như thế, ai còn nhắm mắt bưng tai trước những vấn đề nêu trên hẳn bị coi là chậm tiến bộ. Ấy thế mà hầu hết người Việt Nam, dù Công giáo hay không Công giáo, nếu không phải móc túi trả tiền, thì vẫn xài nước, điện thả cửa; nếu cảnh sát không đứng đấy, thì xả rác đầy sông rạch và vất túi nylon khắp hè đường, bãi biển.
Bởi thế, phải giúp, thúc nhau ý thức sớm. Phải chỉ cho thấy đây là vấn đề lớn và nguy hiểm có thực. Nguy hiểm ấy đã cận kề, cho chúng ta, nhất là cho con cháu chúng ta mai sau!
Tầng ô-dôn đang mỏng đi và thủng lớn
Từ nhiều triệu năm dọi vào ốc-xy ở thượng tầng khí quyển, mặt trời (qua tia cực tím) đã tạo nên được lớp ô-dôn (ốc xy kết thành phân tử O3) dầy, nó làm thành tấm lá chắn quý giá cản chính tia cực tím, nhờ đó sự sống phát triển tốt trên mặt đất.
Như chúng ta biết, sự sống (động vật) khởi phát từ sông biển với các loài sinh vật phù du và nhiều loài khác làm thức ăn cho cá. Thế mà tia cực tím là sát thủ số một của những sinh vật ấy và của nhiều thực, động vật nhỏ khác ở biển[1]. Tia cực tím cũng làm hại ngũ cốc, gây chết chóc cho một số loài động vật lớn như kỳ giông, và làm hư hại nặng DNA. Riêng với con người, tia cực tím gây ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể.
Như vậy, tầng ô dôn, do chức năng cản tia cực tím, trở thành rất cần thiết để bảo vệ sự sống nói chung. Thế mà, từ mấy chục năm nay, khoa học phát hiện nó đang mỏng đi và có lỗ thủng lớn phía trên Nam cực. Khoa học cũng tìm ra nguyên nhân tai họa ấy: chất CFCs dùng trong máy lạnh, máy làm nước đá, máy điều hòa và máy phun sấy.
Tại sao thế?
Khí CFCs bay cao, tia cực tím gặp nó sẽ tách chất Chlorine ra; và phân tử chlorine, như một chất xúc tác, sẽ phản ứng với phân tử O3, biến nó thành ốc xy thường (O2), mà chính mình không hề hấn, do đó tiếp tục tấn công các phân tử khác. Vì thế, một phân tử chlorine có thể phá hủy tới 100.000 phân tử ô-dôn : đáng sợ là ở đó!
Chính vì CFCs nguy hiểm đến thế, nên nhiều hội nghị quốc tế, kể từ 1987, đã quyết định không dùng chất CFCs trong máy làm lạnh, bắt buộc từ 1995 đối với những nước phát triển, và từ 2010 đối với những nước đang phát triển. Còn chất thay thế là HCFCs, bớt độc hại hơn, sẽ còn được sử dụng cho đến năm 2020[2]. Có điều liệu mọi nước có tuân thủ không trong chế tạo máy? Còn trong sử dụng máy thì chẳng ai đề cập tới.
Vâng, làm sao để mọi quốc gia cùng với mọi cá nhân ý thức và cương quyết tránh cả làm và sử dụng máy lạnh, máy phun có chất độc hại cho môi sinh. Và trong khi chưa tìm ra chất vô hại hoàn toàn để thay thế, thì hãy bớt tiện nghi đi một tí. Điều ấy đòi hỏi ý thức trách nhiệm và tinh thần hi sinh cao!
Và đây, nước biển đang dâng cao
Nguy hiểm tầng ô-dôn chưa giải quyết dứt, nay lại đền vấn đề khác, trầm trọng hơn gấp bội: Mực nước biển dâng cao!
Từ mấy ngàn năm nay, mực nước ấy ổn định, và khí hậu khá điều hòa. Nhưng nay thì thời kỳ an bình không còn nữa. Nhờ hệ thống vệ tinh phủ kín bầu trời, người ta có thể đo chụp từng giờ mọi nơi trên mặt đất. Và người ta thấy rõ các núi băng hai cực đang vơi đi khi mà nước biển dâng cao.
Từ 1900 đến giờ, nước đã cao thêm 20cm, và tốc độ cao lên ngày càng lớn. Trong thế kỷ XX, tốc độ mới chỉ 1,8mm/măm thôi, mà nay đã 3mm/năm rồi. Theo dự kiến của GIEC (Groupement Intergouvernemental sur l’Evolution du Climat)[3], từ đây cho đến 2100, mực nước biển có thể cao hơn tới 60cm.
60 phân, vị chi (thêm) 80 phân tất cả, xem ra cũng chưa đáng sợ lắm. Nhưng đây chỉ là mực nước trung bình trên lý thuyết, nghĩa là chia đều cho bốn biển. Chứ thực ra hằng tỷ tỷ mét khối nước ấy, tùy theo mưa bão, sông băng và áp xuất khí quyển, sẽ đổ dồn vào từng khu vực trong nhiều giờ, ngày, khiến nước ở đó có thể cao vượt tới 3m, 6m hay hơn. Nhiệt độ tăng, thời tiết biến động nhiều, sẽ khiến mưa lũ cùng với bão lớn và lốc xoáy nhiều hơn và ngày càng khủng khiếp hơn, như bão Katrina 2005 bên Hoa Kỳ, bão Nargis 2008 bên Miến Điện, và mới đây những trận bão liên tiếp ở vịnh Mêhicô: Gustav, Hanna, Ike.
Bị đe dọa nhất là các vùng ven biển và châu thổ. Thế nhưng dân cư lại đổ dồn về đó, càng ngày càng đông thêm. Người ta xây cửa khẩu, các thành phố du lịch và nghỉ mát. Càng cần nghỉ mát hơn nữa khi mà khí hậu đang nóng bức lên. Mưa bão đến và nước dâng cao không chỉ nhận chìm và cuốn trôi nhà cửa, đường xá, cầu cống, mà còn tàn phá mùa màng và gây mặn cho đất đai, khiến canh nông khựng lại. Ấy thế mà 25% thóc gạo trên thế giới được sản xuất ở các vùng châu thổ không xa biển như thế đấy!
Ước lượng thiệt hại chính xác? Chỉ cần nước biển cao lên 50 phân thôi, đủ để 150 triệu người bị đe dọa và 35 ngàn tỷ usd tiêu tan! Nói chi đến mực nước thêm 3m. Thế mà, theo một bản nghiên cứu năm 2007 của Ngân hàng thế giới, thì gì chứ nước biển dâng cao từ 1m đến 3m là một khả thể hiện thực[4].
Nước cao lên, không những triệu triệu người phải di tản (khỏi vùng đồng bằng và ven biển, chẳng những ruộng vườn ngập mặn, nhà cửa bị cuốn trôi, mà cầu cống, đường xá cũng bị tàn phá, các đường dây điện nay chôn dưới đất cũng dỉ sét luôn, không dùng được. Lúc ấy, chẳng cần “phố phường chật hẹp, người đông đúc”, thì lời thơ Tú xương cũng ứng nghiệm :
“Bồng bế nhau lên, nó ở non.”
Nguyên do mực nước cao : Hiệu ứng nhà kính
Độ hấp thu, phản chiếu và truyền dẫn ánh sáng của một chất vừa tùy thuộc vào chất ấy, vừa tùy thuộc vào độ dài sóng của tia sáng luôn. Kính (kiếng) là chất để tia sáng sóng ngắn (như tia cực tím) đi qua dễ dàng, nhưng lại cản tia sóng dài như tia hồng ngoại. Thế mà tia hồng ngoại gây nóng, nên nhà kính giữ được độ ấm cho cây trồng khi trời lạnh đi.
Các loại khí như méthane (CH4), CO2, N2O cũng cản tia sóng dài, khiến cho bầu khí quyển, nếu đầy ắp các loại khí đó, sẽ làm nên một thứ nhà kính nó cản tia hồng ngoại không thể thoát ra mà làm trái đất ấm dần.
Quả là trái đất đang ấm lên thực sự. Nếu lấy nhiệt độ trung bình từ 1950 đến 1980 làm chuẩn, thì theo đo đạc của NASA, biểu đồ nhiệt cứ cong mãi lên về phía những đỉnh sau đây : 14010 năm 1940, 14015 năm 1982, 14030 năm 1990, 14042 năm 1998, 14055 năm 2005 là năm của hai cơn bão khủng khiếp : Wilna ở Jamaica và Katrina ở Hoa kỳ với người chết hằng ngàn và thiệt hại vật chất mấy trăm tỷ đô. Thế mà, theo dự kiến, vào năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 5080c, khiến gió bão khi ấy sẽ không sao tưởng tượng nổi.[5]
Nước càng ấm, thì càng dãn nở, nên mực nước do đó đã cao thêm rồi. Huống chi băng đỉnh núi, nhất là các dãy núi băng cao tới 2000m ở hai cực Bắc Nam chúng tan theo nhiệt độ tăng, sẽ đưa mực nước biển nhiều lần cao hơn nữa. Thêm vào đấy, sức nóng khiến đầm lầy bốc hơi để lộ chất hữu cơ dưới đáy, từ đó CO2 được giải phóng khi vi khuẩn tấn công. Lại còn trầm tích ở đáy đại dương vốn cũng chứa méthane và CO2 chúng sẽ bay lên khi nước ấm. Và còn rất nhiều nguồn cung cấp CO2 và méthane khác cho khí quyển, như phân chuồng, phân hóa học và rừng khi bị đốt…
Thực ra, CO2 không cản tia hồng ngoại mạnh nhất đâu. Cản mạnh nhất là N2O và metan (méthane) cơ. Nhưng nếu metan chỉ tồn tại trong bầu khí quyển chừng 10 năm, N2O 100 năm, thì CO2 lại sống mãi đến gần như vô tận, nhất là hiện nay nó gần như độc chiếm khoảng không do xăng dầu được sử dụng quá nhiều, do hơi thở động vật cũng như do nhiều loại trao đổi khác trong thiên nhiên…
Vậy đâu là những giải pháp cho vần đề CO2?
Để giảm bớt CO2 trong không gian, thì phải bỏ dùng than, bớt dùng xăng dầu và khí đốt, phải tận dụng chính khí thải CO2 hay chôn bớt nó đi. Nhất là dùng các nguồn năng lượng sạch thay thế xăng dầu.
Người ta có thể chạy xe bằng éthanol. Thế nhưng để có 1.500 lít éthanol, phải dành ra 1 mẫu tây cấy mía, do đó đất trồng lúa và bắp, khoai giảm đáng kể. Dùng xe chạy điện ư? Nhưng để có điện lại phải tăng thêm máy phát điện chạy bằng khí, bằng xăng, và đây chỉ là “đánh bùn sang ao”, không giải quyết được vấn đề.
Hiện nay, người ta quay sang panô mặt trời và quạt gió. Có điều để có panô mặt trời phải tinh chế silicium : hiện nay Trung Quốc dẫn đầu về panô mặt trời, nhưng họ đốt rất nhiều than để tinh chế silicium, khiến cho năng lượng mặt trời biến thành năng lượng dơ một cách gián tiếp. Ngoài ra, panô mặt trời chỉ có thể sử dụng cho từng gia đình hay từng cụm gia đình thôi. Nhất là không thể sử dụng liên tục, mà chỉ mấy giờ một ngày khi có nắng. Quạt gió cũng thế, vì nó phải tùy vào gió vốn khi có khi không, khi yếu khi mạnh. Quạt gió cũng gián tiếp không phải là năng lượng sạch, vì để dựng một cây cột cao 180m với quạt đường kính 125m, cùng với bao dây chằng kiên cố nữa, người ta phải dùng nhiều tấn sắt và xi măng : biết bao năng lượng để chế tạo từng ấy thép và xi măng, và năng lượng này sẽ là dơ hay sạch?
Có lẽ thủy điện là sạch hơn cả. Thế nhưng thủy điện cũng cần rất nhiều sắt và xi măng để ngăn nước, dẫn nước và giữ nước. Lại còn phải di dân, lấp rừng để làm hồ chứa nước nữa. Nên ngoài các vấn đề ô nhiễm, đặt ra thêm nhiều vấn đề khác, trong đó nổi cộm vấn đề đất đai phải hi sinh. Và sau đây là con số minh họa : Để có 1,5 GW điện, nếu xây nhà máy nguyên tử, chỉ cần dành ra 10ha đất thôi, chứ nếu điện gió thì phải 18.700ha, còn thủy điện thì cả triệu mẫu.
Dù sao chăng nữa, nếu cố gắng lắm và giải quyết đưực mọi khâu, kể cả khâu liên kết các nguồn điện trong một hệ thống điện toàn quốc, khâu tích điện lúc dư thừa để có điện đều đận luôn luôn, thì cũng phải đợi tới 2030 để các nguồn điện tạm gọi là sạch nói trên có thể giải quyết được 1/3 nhu cầu về điện. Mà khi ấy thì nhu cầu này đã tăng gấp mấy rồi. Cho nên, không thể không đặt vấn đề tiết kiệm năng lượng!
Vấn đề thiếu năng lượng, và những loại ô nhiễm khác
Năm 1973 giá dầu tăng gấp ba khi Trung Đông ngưng bán. Giá dầu lại tăng thêm gấp đôi năm 1979 khi nền quân chủ Iran sụp đổ, khiến kinh tế các nước chao đảo. Lúc ấy người ta mới bắt đầu lo, là dầu hút mãi cũng sẽ cạn. Dầu sẽ càng chóng cạn khi mà nhu cầu về dầu năm 1990 vọt cao gấp 80 lần nhu cầu của năm 1800. Mà sự tăng tốc ấy sẽ không thể tưởng bởi lẽ kinh tế nay phát triển rất mạnh, nhanh trên khắp thế giới. Do đó dầu tìm thấy và bơm ra rồi sẽ không đủ bán nữa. Quả đúng như thế, chỉ cách đây mấy năm thôi, giá dầu còn vài chục đô la / thùng, mà nay thì đã có lần xấp xỉ 150 đô la. Dầu giá đã quá cao, trữ lượng không còn nhiều, lại độc hại cho môi sinh nữa, nên không thể không tiết kiệm, cùng lúc tìm ra các nguồn năng lượng sạch để thay thế.
Thật ra, không chỉ có ô nhiễm xăng dầu, mà còn biết bao loại ô nhiễm khác cho cả không khí lẫn nước và đất.
Trong không khí, ngoài mê tan, CO2, CH4, còn có NO2, SO2, hơi chì từ xe cộ, v.v. Còn trong nước thì có chất thải từ bệnh viện, từ nhiều nhà máy, từ các khu dân cư, từ thuốc trừ sâu rầy ở ruộng chảy xuống sông ngòi. Riêng đất có thể nhiễm mặn, nhiễm vi khuẩn đủ thứ từ các bãi rác khổng lồ gần thành phố.
Vấn đề rác từ thành phố và nhà máy quả là nan giải, bởi lẽ rác ngày càng nhiều đến vô tận, và rác ấy đủ loại khác nhau. Tiêu hủy tất cả thì không thể, nhất là lắm thứ không tiêu hủy được. Người ta nghĩ đến việc tái chế hay biến chế rác, nhưng cũng chỉ với một số loại rác thôi. Và việc xử lý rác ấy đòi hỏi đầu tư nhiều tiền của cả trong khâu nghiên cứu, lẫn trong khâu thực hiện.
Những giải pháp tương lai cho vấn đề năng lượng
Hiện nay, khoa học đang hướng về hai nguồn năng lượng vô tận là năng lượng mặt trời và năng lượng nguyên tử.
Các nhà máy nguyên tử có thể sản xuất một điện lượng cực lớn, thừa sức thay thế hết mọi loại máy điện khác. Thế nhưng lại có nguy cơ nổ như ở Chéc nô bin trước đây, gây chết người và nhiễm xạ cho cả một vùng rộng lớn và qua rất nhiều năm. Để khỏi nguy hiểm như thế, thay vì dùng phương pháp phân chia hạt nhân (fission nucléaire), có thể dùng phương pháp tổng hợp hạt nhân, cũng gọi phản ứng nhiệt hạch (fusion nucléaire)[6] , nó vừa an toàn tuyệt đối, vừa giải phóng một năng lượng bội phần lớn hơn. Có điều, để gây phản ứng nhiệt hạch, phải dùng một sức nóng nhiều triệu độ C. Hiện giờ, người ta đang nghiên cứu hai cách : hoặc dùng phương pháp tốt nhất để đạt sức nóng đó, hoặc kiếm cách hạ sức nóng đòi hỏi xuống rất nhiều.
Một nguồn năng lượng vô tận khác nữa là mặt trời. Nhưng để tận dụng nguồn năng lượng này cách tốt nhất, cũng là cách ít ô nhiễm và tốn kém nhất, thì phải tìm ra phương pháp thu được tia sáng mặt trời ngay bên trên bầu khí quyển (khiến thu được nguyên vẹn, lại liên tục nữa), ở đó biến nhiệt năng thành điện năng, rồi tìm cách tải về trái đất mà không cần dây.
Có điều, để tìm ra những phương pháp kể trên, phải đầu tư rất lớn cho một công việc nghiên cứu đại trà và lâu dài, cũng như đầu tư cho những hệ thống máy móc vĩ đại để thu, biến và tải ấy. Để được như thế, các nước phải giảm tối đa ngân sách chiến tranh. Nghĩa là người ta phải bỏ hận thù và mọi tham vọng chính trị. Nghĩa là người ta phải “nên thánh”!
Do đó, cần sự đóng góp của tôn giáo chân chính
Tôi nói tôn giáo chân chính, những tôn giáo chủ trương lòng nhân như Kytô-giáo và Phật giáo. Tôi nói tôn giáo chân chính, cũng để gạt ra ngoài những cá nhân và nhóm chỉ lợi dụng danh nghĩa tôn giáo vào các mưu đồ phàm tục. Tôn giáo chân chính là của những ai thực sự sống tinh thần tôn giáo, sống giáo lý Tin mừng chẳng hạn. Mà Tin mừng thì dạy người ta phải quên mình vì người khác theo chân Đức Kytô. Ai sống như vậy, nếu thấy nhà cháy ắt phải liều mình cứu kẻ sắp chết cháy. Thế mà thế giới thật quả sắp chết cháy vì nạn ô nhiễm do mình gây nên. Vâng, không thể không làm một cái gì để cứu nguy, và đây là trách nhiệm của tập thể và của mỗi người.
Người ta sẽ vặn lại :- Nhưng Nước Chúa không thuộc thế gian.
Xin trả lời ngay :
-Chúa đã nói rõ :”Cha sai Thầy vào thế gian, và Thầy cũng sai anh em vào thế gian.” (Gio.17.18)
-Và Chúa cầu nguyện cho đệ tử :”Con không xin Cha đưa chúng ra khỏi thế gian, nhưng cho chúng tránh khỏi sự ác.” (c.15)
Nghĩa là chúng ta cần ở lại giữa thế gian, cốt không nhiễm mùi thế gian là vụ lợi, là ích kỷ: cầu an toàn cho mình, mặc người khác ra sao thì ra. Vả lại, Thiên Chúa Do thái-Kytô giáo là Thiên Chúa sáng tạo và Ngài yêu thích tác phẩm của Ngài[7]. Tạo nên loài người, Chúa trao phó tất cả thế giới cho nó coi sóc, cho nó góp phần làm tốt đẹp thêm lên (Stt.2.15). Bởi thế, theo Gaudium et spes của Vatican II, thì Giáo hội nói chung và giáo hữu nói riêng phải lo âu trong những âu lo của toàn nhân loại (s.1) cùng lúc “không được khinh rẻ đời sống thể xác” (s.14), do đó cũng “chia sẻ số phận trần the với thế giới” luôn (s.40).
Vâng, tuy Chúa Giêsu đến là để cứu thế gian thoát khỏi sự tội và sự chết thật đấy, nhưng trong khi giảng về Nước Trời, gặp ai đau yếu đáng thương, Ngài cũng chữa ngay, mà chữa rất nhiều người, không đếm xuể (Gio.21.25).
Và Giáo hội ngay từ đầu cũng làm vậy. Vâng, ngay từ đầu, các tông đồ đã lo bữa ăn cho các bà góa không ai săn sóc (Tđcv.6.1-6). Và khi Giuđêa bị nạn đói, Hội thánh Antiôkia đã kêu gọi cứu trợ (Tđcv.11.29-30). Vào thời trung cổ bên Phương Tây, Giáo hội cũng tổ chức các nhà hospitium (hospices) để đón tiếp những người không chỗ ngủ, không cơm ăn hay bệnh không có thuốc, và đây là nguồn gốc của những nhà tế bần và nhà thương. Quả thật, trong suốt lịch sử của mính, Hội thánh không thôi chăm lo cho những người thất cơ lỡ vận, những cô nhi và người già, những bệnh nhân, người cùi hủi hay sida (aids), và nhiều dòng được lập nên chỉ duy vì những mục đích ấy. Con người bác ái nổi tiếng thế giới gần đây chính là Mẹ Têrêsa Calcutta, mà người Ấn gọi Mother Teresia một cách trìu mến. Têrêsa Calcutta sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái chỉ là để phổ cập và duy trì mãi mãi việc nưng đỡ người cùng khổ.
Vậy đứng trước nạn thiếu năng lượng và ô nhiễm trầm trọng hôm nay của khắp thế giới, mỗi Kytô hữu không thể không góp phần giải quyết gấp vấn đề. Vâng, quả là chúng ta có thể giúp giải quyết một phần cho vấn đề rộng lớn ấy, và giải quyết bằng cái đặc sản của chúng ta : Đức Ai Chúa Kytô! Bằng sự quan tâm và chia sẻ, thông cảm. Bằng cách bớt xả rác và không xả rác bừa bãi. Đồng thời bằng những hy sinh để bớt tiêu thụ đi, kể cả tiêu thụ năng lượng và hưởng thụ với những tiện nghi không cần thiết.
Giảm tiêu thụ ư? Người ta sẽ chất vấn :
-Giảm tiêu thụ thì bớt cầu, mà bớt cầu thì cũng giảm cung, do đó sản xuất khựng lại và kinh tế suy thoái. Mà kinh tế suy thoái thì nhiều người thất nghiệp, bắt đầu từ dân nghèo vốn kém kỹ năng và thế lực hơn cả. Cho nên, để người giàu hưởng thụ cũng chính là để lấy tiền nhà giàu san sẻ cho nhà nghèo đấy.
Xin thưa:
-Nếu nhà giàu san sẻ cho nhà nghèo kiểu ấy, thì họ cũng san sẻ ô nhiễm họ gây nên cho tất cả cùng gánh chịu. Này nhé, người giàu năng đi du lịch xa bằng máy bay và xe hơi (ô nhiễm khí quyển!) trong khi người nghèo chỉ đi xe đạp. Này nhé, một người giàu dùng nhiều máy điều hòa cho mỗi phòng họ ở, cho mỗi xe hơi họ đi, trong khi người nghèo lắm khi chỉ có một quạt máy nhỏ cho cả một gia đình (xài ít năng lượng hơn mấy chục lần)
Hiện nay kinh tế tập trung phục vụ người giầu, vì người giầu tiêu thụ gấp trăm người nghèo và hưởng lợi gấp ngàn người đói khổ, bởi lẽ vốn đầu tư phần lớn là của thiểu số nhà tư bản. Nên cần đến một hưởng lợi và hưởng thụ công bình hơn, nghĩa là một thứ kinh tế đạo đức, một thứ cân bằng cung-cầu có tính đạo đức.
Để được như vậy, luật pháp phải giải quyết một phần, còn phần kia là của chính những người giàu, do tôn giáo huấn luyện, đã biết quan tâm đến anh em bất hạnh. Do đó, họ cứ làm giàu một cách chân chính đi, nhưng thay vì để mình và gia đình thụ hưởng thỏa thuê, họ hãy dành hầu hết của cải chăm lo cho người xấu số, bắt chước Bill Gates và Warren Buffett.
Tỷ phú Bill Gates đã trao quyền điều hành hãng Microsoft cho người khác, để tập trung vào cơ quan từ thiện “Bill & Melinda Foundation”do ông bỏ phần lớn sản nghiệp lập nên. Quỹ này hiện nay có vốn là 37 tỷ usd.
Warren Buffet, với tài sản 62 tỷ usd, còn lớn hơn của Bill Gates, chỉ để lại cho con cái một phần nhỏ để sống, còn thì bỏ vào quỹ từ thiện của Bill Gates, nhất là những quỹ từ thiện do ông thiết lập.
Cùng một chí hướng sống vì người nghèo, kinh tế gia Muhammad Yunus người Bangladesh đã lập Grameen Bank chuyên cho vay các khoản tiền nhỏ không cần thế chấp, giúp người túng khổ tự làm ăn để nuôi thân. Ông được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2006.
Cùng thời gian ấy, tiến sĩ Chandrasekhar Sakurathri người Ấn, sau khi chết cả vợ lẫn hai con trong một cuộc khủng bố máy bay, đã lâm vào tình trạng buồn bã như không lối thoát. Nhưng rồi ông đã tìm lại được niềm vui và ý nghĩa cuộc đời khi lao vào giúp đỡ kẻ bất hạnh. Ông lập trường Sarada school mang tên con gái ông để dạy miễn phí cho trẻ em gia đình cùng túng, và lập Viện mắt Srikiran mang tên con trai để mổ mắt gần như miễn phí cho người không đủ tiền vô các bệnh viện mắt bình thường.
Nếu phần đông làm thế, và nếu họ biết đầu tư vào những công việc dài lâu, như mở trường dạy nghề, mở các hợp tác xã thủ công nghệ, v.v., thì họ cũng tạo được biết bao công ăn việc làm cho dân chúng.
Đối với mọi cá nhân đạo hạnh, sau đây là một số cái họ có thể làm để giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng:
-Bớt du lịch xa
-Di chuyển bằng xe đạp bao nhiêu có thể
-Bớt dùng máy móc phải sử dụng năng lượng, mà sử dụng đồ thủ công nhiều hơn. Cũng dùng thủ công nhiều hơn trong việc sản xuất, nhờ đó bớt tiêu hao năng lượng, lại tạo thêm được nhiều công ăn việc làm
-Bớt dùng điện và không phí phạm nước
-Tránh gia tăng phế phẩm, do đó gia tăng ô nhiễm khi chưa đầu tư đủ để xử lý tốt mọi thứ rác
-Để được như thế, không vất bỏ một đồ dùng chỉ vì không hợp mốt, hay vì đã cũ, vì không còn tốt nhiều
-Không xả rác bừa bãi, nhất là rác độc hại
Lm. Giuse Hoàng Sỹ Quý, S.J.
[1] Tia cực tím (UV), tùy theo độ dài sóng, gồm 3 loại A,B,C. UV-B gây ung thư da, UV-C (do đèn) giúp diệt vi rút và vi khuẩn.
[2] Đến năm ấy, hi vọng có thể chế tạo rộng rãi được loại máy làm lạnh khác, nhờ một chất kim khí có thể từ hóa và giải từ hóa (désaimantation) để hút nhiệt ra ngoài, mà tốn rất ít năng lượng, do đó cũng tạo ít CO2. (Science et Vie, 11/2008, tr.91tt.).
[3] Được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức khí tượng học thế giới và Chương trình vì môi sinh Liên hiệp quốc.
[4]Xx. Scienhce et Vie, th.7/2008, tr.55.
[5] Xx. Science et Vie, th.12/2003, tr. 48tt., và th.2/2006, tr. 50tt.
[6] Để hạt nhân của hít rô nhẹ kết thêm một neutron để thành hít rô nặng (deutérium, tritium).
[7] Mỗi khi tạo xong một cái gì, Thiên Chúa đều “thấy là tốt” (Stt.1.10,12,18,21,25), “là rất tốt” (c.31).