PDA

View Full Version : A - Assisi, một biểu quyết nhân phẩm



Dan Lee
11-06-2011, 12:31 PM
ASSISI 2011: MỘT BIỂU QUYẾT NHÂN PHẨM

Dưới đây là bản văn về sự can thiệp của ĐTC Benedict XVI thứ Ba ngày 27 tháng Mười tại nhà thờ cổ Santa Maria degli Angeli, Assisi trước những đại diện tôn giáo và những người không tôn giáo.

Anh Chị Em thân mến, Quý Chức sắc Đại diện các Giáo hội, Cộng đồng Giáo sỹ Tôn giáo Thế giới, Các Bạn thân mến,

Hai mươi năm trôi qua kể từ khi Chân Phước ĐTC John Paul II lần đầu tiên mời Quý đại diện tôn giáo thế giới tới Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Những gì đã xảy ra vào giữa lúc đó? Tình trạng hoạt động với sự quan tâm đến hòa bình ngay nay là gì? Vào lúc đó sự đe dọa khủng khiếp đối với hòa bình thế giới bắt nguồn từ sự chia rẽ của hành tinh mà chúng ta đang sống thành hai khối đối lập nhau. Một biểu tượng đáng chú ý là bức tường Bá Linh mà đã vạch ra đường biên giữa hai thế giới ngay tại trung tâm của thành phố này. Năm 1989, ba năm sau Assisi, bức tường này đã sụp đổ, không đổ máu. Bất thình lình, những kho vũ khí khổng lồ đằng sau bức tường ấy trở nên vô nghĩa. Chúng đã không còn nữa sự đe dọa khủng khiếp. Nguyện vọng tự do của dân chúng mãnh liệt hơn những kho vũ khí của bạo lực. Câu hỏi đối với những nguyên nhân của thay đổi đầy kịch tính này phức tạp và không thể trả lời bằng những công thức đơn giản. Mà ngoài những sự kiện chính trị và kinh tế ra, lý do vô cùng sâu sắc đối với sự kiện này là một con người trong trạng thái tinh thần đã định: đằng sau chất liệu đó không còn có bất kỳ niềm tin vững chắc tinh thần nào nữa. Nguyện vọng tự do mãnh liệt tối hậu hơn sự sợ hãi bạo lực, điều mà giờ đây không còn được đánh bóng bằng lớp vỏ bên ngoài. Vì chiến thắng của sự tự do này, điều mà cũng là, trên hết tất cả, một chiến thắng của hòa bình, chúng ta thành thật cảm ơn. Còn gì hơn, điều này không chỉ là, thậm chí cũng không thiết yếu, thuộc về sự tự do tin tưởng, mặc dù nó chắc gồm cả điều này. Đối với qui mô đó chúng ta có thể bằng một phương thức liên kết tất cả điều này với lời cầu nguyện của chúng ta cho hòa bình.

Nhưng những gì sẽ xảy ra sắp tới? Thật đáng tiếc, chúng ta không thể nói rằng tự do và hòa bình đã tiêu biểu tình huống này suốt từ dạo đó. Thậm chí nếu không có sự đe dọa của một cuộc đại chiến treo trên chúng vào lúc này, tuy nhiên thế giới thật chẳng may đầy rẫy những mối bất hòa. Nó không chỉ là những cuộc chiến đơn lẻ đang tiếp tục tranh chấp – bạo lực từng xảy ra hiện tại có khả năng tiếp tục xảy ra ở tương lai đó là nét đặc trưng của thế giới chúng ta. Tự do là một điều chí thiện. Nhưng thế giới tự do đã chứng minh một sự thật ở một chừng mực nào đó đã mất phương hướng và không ít đã suy luận sai về tự do vì lý do nào đó đã gộp cả tự do với bạo lực. Mối bất hòa đã dẫn đến những chiêu bài mới và đe dọa, và tranh chấp tự do đã lôi cuốn chúng ta bằng một phương thức mới.

Chúng ta hãy cố gắng nhận dạng nhưng bộ mặt mới của bạo lực và mối bất hòa một cách cẩn thận hơn. Đối với chúng ta, dương như là, bằng những kết quả hiển nhiên, chúng ta có thể phân biệt hai loại hình thức bạo lực mới, đó là những đối lập sâu sắc với nhau bằng những mối quan hệ về sự tác động và dễ hiều một số những dị biệt vụn vặt chi li. Thoạt đầu là khủng bố, vì thay cho một cuộc đại chiến là những cuộc tấn công nhắm vào những nơi đã được định sẵn để gieo sự hủy diệt kinh hoàng cho đối thủ tại những điểm then chốt, không mảy may quan tâm đến sự sống của những người vô tội, những người mà bị giết hoặc bị thương một cách tàn bạo trong qui trình ấy. Trong con mắt của những thủ phạm này, mục tiêu quan trọng hơn hết là tiêu diệt kẻ thù bằng bất cứ hình thức bạo tàn nào. Mọi điều mà đã được thừa nhận và ủng hộ rộng rãi tại điều luật quốc tế để hạn chế bạo lực đều bị gạt bỏ. Chúng ta biết rằng khủng bố thường bị tác động liên quan đến tôn giáo và rằng tính cách tôn giáo đặc thù của những cuộc tấn công được đề xuất như một biện minh cho sự tàn bạo liều lĩnh mà tự đánh giá mệnh danh với chiêu bài những qui luật đạo đức vì chưng điều “thiện” đã định sẵn. Trong trường hợp này, tôn giáo không phải là để phục vụ hòa bình, mà được dùng như một sự biện minh cho bạo lực.

Nhận xét về tôn giáo, hậu triết học duy lý và cá nhân chủ nghĩa đã lặp đi lặp lại xác nhận rằng tôn giáo là nguyên nhân của bạo lực và bằng đường lối này nó đã cung cấp nhiên liêu cho thái độ thù địch hướng về những tôn giáo. Thực tế cho thấy, trong trường hợp này, ở đây chúng ta nên cân nhắc, tôn giáo thực sự là động cơ cho bạo lực thì sẽ can thiệp sâu sắc tới chúng ta với tư cách là những cá nhân tôn giáo. Trong một phạm vi nào đó thì điều đó tế nhị hơn nhưng không kém tàn nhẫn. Chúng ta cũng thấy tôn giáo như nguyên nhân của bạo lực khi vũ lực được dùng bởi những thành phần bảo thủ của một tôn giáo chống lại người khác. Những đại biểu tôn giáo được mời tụ họp ở Assisi năm 1986 đã muốn phát biểu, và giờ đây chúng ta lại lại nhắc lại điều đó một cách quả quyết và dứt khoát: đây không phải là bản chất đích thực của tôn giáo. Đó là sự đối lập của tôn giáo và làm gia tang tình trạng hủy diệt của nó. Bằng câu trả lời, một sự phản đối phải dấy lên: ta hiểu như thế nào về bản chất đích thực của tôn giáo là gì? Phải chăng điều quyết đoán của ta phát sinh từ thực tế mà tôn giáo của ta đã trở thành một thứ vũ lực bị tiêu hao? Những người khác bằng sự chuyển hướng của mình sẽ phản đối: có một bản chất tôn giáo chung để thấy sự bày tỏ trong tất cả mọi tôn giáo và do đó có thể áp dụng cho tất cả mọi tôn giáo không? Chúng ta phải tự trả lời cho những câu hỏi này, nếu chúng ta muốn tranh luận một cách trung thực và khả tín chống lại bạo lực bị tác động bởi tôn giáo. Vấn đề này chỉ có ảnh hưởng đặc biệt thông qua sự hiện diện một nhiệm vụ căn bản cho cuộc đối thoại tôn giáo quốc tế - một thực thi – điều mà phải được tiếp nhận tầm quan trọng hồi sinh thông qua hội nghị này: vâng, đó là chân lý, trong cội nguồn của lịch sử, quyền lực cũng đã được dùng nhân danh đức tin Ki-tô giáo. Chúng ta thừa nhận nó với vô cùng hổ thẹn. Nhưng nó thể hiện rõ ràng rằng đây là sự lạm dụng đức tin Ki-tô giáo, điều mà hiển nhiên phủ nhận bản chất đích thực của nó. Thiên Chúa nơi Người mà chúng ta những Ki-tô hữu tin là Đấng Sáng Tạo và là Cha của tất cả, và từ Người mà tất cả mọi người đều là anh chị em và tạo thành đơn nhất một gia đình. Đối với chúng ta Thập giá của Đức Ki-tô là biểu tượng của Thiên Chúa, người mà tự đặt mình vào “với đau thương” (khổ nạn) và “với yêu thương”. Danh Người là “Thiên Chúa của yêu thương và hòa thuận” (2 Cor. 13: 11). Đó là nhiệm vụ thực hiện của tất cả những ai mang tinh thần trách nhiệm cho đức tin Ki-tô giáo với sự thuần khiết tôn giáo của những Ki-tô hữu lặp đi lặp lại tận đáy lòng, để nó phục vụ một cách chân chính như công cụ hòa bình của Thiên Chúa trên thế giới, cho dù những khả năng sai lầm của nhân loại.

Nếu ngày nay một loại bạo lực căn bản bị tác động bởi tôn giáo và suy cho cùng đối phó với những tôn giáo câu hỏi này cũng như với bản chất đích thực của nó và buộc tất cả chúng ta phải trải qua sự thanh lọc, một loại phức tạp thứ hai bị tác động hoàn toàn bởi đường lối đối lập: như một kết quả vì sự khiếm diện của Thiên Chúa, đánh mất và chối bỏ lòng nhân đạo của mình thứ mà ta luôn sánh bước tay trong tay với nó. Kẻ thù của tôn giáo như chúng ta đã đề cập ở trên – nhìn vào tôn giáo như một trong những cội nguồn chủ yếu của bạo lực trong lịch sử nhân loại và vì lẽ đó họ yêu cầu rằng điều đó phải biến mất. Nhưng sự chối bỏ Thiên Chúa đã dẫn đến biết bao tàn bạo và chấp nhận bạo lực mà không biết những hạn chế, điều mà duy nhất có thể trở nên có khả năng khi con người còn thừa nhận bất kỳ một tiêu chí hay một xét đoán nào vượt lên trên chính nó, giờ đây duy nhất tự nó nắm giữ như một tiêu chí. Những kinh hoàng của những phe phái tập trung đã phơi bày trắng trợn những kết quả về sự vắng mặt của Thiên Chúa.

Lúc này, nơi đây tôi không có ý định đi xa hơn về tình trạng thuyết vô thần bị lạm dụng, mà đúng hơn nói về những sa sút của con người. Điều mà được kèm theo bởi sự thay đổi trong thái độ tinh thần xuất hiện một cách khó có thển cảm nhận và từ đó tất cả đều trở nên nguy hiểm hơn. Thờ thần tài, những vật sở hữu và quyền lực đang chứng minh là một cuộc gặp gỡ tôn giáo, mà ở đó con người không còn giá trị mà chỉ còn là sự vượt trội cá nhân. Sự khát khao hạnh phúc suy thoái, đi vào sự việc không kiềm chế, khát vọng vô nhân đạo, sự thể như vậy xuất hiện bằng nhiều hình thức khác nhau của tính chất phụ thuộc. Có những người đầy quyền lực buôn bán ma túy và lại có nhiều người bị dụ dỗ và bị tiêu hủy bởi chính nó, vật chất và tinh thần. Vũ lực dẫn đến được cho là đúng và là một phần của thế giới nó đe dọa hủy diệt những người trẻ của chúng ta. Bởi vũ lực được chấp nhận là đúng, hòa bình bị hủy diệt và con người tự hủy diệt trong chân không hòa bình này.

Sự vắng mặt của Thiên Chúa dẫn đến sự suy thoái của con người và của nhân loại. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có biết Người không, và chúng ta có thể biểu lộ Người một lần nữa với nhân loại, để xây dựng một nền hòa bình chân chính không? Trước nhất chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn những cân nhắc thận trọng của chúng ta cho đến thời điểm này. Tôi nó rằng có một cách nhận thức và sử dụng tôn giáo để nó trở thành cội nguồn của bạo lực, trong lúc mối quan hệ sinh động đúng đắn của con người của Thiên Chúa là một thứ vũ lực cho hòa bình. Trong phạm vi này, tối muốn ám chỉ sư cần thiết cho cuộc đối thoại và tôi đã nói về nhu cầu cấp bách cho sự tinh lọc của tôn giáo tồn tại. Về phương diện khác tôi đã nói rằng sự khước từ Thiên Chúa làm hủ hóa con người,cướp đi của nó những tiêu chí và dẫn nó đến bạo lực.

Ngoài hai hiện tượng tôn giáo và phi tôn giáo ra, sự định hướng căn bản xa hơn được tìm thấy trong một thế giới đang phát triển: cong người món quà của đức tin mà không được ban phát, nhưng tuy nhiên ai ở trên đài quan sát về chân lý, đang dò tìm Thiên Chúa. Những người như vậy không đơn giản tuyên bố: “Không có Thiên Chúa”. Họ bị hành hạ vì sự vắng mặt của Người và thậm chí đang tạo bên trong con đường của mình hướng về Người. Đến mức độ như họ truy tìm chân lý và đức tính. Họ là “những người du hành chân lý, những người du hành hòa bình”. Họ đưa ra những câu hỏi của cả hai phía. Họ tước đi những người vô thần hiếu chiến điều chắc chắn sai lầm mà những người này công bố họ biết rằng không có Thiên Chúa và họ mời những người này hãy bỏ đi những nghệ thuật tranh luận sang một bên và trở thành những người truy tìm mà từ bỏ hy vọng trong sự tồn tại của chân lý và trong khả năng có thể và nhu cầu thiết yeu1 của sự sống bởi nó. Nhưng họ cũng thử thách những tín đồ của nhưng tôn giáo không coi Thiên Chúa là quyền sở hữu của riêng mình, như thể người thuộc về họ, bằng phương thức như vậy họ cảm thấy được minh oan trong việc sử dụng vũ lực chống lại người khác. Những người này đang truy tìm chân lý, họ đang tìm Thiên Chúa thật, hình ảnh của họ thường xuyên được che đậy trong những tôn giáo vì những đường lối mà họ đã tham gia. Thiếu năng lực tìm kiếm Thiên Chúa là phần nào trách nhiệm của những tín hữu với một hạn chế và thậm chí làm sai lệch hình ảnh của Thiên Chúa. Nên tất cả những phấn đấu và những nghi vấn của họ phần nào kêu gọi sự đồng tình tới những tín hữu để thanh lọc đức tin của họ, để Thiên Chúa, Thiên Chúa thật, trở nên có thể tiếp cận. Vì vậy tôi đã nhiệt thành mời quý đại biểu thuộc nhóm thứ ba tới hội nghị của chúng tôi ở Assisi, điều mà không đơn giản để mang lại cùng nhau những đại diện của những cơ quan tôn giáo. Hơn nữa đó là một thực tế để cùng nhau trên một chuyến du hành hướng tới chân lý, một thực tế đưa ra một biểu quyết nhân phẩm và một thực tế giao ước chung về hòa bình chống lại mọi hình thức của vũ lực hủy diệt. Cuối cùng tôi muốn quả quyết với quý vị rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ không suy giảm trong cuộc chiến đấu chống lại bạo lực của mình, trong lời cam kết của mình vế nền hòa bình trên thế giới. Chúng ta có đầy sinh khí bởi khát vọng chung là “những người du hành chân lý, những người du hành hòa bình”.

(Nguồn: News. VA)
Jos. Tú Nạc, NMS