Dan Lee
11-13-2011, 02:07 PM
Mưa Giêsu
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Đó là một đoạn trong một bài vè ngày xưa rất phổ biến. Điều đó cho thấy con người rất duy tâm, dù có thể có người chỉ miễn cưỡng vì không làm gì được và không biết cậy nhờ vào đâu nên chỉ còn biết “kêu trời”, nhưng cũng vẫn là duy tâm.
Nước rất mềm, nhưng lại rất mạnh, không gì cản nổi: Sóng thần, mưa lũ, lụt lội, triều cường. Khi trời nắng nóng quá, người ta cầu mưa; khi trời hạn hán, người ta cầu mưa. Khi đó người ta khóc vì nước. Khi mưa to gió lớn, người ta cầu ngưng mưa; khi lũ lụt và triều cường, người ta cầu nước rút. Khi đó người ta cũng khóc vì nước. Thiếu nước, người ta khóc; dư nước, người ta cũng khóc. Nói chung, người ta khóc vì nước.
Ngay cả cơ thể người ta cũng chứa nhiều nước, nhìn có vẻ “rắn” như vậy nhưng 90% cơ thể là nước. Mỗi ngày cơ thể một người khỏe mạnh bình thường cần tiêu thụ trung bình vài lít nước, và thật ngạc nhiên khi khoa học cho biết mỗi ngày cơ thể sản xuất ra tới 290 lít nước bọt. Vậy là nước rất cần cho sự sống.
Mưa là hiện thân của tình yêu thương cao cả, mưa cho cả người lành và kẻ xấu, không hề phân biệt ai:
Mưa không của riêng ai
Tưới mát cho tất cả
Dù thân quen hay lạ
Vĩ đại hoặc thấp hèn
Mưa vui với người vui, buồn với người buồn. Người vui thấy tiếng mưa reo như khúc nhạc, người buồn thấy tiếng mưa như lời than thở, trách móc. Mưa đem lại sự dịu mát cho con người, mưa là niềm an ủi, mưa gội sạch bụi bẩn, mưa là niềm vui. Trẻ em rất thích tắm mưa, chúng hạnh phúc khi được cha mẹ cho tắm mưa. Đó là mưa bình thường mà con người còn cần đến vậy. Có một loại mưa đặc biệt còn cần hơn: Mưa Giêsu.
Mùa Vọng là mùa mong chờ Đấng Thiên Sai giáng thế để giao hòa trời đất, người Công giáo rất quen với bài thánh ca của cố nhạc sĩ Duy Tân (thuộc Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh do cố nhạc sư Hùng Lân khởi xướng): “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời”. Đó là Mưa Hồng Ân, Mưa Cứu Độ. Mưa Giêsu vô cùng cần thiết cho những mảnh-đất-tâm-hồn của chúng ta đã và đang khô cằn vì thói hư, tật xấu, và vì tội lỗi:
Mảnh đất con khô cằn
Khát khao Mưa tưới gội
Đời mang nhiều vết tội
Xin rửa sạch, Mưa ơi!
Dân Chúa ngày xưa đã mong chờ Đấng Cứu Độ mấy ngàn năm. Chúng ta cũng đang khao khát Ngài từng giây trên hành trình cuộc đời. Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ tẩy rửa những vết nhơ hằn sâu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Thật vậy:
Thiếu một giọt Mưa Trời
Cả đời con hạn hán
Rửa sạch mọi thù oán
Là giọt Mưa Giêsu
Hai người yêu nhau luôn khao khát gặp mặt nhau, dù không nói đôi lời mà chỉ được nhìn thấy nhau cũng thấy vui rồi. Một ngày không gặp thì lóng ngóng, đứng ngồi không yên. Những người yêu nhau hay buồn vì nhớ nhau, họ “buồn như anh chàng làm thơ” va rồi bất chợt hóa thành thi sĩ: “Anh sẽ vì em làm thơ tình ái, anh sẽ gom mây kết thành lâu đài” (Lâu Đài Tình Ái của cố NS Trần Thiện Thanh). Người này là nỗi nhớ của người kia, và là “giọt mưa tình” của nhau. Nỗi nhớ thương và mong chờ đó hóa thành nỗi tương tư!
Cũng vậy, người yêu Chúa sẽ bồn chồn vì mong chờ Chúa đến, không chỉ để được gặp mà còn được hàn huyên tâm sự và chia vui sẻ buồn với Ngài. Nhưng trước tiên, chúng ta phải nghe lời tiên tri Isaia kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3:4-6).
Cuộc đời con người là con đường ngoằn ngoèo vì những ý nghĩ xấu xa; đầy những thung lũng hằn thù, đầy những núi đồi tham lam, ích kỷ; đầy những ổ gà, ổ voi tức giận, ghen tuông. Tất cả phải mau sửa cho ngay thẳng và bằng phẳng để xứng đáng đón Vị Thiên Vương tòan năng nhưng nhân hậu, giàu sang nhất mà nghèo khó nhất, quyền lực nhất mà khiêm nhu nhất, oai phong lẫm liệt nhưng vẫn thân thiện. Ngài đến để tìm những con chiên lạc (x. Mt 18:12-14) vì “người khỏe không cần bác sĩ, người yếu mới cần” (Lc 5:31), Ngài đến để phục vụ (Mt 20:28), Ngài đến để cho chúng ta được sống và được sống dồi dào (Ga 10:10), Ngài không đòi hỏi gì ở chúng ta mà chỉ yêu cầu chúng ta “hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5:48).
Ngày nay chúng ta khó tìm ra được một người có quyền thế đến với dân nghèo ở mọi ngõ ngách cuộc đời như Chúa Giêsu. Các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm nước nào thì cũng được tiếp đón nồng hậu, và họ chỉ thăm những thành phố lớn – và tiệc tùng. Các giám mục đi kinh lý thì cũng chỉ loanh quanh trong khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, rồi nghe báo cáo tình hình giáo dân – và tiệc tùng. Linh mục gọi là ở “sát” giáo dân nhưng mấy người hiểu và chia sẻ nỗi đau đời của giáo dân?
Ngày xưa có những ông vua phải giả dạng để gặp trực tiếp những người dân thấp cổ bé miệng mới thấu hiểu nỗi oan dân tình. Chúa Giêsu cũng là “ông vua” như vậy. Cứ ngồi nơi nhà cao cửa rộng mà nghe báo cáo thì cũng có những người “làm láo, báo cáo hay”. Đó là những nịnh thần đáng sợ! Họ có 2 loại áo dài, một loại vạt trước ngắn và vạt sau dài, một loại vạt trước dài và vạt sau ngắn: Khúm núm trước bề trên mà lại hống hách với bề dưới!
Hiếm thấy có giám mục nào như cố giám mục thừa sai Jean Cassaigne (Pháp, qua đời ngày 30-10-1973), vị Tông đồ Người cùi, khi còn là giám mục Saigon, ngài thường xuyên đi thăm dân chúng ở các khu lao động nghèo Saigon – Chợ Lớn. Ngài đã sống đúng khẩu hiệu ngài chọn: “Bác ái và Yêu thương” như ngài nói: “Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi là kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm giám mục. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi. Linh mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”. Ngài chưa được Giáo hội phong thánh, nhưng đời sống của ngài chứng tỏ ngài là một thánh nhân rồi, vì cả đời ngài đã thực sự sống tinh thần mùa Vọng.
Tuyệt vời nhất là sau khi kiên tâm mong chờ Chúa đến, chúng ta được Ngài ban Ơn Cứu Độ. Chắc hẳn lúc đó chúng ta cũng có thể mãn nguyện và vui mừng nói như ông Simêon: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ” (Lc 2:29-30). Mưa Giêsu chính là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1:29).
Hãy lắng tai, đừng tránh né, và hãy can đảm nghe lời thánh Gioan Tẩy giả cảnh báo: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:10-12).
Mùa Vọng không chỉ là khoảng thời gian khởi đầu năm Phụng vụ, mà mùa Vọng kéo dài suốt cả cuộc đời chúng ta, từng giây phút hàng ngày.
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con dám canh tân, dám thay đổi, dám nói sự thật theo Ý Chúa. Xin soi sáng và hướng dẫn chúng con có thể nghĩ ra những cách hay, dám thực hành đúng những điều đó, và kiên tâm mong chờ Ngài đến. Chúng con cầu xin nhân Danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Mùa Vọng – 2011
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Đó là một đoạn trong một bài vè ngày xưa rất phổ biến. Điều đó cho thấy con người rất duy tâm, dù có thể có người chỉ miễn cưỡng vì không làm gì được và không biết cậy nhờ vào đâu nên chỉ còn biết “kêu trời”, nhưng cũng vẫn là duy tâm.
Nước rất mềm, nhưng lại rất mạnh, không gì cản nổi: Sóng thần, mưa lũ, lụt lội, triều cường. Khi trời nắng nóng quá, người ta cầu mưa; khi trời hạn hán, người ta cầu mưa. Khi đó người ta khóc vì nước. Khi mưa to gió lớn, người ta cầu ngưng mưa; khi lũ lụt và triều cường, người ta cầu nước rút. Khi đó người ta cũng khóc vì nước. Thiếu nước, người ta khóc; dư nước, người ta cũng khóc. Nói chung, người ta khóc vì nước.
Ngay cả cơ thể người ta cũng chứa nhiều nước, nhìn có vẻ “rắn” như vậy nhưng 90% cơ thể là nước. Mỗi ngày cơ thể một người khỏe mạnh bình thường cần tiêu thụ trung bình vài lít nước, và thật ngạc nhiên khi khoa học cho biết mỗi ngày cơ thể sản xuất ra tới 290 lít nước bọt. Vậy là nước rất cần cho sự sống.
Mưa là hiện thân của tình yêu thương cao cả, mưa cho cả người lành và kẻ xấu, không hề phân biệt ai:
Mưa không của riêng ai
Tưới mát cho tất cả
Dù thân quen hay lạ
Vĩ đại hoặc thấp hèn
Mưa vui với người vui, buồn với người buồn. Người vui thấy tiếng mưa reo như khúc nhạc, người buồn thấy tiếng mưa như lời than thở, trách móc. Mưa đem lại sự dịu mát cho con người, mưa là niềm an ủi, mưa gội sạch bụi bẩn, mưa là niềm vui. Trẻ em rất thích tắm mưa, chúng hạnh phúc khi được cha mẹ cho tắm mưa. Đó là mưa bình thường mà con người còn cần đến vậy. Có một loại mưa đặc biệt còn cần hơn: Mưa Giêsu.
Mùa Vọng là mùa mong chờ Đấng Thiên Sai giáng thế để giao hòa trời đất, người Công giáo rất quen với bài thánh ca của cố nhạc sĩ Duy Tân (thuộc Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh do cố nhạc sư Hùng Lân khởi xướng): “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời”. Đó là Mưa Hồng Ân, Mưa Cứu Độ. Mưa Giêsu vô cùng cần thiết cho những mảnh-đất-tâm-hồn của chúng ta đã và đang khô cằn vì thói hư, tật xấu, và vì tội lỗi:
Mảnh đất con khô cằn
Khát khao Mưa tưới gội
Đời mang nhiều vết tội
Xin rửa sạch, Mưa ơi!
Dân Chúa ngày xưa đã mong chờ Đấng Cứu Độ mấy ngàn năm. Chúng ta cũng đang khao khát Ngài từng giây trên hành trình cuộc đời. Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ tẩy rửa những vết nhơ hằn sâu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Thật vậy:
Thiếu một giọt Mưa Trời
Cả đời con hạn hán
Rửa sạch mọi thù oán
Là giọt Mưa Giêsu
Hai người yêu nhau luôn khao khát gặp mặt nhau, dù không nói đôi lời mà chỉ được nhìn thấy nhau cũng thấy vui rồi. Một ngày không gặp thì lóng ngóng, đứng ngồi không yên. Những người yêu nhau hay buồn vì nhớ nhau, họ “buồn như anh chàng làm thơ” va rồi bất chợt hóa thành thi sĩ: “Anh sẽ vì em làm thơ tình ái, anh sẽ gom mây kết thành lâu đài” (Lâu Đài Tình Ái của cố NS Trần Thiện Thanh). Người này là nỗi nhớ của người kia, và là “giọt mưa tình” của nhau. Nỗi nhớ thương và mong chờ đó hóa thành nỗi tương tư!
Cũng vậy, người yêu Chúa sẽ bồn chồn vì mong chờ Chúa đến, không chỉ để được gặp mà còn được hàn huyên tâm sự và chia vui sẻ buồn với Ngài. Nhưng trước tiên, chúng ta phải nghe lời tiên tri Isaia kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3:4-6).
Cuộc đời con người là con đường ngoằn ngoèo vì những ý nghĩ xấu xa; đầy những thung lũng hằn thù, đầy những núi đồi tham lam, ích kỷ; đầy những ổ gà, ổ voi tức giận, ghen tuông. Tất cả phải mau sửa cho ngay thẳng và bằng phẳng để xứng đáng đón Vị Thiên Vương tòan năng nhưng nhân hậu, giàu sang nhất mà nghèo khó nhất, quyền lực nhất mà khiêm nhu nhất, oai phong lẫm liệt nhưng vẫn thân thiện. Ngài đến để tìm những con chiên lạc (x. Mt 18:12-14) vì “người khỏe không cần bác sĩ, người yếu mới cần” (Lc 5:31), Ngài đến để phục vụ (Mt 20:28), Ngài đến để cho chúng ta được sống và được sống dồi dào (Ga 10:10), Ngài không đòi hỏi gì ở chúng ta mà chỉ yêu cầu chúng ta “hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5:48).
Ngày nay chúng ta khó tìm ra được một người có quyền thế đến với dân nghèo ở mọi ngõ ngách cuộc đời như Chúa Giêsu. Các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm nước nào thì cũng được tiếp đón nồng hậu, và họ chỉ thăm những thành phố lớn – và tiệc tùng. Các giám mục đi kinh lý thì cũng chỉ loanh quanh trong khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, rồi nghe báo cáo tình hình giáo dân – và tiệc tùng. Linh mục gọi là ở “sát” giáo dân nhưng mấy người hiểu và chia sẻ nỗi đau đời của giáo dân?
Ngày xưa có những ông vua phải giả dạng để gặp trực tiếp những người dân thấp cổ bé miệng mới thấu hiểu nỗi oan dân tình. Chúa Giêsu cũng là “ông vua” như vậy. Cứ ngồi nơi nhà cao cửa rộng mà nghe báo cáo thì cũng có những người “làm láo, báo cáo hay”. Đó là những nịnh thần đáng sợ! Họ có 2 loại áo dài, một loại vạt trước ngắn và vạt sau dài, một loại vạt trước dài và vạt sau ngắn: Khúm núm trước bề trên mà lại hống hách với bề dưới!
Hiếm thấy có giám mục nào như cố giám mục thừa sai Jean Cassaigne (Pháp, qua đời ngày 30-10-1973), vị Tông đồ Người cùi, khi còn là giám mục Saigon, ngài thường xuyên đi thăm dân chúng ở các khu lao động nghèo Saigon – Chợ Lớn. Ngài đã sống đúng khẩu hiệu ngài chọn: “Bác ái và Yêu thương” như ngài nói: “Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi là kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm giám mục. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi. Linh mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”. Ngài chưa được Giáo hội phong thánh, nhưng đời sống của ngài chứng tỏ ngài là một thánh nhân rồi, vì cả đời ngài đã thực sự sống tinh thần mùa Vọng.
Tuyệt vời nhất là sau khi kiên tâm mong chờ Chúa đến, chúng ta được Ngài ban Ơn Cứu Độ. Chắc hẳn lúc đó chúng ta cũng có thể mãn nguyện và vui mừng nói như ông Simêon: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ” (Lc 2:29-30). Mưa Giêsu chính là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1:29).
Hãy lắng tai, đừng tránh né, và hãy can đảm nghe lời thánh Gioan Tẩy giả cảnh báo: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:10-12).
Mùa Vọng không chỉ là khoảng thời gian khởi đầu năm Phụng vụ, mà mùa Vọng kéo dài suốt cả cuộc đời chúng ta, từng giây phút hàng ngày.
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con dám canh tân, dám thay đổi, dám nói sự thật theo Ý Chúa. Xin soi sáng và hướng dẫn chúng con có thể nghĩ ra những cách hay, dám thực hành đúng những điều đó, và kiên tâm mong chờ Ngài đến. Chúng con cầu xin nhân Danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Mùa Vọng – 2011