Dan Lee
11-13-2011, 07:25 PM
GẶP LẠI NGƯỜI YÊU
http://www.nguoitinhuu.com/phungvu/baigiang/NamA/cn33tn.mp3
Trong thế kỷ 15, Vua Charles V là hoàng đế sau cùng của các ông vua vĩ đại ở Âu Châu. Vua Charles V đã bảo vệ Âu Châu khỏi sự xâm lăng của Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã tái thiết sự hợp nhất trong Giáo Hội Công Giáo sau cuộc cách mạng của Martin Luther.
Trong thời kỳ vàng son nhất của triều đại Vua Charles V, một trong những vị cố vấn được nhà vua quý mến thì lâm trọng bệnh và đang hấp hối. Vua đến bên giường bệnh thăm hỏi và nói, “Bạn là một tôi tớ trung thành với triều đại này trong biết bao năm. Bây giờ, ta muốn ban cho bạn một điều thật đặc biệt. Hãy cho ta biết và ta sẽ thi hành ngay tức khắc.”
Vị quân sư ngước nhìn nhà vua và nói, “Tâu bệ hạ, hạ thần có một điều rất khát khao.” “Đó là gì, hãy cho ta biết,” nhà vua nôn nóng hỏi. “Hãy ban cho hạ thần sống thêm một ngày – chỉ một ngày thôi.” Nhà vua buồn bã trả lời, “Bạn biết là ta không có quyền đó.”
Vị quân sư cười yếu ớt, và nói: “Phải, hạ thần biết. Ngay cả một vị vua vĩ đại nhất của trần gian này cũng không thể ban sự sống cho hạ thần. Và giờ đây, hạ thần thấy mình thật ngu xuẩn dường nào. Biết bao năm hạ thần phục vụ bệ hạ, nhưng hạ thần lại không nghĩ đến Vị Vua trên trời, và giờ đây hạ thần phải ra đi với hai bàn tay trắng. Xin nhà vua hãy cầu nguyện cho hạ thần.” Đó là lời cuối cùng của một người được coi là khôn ngoan, cố vấn cho nhà vua.
Khi đứng trước sự chết, có thể nói ai cũng sợ, dù rằng, ai cũng biết là người ta sinh ra, lớn lên, già đi, bệnh và chết. Tertullian, một giáo phụ thời tiên khởi, nói rằng, “Sợ một điều không thể tránh thì thật tội nghiệp.” Không ai có thể tránh được cái chết, vậy chúng ta phải chuẩn bị thế nào để khỏi sợ chết, hay nói đúng hơn, khỏi phải sợ khi đối diện với Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn của đời sống chúng ta?
Qua các bài đọc hôm nay, Hội Thánh đem cho chúng ta một vài hiểu biết quan trọng. Bài đọc một, trích sách Cách Ngôn, đề cao người vợ đảm đang, biết lo cho gia đình và cũng biết nghĩ đến người nghèo. Mới nghe qua bài đọc này, chúng ta có cảm tưởng Hội Thánh lầm lẫn khi dùng một bài đọc có lẽ phù hợp với lễ cưới hơn là chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Nhưng cho đến gần cuối bài, chúng ta đọc, “Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ ĐỨC CHÚA mới đáng cho người đời ca tụng” (c. 30). Sự kính sợ Thiên Chúa ở đây không phải là sợ một quan toà nghiêm khắc, sợ bị trừng phạt, nhưng sự kính sợ ở đây là sợ mất lòng người yêu để sống theo một đường lối nhằm diễn đạt tình yêu đó.
Ý nghĩa này lại được đề cao trong bài đáp ca hôm nay với Thánh Vịnh 128, cũng là thánh vịnh được sử dụng trong lễ cưới. “Phúc thay bạn nào kính sợ CHÚA, ăn ở theo đường lối của Người. Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may. Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái trong nhà bạn; và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn.”
Đường lối của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu. Vì yêu thương nhau nên vợ chồng hy sinh cho nhau, cha mẹ hy sinh cho con cái, người này hy sinh cho người kia, nhất là cho người nghèo, người kém may mắn. Khi kính sợ Thiên Chúa là khi chúng ta tuân theo đường lối đầy yêu thương của Thiên Chúa, và đồng thời, đó cũng là khi chúng ta đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Thiên Chúa dùng tình yêu con người để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, và nếu con người không đối xử với nhau bằng tình thương thì hình ảnh của Thiên Chúa đối với những người ấy cũng lệch lạc và đưa đến hậu quả vô cùng xấu xa. Điều này được thấy trong bài phúc âm hôm nay với dụ ngôn các nén bạc.
Trong dụ ngôn, một ông chủ trước khi đi xa, ông đã giao phó tài sản của ông cho các gia nhân. Người được năm nén bạc, người được hai nén và người chỉ có một nén. Và khi ông chủ trở về thì những ai sinh lợi với nén bạc ông trao thì được khen và được thưởng, còn ai không sinh lợi gì cả thì bị ông khiển trách và trừng phạt.
Thoạt nghe qua dụ ngôn này, chúng ta có cảm tưởng Chúa Giêsu đề cao sự buôn bán mà nhiều khi để kiếm lời, người buôn bán mánh lới, tính toán hơn, ít thành thật hơn người dân thường – điều đó trái ngược với bản chất của Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta phải để ý đến lời khen ngợi hai lần của ông chủ trong dụ ngôn. Với người nhận được năm nén và sinh lợi, ông chủ khen ngợi cũng giống như người nhận được hai nén và sinh lợi, “Khá lắm! hỡi đầy tớ tốt và trung thành! Vì anh đã trung thành trong việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh các trách nhiệm lớn hơn. Hãy đến chia sẻ niềm vui với chủ anh!” (c. 21, 23).
Dù năm nén hay hai nén, điều quan trọng là sự trung thành, bởi vì sự trung thành là một đặc điểm của tình yêu. Vợ chồng yêu nhau thì chung thuỷ với nhau. Chúng ta yêu mến Chúa thì trung thành với các giới răn của Chúa.
Điều này tương phản với thái độ của người nhận được một nén bạc và không sinh lợi bởi vì anh ta không nghĩ là ông chủ yêu thương anh khi giao cho anh ta chỉ có một nén bạc. Anh nghĩ, ông chủ là một “người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi”, vì thế, anh đâm sợ. Hình ảnh sai lầm về ông chủ khiến anh sợ hãi. Từ sự sợ hãi vô căn cứ ấy đã khiến anh mất khôn, thay vì để tiền vào nhà băng kiếm lời, anh đã chôn giấu nén bạc dưới đất, và vì vậy, đã không chu toàn bổn phận của một tôi tớ.
Trong tình yêu thì không có sự sợ hãi. Nếu trong tình yêu, nhờ tin tưởng lẫn nhau, sẽ sinh ra kết quả tốt đẹp thì trong sự sợ hãi, vì hồ nghi, sẽ dẫn đến sự tiêu diệt. Nếu chúng ta nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa và rồi chạy theo các tà thần (thần đôla, thần cờ bạc, thần mê tín dị đoan, thần đam mê tửu sắc, v.v.), và khi cái chết đến như kẻ trộm, chúng ta sẽ mất tất cả, kể cả sự sống đời đời. Đây là điều Chúa Giêsu muốn nói trong dụ ngôn chứ Thiên Chúa không hung dữ đến độ “quăng tên đầy tớ vô dụng ấy ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (c. 30).
Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa đầy tình thương. Dù chúng ta lành lặn hay tàn tật, dù chúng ta có tài hay bất tài, dù chúng ta sinh trong một gia đình êm ấm hay đổ vỡ, dù chúng ta giầu hay nghèo, dù chúng ta có địa vị hay không, dù chúng ta có may mắn hay không, dù chúng ta có năm nén hay chỉ có một nén bạc, hãy nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người như nhau, và trong tình yêu thì không có số lượng nhiều hay ít. Nếu chúng ta chỉ có được khả năng hạn hẹp của một nén bạc, Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta phải sinh lợi của một người có hai hoặc năm nén. Điều quan trọng là chúng ta có sử dụng nén bạc ấy để sinh lợi hay không.
Trong xã hội, khi nghe nói đến đầu tư là người ta nghĩ đến kết quả tài chánh, trong Kitô Giáo, ích lợi hay kết quả của sự “đầu tư” là ơn cứu độ. Cũng như những thương gia dám liều lĩnh bỏ vốn làm ăn mà họ có thể bị thua lỗ, người tín hữu Kitô cũng phải can đảm “từ bỏ chính mình”, dám chịu thua thiệt ở đời này để cứu lấy sự sống ở đời sau. Tuy nhiên, cũng như người đã có mười nén lại được cho thêm, khi chúng ta dám sống Tin Mừng đến độ phải hy sinh bản thân, chính khi đó, con người của chúng ta lại càng thêm giá trị trước mặt Chúa.
Áp dụng vào thực tế bài phúc âm hôm nay, câu hỏi để mỗi người suy nghĩ là chúng ta có yêu mến Thiên Chúa đến độ sẵn sàng lao mình vào một cuộc “đầu tư” để nói lên sự quyết tâm của chúng ta đối với ơn cứu độ của Chúa hay không.
Khi mới sang Mỹ, còn nghèo, lương còn ít, chúng ta hãy cố đóng góp, dù rất khiêm tốn, để xây dựng Hội Thánh, trong đó có nhiều người còn nghèo hơn chúng ta. Khi không có thời giờ tham dự Thánh Lễ hàng ngày, vì bận rộn với sinh kế, chúng ta hãy cố bỏ ra năm mười phút mỗi ngày để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, để cầu nguyện với Thiên Chúa. Khi chưa có khả năng để tặng cho vợ/chồng những món quà đáng giá, hay giúp đỡ cho con cái bằng những số tiền đáng kể, chúng ta hãy ban cho nhau điều quý giá hơn nữa, đó là tình thương, sự tha thứ, sự tôn trọng và những lời khích lệ, thông cảm. Những hành động nhỏ bé đó sẽ có giá trị lớn lao đối với Thiên Chúa và góp phần cho sự cứu độ của chính chúng ta.
Có lẽ không phải tình cờ khi Hội Thánh đưa bài đọc một và bài đáp ca nói về tình yêu vợ chồng vào các bài đọc trong Chúa Nhật hôm nay để chuẩn bị cho chúng ta bước qua ngưỡng cửa sự chết.
Chúa Giêsu biết rằng không dễ để đối diện với sự chết. Chính Người cũng phải đồ mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu trước khi chịu khổ hình thập giá. Nhưng Chúa Giêsu đã vượt qua được sự sợ hãi đó nhờ tin tưởng vào tình yêu của Chúa Cha.
Chúa Giêsu yêu thương Hội Thánh như chồng yêu vợ, và Chúa Giêsu đã để lại cho Hội Thánh những bí tích đầy ơn sủng để chuẩn bị cho chúng ta một cuộc gặp gỡ bất ngờ sau cùng. Nếu chúng ta đã từng gặp gỡ với Chúa Giêsu trong các bí tích ngay bây giờ, có lẽ chúng ta sẽ không còn lo sợ khi đối diện với Đấng thấu suốt mọi bí ẩn của tâm hồn chúng ta khi đứng trước cái chết.
Pt Giuse Trần Văn Nhật
http://www.nguoitinhuu.com/phungvu/baigiang/NamA/cn33tn.mp3
Trong thế kỷ 15, Vua Charles V là hoàng đế sau cùng của các ông vua vĩ đại ở Âu Châu. Vua Charles V đã bảo vệ Âu Châu khỏi sự xâm lăng của Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã tái thiết sự hợp nhất trong Giáo Hội Công Giáo sau cuộc cách mạng của Martin Luther.
Trong thời kỳ vàng son nhất của triều đại Vua Charles V, một trong những vị cố vấn được nhà vua quý mến thì lâm trọng bệnh và đang hấp hối. Vua đến bên giường bệnh thăm hỏi và nói, “Bạn là một tôi tớ trung thành với triều đại này trong biết bao năm. Bây giờ, ta muốn ban cho bạn một điều thật đặc biệt. Hãy cho ta biết và ta sẽ thi hành ngay tức khắc.”
Vị quân sư ngước nhìn nhà vua và nói, “Tâu bệ hạ, hạ thần có một điều rất khát khao.” “Đó là gì, hãy cho ta biết,” nhà vua nôn nóng hỏi. “Hãy ban cho hạ thần sống thêm một ngày – chỉ một ngày thôi.” Nhà vua buồn bã trả lời, “Bạn biết là ta không có quyền đó.”
Vị quân sư cười yếu ớt, và nói: “Phải, hạ thần biết. Ngay cả một vị vua vĩ đại nhất của trần gian này cũng không thể ban sự sống cho hạ thần. Và giờ đây, hạ thần thấy mình thật ngu xuẩn dường nào. Biết bao năm hạ thần phục vụ bệ hạ, nhưng hạ thần lại không nghĩ đến Vị Vua trên trời, và giờ đây hạ thần phải ra đi với hai bàn tay trắng. Xin nhà vua hãy cầu nguyện cho hạ thần.” Đó là lời cuối cùng của một người được coi là khôn ngoan, cố vấn cho nhà vua.
Khi đứng trước sự chết, có thể nói ai cũng sợ, dù rằng, ai cũng biết là người ta sinh ra, lớn lên, già đi, bệnh và chết. Tertullian, một giáo phụ thời tiên khởi, nói rằng, “Sợ một điều không thể tránh thì thật tội nghiệp.” Không ai có thể tránh được cái chết, vậy chúng ta phải chuẩn bị thế nào để khỏi sợ chết, hay nói đúng hơn, khỏi phải sợ khi đối diện với Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn của đời sống chúng ta?
Qua các bài đọc hôm nay, Hội Thánh đem cho chúng ta một vài hiểu biết quan trọng. Bài đọc một, trích sách Cách Ngôn, đề cao người vợ đảm đang, biết lo cho gia đình và cũng biết nghĩ đến người nghèo. Mới nghe qua bài đọc này, chúng ta có cảm tưởng Hội Thánh lầm lẫn khi dùng một bài đọc có lẽ phù hợp với lễ cưới hơn là chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Nhưng cho đến gần cuối bài, chúng ta đọc, “Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ ĐỨC CHÚA mới đáng cho người đời ca tụng” (c. 30). Sự kính sợ Thiên Chúa ở đây không phải là sợ một quan toà nghiêm khắc, sợ bị trừng phạt, nhưng sự kính sợ ở đây là sợ mất lòng người yêu để sống theo một đường lối nhằm diễn đạt tình yêu đó.
Ý nghĩa này lại được đề cao trong bài đáp ca hôm nay với Thánh Vịnh 128, cũng là thánh vịnh được sử dụng trong lễ cưới. “Phúc thay bạn nào kính sợ CHÚA, ăn ở theo đường lối của Người. Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may. Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái trong nhà bạn; và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn.”
Đường lối của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu. Vì yêu thương nhau nên vợ chồng hy sinh cho nhau, cha mẹ hy sinh cho con cái, người này hy sinh cho người kia, nhất là cho người nghèo, người kém may mắn. Khi kính sợ Thiên Chúa là khi chúng ta tuân theo đường lối đầy yêu thương của Thiên Chúa, và đồng thời, đó cũng là khi chúng ta đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Thiên Chúa dùng tình yêu con người để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, và nếu con người không đối xử với nhau bằng tình thương thì hình ảnh của Thiên Chúa đối với những người ấy cũng lệch lạc và đưa đến hậu quả vô cùng xấu xa. Điều này được thấy trong bài phúc âm hôm nay với dụ ngôn các nén bạc.
Trong dụ ngôn, một ông chủ trước khi đi xa, ông đã giao phó tài sản của ông cho các gia nhân. Người được năm nén bạc, người được hai nén và người chỉ có một nén. Và khi ông chủ trở về thì những ai sinh lợi với nén bạc ông trao thì được khen và được thưởng, còn ai không sinh lợi gì cả thì bị ông khiển trách và trừng phạt.
Thoạt nghe qua dụ ngôn này, chúng ta có cảm tưởng Chúa Giêsu đề cao sự buôn bán mà nhiều khi để kiếm lời, người buôn bán mánh lới, tính toán hơn, ít thành thật hơn người dân thường – điều đó trái ngược với bản chất của Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta phải để ý đến lời khen ngợi hai lần của ông chủ trong dụ ngôn. Với người nhận được năm nén và sinh lợi, ông chủ khen ngợi cũng giống như người nhận được hai nén và sinh lợi, “Khá lắm! hỡi đầy tớ tốt và trung thành! Vì anh đã trung thành trong việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh các trách nhiệm lớn hơn. Hãy đến chia sẻ niềm vui với chủ anh!” (c. 21, 23).
Dù năm nén hay hai nén, điều quan trọng là sự trung thành, bởi vì sự trung thành là một đặc điểm của tình yêu. Vợ chồng yêu nhau thì chung thuỷ với nhau. Chúng ta yêu mến Chúa thì trung thành với các giới răn của Chúa.
Điều này tương phản với thái độ của người nhận được một nén bạc và không sinh lợi bởi vì anh ta không nghĩ là ông chủ yêu thương anh khi giao cho anh ta chỉ có một nén bạc. Anh nghĩ, ông chủ là một “người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi”, vì thế, anh đâm sợ. Hình ảnh sai lầm về ông chủ khiến anh sợ hãi. Từ sự sợ hãi vô căn cứ ấy đã khiến anh mất khôn, thay vì để tiền vào nhà băng kiếm lời, anh đã chôn giấu nén bạc dưới đất, và vì vậy, đã không chu toàn bổn phận của một tôi tớ.
Trong tình yêu thì không có sự sợ hãi. Nếu trong tình yêu, nhờ tin tưởng lẫn nhau, sẽ sinh ra kết quả tốt đẹp thì trong sự sợ hãi, vì hồ nghi, sẽ dẫn đến sự tiêu diệt. Nếu chúng ta nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa và rồi chạy theo các tà thần (thần đôla, thần cờ bạc, thần mê tín dị đoan, thần đam mê tửu sắc, v.v.), và khi cái chết đến như kẻ trộm, chúng ta sẽ mất tất cả, kể cả sự sống đời đời. Đây là điều Chúa Giêsu muốn nói trong dụ ngôn chứ Thiên Chúa không hung dữ đến độ “quăng tên đầy tớ vô dụng ấy ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (c. 30).
Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa đầy tình thương. Dù chúng ta lành lặn hay tàn tật, dù chúng ta có tài hay bất tài, dù chúng ta sinh trong một gia đình êm ấm hay đổ vỡ, dù chúng ta giầu hay nghèo, dù chúng ta có địa vị hay không, dù chúng ta có may mắn hay không, dù chúng ta có năm nén hay chỉ có một nén bạc, hãy nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người như nhau, và trong tình yêu thì không có số lượng nhiều hay ít. Nếu chúng ta chỉ có được khả năng hạn hẹp của một nén bạc, Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta phải sinh lợi của một người có hai hoặc năm nén. Điều quan trọng là chúng ta có sử dụng nén bạc ấy để sinh lợi hay không.
Trong xã hội, khi nghe nói đến đầu tư là người ta nghĩ đến kết quả tài chánh, trong Kitô Giáo, ích lợi hay kết quả của sự “đầu tư” là ơn cứu độ. Cũng như những thương gia dám liều lĩnh bỏ vốn làm ăn mà họ có thể bị thua lỗ, người tín hữu Kitô cũng phải can đảm “từ bỏ chính mình”, dám chịu thua thiệt ở đời này để cứu lấy sự sống ở đời sau. Tuy nhiên, cũng như người đã có mười nén lại được cho thêm, khi chúng ta dám sống Tin Mừng đến độ phải hy sinh bản thân, chính khi đó, con người của chúng ta lại càng thêm giá trị trước mặt Chúa.
Áp dụng vào thực tế bài phúc âm hôm nay, câu hỏi để mỗi người suy nghĩ là chúng ta có yêu mến Thiên Chúa đến độ sẵn sàng lao mình vào một cuộc “đầu tư” để nói lên sự quyết tâm của chúng ta đối với ơn cứu độ của Chúa hay không.
Khi mới sang Mỹ, còn nghèo, lương còn ít, chúng ta hãy cố đóng góp, dù rất khiêm tốn, để xây dựng Hội Thánh, trong đó có nhiều người còn nghèo hơn chúng ta. Khi không có thời giờ tham dự Thánh Lễ hàng ngày, vì bận rộn với sinh kế, chúng ta hãy cố bỏ ra năm mười phút mỗi ngày để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, để cầu nguyện với Thiên Chúa. Khi chưa có khả năng để tặng cho vợ/chồng những món quà đáng giá, hay giúp đỡ cho con cái bằng những số tiền đáng kể, chúng ta hãy ban cho nhau điều quý giá hơn nữa, đó là tình thương, sự tha thứ, sự tôn trọng và những lời khích lệ, thông cảm. Những hành động nhỏ bé đó sẽ có giá trị lớn lao đối với Thiên Chúa và góp phần cho sự cứu độ của chính chúng ta.
Có lẽ không phải tình cờ khi Hội Thánh đưa bài đọc một và bài đáp ca nói về tình yêu vợ chồng vào các bài đọc trong Chúa Nhật hôm nay để chuẩn bị cho chúng ta bước qua ngưỡng cửa sự chết.
Chúa Giêsu biết rằng không dễ để đối diện với sự chết. Chính Người cũng phải đồ mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu trước khi chịu khổ hình thập giá. Nhưng Chúa Giêsu đã vượt qua được sự sợ hãi đó nhờ tin tưởng vào tình yêu của Chúa Cha.
Chúa Giêsu yêu thương Hội Thánh như chồng yêu vợ, và Chúa Giêsu đã để lại cho Hội Thánh những bí tích đầy ơn sủng để chuẩn bị cho chúng ta một cuộc gặp gỡ bất ngờ sau cùng. Nếu chúng ta đã từng gặp gỡ với Chúa Giêsu trong các bí tích ngay bây giờ, có lẽ chúng ta sẽ không còn lo sợ khi đối diện với Đấng thấu suốt mọi bí ẩn của tâm hồn chúng ta khi đứng trước cái chết.
Pt Giuse Trần Văn Nhật