Dan Lee
11-14-2011, 08:03 PM
CHÚA NHẬT LỄ ÐỨC KITÔ VUA
Chủ đề: Ðức Giêsu là Vua
(Mt 25,34)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Hôm nay là Chúa nhựt cuối cùng của năm phụng vụ. Lời Chúa vạch cho chúng ta thấy lúc tận cùng của thời gian Ðức Giêsu sẽ làm vua ngự trị trên toàn thể mọi sự và mọi người. Nhưng từ nay cho đến lúc đó, Chúa vẫn làm vua trong lòng những người tin cậy và yêu mến Ngài.
Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta nhận thức vị trí và vai trò làm vua của Chúa trên cuộc đời chúng ta, đồng thời xin Chúa cũng giúp chúng ta phụng thờ Ngài cho xứng đáng.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta đã tôn thờ những "vua" khác không phải là Chúa, như tiền bạc, danh vọng, lạc thú v.v.
Chúng ta không sống theo sự dẫn dắt của Chúa.
Chúng ta không sống theo luật của Nước Chúa là luật yêu thương.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Êd 34,11-12.15-17)
Thiên Chúa đã đặt một số người làm mục tử để chăm sóc cho Israel là đoàn chiên của Chúa. Những người ấy là các vị vua, các tư tế và các luật sĩ. Nhưng họ chỉ biết lợi dụng chức vị để lo cho bản thân, bỏ mặc đoàn chiên bị bơ vơ, đói khát, bị trộm cướp và thú dữ bắt giết.
Vì thế, qua miệng ngôn sứ Êdêkien, Thiên Chúa cho biết rằng Ngài sẽ lấy lại đoàn chiên khỏi tay những mục tử xấu ấy, và Ngài sẽ đích thân làm mục tử chăm sóc cho đoàn chiên mình.
2. Ðáp ca (Tv 22)
Thiên Chúa là một mục tử tốt: Ngài lo cho chiên có cỏ xanh để ăn, nước trong để uống, bóng mát để nghỉ ngơi.
Ðược làm con chiên do Chúa dẫn dắt, người tín hữu không sợ thiếu thốn gì cả; dù đang bước đi trong thung lũng tối tăm, con chiên cũng không sợ vì biết rằng sau đó sẽ tới chỗ an toàn; dù đang đối diện với quân thù, con chiên cũng an tâm vì biết có mục tử hùng mạnh bênh vực che chở mình.
3. Tin Mừng (Mt 25,31-46)
Dụ ngôn này mô tả ngày cánh chung. Khi đó Ðức Giêsu xuất hiện như một vị Vua-Thẩm phán. Tất cả mọi người đều tập họp trước nhan Ngài để chịu xét xử. Tiêu chuẩn mà vị Vua-Thẩm phán ấy dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Ngài cho rằng ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện tình yêu đối với Ngài và sẽ được trọng thưởng. Ngược lai, ai không yêu thương những người khốn khổ bé mọn cũng có nghĩa là không yêu thương Chúa nên bị trừng trị.
4. Bài đọc II (1 Cr 15,20-26a.28)
Thánh Phaolô cũng nói tới ngày cánh chung. Khi đó Ðức Giêsu sẽ làm Vua, chiến thắng tất cả mọi kẻ thù và nắm quyền trên mọi loài mọi vật. Ngài sẽ cho tất cả những ai tin Ngài được sống lại và cùng hưởng vinh quang với Ngài.
IV. Gợi ý giảng
1. Một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng
Dựa vào các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể mô tả một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng:
Vị Vua ấy không chễm chệ ngự trị trong cung điện và trên ngai vàng, nhưng hoà mình với dân như một người mục tử sống với chiên, lo cho chiên và đồng hành với chiên.
Vị vua ấy không bắt dân phải cung phụng và phục dịch mình, nhưng xả thân chăm sóc đến nỗi hiến cả mạng sống mình cho dân.
Luật trong Nước của Vua ấy không rườm rà và khắt khe, nhưng là Luật Yêu Thương, rất đơn giản và ngọt ngào.
Dân trong Nước ấy không hoan hô bằng miệng, không báo cáo bằng giấy, nhưng thực hiện Luật yêu thương một cách cụ thể bằng những việc giúp đỡ những người khốn khổ bé mọn.
Mọi người trong Nước ấy đối xử với nhau một cách vừa tôn trọng vừa thương mến như đối xử với chính Chúa vậy.
Hình ảnh lý tưởng ấy không phải là hoàn toàn ảo tưởng: Vị vua lý tưởng ấy chúng ta đã có rồi, đó là Chúa Giêsu; Luật lý tưởng ấy chúng ta cũng đã có rồi, đó là Luật yêu thương; chỉ còn thiếu một điều là chúng ta phải cố gắng làm những công dân lý tưởng như Chúa đã dạy
2. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong"
Người Á đông chúng ta tuy không biết Thiên Chúa, nhưng có một quan niệm rất chính xác và cao sâu về Ông Trời: Ông Trời là chủ tể của mọi loài, không ai sống ngoài tầm kiểm soát của Ông Trời, sống theo ý Trời thì có phúc, làm ngược ý Trời thì bị phạt. Hai câu phản ảnh rõ nhất quan niệm trên là "lưới trời lồng lộng không ai thoát khỏi" và "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (người sống theo Trời thì còn, người nghịch với Trời thì mất).
Dù là dân đen hay là vua chúa, dù nghèo hay giàu, dù trẻ hay già... cuối cùng rồi thì ai cũng chết và trình diện trước mặt Chúa, Vua Trời. Khi đó Vua Trời sẽ xét xử cuộc sống mỗi người. Ngài xét xử dựa trên Luật yêu thương. Người nào sống yêu thương là "thuận thiên" và sẽ được "tồn" trong hạnh phúc vĩnh hằng. Kẻ sống mà không yêu thương là kẻ "nghịch thiên" và sẽ "vong" vĩnh viễn trong cõi trầm luân.
3. Mở mang Nước Chúa
Nước Thiên Chúa, đó là một trong những hình ảnh được Chúa Giêsu nói tới nhiều nhất, nhưng có lẽ đó cũng là một trong những điều chúng ta hiểu cách mù mờ nhất.
- Ngày xưa người Do Thái hiểu Nước Thiên Chúa chính là Nước Do Thái, một nước Do Thái hùng cường phồn vinh làm bá chủ nhiều nước khác. Hiểu như vậy là sai.
- Ngày nay nhiều người hiểu Nước Thiên Chúa là Giáo Hội, một Giáo Hội có rất đông tín đồ, một Giáo Hội có tổ chức quy mô, khiến cho người ngoài nễ phục. Hiểu như vậy có đúng không? Thưa chỉ đúng một phần thôi, là phần bề ngoài, phần hình thức, phần tổ chức.
Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm về Nước Thiên Chúa.
1. Lần kia các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy bao giờ Nước Thiên Chúa đến?" Chúa Giêsu đáp: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều gì có thể quan sát được, Người ta không thể nói Nước Thiên Chúa ở đây hay ở kia, vì nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" (Lc 17,20-21). Chúng ta hãy nghe cho kỹ Lời Chúa Giêsu nói: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được", nghĩa là sao? Nghĩa là đừng coi Nước Thiên Chúa như một tổ chức, dù là tổ chức quy mô đông đảo bao nhiêu đi nữa. "Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" nghĩa là sao? Có thể có 2 nghĩa: 1 là ở ngay trong lòng mỗi người; 2 là ở một người nào đó đang âm thầm sống và làm việc giữa một tập thể đông người. Như thế Nước Thiên Chúa không phải là một tổ chức mà là một sức sống; sức sống ấy không thể hiện nơi những hoạt động mà thể hiện nơi sức tác động (lặp lại).
Bởi thế trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu đã không so sánh Nước Thiên Chúa với hình ảnh những đạo quân hùng hậu hay với những đám người đông đảo. Trái lại Ngài so sánh Nước Thiên Chúa với hạt cải và với nắm men, những hình ảnh nói lên sự nhỏ bé và âm thầm. Tuy nhiên nhỏ mà lớn, âm thầm mà rất mạnh. Hạt cải sẽ trở thành cây to, nắm men sẽ khơi dậy cả thúng bột.
Những suy nghĩ trên gợi lên ba ý nhỏ về việc xây dựng Nước Thiên Chúa:
1. Bởi vì "Nước Thiên Chúa không đến như điều gì có thể quan sát được", cho nên chúng ta đừng quá chú trọng đến bề ngoài. Hãy xây dựng Nước Thiên Chúa ngay bên trong.
2. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong lòng mình: Chúa Giêsu đã nói "Nước Thiên Chúa ở giữa anh em". "Ở giữa" theo nghĩa thứ nhất là ở ngay trong lòng mỗi người. Cho dù chúng ta có làm hết việc này tới việc nọ, làm hết chỗ này tới chỗ khác, nhưng ngay trong lòng ta không có Nước Thiên Chúa thì tất cả cũng chỉ là công dã tràng thôi. Hãy tự vấn xem trong lòng mình đã có Nước Thiên Chúa chưa. Nếu chưa thì hãy xây dựng. Xây dựng bằng cách sống theo Luật Nước Chúa, tức là Luật yêu thương.
3. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cộng đoàn của mình bằng cách góp phần làm cho cộng đoàn mình đang sống dần dần thành một cộng đoàn yêu thương.
4. Mảnh suy tư
Mẹ Têrêsa nói: ngày nay có nhiều người đói thức ăn, nhưng cũng có nhiều người đói những thứ khác như đói được biết đến, đói được yêu thương, đói được tôn trọng...
Trần truồng không phải chỉ là không quần áo, mà còn là không nhân phẩm, không trong sạch, không tự trọng.
Vô gia cư không phải chỉ là không có nhà, mà còn là bị ruồng bỏ, bị coi là vô dụng.
Chứng bệnh nặng nhất của thế giới hôm nay là cảm giác bị bỏ rơi không ai để ý đến, không ai quan tâm chăm sóc.
Sự ác lớn nhất của thế giới hôm nay là thiếu tình yêu, là dửng dưng với người bên cạnh.
5. Chuyện minh họa
a/ Ông Hoàng Hạnh Phúc
Oscar Wilde đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là The Happy Prince, như sau:
Một Ông Hoàng kia sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi Ai Cập.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
b/ "Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói đâu...?"
Năm 1880, ở thành phố Paris, có một linh mục ăn mặc nghèo hèn đến gõ cửa nhà một cha sở xin được trọ qua đêm. Cha sở tiếp khách rất thờ ơ rồi chỉ cho linh mục ấy lên chiếc gác xép nhà xứ. Linh mục ấy tên là Gioan Bosco, từ Turin nước Ý sang Paris để quyên tiền về xây trường giáo dục các thiếu niên.
Nhiều năm sau, Giáo Hội đã tôn phong Gioan Bosco lên bậc hiển thánh. Khi nghe tin đó, cha sở nọ nói: "Phải chi lúc đó tôi biết ông ấy là Don Bosco thì tôi đâu có để Ngài ở trên cái gác xép ấy, trái lại tôi đã dành phòng khách sang trọng nhất cho Ngài rồi"
Chúng ta không bao giờ biết rõ những kẻ chúng ta gặp là những người như thế nào. Nhưng điều này không quan trọng. Ðiều quan trọng đối với những kẻ có đức tin là chính Chúa hiện thân trong những người ấy.
V. Lời nguyện cho mọi người
CT: Anh chị em thân mến
Ðức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, nhưng là một vị vua của tình thương và hòa bình. Với tâm tình yêu mến vị vua nhân ái, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. Hội Thánh là dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người trong đại gia đình Hội Thánh / đặc biệt là các vị mục tử / luôn luôn là những tấm gương yêu thương sống động.
2. Hoà bình và phát triển là hai mơ ước tha thiết của hết thảy mọi người đang sống trên hành tinh này / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ước mơ trên của con người / sớm trở thành hiện thực trong đời sống thường ngày.
3. Trong quan hệ giữa con người với nhau / nếu thiếu tình người thì không thể có những mối liên hệ tốt đẹp được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu / biết luôn cố gắng đem tinh thần bác ái yêu thương vào trong đời sống xã hội / để mọi người yêu thương / tôn trọng và tin tưởng nhau.
4. Thánh Phaolô nói / "Sống yêu thương là chu toàn cả lề luật Chúa" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống trọn vẹn đức bái ái yêu thương đối với tất cả mọi người.
CT: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chinh phục nhân loại bằng tình thương hy sinh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Chúa, lấy lòng bác ái mà đối xử với nhau, và cách riêng đối với những anh chị em chưa nhận biết Chúa, nhờ đó chúng con có thể giới thiệu Chúa cho những người thành tâm thiện chí. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Trong ngày lễ kính Chúa Giêsu là Vua hôm nay, chúng ta hãy đặc biệt cầu xin cho Nước Chúa mau trị đến trong cõi lòng mọi người.
- Trước rước lễ: Vua Giêsu đã thương mời chúng ta đến dự tiệc của Ngài. Chúng ta hãy đến dự tiệc thánh trong tâm tình biết ơn và cảm mến. "Ðây Chiên Thiên Chúa..."
VII. Giải tán
Trong khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu hoàn toàn làm Vua toàn thể nhân loại, mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm một công dân xứng đáng của Nước Chúa, đó là hằng ngày thực hiện giới luật yêu thương.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Chủ đề: Ðức Giêsu là Vua
(Mt 25,34)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Hôm nay là Chúa nhựt cuối cùng của năm phụng vụ. Lời Chúa vạch cho chúng ta thấy lúc tận cùng của thời gian Ðức Giêsu sẽ làm vua ngự trị trên toàn thể mọi sự và mọi người. Nhưng từ nay cho đến lúc đó, Chúa vẫn làm vua trong lòng những người tin cậy và yêu mến Ngài.
Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta nhận thức vị trí và vai trò làm vua của Chúa trên cuộc đời chúng ta, đồng thời xin Chúa cũng giúp chúng ta phụng thờ Ngài cho xứng đáng.
II. Gợi ý sám hối
Chúng ta đã tôn thờ những "vua" khác không phải là Chúa, như tiền bạc, danh vọng, lạc thú v.v.
Chúng ta không sống theo sự dẫn dắt của Chúa.
Chúng ta không sống theo luật của Nước Chúa là luật yêu thương.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Êd 34,11-12.15-17)
Thiên Chúa đã đặt một số người làm mục tử để chăm sóc cho Israel là đoàn chiên của Chúa. Những người ấy là các vị vua, các tư tế và các luật sĩ. Nhưng họ chỉ biết lợi dụng chức vị để lo cho bản thân, bỏ mặc đoàn chiên bị bơ vơ, đói khát, bị trộm cướp và thú dữ bắt giết.
Vì thế, qua miệng ngôn sứ Êdêkien, Thiên Chúa cho biết rằng Ngài sẽ lấy lại đoàn chiên khỏi tay những mục tử xấu ấy, và Ngài sẽ đích thân làm mục tử chăm sóc cho đoàn chiên mình.
2. Ðáp ca (Tv 22)
Thiên Chúa là một mục tử tốt: Ngài lo cho chiên có cỏ xanh để ăn, nước trong để uống, bóng mát để nghỉ ngơi.
Ðược làm con chiên do Chúa dẫn dắt, người tín hữu không sợ thiếu thốn gì cả; dù đang bước đi trong thung lũng tối tăm, con chiên cũng không sợ vì biết rằng sau đó sẽ tới chỗ an toàn; dù đang đối diện với quân thù, con chiên cũng an tâm vì biết có mục tử hùng mạnh bênh vực che chở mình.
3. Tin Mừng (Mt 25,31-46)
Dụ ngôn này mô tả ngày cánh chung. Khi đó Ðức Giêsu xuất hiện như một vị Vua-Thẩm phán. Tất cả mọi người đều tập họp trước nhan Ngài để chịu xét xử. Tiêu chuẩn mà vị Vua-Thẩm phán ấy dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Ngài cho rằng ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện tình yêu đối với Ngài và sẽ được trọng thưởng. Ngược lai, ai không yêu thương những người khốn khổ bé mọn cũng có nghĩa là không yêu thương Chúa nên bị trừng trị.
4. Bài đọc II (1 Cr 15,20-26a.28)
Thánh Phaolô cũng nói tới ngày cánh chung. Khi đó Ðức Giêsu sẽ làm Vua, chiến thắng tất cả mọi kẻ thù và nắm quyền trên mọi loài mọi vật. Ngài sẽ cho tất cả những ai tin Ngài được sống lại và cùng hưởng vinh quang với Ngài.
IV. Gợi ý giảng
1. Một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng
Dựa vào các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể mô tả một vị vua lý tưởng và một nước lý tưởng:
Vị Vua ấy không chễm chệ ngự trị trong cung điện và trên ngai vàng, nhưng hoà mình với dân như một người mục tử sống với chiên, lo cho chiên và đồng hành với chiên.
Vị vua ấy không bắt dân phải cung phụng và phục dịch mình, nhưng xả thân chăm sóc đến nỗi hiến cả mạng sống mình cho dân.
Luật trong Nước của Vua ấy không rườm rà và khắt khe, nhưng là Luật Yêu Thương, rất đơn giản và ngọt ngào.
Dân trong Nước ấy không hoan hô bằng miệng, không báo cáo bằng giấy, nhưng thực hiện Luật yêu thương một cách cụ thể bằng những việc giúp đỡ những người khốn khổ bé mọn.
Mọi người trong Nước ấy đối xử với nhau một cách vừa tôn trọng vừa thương mến như đối xử với chính Chúa vậy.
Hình ảnh lý tưởng ấy không phải là hoàn toàn ảo tưởng: Vị vua lý tưởng ấy chúng ta đã có rồi, đó là Chúa Giêsu; Luật lý tưởng ấy chúng ta cũng đã có rồi, đó là Luật yêu thương; chỉ còn thiếu một điều là chúng ta phải cố gắng làm những công dân lý tưởng như Chúa đã dạy
2. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong"
Người Á đông chúng ta tuy không biết Thiên Chúa, nhưng có một quan niệm rất chính xác và cao sâu về Ông Trời: Ông Trời là chủ tể của mọi loài, không ai sống ngoài tầm kiểm soát của Ông Trời, sống theo ý Trời thì có phúc, làm ngược ý Trời thì bị phạt. Hai câu phản ảnh rõ nhất quan niệm trên là "lưới trời lồng lộng không ai thoát khỏi" và "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (người sống theo Trời thì còn, người nghịch với Trời thì mất).
Dù là dân đen hay là vua chúa, dù nghèo hay giàu, dù trẻ hay già... cuối cùng rồi thì ai cũng chết và trình diện trước mặt Chúa, Vua Trời. Khi đó Vua Trời sẽ xét xử cuộc sống mỗi người. Ngài xét xử dựa trên Luật yêu thương. Người nào sống yêu thương là "thuận thiên" và sẽ được "tồn" trong hạnh phúc vĩnh hằng. Kẻ sống mà không yêu thương là kẻ "nghịch thiên" và sẽ "vong" vĩnh viễn trong cõi trầm luân.
3. Mở mang Nước Chúa
Nước Thiên Chúa, đó là một trong những hình ảnh được Chúa Giêsu nói tới nhiều nhất, nhưng có lẽ đó cũng là một trong những điều chúng ta hiểu cách mù mờ nhất.
- Ngày xưa người Do Thái hiểu Nước Thiên Chúa chính là Nước Do Thái, một nước Do Thái hùng cường phồn vinh làm bá chủ nhiều nước khác. Hiểu như vậy là sai.
- Ngày nay nhiều người hiểu Nước Thiên Chúa là Giáo Hội, một Giáo Hội có rất đông tín đồ, một Giáo Hội có tổ chức quy mô, khiến cho người ngoài nễ phục. Hiểu như vậy có đúng không? Thưa chỉ đúng một phần thôi, là phần bề ngoài, phần hình thức, phần tổ chức.
Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm về Nước Thiên Chúa.
1. Lần kia các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy bao giờ Nước Thiên Chúa đến?" Chúa Giêsu đáp: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều gì có thể quan sát được, Người ta không thể nói Nước Thiên Chúa ở đây hay ở kia, vì nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" (Lc 17,20-21). Chúng ta hãy nghe cho kỹ Lời Chúa Giêsu nói: "Nước Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được", nghĩa là sao? Nghĩa là đừng coi Nước Thiên Chúa như một tổ chức, dù là tổ chức quy mô đông đảo bao nhiêu đi nữa. "Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em" nghĩa là sao? Có thể có 2 nghĩa: 1 là ở ngay trong lòng mỗi người; 2 là ở một người nào đó đang âm thầm sống và làm việc giữa một tập thể đông người. Như thế Nước Thiên Chúa không phải là một tổ chức mà là một sức sống; sức sống ấy không thể hiện nơi những hoạt động mà thể hiện nơi sức tác động (lặp lại).
Bởi thế trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu đã không so sánh Nước Thiên Chúa với hình ảnh những đạo quân hùng hậu hay với những đám người đông đảo. Trái lại Ngài so sánh Nước Thiên Chúa với hạt cải và với nắm men, những hình ảnh nói lên sự nhỏ bé và âm thầm. Tuy nhiên nhỏ mà lớn, âm thầm mà rất mạnh. Hạt cải sẽ trở thành cây to, nắm men sẽ khơi dậy cả thúng bột.
Những suy nghĩ trên gợi lên ba ý nhỏ về việc xây dựng Nước Thiên Chúa:
1. Bởi vì "Nước Thiên Chúa không đến như điều gì có thể quan sát được", cho nên chúng ta đừng quá chú trọng đến bề ngoài. Hãy xây dựng Nước Thiên Chúa ngay bên trong.
2. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong lòng mình: Chúa Giêsu đã nói "Nước Thiên Chúa ở giữa anh em". "Ở giữa" theo nghĩa thứ nhất là ở ngay trong lòng mỗi người. Cho dù chúng ta có làm hết việc này tới việc nọ, làm hết chỗ này tới chỗ khác, nhưng ngay trong lòng ta không có Nước Thiên Chúa thì tất cả cũng chỉ là công dã tràng thôi. Hãy tự vấn xem trong lòng mình đã có Nước Thiên Chúa chưa. Nếu chưa thì hãy xây dựng. Xây dựng bằng cách sống theo Luật Nước Chúa, tức là Luật yêu thương.
3. Xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cộng đoàn của mình bằng cách góp phần làm cho cộng đoàn mình đang sống dần dần thành một cộng đoàn yêu thương.
4. Mảnh suy tư
Mẹ Têrêsa nói: ngày nay có nhiều người đói thức ăn, nhưng cũng có nhiều người đói những thứ khác như đói được biết đến, đói được yêu thương, đói được tôn trọng...
Trần truồng không phải chỉ là không quần áo, mà còn là không nhân phẩm, không trong sạch, không tự trọng.
Vô gia cư không phải chỉ là không có nhà, mà còn là bị ruồng bỏ, bị coi là vô dụng.
Chứng bệnh nặng nhất của thế giới hôm nay là cảm giác bị bỏ rơi không ai để ý đến, không ai quan tâm chăm sóc.
Sự ác lớn nhất của thế giới hôm nay là thiếu tình yêu, là dửng dưng với người bên cạnh.
5. Chuyện minh họa
a/ Ông Hoàng Hạnh Phúc
Oscar Wilde đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là The Happy Prince, như sau:
Một Ông Hoàng kia sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi Ai Cập.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
b/ "Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói đâu...?"
Năm 1880, ở thành phố Paris, có một linh mục ăn mặc nghèo hèn đến gõ cửa nhà một cha sở xin được trọ qua đêm. Cha sở tiếp khách rất thờ ơ rồi chỉ cho linh mục ấy lên chiếc gác xép nhà xứ. Linh mục ấy tên là Gioan Bosco, từ Turin nước Ý sang Paris để quyên tiền về xây trường giáo dục các thiếu niên.
Nhiều năm sau, Giáo Hội đã tôn phong Gioan Bosco lên bậc hiển thánh. Khi nghe tin đó, cha sở nọ nói: "Phải chi lúc đó tôi biết ông ấy là Don Bosco thì tôi đâu có để Ngài ở trên cái gác xép ấy, trái lại tôi đã dành phòng khách sang trọng nhất cho Ngài rồi"
Chúng ta không bao giờ biết rõ những kẻ chúng ta gặp là những người như thế nào. Nhưng điều này không quan trọng. Ðiều quan trọng đối với những kẻ có đức tin là chính Chúa hiện thân trong những người ấy.
V. Lời nguyện cho mọi người
CT: Anh chị em thân mến
Ðức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, nhưng là một vị vua của tình thương và hòa bình. Với tâm tình yêu mến vị vua nhân ái, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. Hội Thánh là dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người trong đại gia đình Hội Thánh / đặc biệt là các vị mục tử / luôn luôn là những tấm gương yêu thương sống động.
2. Hoà bình và phát triển là hai mơ ước tha thiết của hết thảy mọi người đang sống trên hành tinh này / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ước mơ trên của con người / sớm trở thành hiện thực trong đời sống thường ngày.
3. Trong quan hệ giữa con người với nhau / nếu thiếu tình người thì không thể có những mối liên hệ tốt đẹp được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu / biết luôn cố gắng đem tinh thần bác ái yêu thương vào trong đời sống xã hội / để mọi người yêu thương / tôn trọng và tin tưởng nhau.
4. Thánh Phaolô nói / "Sống yêu thương là chu toàn cả lề luật Chúa" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống trọn vẹn đức bái ái yêu thương đối với tất cả mọi người.
CT: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chinh phục nhân loại bằng tình thương hy sinh của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Chúa, lấy lòng bác ái mà đối xử với nhau, và cách riêng đối với những anh chị em chưa nhận biết Chúa, nhờ đó chúng con có thể giới thiệu Chúa cho những người thành tâm thiện chí. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Trong ngày lễ kính Chúa Giêsu là Vua hôm nay, chúng ta hãy đặc biệt cầu xin cho Nước Chúa mau trị đến trong cõi lòng mọi người.
- Trước rước lễ: Vua Giêsu đã thương mời chúng ta đến dự tiệc của Ngài. Chúng ta hãy đến dự tiệc thánh trong tâm tình biết ơn và cảm mến. "Ðây Chiên Thiên Chúa..."
VII. Giải tán
Trong khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu hoàn toàn làm Vua toàn thể nhân loại, mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm một công dân xứng đáng của Nước Chúa, đó là hằng ngày thực hiện giới luật yêu thương.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái