Dan Lee
11-16-2011, 07:27 PM
Cuộc sống của chúng ta tuỳ thuộc vào Mt 25,
40Đây là một bài học khác về cái nhìn của Thiên Chúa trên cuộc sống của chúng ta. Ngài sẽ phán xét chúng ta như thế nào? Câu trả lời chứa đựng trong bản văn chính yếu này. Đây là tổng kết cuối cùng của tất cả mọi cuộc sống: ngày phán xét chung. Thiên Chúa sẽ xoay sở như thế nào trước công việc vĩ đại này? Ngài sẽ dùng máy vi tính phân tích các sử thi, các bi kịch, các tiểu thuyết cuộc đời cho đến vô tận hay sao? Ngài sẽ tổ chức những vụ kiện ngắn để cân nhắc lợi hại hay chăng? Đó không phải là điều Chúa Giêsu nói với chúng ta. Chúng ta có nguy cơ bối rối vì sự chọn lọc ngắn ngủi, sự nhanh chóng của các mục xét xử và sự đơn giản của câu: “Ta đói, ngươi đã cho Ta ăn, hãy vào hưởng sự vui vẻ”.Chúng ta hãy đánh giá đúng hoàn cảnh: đây là lời răn dạy cuối cùng của Chúa Giêsu và nỗ lực tối hậu của Ngài để đặt chúng ta trước điều cốt yếu. Biết bao lần Ngài nhấn mạnh đến nguy cơ chúng ta trở thành kẻ ngập ngừng: chúng ta tưởng tượng ra những điều tốt đẹp chúng ta sẽ làm... thế rồi chúng ta lại không làm.Ngài biết chúng ta có khuynh hướng thoát ra khỏi những bó buộc cụ thể của tình yêu bằng những xung khắc dài và những mơ mộng: “Chỉ cần yêu thương... Sống yêu thương... Làm thế nào gặp Chúa nơi anh em chúng ta... Làm thế nào thấy Chúa Kitô nơi người nghèo nhất...”. Tốt, rất tốt. Nhưng sẽ đến một ngày nào đó bị tước mất những lời nói chúng ta sẽ trần truồng trước những hành vi của chúng ta. Bạn có hành động khi một người hay tập thể cần đến bạn? Đó là sự chọn lựa những người được chúc phúc và những kẻ bị nguyền rủa. Đó là sức nặng thực sự của cuộc sống của một con người và việc phán xét xem người đó có đáng sống đời đời hay không.- Ngươi, ngươi hăng hái lao vào giúp đỡ khi có dịp: hãy đi vào Nước Trời... Ngươi, ngươi tránh né biết bao việc phải làm: hãy đi xa khỏi Ta.- Nhưng lạy Chúa, con đã thực sự muốn gặp Ngài, sống với Ngài, sống vì Ngài.- Ngươi đã làm gì cho anh em ngươi?- Con thề với Chúa nếu con đã biết rằng...- Ngươi đã làm gì?Mỗi lần chúng ta nghĩ về việc gặp Chúa Giêsu, một cú bấm máy sẽ phải làm bừng sáng trước mắt chúng ta, như một tấm áp phích sáng chói, câu Matthêu 25, 40 mà cuộc sống chúng ta noi theo: “Mỗi lần ngươi làm điều tốt cho một trong những người bé mọn nhất trong số các anh em của Ta thì chính là ngươi đã làm cho Ta vậy”.Điều vĩ đại trong việc gợi ra ngày Phán xét phải làm cho chúng ta hiểu giá trị của cử chỉ nhỏ nhặt nhất của tình yêu thương. Cuối cùng, có một điều quan trọng đó là điều chúng ta thực sự làm để cứu giúp một hoàn cảnh nguy khốn. Danh sách những việc được Chúa Giêsu lấy lại không ngừng kéo dài ra: “Ta mù chữ và ngươi đã dạy Ta học... Ta bị tàn tật và ngươi, một kiến trúc sư, đã nghĩ đến việc xây dựng những căn hộ có thể đến ở được... Ta là một kẻ tị nạn và ngươi đã đón tiếp Ta”.Duy chỉ trên những con đường này người ta mới gặp Chúa Kitô Vua. Nước Trời của Ngài là một thế giới gồm những ngừơi cần được giúp đỡ và những người sẵn lòng giúp đỡ. Mỗi lần chúng ta giúp đỡ tức là chúng ta chọn Chúa Giêsu làm Vua của chúng ta.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
40Đây là một bài học khác về cái nhìn của Thiên Chúa trên cuộc sống của chúng ta. Ngài sẽ phán xét chúng ta như thế nào? Câu trả lời chứa đựng trong bản văn chính yếu này. Đây là tổng kết cuối cùng của tất cả mọi cuộc sống: ngày phán xét chung. Thiên Chúa sẽ xoay sở như thế nào trước công việc vĩ đại này? Ngài sẽ dùng máy vi tính phân tích các sử thi, các bi kịch, các tiểu thuyết cuộc đời cho đến vô tận hay sao? Ngài sẽ tổ chức những vụ kiện ngắn để cân nhắc lợi hại hay chăng? Đó không phải là điều Chúa Giêsu nói với chúng ta. Chúng ta có nguy cơ bối rối vì sự chọn lọc ngắn ngủi, sự nhanh chóng của các mục xét xử và sự đơn giản của câu: “Ta đói, ngươi đã cho Ta ăn, hãy vào hưởng sự vui vẻ”.Chúng ta hãy đánh giá đúng hoàn cảnh: đây là lời răn dạy cuối cùng của Chúa Giêsu và nỗ lực tối hậu của Ngài để đặt chúng ta trước điều cốt yếu. Biết bao lần Ngài nhấn mạnh đến nguy cơ chúng ta trở thành kẻ ngập ngừng: chúng ta tưởng tượng ra những điều tốt đẹp chúng ta sẽ làm... thế rồi chúng ta lại không làm.Ngài biết chúng ta có khuynh hướng thoát ra khỏi những bó buộc cụ thể của tình yêu bằng những xung khắc dài và những mơ mộng: “Chỉ cần yêu thương... Sống yêu thương... Làm thế nào gặp Chúa nơi anh em chúng ta... Làm thế nào thấy Chúa Kitô nơi người nghèo nhất...”. Tốt, rất tốt. Nhưng sẽ đến một ngày nào đó bị tước mất những lời nói chúng ta sẽ trần truồng trước những hành vi của chúng ta. Bạn có hành động khi một người hay tập thể cần đến bạn? Đó là sự chọn lựa những người được chúc phúc và những kẻ bị nguyền rủa. Đó là sức nặng thực sự của cuộc sống của một con người và việc phán xét xem người đó có đáng sống đời đời hay không.- Ngươi, ngươi hăng hái lao vào giúp đỡ khi có dịp: hãy đi vào Nước Trời... Ngươi, ngươi tránh né biết bao việc phải làm: hãy đi xa khỏi Ta.- Nhưng lạy Chúa, con đã thực sự muốn gặp Ngài, sống với Ngài, sống vì Ngài.- Ngươi đã làm gì cho anh em ngươi?- Con thề với Chúa nếu con đã biết rằng...- Ngươi đã làm gì?Mỗi lần chúng ta nghĩ về việc gặp Chúa Giêsu, một cú bấm máy sẽ phải làm bừng sáng trước mắt chúng ta, như một tấm áp phích sáng chói, câu Matthêu 25, 40 mà cuộc sống chúng ta noi theo: “Mỗi lần ngươi làm điều tốt cho một trong những người bé mọn nhất trong số các anh em của Ta thì chính là ngươi đã làm cho Ta vậy”.Điều vĩ đại trong việc gợi ra ngày Phán xét phải làm cho chúng ta hiểu giá trị của cử chỉ nhỏ nhặt nhất của tình yêu thương. Cuối cùng, có một điều quan trọng đó là điều chúng ta thực sự làm để cứu giúp một hoàn cảnh nguy khốn. Danh sách những việc được Chúa Giêsu lấy lại không ngừng kéo dài ra: “Ta mù chữ và ngươi đã dạy Ta học... Ta bị tàn tật và ngươi, một kiến trúc sư, đã nghĩ đến việc xây dựng những căn hộ có thể đến ở được... Ta là một kẻ tị nạn và ngươi đã đón tiếp Ta”.Duy chỉ trên những con đường này người ta mới gặp Chúa Kitô Vua. Nước Trời của Ngài là một thế giới gồm những ngừơi cần được giúp đỡ và những người sẵn lòng giúp đỡ. Mỗi lần chúng ta giúp đỡ tức là chúng ta chọn Chúa Giêsu làm Vua của chúng ta.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)