Dan Lee
11-16-2011, 08:33 PM
Câu chuyện về cô phi công không tay
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/Images/201111/jessica-cox-pilot.jpg
Jessica Cox, cô gái có nghị lực phi thường
Đối với Jessica Cox, người Mỹ gốc Philippines, tất cả những thành công vượt bậc của mình chính là nhờ gia đình.
Sinh ra không có hai tay, nhưng Cox là phi công đầu tiên không có tay được cấp bằng lái trên thế giới và được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận, và đoạt đai đen môn taekwondo, tất cả những thành công này phản ánh lối giáo dục và sự nuôi dưỡng từ gia đình mà cô nhận được.
“Cách nuôi dạy tốt trong gia đình tôi thật sự đã giúp chúng tôi phát triển đức tin và các giá trị và còn giúp chúng tôi trở thành những người tự tin hơn” – Cox, sinh tại Tucson, bang Arizona và làm nghề diễn giả, phát biểu.
“Nếu bạn biết tự tin, tán thưởng, trao quyền và khích lệ thì con trẻ sẽ trở thành người trưởng thành đầy hạnh phúc”.
Ngoài lái máy bay, Cox còn lái xe hơi riêng và là một tay lặn có bình khí được cấp giấy chứng nhận. Cô còn học lướt sóng khi sống ở Hawaii.
Quyết tâm vượt lên số phận và thử thách đã làm cho cô được nhiều người ngưỡng mộ trong đó có các lãnh đạo thế giới.
Vào tháng 7 năm ngoái, Cox hội kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng và đầu năm nay cô sang thăm Vatican và cô đã tặng huy chương vàng kỷ lục Guinness thế giới của mình cho Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.
Nhấn mạnh ảnh hưởng của gia đình trên con cái, nhất là những người khuyết tật, cô nói phản ứng của cha mẹ là “nhân tố quyết định” và “cuối cùng sẽ giúp con cái thành nhân”.
Cox nói cha mẹ phải cố gắng giúp con cái năng động – và cha mẹ của các trẻ khuyết tật cần nỗ lực tìm việc làm chung với con cái.
Cô nói bố mẹ có thể tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo cho con cái bị khuyết tật và thiểu năng trí tuệ để giúp con cái tự tin hơn trong khi chăm lo nhu cầu cá nhân của con cái.
“Cha mẹ tôi dạy tôi rằng tôi có thể làm bất cứ thứ gì và tôi chưa hề trở thành nạn nhân của bất kỳ trường hợp nào … và tin tưởng là quan trọng” – Cox kể.
Cô nói thật đáng tiếc vẫn còn nhiều người thiếu nhận thức và hiểu biết về những người có nhu cầu đặc biệt.
“Tôi thật hạnh phúc khi được sinh ra trong một gia đình vốn không xem tôi là một sự nguyền rủa… vì có một số người nghĩ rằng những người giống như tôi không thể chấp nhận được”.
Cox phát biểu trước khi rời khỏi Manila hôm 10-11 sau khi đi nghỉ mát một tháng ở Mercedes, quê nhà của mẹ cô ở tỉnh Eastern Samar,và thăm thân nhân ở đó.
Cox nói cô quyết tâm sống hết mình.
Là diễn giả, cô đi khắp thế giới kể chuyện về mình và truyền cảm hứng cho người khác.
“Tôi chia sẻ thông điệp động cơ thúc đẩy với người khác và khơi gợi cho họ nhớ lại khả năng của họ … chấp nhận những gì họ có và những gì họ không có” – cô giải thích.
“Chúng ta có những kỷ niệm buồn trong cuộc đời thường làm cho chúng ta nghĩ có những chuyện không thể xảy ra vì thế tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng họ có thể làm được nhiều thứ” – cô khẳng định.
Michael Diaz từ Manila (ucanews)
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/Images/201111/jessica-cox-pilot.jpg
Jessica Cox, cô gái có nghị lực phi thường
Đối với Jessica Cox, người Mỹ gốc Philippines, tất cả những thành công vượt bậc của mình chính là nhờ gia đình.
Sinh ra không có hai tay, nhưng Cox là phi công đầu tiên không có tay được cấp bằng lái trên thế giới và được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận, và đoạt đai đen môn taekwondo, tất cả những thành công này phản ánh lối giáo dục và sự nuôi dưỡng từ gia đình mà cô nhận được.
“Cách nuôi dạy tốt trong gia đình tôi thật sự đã giúp chúng tôi phát triển đức tin và các giá trị và còn giúp chúng tôi trở thành những người tự tin hơn” – Cox, sinh tại Tucson, bang Arizona và làm nghề diễn giả, phát biểu.
“Nếu bạn biết tự tin, tán thưởng, trao quyền và khích lệ thì con trẻ sẽ trở thành người trưởng thành đầy hạnh phúc”.
Ngoài lái máy bay, Cox còn lái xe hơi riêng và là một tay lặn có bình khí được cấp giấy chứng nhận. Cô còn học lướt sóng khi sống ở Hawaii.
Quyết tâm vượt lên số phận và thử thách đã làm cho cô được nhiều người ngưỡng mộ trong đó có các lãnh đạo thế giới.
Vào tháng 7 năm ngoái, Cox hội kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng và đầu năm nay cô sang thăm Vatican và cô đã tặng huy chương vàng kỷ lục Guinness thế giới của mình cho Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.
Nhấn mạnh ảnh hưởng của gia đình trên con cái, nhất là những người khuyết tật, cô nói phản ứng của cha mẹ là “nhân tố quyết định” và “cuối cùng sẽ giúp con cái thành nhân”.
Cox nói cha mẹ phải cố gắng giúp con cái năng động – và cha mẹ của các trẻ khuyết tật cần nỗ lực tìm việc làm chung với con cái.
Cô nói bố mẹ có thể tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo cho con cái bị khuyết tật và thiểu năng trí tuệ để giúp con cái tự tin hơn trong khi chăm lo nhu cầu cá nhân của con cái.
“Cha mẹ tôi dạy tôi rằng tôi có thể làm bất cứ thứ gì và tôi chưa hề trở thành nạn nhân của bất kỳ trường hợp nào … và tin tưởng là quan trọng” – Cox kể.
Cô nói thật đáng tiếc vẫn còn nhiều người thiếu nhận thức và hiểu biết về những người có nhu cầu đặc biệt.
“Tôi thật hạnh phúc khi được sinh ra trong một gia đình vốn không xem tôi là một sự nguyền rủa… vì có một số người nghĩ rằng những người giống như tôi không thể chấp nhận được”.
Cox phát biểu trước khi rời khỏi Manila hôm 10-11 sau khi đi nghỉ mát một tháng ở Mercedes, quê nhà của mẹ cô ở tỉnh Eastern Samar,và thăm thân nhân ở đó.
Cox nói cô quyết tâm sống hết mình.
Là diễn giả, cô đi khắp thế giới kể chuyện về mình và truyền cảm hứng cho người khác.
“Tôi chia sẻ thông điệp động cơ thúc đẩy với người khác và khơi gợi cho họ nhớ lại khả năng của họ … chấp nhận những gì họ có và những gì họ không có” – cô giải thích.
“Chúng ta có những kỷ niệm buồn trong cuộc đời thường làm cho chúng ta nghĩ có những chuyện không thể xảy ra vì thế tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng họ có thể làm được nhiều thứ” – cô khẳng định.
Michael Diaz từ Manila (ucanews)