Dan Lee
11-16-2011, 09:21 PM
VUA PHỤC VỤ
Mới nghe tiêu đề này, chắc chắn không ít người sẽ sửng sốt, cho rằng người viết có lẽ bị “ấm đầu”, chớ làm gì có chuyện vua chúa lại quỳ xuống (phục) làm công việc (vụ) của người tôi tớ hầu hạ chủ nhân. Đúng như vậy, từ xưa tới nay, nhất là ở các triều đại phong kiến, thì đào đâu ra chuyện vua chúa đi phục vụ dân đen, mà chỉ có chuyện dân đen còng lưng mỏi gối, thậm chí mất cả mạng sống mình vì phục vụ quan quyền vua chúa thôi. Vua thời phong kiến được ví như rồng, nào là long nhan (mặt rồng), long tu (râu rồng), long thể (mình rồng), thậm chí cả những đồ dùng của vua cũng rồng nữa (long bào: áo rồng, long ỷ: ghế rồng, long sàng: giường rồng, long xa: xe rồng); đến khi vua chết thì phải tìm long mạch (mạch rồng) mà chôn. Cái gì cũng rồng hết trơn hết trọi, duy chỉ có một điểm khác, ấy là rồng thì phun nước mà vua thì hét ra lửa mửa ra khói. Khiếp! Như thế thì làm sao có chuỵên “vua phục vụ” cho được? Thật là khó tưởng tượng!
Vâng, ở một lúc nào khác, tác giả có bị coi là “ấm đầu” thì xin vui vẻ cúi đầu nhận, nhưng lần này thì không, hoàn toàn không, tác giả rất tỉnh táo khẳng định: Chuyện “Vua Phục Vụ” là có thật 100%, bởi nó đã được lịch sử và hằng triệu triệu nhân chứng sống minh hoạ cụ thể suốt dọc 20 thế kỷ nay. Chẳng nói thì ai cũng quá rõ, đó chính là Vua Giê-su. Sự kiện ông Vua (“Thủ lãnh”) đến thế gian đã được tiên báo từ hơn 5 thế kỷ trước Công nguyên (thời kỳ Israel bị lưu đầy, vào khoảng những năm 587-538), qua ngôn sứ I-sai-a : “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu : Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel; ... Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình” (Is 7, 14; 9, 5). Đến khi Người chào đời tại Bê-lem, thì có 3 nhà đạo sĩ (chiêm tinh gia) ở phương Đông, đã nương theo vì sao dẫn lối, tìm đến Giê-ru-sa-lem hỏi thăm : “Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2, 1-2).
Đức Vua giáng trần trong một đêm đông giá lạnh không phải tại nơi cung điện nguy nga hoành tráng, mà tại một hang bò lừa dơ bẩn nơi một vùng quê hẻo lánh nghèo nàn; không bạc vàng, không nhung lụa, không lò sưởi, mà được đặt trên máng cỏ, và sưởi ấm bằng hơi thở chiên, lừa. Khi trưởng thành, Người đã hành xử vương quyền bằng cách “không ngựa xe đưa rước, không võng gấm lọng vàng, không tiền hô hậu ủng” để đến với những người nghèo hèn, bệnh tật, tội lỗi. Người thu nhận môn đệ nơi những giai cấp thấp cổ bé miệng (chài lưới, nông phu, lao động…), hoặc bị xã hội lên án là tội lỗi (người thu thuế). Cũng chính trong khi Người thu nhận môn đệ, thì những người được thu nhận đã nhận ra đó chính là Đức Vua mà họ hằng mong đợi (“Ông Na-tha-na-en hỏi Người : "Làm sao Ngài lại biết tôi?" Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi." Ông Na-tha-na-en nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!" – Ga 1, 48-49). Ngay đến cả Tổng trấn Phi-la-tô khi xét hỏi để luận tội Người, cũng gọi Người là Vua (“Ông Phi-la-tô cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?" Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." Ông Phi-la-tô liền hỏi : "Vậy ông là Vua sao? " Đức Giê-su đáp : "Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." – Ga 18, 33-37). Và rồi cái bản án tử treo trên đầu Người ("INRI: Giê-su Na-da-ret, vua dân Do-thái" – Mt 27, 37) được viết ra với ý mỉa mai, nhưng không ai ngờ rằng đó cũng lại là một sấm ngôn: "Người Do thái đã đóng đinh chính vị vua của họ – vị vua mà đến Tổng trấn Phi-la-tô (quan cai trị) cũng không tìm ra được một lỗi lầm nhỏ nào! " (chú thich Ga 19, KT Tân Ước).
Rõ ràng Đức Giê-su Ki-tô không tự xưng mình là Vua, mà là do những nhân vật lịch sử đương thời (quan quyền, dân chúng, các Tông đồ... sống cùng thời với Người, kể cả những người có mặt trên trái đất này trước Người 5 – 7 thế kỷ) tôn xưng. Người làm Vua "không giống ai" (kể từ những ông vua phong kiến đến những ông vua hiện đại: tổng thống, thủ tướng, chủ tịch nước v.v...). Không những khác người ở những nơi làm việc hay nghỉ ngơi, mà còn – và nhất là – ở cung cách làm việc. Một ông vua lại quỳ xuống rửa chân cho môn đệ, đầy tớ của mình, rồi còn nói “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15). Và những Lời Người giảng dậy thì toàn là khuyên bảo ăn ngay ở lành, thật thà công chính, khiêm nhường bác ái, thậm chí còn dậy người ta yêu thương cả kẻ thù (Mt 5, 43-44). Người không chỉ dậy bằng Lời, mà bằng hành động, bằng việc làm, bằng chính cả sinh mạng của Người khi bị treo trên thập giá cho đến chết để đền thay tội lỗi loài người ("Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" – Mt 20, 28; "Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên" – Mt 23, 11-12; "Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ" – Lc 22, 26). Trước khi chết treo trên thập tự, Người còn cầu xin Chúa Cha tha cho kẻ đã đóng đinh mình: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lc 23, 34).
Cũng chính vì “Khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2, 10), nên vào ngày 11/12/1925, ĐTC Pi-ô XI đã chính thức thiết lập Lễ mừng kính “CHÚA KI-TÔ VUA”. Sau đó, tại CĐ Va-ti-ca-nô II, khi canh tân Phụng vụ, Giáo Hội đưa thêm vào một ý nghĩa mới: “ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ, VUA VŨ TRỤ” (Giáo Hội thừa nhận đặc tính vũ trụ và cánh chung được thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất nơi mầu nhiệm Giê-su Ki-tô, vì thế nên Lễ này được đặt vào đúng vị trí của nó: Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, thay vì như trước đó, Đức Pi-ô XI để vào CN trước ngày Lễ Các Thánh 1/11). Vâng, cho dù những thế lực thù địch có ngoan cố đến đâu chăng nữa, cũng không thể phủ nhận một sự thật hiển nhiên: “ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ, VUA VŨ TRỤ”. Đồng thời, trải qua 20 thế kỷ, với sự lớn mạnh của Giáo Hội Ki-tô giáo cùng với sự trưởng thành và phát triển vượt bậc cộng đồng Ki-tô hữu, với biết bao nhiêu điềm thiêng dấu lạ, càng chứng tỏ rằng vị ”Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa” chính là ”VUA PHỤC VỤ” độc nhất vô nhị trên thế gian này vậy!
Ôi, lạy Chúa Giê-su Ki-tô Vua Tình Yêu! Xin cho con không đui mù trước những thảm cảnh nơi trần thế, xin cho con khỏi câm điếc trước những bất công đày đoạ con người, và nhất là xin cho con được mở rộng trái tim hèn yếu của con, hằng ngày kín múc Tình Yêu chan chứa nơi Ngài, để con biết đến với anh em của con bằng cách san sẻ nguồn Tình Yêu vô tận đó. Con hiểu rất rõ rằng: ”Một nỗi đau buồn được chia sẻ thì sự buồn đau vơi đi được một nửa, nhưng hạnh phúc khi được sẻ chia lại tăng gấp đôi” (không nhớ xuất xứ). Ôi, lạy Đức Vua Phục Vụ! Xin thương xót con, xin ban Thần Khí thêm sức mạnh cho con, để con luôn luôn và mãi mãi được đến với tất cả mọi anh em của con bằng tinh thần Phục vụ mà Ngài đã truyền dạy và thực hiện làm gương mẫu cho chúng con trên cậy Hồng-Thập-Tự-Yêu-Thương, để đến ngày chúng con được diện kiến thánh nhan, sẽ được nghe chính miệng Ngài phán bảo: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa... Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế (đói cho ăn, khát cho uống, trần truồng cho mặc, thăm viếng khi đau yếu, tiếp rước khi là khách lạ, hỏi han khi bị ngồi tù) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 34-40). Ôi ! Lạy Chúa con ! Lạy Thiên Chúa của con ! Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Mới nghe tiêu đề này, chắc chắn không ít người sẽ sửng sốt, cho rằng người viết có lẽ bị “ấm đầu”, chớ làm gì có chuyện vua chúa lại quỳ xuống (phục) làm công việc (vụ) của người tôi tớ hầu hạ chủ nhân. Đúng như vậy, từ xưa tới nay, nhất là ở các triều đại phong kiến, thì đào đâu ra chuyện vua chúa đi phục vụ dân đen, mà chỉ có chuyện dân đen còng lưng mỏi gối, thậm chí mất cả mạng sống mình vì phục vụ quan quyền vua chúa thôi. Vua thời phong kiến được ví như rồng, nào là long nhan (mặt rồng), long tu (râu rồng), long thể (mình rồng), thậm chí cả những đồ dùng của vua cũng rồng nữa (long bào: áo rồng, long ỷ: ghế rồng, long sàng: giường rồng, long xa: xe rồng); đến khi vua chết thì phải tìm long mạch (mạch rồng) mà chôn. Cái gì cũng rồng hết trơn hết trọi, duy chỉ có một điểm khác, ấy là rồng thì phun nước mà vua thì hét ra lửa mửa ra khói. Khiếp! Như thế thì làm sao có chuỵên “vua phục vụ” cho được? Thật là khó tưởng tượng!
Vâng, ở một lúc nào khác, tác giả có bị coi là “ấm đầu” thì xin vui vẻ cúi đầu nhận, nhưng lần này thì không, hoàn toàn không, tác giả rất tỉnh táo khẳng định: Chuyện “Vua Phục Vụ” là có thật 100%, bởi nó đã được lịch sử và hằng triệu triệu nhân chứng sống minh hoạ cụ thể suốt dọc 20 thế kỷ nay. Chẳng nói thì ai cũng quá rõ, đó chính là Vua Giê-su. Sự kiện ông Vua (“Thủ lãnh”) đến thế gian đã được tiên báo từ hơn 5 thế kỷ trước Công nguyên (thời kỳ Israel bị lưu đầy, vào khoảng những năm 587-538), qua ngôn sứ I-sai-a : “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu : Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel; ... Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình” (Is 7, 14; 9, 5). Đến khi Người chào đời tại Bê-lem, thì có 3 nhà đạo sĩ (chiêm tinh gia) ở phương Đông, đã nương theo vì sao dẫn lối, tìm đến Giê-ru-sa-lem hỏi thăm : “Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2, 1-2).
Đức Vua giáng trần trong một đêm đông giá lạnh không phải tại nơi cung điện nguy nga hoành tráng, mà tại một hang bò lừa dơ bẩn nơi một vùng quê hẻo lánh nghèo nàn; không bạc vàng, không nhung lụa, không lò sưởi, mà được đặt trên máng cỏ, và sưởi ấm bằng hơi thở chiên, lừa. Khi trưởng thành, Người đã hành xử vương quyền bằng cách “không ngựa xe đưa rước, không võng gấm lọng vàng, không tiền hô hậu ủng” để đến với những người nghèo hèn, bệnh tật, tội lỗi. Người thu nhận môn đệ nơi những giai cấp thấp cổ bé miệng (chài lưới, nông phu, lao động…), hoặc bị xã hội lên án là tội lỗi (người thu thuế). Cũng chính trong khi Người thu nhận môn đệ, thì những người được thu nhận đã nhận ra đó chính là Đức Vua mà họ hằng mong đợi (“Ông Na-tha-na-en hỏi Người : "Làm sao Ngài lại biết tôi?" Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi." Ông Na-tha-na-en nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!" – Ga 1, 48-49). Ngay đến cả Tổng trấn Phi-la-tô khi xét hỏi để luận tội Người, cũng gọi Người là Vua (“Ông Phi-la-tô cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?" Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." Ông Phi-la-tô liền hỏi : "Vậy ông là Vua sao? " Đức Giê-su đáp : "Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." – Ga 18, 33-37). Và rồi cái bản án tử treo trên đầu Người ("INRI: Giê-su Na-da-ret, vua dân Do-thái" – Mt 27, 37) được viết ra với ý mỉa mai, nhưng không ai ngờ rằng đó cũng lại là một sấm ngôn: "Người Do thái đã đóng đinh chính vị vua của họ – vị vua mà đến Tổng trấn Phi-la-tô (quan cai trị) cũng không tìm ra được một lỗi lầm nhỏ nào! " (chú thich Ga 19, KT Tân Ước).
Rõ ràng Đức Giê-su Ki-tô không tự xưng mình là Vua, mà là do những nhân vật lịch sử đương thời (quan quyền, dân chúng, các Tông đồ... sống cùng thời với Người, kể cả những người có mặt trên trái đất này trước Người 5 – 7 thế kỷ) tôn xưng. Người làm Vua "không giống ai" (kể từ những ông vua phong kiến đến những ông vua hiện đại: tổng thống, thủ tướng, chủ tịch nước v.v...). Không những khác người ở những nơi làm việc hay nghỉ ngơi, mà còn – và nhất là – ở cung cách làm việc. Một ông vua lại quỳ xuống rửa chân cho môn đệ, đầy tớ của mình, rồi còn nói “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15). Và những Lời Người giảng dậy thì toàn là khuyên bảo ăn ngay ở lành, thật thà công chính, khiêm nhường bác ái, thậm chí còn dậy người ta yêu thương cả kẻ thù (Mt 5, 43-44). Người không chỉ dậy bằng Lời, mà bằng hành động, bằng việc làm, bằng chính cả sinh mạng của Người khi bị treo trên thập giá cho đến chết để đền thay tội lỗi loài người ("Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" – Mt 20, 28; "Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên" – Mt 23, 11-12; "Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ" – Lc 22, 26). Trước khi chết treo trên thập tự, Người còn cầu xin Chúa Cha tha cho kẻ đã đóng đinh mình: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lc 23, 34).
Cũng chính vì “Khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2, 10), nên vào ngày 11/12/1925, ĐTC Pi-ô XI đã chính thức thiết lập Lễ mừng kính “CHÚA KI-TÔ VUA”. Sau đó, tại CĐ Va-ti-ca-nô II, khi canh tân Phụng vụ, Giáo Hội đưa thêm vào một ý nghĩa mới: “ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ, VUA VŨ TRỤ” (Giáo Hội thừa nhận đặc tính vũ trụ và cánh chung được thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất nơi mầu nhiệm Giê-su Ki-tô, vì thế nên Lễ này được đặt vào đúng vị trí của nó: Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, thay vì như trước đó, Đức Pi-ô XI để vào CN trước ngày Lễ Các Thánh 1/11). Vâng, cho dù những thế lực thù địch có ngoan cố đến đâu chăng nữa, cũng không thể phủ nhận một sự thật hiển nhiên: “ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ, VUA VŨ TRỤ”. Đồng thời, trải qua 20 thế kỷ, với sự lớn mạnh của Giáo Hội Ki-tô giáo cùng với sự trưởng thành và phát triển vượt bậc cộng đồng Ki-tô hữu, với biết bao nhiêu điềm thiêng dấu lạ, càng chứng tỏ rằng vị ”Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa” chính là ”VUA PHỤC VỤ” độc nhất vô nhị trên thế gian này vậy!
Ôi, lạy Chúa Giê-su Ki-tô Vua Tình Yêu! Xin cho con không đui mù trước những thảm cảnh nơi trần thế, xin cho con khỏi câm điếc trước những bất công đày đoạ con người, và nhất là xin cho con được mở rộng trái tim hèn yếu của con, hằng ngày kín múc Tình Yêu chan chứa nơi Ngài, để con biết đến với anh em của con bằng cách san sẻ nguồn Tình Yêu vô tận đó. Con hiểu rất rõ rằng: ”Một nỗi đau buồn được chia sẻ thì sự buồn đau vơi đi được một nửa, nhưng hạnh phúc khi được sẻ chia lại tăng gấp đôi” (không nhớ xuất xứ). Ôi, lạy Đức Vua Phục Vụ! Xin thương xót con, xin ban Thần Khí thêm sức mạnh cho con, để con luôn luôn và mãi mãi được đến với tất cả mọi anh em của con bằng tinh thần Phục vụ mà Ngài đã truyền dạy và thực hiện làm gương mẫu cho chúng con trên cậy Hồng-Thập-Tự-Yêu-Thương, để đến ngày chúng con được diện kiến thánh nhan, sẽ được nghe chính miệng Ngài phán bảo: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa... Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế (đói cho ăn, khát cho uống, trần truồng cho mặc, thăm viếng khi đau yếu, tiếp rước khi là khách lạ, hỏi han khi bị ngồi tù) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 34-40). Ôi ! Lạy Chúa con ! Lạy Thiên Chúa của con ! Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.