Dan Lee
11-20-2011, 11:08 AM
Suy Niệm Lời Chúa. Chúa Nhật 34 TN năm A
Kính thưa qúi ông bà anh chị em, Khi nói đến vua, là người ta nghĩ ngay đến một vị vua có địa vị cao nhất trong một đất nước, giàu có, đầy quyền lực, và cũng là vị vua dùng quyền lực để cai trị dân. Vậy nếu một vị vua cai trị dân bằng quyền lực, thì liệu người ta có mộ mến và kính sợ vua đó bằng tấm lòng cảm mến suy phục không? Chắc là không.
Vậy thì, hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Kitô là Vua thì sao đây? Ngôi vị vua của Chúa Giêsu ở đây phải được hiểu như thế nào đây? Chắn chắn rằng vị Vua của chúng ta mừng lễ hôm nay thì khác hẳn các vua chúa trên trần gian này. Vị vua đích thực của chúng ta chính là Đức Giêsu Kitô. Ngài là Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa. Ngài là vua của muôn dân, muôn nước. Ngài là vua của hoàn vũ. Ngài là vua cai quản mọi người bằng tình yêu tha thứ qua sự hy sinh phục vụ. Ngài yêu thương con người quá lẽ đến nỗi đã hy sinh tính mạng vì nhân loại.
Chúa Giêsu là vị vua cao cả quyền uy, là vua giàu có nhất; vì tất cả mọi sự trong hoàn vũ này là nhờ Người, do Người mà có, và tất cả đều thuộc về Người. Với vị Vua như thế mà xem ra Ngài như cần đến con người; suy cho cùng, nghĩ cho thấu, thì Ngài giống như kẻ “Đi ăn xin” tình yêu vậy; vì sao thế? Nếu không phải vì Ngài đã chẳng nề mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế, Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, và chết ô nhục trên thánh giá đó sao! Chúa Giêsu suốt cuộc đời đã đi rao giảng tình yêu và đeo đuổi tình yêu như người mục tử đeo đuổi tìm kiếm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng bạc bị mất. Chúa Giêsu đã hy sinh phục vụ như người đầy tớ qua hình ảnh bữa tiệc ly, và luôn tha thứ và thứ tha. Tha thứ không phải chỉ bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy. Vâng, chỉ vì tình yêu mà Chúa Giêsu đã làm những việc mà dưới con mắt người đời cho đó là một hành động điên khùng, khờ dại, không thể hiểu nổi. Hay nói khác đi, chúng ta chỉ có thể hiểu được phần nào tình yêu của Chúa, khi ta có một cảm nghiệm về tình yêu, và nếm được chút thi vị của tình yêu cho đi, tình yêu tự hiến vì người mình yêu, cho người mình yêu. Sự sáng tạo của tình yêu thiên Chúa không chỉ nằm ở chỗ lời phán truyền khi tạo dựng con người, mà còn qua một hành động cụ thể: chết cho người mình yêu.
Hôm nay, Chúa cũng dạy mỗi người yêu bằng hành động cụ thể qua cung cách và cư xử đối với mọi người chung quanh, nhất là những ai xấu số, nghèo đói, cô đơn, tàn tật. Như chính Chúa Giêsu đã phán với tất cả mọi người, qua bài Tin Mừng Chúa Nhật, lễ Chúa Kitô là Vua, thánh Matthêu đã ghi lại lời Chúa phán: “Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi. Vì xưa Ta đói các ngươi cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi cho Ta uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, ở tù các ngươi đã tới thăm viếng” ( Mt 25,34-36).
Như vậy, Chúa không ở đâu xa, Chúa cũng chẳng ở nơi cao vời vợi, và con người cũng chẳng phải dày công để tìm gặp Ngài; vì Ngài đang có mặt khắp mọi nơi, và rõ nét nhất là Ngài đang hiện thân qua những con người lam lũ khổ đau, cô thân cô thế, những người nghèo khổ bị bỏ rơi, những người bơ vơ không chỗ nương tựa, những người bị tù đày, đói khổ... Và Khi ta giúp họ thì chính lúc đó ta đang làm cho chính Chúa vậy. Điều này là một sự thật chắc chắn, vì chính Chúa Giêsu đã quả quyết trong khi Ngài xét xử thế giới loài người, như bài Tin Mừng hôm ghi lại: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25, 40).
Hiểu như thế thì ngày hôm nay chúng ta có vô vàn cơ hội để ta giúp đỡ Chúa, đồng thời khi ta làm như vậy là ta đang sắm cho mình những của cải thiêng liêng vô giá mà không bao giờ mất đi, và cũng chẳng ai lấy của ta được. Như vậy, hằng ngày ta nhìn chung quanh ta có biết bao nhiêu người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, có khi họ cần đến không phải là tiền bạc, mà là một lời thăm hỏi, một sự quan tâm, một nụ cười, một lời an ủi, một lời khuyên bảo khích lệ, một lời nói hay…Và hằng ngày, từng ngày nếu ta làm được như vậy, thì đây là điều chắc chắn giúp ta được Chúa xếp vào những người được chúc phúc; bởi vì ngày ta trình diện với Chúa, Chúa không hỏi ta đã làm được bao nhiêu tiền, học hành bằng cấp như thế nào, nói được bao nhiêu ngôn ngữ, đi hành hương du lịch được những chỗ nào, thưởng thức được bao nhiêu thức ăn cao lương mỹ vị… mà Ngài chỉ hỏi ta: CON ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHO MỘT TRONG NHỮNG ANH EM BÉ NHỎ NHẤT CỦA TA .
Lạy Chúa, xin cho chúng con có được con mắt và trái tim của Chúa, để chúng con đến với mọi người; nhất là những ai đang đau khổ, đói khát, bệnh tật cô đơn. Có như thể chúng con mới được nghe Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa” Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình, SDD.
Kính thưa qúi ông bà anh chị em, Khi nói đến vua, là người ta nghĩ ngay đến một vị vua có địa vị cao nhất trong một đất nước, giàu có, đầy quyền lực, và cũng là vị vua dùng quyền lực để cai trị dân. Vậy nếu một vị vua cai trị dân bằng quyền lực, thì liệu người ta có mộ mến và kính sợ vua đó bằng tấm lòng cảm mến suy phục không? Chắc là không.
Vậy thì, hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Kitô là Vua thì sao đây? Ngôi vị vua của Chúa Giêsu ở đây phải được hiểu như thế nào đây? Chắn chắn rằng vị Vua của chúng ta mừng lễ hôm nay thì khác hẳn các vua chúa trên trần gian này. Vị vua đích thực của chúng ta chính là Đức Giêsu Kitô. Ngài là Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa. Ngài là vua của muôn dân, muôn nước. Ngài là vua của hoàn vũ. Ngài là vua cai quản mọi người bằng tình yêu tha thứ qua sự hy sinh phục vụ. Ngài yêu thương con người quá lẽ đến nỗi đã hy sinh tính mạng vì nhân loại.
Chúa Giêsu là vị vua cao cả quyền uy, là vua giàu có nhất; vì tất cả mọi sự trong hoàn vũ này là nhờ Người, do Người mà có, và tất cả đều thuộc về Người. Với vị Vua như thế mà xem ra Ngài như cần đến con người; suy cho cùng, nghĩ cho thấu, thì Ngài giống như kẻ “Đi ăn xin” tình yêu vậy; vì sao thế? Nếu không phải vì Ngài đã chẳng nề mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế, Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, và chết ô nhục trên thánh giá đó sao! Chúa Giêsu suốt cuộc đời đã đi rao giảng tình yêu và đeo đuổi tình yêu như người mục tử đeo đuổi tìm kiếm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng bạc bị mất. Chúa Giêsu đã hy sinh phục vụ như người đầy tớ qua hình ảnh bữa tiệc ly, và luôn tha thứ và thứ tha. Tha thứ không phải chỉ bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy. Vâng, chỉ vì tình yêu mà Chúa Giêsu đã làm những việc mà dưới con mắt người đời cho đó là một hành động điên khùng, khờ dại, không thể hiểu nổi. Hay nói khác đi, chúng ta chỉ có thể hiểu được phần nào tình yêu của Chúa, khi ta có một cảm nghiệm về tình yêu, và nếm được chút thi vị của tình yêu cho đi, tình yêu tự hiến vì người mình yêu, cho người mình yêu. Sự sáng tạo của tình yêu thiên Chúa không chỉ nằm ở chỗ lời phán truyền khi tạo dựng con người, mà còn qua một hành động cụ thể: chết cho người mình yêu.
Hôm nay, Chúa cũng dạy mỗi người yêu bằng hành động cụ thể qua cung cách và cư xử đối với mọi người chung quanh, nhất là những ai xấu số, nghèo đói, cô đơn, tàn tật. Như chính Chúa Giêsu đã phán với tất cả mọi người, qua bài Tin Mừng Chúa Nhật, lễ Chúa Kitô là Vua, thánh Matthêu đã ghi lại lời Chúa phán: “Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi. Vì xưa Ta đói các ngươi cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi cho Ta uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, ở tù các ngươi đã tới thăm viếng” ( Mt 25,34-36).
Như vậy, Chúa không ở đâu xa, Chúa cũng chẳng ở nơi cao vời vợi, và con người cũng chẳng phải dày công để tìm gặp Ngài; vì Ngài đang có mặt khắp mọi nơi, và rõ nét nhất là Ngài đang hiện thân qua những con người lam lũ khổ đau, cô thân cô thế, những người nghèo khổ bị bỏ rơi, những người bơ vơ không chỗ nương tựa, những người bị tù đày, đói khổ... Và Khi ta giúp họ thì chính lúc đó ta đang làm cho chính Chúa vậy. Điều này là một sự thật chắc chắn, vì chính Chúa Giêsu đã quả quyết trong khi Ngài xét xử thế giới loài người, như bài Tin Mừng hôm ghi lại: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25, 40).
Hiểu như thế thì ngày hôm nay chúng ta có vô vàn cơ hội để ta giúp đỡ Chúa, đồng thời khi ta làm như vậy là ta đang sắm cho mình những của cải thiêng liêng vô giá mà không bao giờ mất đi, và cũng chẳng ai lấy của ta được. Như vậy, hằng ngày ta nhìn chung quanh ta có biết bao nhiêu người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, có khi họ cần đến không phải là tiền bạc, mà là một lời thăm hỏi, một sự quan tâm, một nụ cười, một lời an ủi, một lời khuyên bảo khích lệ, một lời nói hay…Và hằng ngày, từng ngày nếu ta làm được như vậy, thì đây là điều chắc chắn giúp ta được Chúa xếp vào những người được chúc phúc; bởi vì ngày ta trình diện với Chúa, Chúa không hỏi ta đã làm được bao nhiêu tiền, học hành bằng cấp như thế nào, nói được bao nhiêu ngôn ngữ, đi hành hương du lịch được những chỗ nào, thưởng thức được bao nhiêu thức ăn cao lương mỹ vị… mà Ngài chỉ hỏi ta: CON ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHO MỘT TRONG NHỮNG ANH EM BÉ NHỎ NHẤT CỦA TA .
Lạy Chúa, xin cho chúng con có được con mắt và trái tim của Chúa, để chúng con đến với mọi người; nhất là những ai đang đau khổ, đói khát, bệnh tật cô đơn. Có như thể chúng con mới được nghe Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa” Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình, SDD.