Dan Lee
11-23-2011, 09:44 PM
Vết chân Ngài
Thứ Ba sau Chúa Nhật XXXIV Thường niên A
Lời Chúa: Lc 21,5-11
5Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: 6"Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào." 7Họ hỏi Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước? " 8Đức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. 9Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu". 10Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết (Lc 21,6)
Suy niệm:
Ngay giữa thời đại văn minh vẫn nổi lên ở khắp nơi những tin đồn về ngày tận thế, đặc biệt mỗi nơi khi có nguy cơ chiến tranh cấp vùng: phải chăng nó phản ánh một cách đọc những đoạn kinh thánh hôm nay ? Chúng ta không chối bỏ những giá trị lịch sử khách quan của Lời mạc khải, nhưng lời mạc khải không nhằm dạy ta những chân lý khoa học và lịch sử theo nghĩa thông thường của nó, mà chỉ nhằm dạy được chân lý cứu độ. Vì thế chúng ta đừng để quá bị xúc động bởi những trường hợp lịch sử, nhưng hãy hết lòng chuyên tâm vào chân lý mạc khải.
Lời Chúa rõ ràng trình bày về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và quan tâm đến Nước ấy như là lời giải đáp cho mọi biến động của lịch sử nhân loại.
Nước Thiên Chúa xuất hiện ngay giữa lòng lịch sử, đó là chân lý đầu tiên mà cả bài tiên tri Daniel lẫn bài Tin Mừng muốn khẳng định. Người ta không thể chờ đợi một nước Thiên Chúa như là một biến cố ngoài lịch sử, ngoài cuộc sống. Chân lý này có cả một bằng chứng lớn lao và sống thực của mầu nhiệm nhập thể. Ngay giữa lòng một dân tộc, một mảnh đất, một thời đại một nước Thiên Chúa đã được khai sinh và phát triển. Chân lý này vẫn còn cần được rao giảng cho người thời đại hôm nay. Biết bao con người đã mang một thái độ vong thân khi đi tìm một nước Thiên Chúa ở bên ngoài dân tộc, đất nước và xã hội của mình.
Tuy nhiên, chính Daniel và rồi chính Đức Giêsu cũng quan tâm đến một thái độ sai lạc khác, khi Daniel nhấn mạnh với đức Vua rằng nước Thiên Chúa cho dù xuất hiện ngay giữa lòng lịch sử nhưng lại không phải do bàn tay con người làm ra, nhưng “chính Thiên Chúa trên trời sẽ khiến một nước dấy lên...”. Cũng như đức Giêsu đã nói tới bối cảnh lịch sử khách quan khi nước Thiên Chúa hoàn thành trong lịch sử, nhưng hoàn cảnh không phải là yếu tố cấu thành của “Nước Thiên Chúa”. Nước Thiên Chúa là tiếng nói chung cuộc của lịch sử, sẽ thay thế toàn vẹn lịch sử, nhưng sự thay thế ấy không thể hiểu như là một cuộc chiến tranh tàn phá và hủy diệt. Điều quan trọng mà Mạc khải muốn trình bày chính là lời Tin Mừng sau đây: “Chính ta đây, và thời gian đã gần đến”. Đấng đã tự xưng mình “Chính ta đây” ở đầu Mạc khải cho Môsê để khai mạc lịch sử, chính Người đã đi trong lịch sử tang thương của một kiếp người, của một dân tộc, của một nhân loại. Chính Người phải đến, phải xuất hiện như là một tiếng nói cuối cùng của lịch sử. Lịch sử không làm thành bởi bàn tay con người, nhưng là từng bước đi của Đấng luôn tự xưng mình “Chính là Ta”.
Bởi vậy thái độ của những kẻ tin, không phải là chạy theo những biến đổi của lịch sử khách quan, dù nó biến đổi theo một xu hướng như thế nào, nhưng họ luôn tỉnh thức tìm kiếm “vết chân Ngài”, Đấng đã nhiều lần trong chuỗi giòng lịch sử khẳng định “chính là ta”. Họ muốn đặt từng bước chân đời mình vào “vết chân Ngài”, Đấng đã bướcvào lịch sử và còn đang đi cho đến ngày cùng tận. Nhưng chuỗi ngày kinh hoàng của “Biển đỏ” ngày xưa khi bước chân Ngài đi qua giữa cảnh từng đoàn lớp hùng binh của Pharao gục ngã giữa lòng biển cũng không tha cho họ, họ phải lê bước 40 năm trong sa mạc khô cháy và đói khát. Quả thực Đấng tự xưng mình “Chính là Ta” đã đi trong những biến cố đó, nhưng không đồng hóa mình bất kể là biến cố nào. Ngài vẫn bước đi trong mầu nhiệm cứu độ của Ngài, và những kẻ tin luôn bị đòi hỏi phải tỉnh thức để tìm kiếm Ngài.
Bàn tiệc Thánh thể là mầu nhiệm của lịch sử bước chân Ngài: tất cả lịch sử dường như cô đọng lại nơi lời tuyên bố long trọng “này là Mình Ta... Này là Máu Ta...”, đó chẳng phải là lời của Đấng luôn tự xưng” chính là Ta” đó sao.
Những người tin hiểu rằng chính nơi bàn tiệc này mà tất cả lịch sử đã khởi đầu và hoàn thành và họ có mặt ở đó, bám trụ vào giây phút trọng đại ấy để tin chắc mình đang đứng vào đúng “Vết chân Ngài”. Họ sẽ phải làm cho thánh lễ xuất hiện trong giòng cuộc sống hôm nay, để thánh lễ là tiếng nói cuối cùng của cuộc sống ấy vậy.
Cầu nguyện:
Lạy chúa, chúng con thật hạnh phúc vì được chiêm ngưỡng biết bao kỳ công Chúa đã làm. Chúa còn cho chúng con vinh dự là hình ảnh của Chúa. Xin giúp chúng con biết khám phá ra tình thương của Chúa luôn đong đầy trong cuộc đời chúng con, để nhờ đó chúng con biết ca hát ngợi khen tình yêu Chúa.
Hôm nay Chúa nhìn đền thờ Giêrusalem nguy nga lộng lẫy, nhưng Chúa lại tiên đoán một ngày kia nó sẽ bị tàn phá. Vâng lạy Chúa, giữa những vẻ đẹp nhân tạo, giữa những vẻ đẹp của trần thế mau qua, Chúa muốn chúng con tìm kiếm vẻ đẹp không bao giờ tàn úa. Đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn thanh khiết không bợn nhơ tội lỗi, vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng luôn biết sống yêu thương và phục vụ mọi người. Xin dạy chúng con biết lựa chọn những điều đúng ý Chúa.
Thứ Ba sau Chúa Nhật XXXIV Thường niên A
Lời Chúa: Lc 21,5-11
5Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: 6"Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào." 7Họ hỏi Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước? " 8Đức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. 9Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu". 10Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết (Lc 21,6)
Suy niệm:
Ngay giữa thời đại văn minh vẫn nổi lên ở khắp nơi những tin đồn về ngày tận thế, đặc biệt mỗi nơi khi có nguy cơ chiến tranh cấp vùng: phải chăng nó phản ánh một cách đọc những đoạn kinh thánh hôm nay ? Chúng ta không chối bỏ những giá trị lịch sử khách quan của Lời mạc khải, nhưng lời mạc khải không nhằm dạy ta những chân lý khoa học và lịch sử theo nghĩa thông thường của nó, mà chỉ nhằm dạy được chân lý cứu độ. Vì thế chúng ta đừng để quá bị xúc động bởi những trường hợp lịch sử, nhưng hãy hết lòng chuyên tâm vào chân lý mạc khải.
Lời Chúa rõ ràng trình bày về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và quan tâm đến Nước ấy như là lời giải đáp cho mọi biến động của lịch sử nhân loại.
Nước Thiên Chúa xuất hiện ngay giữa lòng lịch sử, đó là chân lý đầu tiên mà cả bài tiên tri Daniel lẫn bài Tin Mừng muốn khẳng định. Người ta không thể chờ đợi một nước Thiên Chúa như là một biến cố ngoài lịch sử, ngoài cuộc sống. Chân lý này có cả một bằng chứng lớn lao và sống thực của mầu nhiệm nhập thể. Ngay giữa lòng một dân tộc, một mảnh đất, một thời đại một nước Thiên Chúa đã được khai sinh và phát triển. Chân lý này vẫn còn cần được rao giảng cho người thời đại hôm nay. Biết bao con người đã mang một thái độ vong thân khi đi tìm một nước Thiên Chúa ở bên ngoài dân tộc, đất nước và xã hội của mình.
Tuy nhiên, chính Daniel và rồi chính Đức Giêsu cũng quan tâm đến một thái độ sai lạc khác, khi Daniel nhấn mạnh với đức Vua rằng nước Thiên Chúa cho dù xuất hiện ngay giữa lòng lịch sử nhưng lại không phải do bàn tay con người làm ra, nhưng “chính Thiên Chúa trên trời sẽ khiến một nước dấy lên...”. Cũng như đức Giêsu đã nói tới bối cảnh lịch sử khách quan khi nước Thiên Chúa hoàn thành trong lịch sử, nhưng hoàn cảnh không phải là yếu tố cấu thành của “Nước Thiên Chúa”. Nước Thiên Chúa là tiếng nói chung cuộc của lịch sử, sẽ thay thế toàn vẹn lịch sử, nhưng sự thay thế ấy không thể hiểu như là một cuộc chiến tranh tàn phá và hủy diệt. Điều quan trọng mà Mạc khải muốn trình bày chính là lời Tin Mừng sau đây: “Chính ta đây, và thời gian đã gần đến”. Đấng đã tự xưng mình “Chính ta đây” ở đầu Mạc khải cho Môsê để khai mạc lịch sử, chính Người đã đi trong lịch sử tang thương của một kiếp người, của một dân tộc, của một nhân loại. Chính Người phải đến, phải xuất hiện như là một tiếng nói cuối cùng của lịch sử. Lịch sử không làm thành bởi bàn tay con người, nhưng là từng bước đi của Đấng luôn tự xưng mình “Chính là Ta”.
Bởi vậy thái độ của những kẻ tin, không phải là chạy theo những biến đổi của lịch sử khách quan, dù nó biến đổi theo một xu hướng như thế nào, nhưng họ luôn tỉnh thức tìm kiếm “vết chân Ngài”, Đấng đã nhiều lần trong chuỗi giòng lịch sử khẳng định “chính là ta”. Họ muốn đặt từng bước chân đời mình vào “vết chân Ngài”, Đấng đã bướcvào lịch sử và còn đang đi cho đến ngày cùng tận. Nhưng chuỗi ngày kinh hoàng của “Biển đỏ” ngày xưa khi bước chân Ngài đi qua giữa cảnh từng đoàn lớp hùng binh của Pharao gục ngã giữa lòng biển cũng không tha cho họ, họ phải lê bước 40 năm trong sa mạc khô cháy và đói khát. Quả thực Đấng tự xưng mình “Chính là Ta” đã đi trong những biến cố đó, nhưng không đồng hóa mình bất kể là biến cố nào. Ngài vẫn bước đi trong mầu nhiệm cứu độ của Ngài, và những kẻ tin luôn bị đòi hỏi phải tỉnh thức để tìm kiếm Ngài.
Bàn tiệc Thánh thể là mầu nhiệm của lịch sử bước chân Ngài: tất cả lịch sử dường như cô đọng lại nơi lời tuyên bố long trọng “này là Mình Ta... Này là Máu Ta...”, đó chẳng phải là lời của Đấng luôn tự xưng” chính là Ta” đó sao.
Những người tin hiểu rằng chính nơi bàn tiệc này mà tất cả lịch sử đã khởi đầu và hoàn thành và họ có mặt ở đó, bám trụ vào giây phút trọng đại ấy để tin chắc mình đang đứng vào đúng “Vết chân Ngài”. Họ sẽ phải làm cho thánh lễ xuất hiện trong giòng cuộc sống hôm nay, để thánh lễ là tiếng nói cuối cùng của cuộc sống ấy vậy.
Cầu nguyện:
Lạy chúa, chúng con thật hạnh phúc vì được chiêm ngưỡng biết bao kỳ công Chúa đã làm. Chúa còn cho chúng con vinh dự là hình ảnh của Chúa. Xin giúp chúng con biết khám phá ra tình thương của Chúa luôn đong đầy trong cuộc đời chúng con, để nhờ đó chúng con biết ca hát ngợi khen tình yêu Chúa.
Hôm nay Chúa nhìn đền thờ Giêrusalem nguy nga lộng lẫy, nhưng Chúa lại tiên đoán một ngày kia nó sẽ bị tàn phá. Vâng lạy Chúa, giữa những vẻ đẹp nhân tạo, giữa những vẻ đẹp của trần thế mau qua, Chúa muốn chúng con tìm kiếm vẻ đẹp không bao giờ tàn úa. Đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn thanh khiết không bợn nhơ tội lỗi, vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng luôn biết sống yêu thương và phục vụ mọi người. Xin dạy chúng con biết lựa chọn những điều đúng ý Chúa.