Dan Lee
11-27-2011, 12:47 PM
Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B
Kính thưa quí ông bà anh chị em, Chúa nhật thứ nhất mùa vọng là khởi đầu cho năm phụng vụ mới của Giáo Hội, với Chúa Nhật này, lời Chúa mời gọi mỗi người hãy tỉnh thức, nhưng tỉnh thức nào đây, nếu không phải là tỉnh thức mà sứ điệp lời Chúa của Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này mời gọi đó sao?
Trước hết, tỉnh thức hiểu theo phương diện xã hội là một sự chuẩn bị sẵn sàng nào đó; chẳng hạn như người lính sẵn sàng chờ đợi lệnh tiến quân hay rút lui, hay như người ta chuẩn bị đón một vị khách quý. Như thế, qua sự chuẩn bị sẵn sàng này giúp ta có chút kinh nghiệm về việc sẵn sàng thiêng liêng; nghĩa là, ta cần phải có cuộc sống thật tốt đẹp từ lời nói đến việc làm đối với Chúa và đối với tha nhân. Và để có được cuộc sống tốt lành như thế, thì ta không thể bỏ qua được đời sống cầu nguyện, sám hối trở về, như bài đọc 1, sách tiên tri Isaia, mà chúng ta nghe trong Chúa Nhật này. Đây thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời, và cũng là sự ăn năn sám hối, bởi lòng chai dạ đá nên họ đã không đi theo đường lối chỉ dạy của Thiên Chúa nữa. Và một khi con người có những thái độ như thế thì sớm muộn gì họ cũng chuốc lấy đau khổ. Nhưng, may thay trong hoàn cảnh đau khổ đó họ đã nhận thức ra được tình trạng tội lỗi bất xứng của mình trước nhan thánh Chúa, ý thức được mình là thụ tạo, là đất sét trong bàn tay của người thợ gốm, nên tốt hơn hết là để cho Chúa sử dụng mình thế nào là tùy ý Ngài, và con người cần phải có Thiên Chúa đến cứu giúp. Lòng khao khát đó thúc đẩy con người hướng về trời cao để xin mưa nguồn ơn cứu độ; nên chi, từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi, cầu xin hãy mưa Đấng thiên sai Chúa ơi, nghe lời van thiết tha là vậy đó.
Kính thưa anh chị em, qua lời cầu nguyện của tác giả sách Isaia mà chúng ta nghe qua Chúa Nhật này, phải chăng, đó là phương cách giúp chúng ta có một phương cách cầu nguyện. Và, nếu chúng ta luôn ý thức được Thiên Chúa cao cả thánh thiện vô cùng, nhưng lại thương yêu gần gũi với con người, mặc dù con người bất trung tội lỗi, nhưng Chúa vẫn một mực yêu thương và hằng tuôn đổ muôn ơn phúc. Đây chính là điều mà Thánh Phaolô trong bài đọc 2, thơ thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. Thánh Phaolô đã nhận ra bao ân phúc Chúa hằng tuôn đổ cho con người, vì thế thánh nhân không những hằng tạ ơn, mà còn cảm tạ Thiên Chúa thay cho mọi người nữa, ngài nói: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng trong Ngài, anh em được đầy tràn mọi ơn, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa, trong khi mong chờ Chúa chúng ta ngự đến.”
Như thế khi ta hiểu được hồng ân cao qúi của chúng ta là được làm con của Thiên Chúa tốt lành, thì lòng trí chúng ta luôn hướng về Ngài và mong được gắn bó mật thiết với Ngài luôn mãi; chính vì sự mong ước này sẽ thúc đẩy ta có một sự thao thức mong chờ, sẵn sàng đón Chúa. Nếu ai có được tinh thần như thế, thì lời Chúa cảnh báo trong Tin Mừng của Thánh Mác-cô không còn là vấn đề lo sợ nữa: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết giờ nào thời nào Con Người sẽ đến”. Thức tỉnh ở đây là gì, nếu không phải là ai nấy lo chu toàn bổn phận của mình, trước hết là bổn phận đối với Chúa, bổn phận của người chồng, vợ, con cái, cháu chắt, bổn phận của ông, bà. Bổn phận của một người con đối với đất nước xã hội, bổn phận đối với anh em trong đại gia đình nhân loại với nhau.
Muốn chu toàn bổn phận và trách nhiệm này thì trên hết mọi sự, ta phải sống theo những điều Chúa truyền dạy, không có cách nào khác hơn. Và ai càng sống triệt để lời của Chúa bao nhiêu thì người đó luôn thức tỉnh sẵn sàng bấy nhiêu, cho dù ban ngày hay ban đêm, thức hay ngủ; vì người đó luôn sống mối tương quan mật thiết với Chúa từng giờ từng phút chẳng ngơi. Như thế họ sẽ không sợ Chúa đến bất chợt, và xem ra họ luôn mong mỏi Chúa đến với họ càng sớm càng tốt, vì cuộc đời của họ hằng hướng về, và mong được ở với Chúa luôn mãi.
Ước gì mùa vọng là dịp nhắc nhở những ai còn ngủ mê trong thế trần, mải mê chạy theo những hư ảo trần thế, biết dừng lại, quay về với Chúa, sống an bình và hạnh phúc trong Chúa ngay đời này và mai sau. Amen.
Linh mục Phaolô Cao Thế Bình SDD.
Kính thưa quí ông bà anh chị em, Chúa nhật thứ nhất mùa vọng là khởi đầu cho năm phụng vụ mới của Giáo Hội, với Chúa Nhật này, lời Chúa mời gọi mỗi người hãy tỉnh thức, nhưng tỉnh thức nào đây, nếu không phải là tỉnh thức mà sứ điệp lời Chúa của Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này mời gọi đó sao?
Trước hết, tỉnh thức hiểu theo phương diện xã hội là một sự chuẩn bị sẵn sàng nào đó; chẳng hạn như người lính sẵn sàng chờ đợi lệnh tiến quân hay rút lui, hay như người ta chuẩn bị đón một vị khách quý. Như thế, qua sự chuẩn bị sẵn sàng này giúp ta có chút kinh nghiệm về việc sẵn sàng thiêng liêng; nghĩa là, ta cần phải có cuộc sống thật tốt đẹp từ lời nói đến việc làm đối với Chúa và đối với tha nhân. Và để có được cuộc sống tốt lành như thế, thì ta không thể bỏ qua được đời sống cầu nguyện, sám hối trở về, như bài đọc 1, sách tiên tri Isaia, mà chúng ta nghe trong Chúa Nhật này. Đây thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời, và cũng là sự ăn năn sám hối, bởi lòng chai dạ đá nên họ đã không đi theo đường lối chỉ dạy của Thiên Chúa nữa. Và một khi con người có những thái độ như thế thì sớm muộn gì họ cũng chuốc lấy đau khổ. Nhưng, may thay trong hoàn cảnh đau khổ đó họ đã nhận thức ra được tình trạng tội lỗi bất xứng của mình trước nhan thánh Chúa, ý thức được mình là thụ tạo, là đất sét trong bàn tay của người thợ gốm, nên tốt hơn hết là để cho Chúa sử dụng mình thế nào là tùy ý Ngài, và con người cần phải có Thiên Chúa đến cứu giúp. Lòng khao khát đó thúc đẩy con người hướng về trời cao để xin mưa nguồn ơn cứu độ; nên chi, từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi, cầu xin hãy mưa Đấng thiên sai Chúa ơi, nghe lời van thiết tha là vậy đó.
Kính thưa anh chị em, qua lời cầu nguyện của tác giả sách Isaia mà chúng ta nghe qua Chúa Nhật này, phải chăng, đó là phương cách giúp chúng ta có một phương cách cầu nguyện. Và, nếu chúng ta luôn ý thức được Thiên Chúa cao cả thánh thiện vô cùng, nhưng lại thương yêu gần gũi với con người, mặc dù con người bất trung tội lỗi, nhưng Chúa vẫn một mực yêu thương và hằng tuôn đổ muôn ơn phúc. Đây chính là điều mà Thánh Phaolô trong bài đọc 2, thơ thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. Thánh Phaolô đã nhận ra bao ân phúc Chúa hằng tuôn đổ cho con người, vì thế thánh nhân không những hằng tạ ơn, mà còn cảm tạ Thiên Chúa thay cho mọi người nữa, ngài nói: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng trong Ngài, anh em được đầy tràn mọi ơn, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa, trong khi mong chờ Chúa chúng ta ngự đến.”
Như thế khi ta hiểu được hồng ân cao qúi của chúng ta là được làm con của Thiên Chúa tốt lành, thì lòng trí chúng ta luôn hướng về Ngài và mong được gắn bó mật thiết với Ngài luôn mãi; chính vì sự mong ước này sẽ thúc đẩy ta có một sự thao thức mong chờ, sẵn sàng đón Chúa. Nếu ai có được tinh thần như thế, thì lời Chúa cảnh báo trong Tin Mừng của Thánh Mác-cô không còn là vấn đề lo sợ nữa: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết giờ nào thời nào Con Người sẽ đến”. Thức tỉnh ở đây là gì, nếu không phải là ai nấy lo chu toàn bổn phận của mình, trước hết là bổn phận đối với Chúa, bổn phận của người chồng, vợ, con cái, cháu chắt, bổn phận của ông, bà. Bổn phận của một người con đối với đất nước xã hội, bổn phận đối với anh em trong đại gia đình nhân loại với nhau.
Muốn chu toàn bổn phận và trách nhiệm này thì trên hết mọi sự, ta phải sống theo những điều Chúa truyền dạy, không có cách nào khác hơn. Và ai càng sống triệt để lời của Chúa bao nhiêu thì người đó luôn thức tỉnh sẵn sàng bấy nhiêu, cho dù ban ngày hay ban đêm, thức hay ngủ; vì người đó luôn sống mối tương quan mật thiết với Chúa từng giờ từng phút chẳng ngơi. Như thế họ sẽ không sợ Chúa đến bất chợt, và xem ra họ luôn mong mỏi Chúa đến với họ càng sớm càng tốt, vì cuộc đời của họ hằng hướng về, và mong được ở với Chúa luôn mãi.
Ước gì mùa vọng là dịp nhắc nhở những ai còn ngủ mê trong thế trần, mải mê chạy theo những hư ảo trần thế, biết dừng lại, quay về với Chúa, sống an bình và hạnh phúc trong Chúa ngay đời này và mai sau. Amen.
Linh mục Phaolô Cao Thế Bình SDD.