Dan Lee
11-28-2011, 07:59 PM
Hạnh Các Thánh
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_1.jpg
1/12 – Chân phước Gioan Vercelli (khoảng năm 1205-1283)
Ngài sinh gần Vercelli, Tây Bắc Ý. Không biết rõ về cuộc đời ngài lúc đầu. Ngài vào Dòng Đa Minh hồi thập niên 1240 và giữ các chức vụ lãnh đạo trong niều năm. Ngài được bầu làm tổng đại diện Dòng Đa Minh năm 1264, ngài phục vụ gần 20 năm. Ngà nổi tiếng có nghị lực và giản dị, thường đi bộ tới thăm các cơ sở Dòng Đa Minh, thúc giục các tu sĩ sống vâng lời và giữ hiến pháp Dòng.
Ngài được 2 vị giáo hoàng trao trọng trách đặc biệt. ĐGH Grêgôriô X giúp ngài và các tu sĩ Dòng Đa Minh để giúp ổn định nước Ý đang gặp rắc rối với nước khác. Ngài được mời phác thảo chương trình Công đồng Lyon II năm 1274. Tại công đồng này ngài đã gặp Giêrônimô Ascoli (sau là ĐGH Nicôla IV), lúc đó là tổng đại diện Dòng Phanxicô. Thời gian sau, hai vị này được Rôma phái đi điều đình vấn đề liên quan vua Philip III của Pháp. Một lần nữa, chân phước Gioan Vercelli có thể biểu hiện tài thương thuyết và kiến tạo hòa bình.
Sau Công đồng Lyon II, ĐGH Grêgôriô X giao cho ngài nhiệm vụ rao truyền lòng sùng kính Thánh danh Chúa Giêsu. Ngài yêu cầu mỗi nhà nguyện của Dòng Đa Minh đều có bàn thờ tôn sùng Thánh danh Chúa Giêsu, và thành lập những nhóm chống lại việc báng bổ và coi thường. Tới cuối đời, ngài được giao trách nhiệm làm giáo phụ Giêrusalem, nhưng ngài từ chối. Ngài vẫn là tổng đại diện Dòng Đa Minh cho đến khi qua đời.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_2.jpg
2/12 – Chân phước Rafal Chylinski (1694-1741)
Ngài sinh gần Buk, thuộc vùng Poznan tại Ba Lan, tên thật là Melchior. Ngài tỏ ra đạo đức rất sớm, nên gia đình gọi ngài là “tu sĩ nhỏ”. Sau khi học xong tại ĐH Dòng Chúa Cứu Thế ở Poznan, ngài gia nhập kỵ binh và và được thăng cấp sĩ quan trong vòng 3 năm.
Năm 1715, ngài vào Dòng Phanxicô ở Kraków, lấy tên dòng là Rafal, và 2 năm sau được thụ phong linh mục. Sau khi làm mục vụ ở 9 thành phố, ngài tới Lagiewniki (miền Trung Ba Lan), và ở đây 13 năm. Ở đâu ngài cũng nổi tiếng là giản dị, giảng hay, đại lượng. Mọi người noi gương hy sinh của ngài. Ngài chơi đàn harp, đàn lute và mandolin để hòa theo các bài thánh ca phụng vụ. Tại Lagiewniki, ngài phân phát lương thực và quần áo cho người nghèo.
Sau khi qua đời, mộ ngài được nhiều khách hành hương kính viếng ở Ba Lan. Ngài được phong chân phước tại Warsaw năm 1991.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_3.jpg
3/12 – Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục, Bổn mạng các xứ truyền giáo (1506-1552)
“Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì?” (Mt 16:26). Lời này cứ lặp đi lặp lại trong đầu vị giáo sư triết học đang có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tại các học viện. Nhưng không để ý lắm tới lời nói đó, vì lúc đó ngài là giáo sư trẻ mới 24 tuổi, dạy tại Paris.
Bạn thân của ngài là thánh Inhaxiô Loyola đã kiên trì thuyết phục và ngài đã theo Chúa Kitô. Ngài theo hướng dẫn của thánh Inhaxiô, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ (nay là Dòng Chúa Cứu Thế). Tại Montmartre, họ cùng khấn Khó nghèo, Khiết tịnh và Làm tông đồ theo chỉ thị của ĐGH.
Ngài thụ phong linh mục tại Venice năm 1537, sau đó ngài đi tàu tới Lisbon rồi đi Đông Ấn, cặp bến tại Goa, Tây duyên hải Ấn Độ. Ngài dành nhiều thời gian ở Ấn Độ, và làm giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế mới thành lập của tỉnh dòng Ấn Độ.
Đi đâu ngài cũng sống với những người nghèo khổ nhất, chia sẻ lương thực và ở những nơi nghèo khhó với họ. Ngài dành nhiều thời gian cho người nghèo và người bệnh, nhất là người phong cùi. Ngài thường không có thời gian ngủ hoặc đọc kinh nhật tụng nhưng, theo thư ngài viết, ngài rất vui.
Ngài đến các đảo ở Malaysia, rồi sang Nhật. Ngài học tiếng Nhật đủ để giảng đơn giản với dân chúng, để hướng dẫn họ, rửa tội cho họ, và lập các hội truyền giáo. Ở Nhật, ngài muốn đến Trung quốc nhưng dự định này không bao giờ hiện thực vì ngài qua đời trước khi thỏa ước nguyện. Di hài ngài hiện nay còn ở Nhà thờ Chúa Giêsu Nhân lành tại Goa.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_4.jpg
4/12 – Thánh Gioan Damascô, Giáo phụ (676?-749)
Đa số cuộc đời ngài ở tại tu viện Thánh Sabas, gần Giêrusalem. Ngài sinh tại Damascô, học thần học và cổ điển. Sau một thời gian, ngài vào dòng Thánh Sabas.
Ngài nổi tiếng về 3 lĩnh vực:
Thứ nhất, bài trừ ngẫu tượng.
Thứ nhì, luận thuyết (Luận thuyết Exposition of the Orthodox Faith là bản tóm lược các giáo phụ Hy Lạp, và ngài là giáo phụ cuối cùng, và được coi là bộ Tổng luận Thần học của Đông phương).
Thứ ba, ngài là một trong các thi sĩ nổi tiếng của Giáo hội Đông phương. Ngài rất tôn sùng Đức Mẹ, các bài giảng của ngài về Đức Mẹ đều rất nổi tiếng.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_5.jpg
5/12 – Thánh Sabas, Ẩn tu (trước năm 439)
Ngài sinh tại Cappadocia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), là một trong các giáo phụ của Palestine và được coi là một trong những vị sáng lập đời sống tu trì Đông phương.
Tuổi thơ ngài không hạnh phúc, ngài bị lạm dụng và phải bỏ trốn vài lần, cuối cùng xin tị nạn trong một tu viện. Gia đình thuyết phục ngài trở về, nhưng ngài nhất quyết đi tu. Tuy còn trẻ nhưng ngài có tiếng nhân đức.
Lúc 18 tuổi, ngài đi Giêrusalem, tìm cách sống cô tịch. Ngài được coi là người hoàn toàn sống ẩn tu. Mới đầu ngài sống trong tu viện, ban ngày làm việc, ban đêm cầu nguyện. Lúc 30 tuổi, mỗi tuần ngài được phép sống 5 ngày trong một hang động hẻo lánh để cầu nguyện và đan rổ rá. Cố vấn của ngài là thánh Euthymiô. Sau khi thánh Euthymiô qua đời, thánh Sabas chuyển tới sa mạc gần Giêricô. Nngài sống vài năm ở đây trong một hang động gần suối Cedron. Ngài ăn cỏ dại mọc trên đá. Thi thoảng có người đem cho ngài ít thực phẩm khác, còn nước uống phải đi khá xa mới có.
Khi đã ngoài 50 tuổi, ĐGM thuyết phục ngài chịu chức linh mục để phục vụ và lãnh đạo tu viện. Khi làm viện phụ của một cộng đoàn lớn, ngài cảm thấy mình có ơn gọi sống ẩn tu. Vào các mùa Chay, ngài đi xa một thời gian. Khi thấy nhà dòng gặp khó khăn, ngài giúp đỡ nhiều.
Ngài đi khắp Palestine, rao giảng đức tin và đem được nhiều người về với giáo hội. Lúc 91 tuổi, theo lời của giáo phụ Giêrusalem, ngài tới Constantinople. Ngài bị bệnh, ngay khi vừa trở ngài qua đời tại tu viện ở Mar Saba. Ngày nay, tu viện này vẫn có các tu sĩ Chính thống giáo Đông phương sống ở đó.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_1.jpg
1/12 – Chân phước Gioan Vercelli (khoảng năm 1205-1283)
Ngài sinh gần Vercelli, Tây Bắc Ý. Không biết rõ về cuộc đời ngài lúc đầu. Ngài vào Dòng Đa Minh hồi thập niên 1240 và giữ các chức vụ lãnh đạo trong niều năm. Ngài được bầu làm tổng đại diện Dòng Đa Minh năm 1264, ngài phục vụ gần 20 năm. Ngà nổi tiếng có nghị lực và giản dị, thường đi bộ tới thăm các cơ sở Dòng Đa Minh, thúc giục các tu sĩ sống vâng lời và giữ hiến pháp Dòng.
Ngài được 2 vị giáo hoàng trao trọng trách đặc biệt. ĐGH Grêgôriô X giúp ngài và các tu sĩ Dòng Đa Minh để giúp ổn định nước Ý đang gặp rắc rối với nước khác. Ngài được mời phác thảo chương trình Công đồng Lyon II năm 1274. Tại công đồng này ngài đã gặp Giêrônimô Ascoli (sau là ĐGH Nicôla IV), lúc đó là tổng đại diện Dòng Phanxicô. Thời gian sau, hai vị này được Rôma phái đi điều đình vấn đề liên quan vua Philip III của Pháp. Một lần nữa, chân phước Gioan Vercelli có thể biểu hiện tài thương thuyết và kiến tạo hòa bình.
Sau Công đồng Lyon II, ĐGH Grêgôriô X giao cho ngài nhiệm vụ rao truyền lòng sùng kính Thánh danh Chúa Giêsu. Ngài yêu cầu mỗi nhà nguyện của Dòng Đa Minh đều có bàn thờ tôn sùng Thánh danh Chúa Giêsu, và thành lập những nhóm chống lại việc báng bổ và coi thường. Tới cuối đời, ngài được giao trách nhiệm làm giáo phụ Giêrusalem, nhưng ngài từ chối. Ngài vẫn là tổng đại diện Dòng Đa Minh cho đến khi qua đời.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_2.jpg
2/12 – Chân phước Rafal Chylinski (1694-1741)
Ngài sinh gần Buk, thuộc vùng Poznan tại Ba Lan, tên thật là Melchior. Ngài tỏ ra đạo đức rất sớm, nên gia đình gọi ngài là “tu sĩ nhỏ”. Sau khi học xong tại ĐH Dòng Chúa Cứu Thế ở Poznan, ngài gia nhập kỵ binh và và được thăng cấp sĩ quan trong vòng 3 năm.
Năm 1715, ngài vào Dòng Phanxicô ở Kraków, lấy tên dòng là Rafal, và 2 năm sau được thụ phong linh mục. Sau khi làm mục vụ ở 9 thành phố, ngài tới Lagiewniki (miền Trung Ba Lan), và ở đây 13 năm. Ở đâu ngài cũng nổi tiếng là giản dị, giảng hay, đại lượng. Mọi người noi gương hy sinh của ngài. Ngài chơi đàn harp, đàn lute và mandolin để hòa theo các bài thánh ca phụng vụ. Tại Lagiewniki, ngài phân phát lương thực và quần áo cho người nghèo.
Sau khi qua đời, mộ ngài được nhiều khách hành hương kính viếng ở Ba Lan. Ngài được phong chân phước tại Warsaw năm 1991.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_3.jpg
3/12 – Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục, Bổn mạng các xứ truyền giáo (1506-1552)
“Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì?” (Mt 16:26). Lời này cứ lặp đi lặp lại trong đầu vị giáo sư triết học đang có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tại các học viện. Nhưng không để ý lắm tới lời nói đó, vì lúc đó ngài là giáo sư trẻ mới 24 tuổi, dạy tại Paris.
Bạn thân của ngài là thánh Inhaxiô Loyola đã kiên trì thuyết phục và ngài đã theo Chúa Kitô. Ngài theo hướng dẫn của thánh Inhaxiô, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ (nay là Dòng Chúa Cứu Thế). Tại Montmartre, họ cùng khấn Khó nghèo, Khiết tịnh và Làm tông đồ theo chỉ thị của ĐGH.
Ngài thụ phong linh mục tại Venice năm 1537, sau đó ngài đi tàu tới Lisbon rồi đi Đông Ấn, cặp bến tại Goa, Tây duyên hải Ấn Độ. Ngài dành nhiều thời gian ở Ấn Độ, và làm giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế mới thành lập của tỉnh dòng Ấn Độ.
Đi đâu ngài cũng sống với những người nghèo khổ nhất, chia sẻ lương thực và ở những nơi nghèo khhó với họ. Ngài dành nhiều thời gian cho người nghèo và người bệnh, nhất là người phong cùi. Ngài thường không có thời gian ngủ hoặc đọc kinh nhật tụng nhưng, theo thư ngài viết, ngài rất vui.
Ngài đến các đảo ở Malaysia, rồi sang Nhật. Ngài học tiếng Nhật đủ để giảng đơn giản với dân chúng, để hướng dẫn họ, rửa tội cho họ, và lập các hội truyền giáo. Ở Nhật, ngài muốn đến Trung quốc nhưng dự định này không bao giờ hiện thực vì ngài qua đời trước khi thỏa ước nguyện. Di hài ngài hiện nay còn ở Nhà thờ Chúa Giêsu Nhân lành tại Goa.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_4.jpg
4/12 – Thánh Gioan Damascô, Giáo phụ (676?-749)
Đa số cuộc đời ngài ở tại tu viện Thánh Sabas, gần Giêrusalem. Ngài sinh tại Damascô, học thần học và cổ điển. Sau một thời gian, ngài vào dòng Thánh Sabas.
Ngài nổi tiếng về 3 lĩnh vực:
Thứ nhất, bài trừ ngẫu tượng.
Thứ nhì, luận thuyết (Luận thuyết Exposition of the Orthodox Faith là bản tóm lược các giáo phụ Hy Lạp, và ngài là giáo phụ cuối cùng, và được coi là bộ Tổng luận Thần học của Đông phương).
Thứ ba, ngài là một trong các thi sĩ nổi tiếng của Giáo hội Đông phương. Ngài rất tôn sùng Đức Mẹ, các bài giảng của ngài về Đức Mẹ đều rất nổi tiếng.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/HanhCacThanh_1_12_5.jpg
5/12 – Thánh Sabas, Ẩn tu (trước năm 439)
Ngài sinh tại Cappadocia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), là một trong các giáo phụ của Palestine và được coi là một trong những vị sáng lập đời sống tu trì Đông phương.
Tuổi thơ ngài không hạnh phúc, ngài bị lạm dụng và phải bỏ trốn vài lần, cuối cùng xin tị nạn trong một tu viện. Gia đình thuyết phục ngài trở về, nhưng ngài nhất quyết đi tu. Tuy còn trẻ nhưng ngài có tiếng nhân đức.
Lúc 18 tuổi, ngài đi Giêrusalem, tìm cách sống cô tịch. Ngài được coi là người hoàn toàn sống ẩn tu. Mới đầu ngài sống trong tu viện, ban ngày làm việc, ban đêm cầu nguyện. Lúc 30 tuổi, mỗi tuần ngài được phép sống 5 ngày trong một hang động hẻo lánh để cầu nguyện và đan rổ rá. Cố vấn của ngài là thánh Euthymiô. Sau khi thánh Euthymiô qua đời, thánh Sabas chuyển tới sa mạc gần Giêricô. Nngài sống vài năm ở đây trong một hang động gần suối Cedron. Ngài ăn cỏ dại mọc trên đá. Thi thoảng có người đem cho ngài ít thực phẩm khác, còn nước uống phải đi khá xa mới có.
Khi đã ngoài 50 tuổi, ĐGM thuyết phục ngài chịu chức linh mục để phục vụ và lãnh đạo tu viện. Khi làm viện phụ của một cộng đoàn lớn, ngài cảm thấy mình có ơn gọi sống ẩn tu. Vào các mùa Chay, ngài đi xa một thời gian. Khi thấy nhà dòng gặp khó khăn, ngài giúp đỡ nhiều.
Ngài đi khắp Palestine, rao giảng đức tin và đem được nhiều người về với giáo hội. Lúc 91 tuổi, theo lời của giáo phụ Giêrusalem, ngài tới Constantinople. Ngài bị bệnh, ngay khi vừa trở ngài qua đời tại tu viện ở Mar Saba. Ngày nay, tu viện này vẫn có các tu sĩ Chính thống giáo Đông phương sống ở đó.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org