Dan Lee
11-30-2011, 10:21 PM
LỜI TỰA TIN MỪNG MÁCCÔ: TỪ GIOAN TẨY GIẢ ĐẾN ĐỨC GIÊSU
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Một lịch sử mới bắt đầu
Tin Mừng thánh Maccô hôm nay bắt đầu bằng một câu không có động từ, gồm một ít tiếng được chọn lọc kỹ càng, mỗi chữ đều rất nặng nghĩa: tác giả đã cho thấy rõ trọng tâm sứ điệp của Đức Kitô và phác hoạ cho độc giả con đường đức tin.
Đó là sự "Khởi đầu”, J.Hervieux lưu ý: "Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế và nhiều sách khác đã bắt đầu như thế. Chắc hẳn Thánh sử muốn gợi lên rằng Đức Giêsu sẽ mở đầu một lịch sử thánh mới, một tạo dựng mới ("Tin Mừng thánh Maccô", Centurion, tr. 15).
Đó là sự khởi đầu của "Tin Mừng” (tiếng Hy Lạp: Evangile). Điều mà tiên tri Isaia đã loan báo (bài đọc 1 của Chúa nhật này) - tức "Tin Mừng” do sáng kiến của Thiên Chúa vì lợi ích cho dân Ngài - đã hoàn tất, mặc lấy xác phàm trong lịch sử loài người.
• Đó là khởi đầu Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng đã giảng dạy Tin Mừng này trước khi trở thành đối tượng của Tin Mừng sau khi Ngài sống lại. Hơn là một cuốn sách, hơn là một sứ điệp mừng vui, Tin Mừng này chính là Đức Giêsu.
• Thánh sử Maccô đã mặc khải về Đức Giêsu bằng hai danh hiệu đầy ý nghĩa: "Kitô", "Con Thiên Chúa".
"Kitô": từ mà ngày nay chúng ta không còn hiểu hết ý nghĩa nguyên thủy của nó.
M.E. Boismard lưu ý: "Lẽ ra phải đặt một dấu phẩy giữa hai từ GIÊSU và KITÔ để nhấn mạnh từ thứ hai là một danh hiệu đặt cho Đức Giêsu, đó là một danh hiệu hoàng tộc.
Từ "Kitô”, chuyển âm từ "Christos" của tiếng Hy Lạp. "Christos" dùng để dịch động từ "Meshiah" của tiếng Do thái có nghiã là "xức dầu". Động từ Do thái này cũng biến thành "Messias" trong tiếng Hy lạp. Bởi vậy, "Kitô" có nghĩa tương tự như “ Mêsia” để chỉ người được Thiên Chúa xức dầu, bằng dầu đã được hiến thánh.
Do đó, trong số những người được thánh hiến bằng dầu thánh, các vì vua mà Thiên Chúa chọn dẫn dắt dân Người chiêm một vị trí chính yếu và sau này người được xức dầu thánh chỉ còn dùng để chỉ các vì vua mà thôi.
Như vậy, nghĩa đầu tiên của từ "Kitô" có ý nói Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa xức dầu để làm vua dân Người.
Đàng khác, chúng ta sẽ thấy cảnh Đức Giêsu chiu phép rửa (1,9-11), được Maccô trình bày như là một sự đăng quang làm vua vậy. ("Giêsu, người Nagiarét”, Cerf, 1996, tr. 14-16).
"Con Thiên Chúa”: vào thời Đức Giêsu, danh hiệu này được gán cho Đấng Mêsia. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa che chở cách riêng Đấng Người nhận làm con, và giữa họ có mối dây liên hệ đặc biệt. Nhưng đối với các môn đệ, họ cần thời gian để nhân ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan có một không hai; trong Người, chính Thiên Chúa đến với nhân loại. Các ông chỉ cỏ thể nhận ra điều này sau ngày Chúa phục sinh nhờ Thánh Linh ban ơn trong ngày lễ Ngũ Tuần.
KITÔ, CON THIÊN CHÚA: hai danh hiệu trả lời trước cho câu hỏi luôn vang lên trong suốt 8 chương đầu của Tin Mừng thứ hai: "Người này là ai?”. Hai danh hiệu đã phân chia hai phần lớn của Tin Mừng này:
Phần đầu dẫn chúng ta đến lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: Ngài là Đấng Kitô" (8, 29...).
- Phần thứ hai dẫn ta đến sự hiệp thông với niềm tin của viên sĩ quan Rôma được chứng kiến cái chết của Chúa, đã tuyên xưng: "người này thật là Con Thiên Chúa" (15,39).
- Benoit Standaert kết luận: "Phúc Âm hay Tin Mừng, chính là Đức Giêsu và với Ngài, thời đại mới bắt đầu, màn trời xé ra, Thánh Thần ngự xuống, và quyền năng Thiên Chúa thiên trung quyền lực sự dữ... Ngay những từ đầu tiên của Maccô đã là sự khai mở, từ đó xuất hiện một danh hiệu mới, một sự hiện diện mới: Đức Giêsu, Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Maccô đã nói quá đủ! Ngài chẳng còn gì để nói với chúng ta nữa. (“Tin Mừng theo thánh Maccô”, chú giải, Cerf, tr.41).
2. "Khúc dạo đầu” cho một màn kịch khác.
Ngay sau danh xưng đầy ý nghĩa trên về Đức Kitô, không một lời chuyển tiếp, thánh sử cho Gioan Tẩy Giả xuất hiện: "Và Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong hoang địa". Ở ngay phần đầu, đã có những trích dẫn Thánh Kinh (Xuất Hành 23,20; Mal 3,1 và 23; Is 40,3); điều đó hàm ý ghi tên Gioan Tẩy Giả vào truyền thống ngôn sứ và giới thiệu ông như "sứ giả" được Thiên Chúa sai đến "để dọn đường, như người sẽ mở đường cho Thiên Chúa đến, qua Đấng Mêsia của Ngài.
Nơi Gioan Tẩy giả thi hành sứ mệnh là "hoang địa", là nơi của Xuất Hành, là nơi vừa để chịu thử thách vừa để được mặc khối tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa, đồng thời là nơi tượng trưng cho mọi khởi đầu. Và chính vì thế, Gioan "Kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Bên giòng nước sông "Giócđanô" nơi dân Chúa đã băng qua để vào đất hứa, lời ông vang dội "khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem". Một cách nói của thánh sử để cho ta hay là tiếng gọi của con người sa mạc nay gởi đến tất cả mọi người.
Y phục ông làm ta ngạc nhiên. Y phục ấy mang ý nghĩa tượng trưng vì đó cũng là y phục của ngôn sứ Êlia. Sách Các Vua viết: “Ngài mặc áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da" (1V 17,1-6; 9,5-8). Đó là cách thánh sử trình bày Gioan Tẩy Giả như một ngôn sứ Êlia, Đấng mà thời Đức Giêsu người ta tin là phải đến trước Đấng Mêsia.
Cách sống của ông rất khắc khổ, trái hẳn với cách sống của Đức Giêsu. J.Hervieux nhận xét: ‘Người không ăn bận khác thường không ăn chay, Người uống rượu và ăn thịt. Thay vì ở trong hoang địa như Gioan, Người sống trong đời thường, giữa quần chúng’ (sách đã dẫn, tr.19).
Công việc của Gioan là mở đầu thời đại mới: "Khởi đầu Tin Mừng”, và chỉ cho thấy Đấng mà Ngài có bổn phận loan báo rằng: Người đến, rồi tức khắc Gioan rút lui. ‘Đấng đến sau tôi’ – ông tuyên bố cách ngược đời, - bởi lẽ đi đằng sau ai, điều đó có nghĩa làm môn đệ của người ấy – ‘Người quyền phép hơn tôi, tôi không xứng cúi xuống cởi dây giày cho Người’. Chẳng những Gioan tuyên bố không xứng làm môn đệ của Đấng đến sau ông, mà còn cho mình không xứng làm tôi tớ của Người. Ông khẳng định rõ ràng: Phép rửa của Đức Giêsu vượt trên phép rửa của ông: "Tôi đã làm phép rửa cho anh em trong nước, phần Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”.
J. Hervieux kết luận: Sứ điệp rất rõ ràng: Gioan tự giới thiệu như là kẻ đến trước Đức Giêsu. Ông đi trước “Đấng quyền năng" hơn ông. Ông ý thức về sự thấp kém của mình. Ông phải tự hạ trước Đức Giêsu như tôi tớ trước chủ, đến nỗi không xứng cởi dây giày cho Chúa! Sau cùng và nhất là sự khác biệt chính được công nhận giữa phép rửa của Gioan và phép rửa của Đức Giêsu. Gioan đã làm phép rửa trong nước. Đức Giêsu thì làm phép rửa trong Thánh Thần. Cái độc đáo của Đấng Mêsia khi so sánh với vị tiền hô của Người, là Người nắm giữ Thần Khí (xem 1,10). Với ơn Thánh Thần mà Người sẽ ban sau khi phục sinh, Đức Giêsu đem đến ơn tha tội một cách dứt khoát (Cv 2,38).
Vì thế ngay từ trang đầu của Tin Mừng, Maccô đã đặt Gioan Tẩy Giả, sứ mệnh và phép rửa của ông vào đúng chỗ của nó. Tất cả chỉ là để loan báo và để dọn đường cho Đấng Mêsia đến. Phần sau sẽ soi sáng mối liên hệ họ hàng mật thiết giữa Gioan và Đức Giêsu, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa hai con người này (Sách đã dẫn, tr. 19)
II. BÀI ĐỌC THÊM
1. Đáp lại lời mời gọi của Gioan, chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận Đức Giêsu. (Mgr. L. Daloz trong: “Ngài là ai”, Declée de Brouwer, tr. 10)
"Lời công bố của Gioan Tẩy Giả như khúc dạo đầu mở màn cho Đức Giêsu, Đấng Mêsia xuất hiện. Đức Giêsu có mặt giữa những người đáp lại lời mời gọi của Gioan nơi hoang địa. Nhưng ý nghĩa của việc Chúa đến được giải thích bằng những lời của tiên tri Isaia: "Hãy dọn đường cho Chúa...".
Trước khi Đức Giêsu xuất hiện, một sứ giả đã được phái đến để loan báo dọn đường cho Người. Người ta không thể đón nhận Đức Giêsu nết không có chuẩn bị trước. Người đến với những ai chấp nhận đi vào con đường hoán cải bằng cách xưng thú tội mình, chấp nhận sự đổi mới của phép rửa thống hối. Nhờ thế, chúng ta biết thêm sự cao trọng của Đấng sẽ đến. Ngài là "Đấng quyền năng hơn...", và sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Đây là một thái độ đón nhận, chú tâm, một thái độ hoán cải cần có để chuẩn bị gặp gỡ Đức Kitô. Ngài là người đơn sơ và nghèo khó, người anh em của chúng ta. Nhưng đằng sau dáng vẻ bề ngoài ấy, chúng ta được mời gọi tìm hiểu mầu nhiệm của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.
2. “Đức tin, sức mạnh đổi mới” (Mgr. Cl. Dagens trong: “Trình bày đức tin trong xã hội hôm nay”, Cerf, tr. 39-41).
Đánh giá những biến đổi đang diễn ra trong cách sống đạo của những cộng đoàn Kitô giáo không phải nhằm làm một bản tổng kết, nhưng là để nhìn nhận sức mạnh đổi mới do Chúa ban và được thể hiện nhờ việc chúng ta sống đức tin.
- Chúng ta có thể bắt đầu từ sự kiện mới mẻ sau đây: đó là sự đón tiếp và tháp tùng những tân tòng trưởng thành hay những trẻ em chưa được rửa tội học các lớp giáo lý do những bạn bè có đạo dẫn dắt. Con số những người theo học giáo lý như vậy gia tăng không ngừng. Tại sao đức tin nơi nhưng tín hữu đạo gốc lại được đổi mới nhờ những cuộc gặp gỡ này? Thưa bởi vì họ thường đồng hóa Tin Mừng với cách nhìn đời của họ, và vì họ thường có thói quen chỉ giữ lại những gì trong Tin Mừng củng cố lý tưởng nhân loại của mình. Chỉ khi va chạm với những người không thuộc nền "văn hóa công giáo", họ mới thẩm định lại sự mới mẻ nơi Mạc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và sức đổi thay của Tin Mừng. Cũng nhờ đó, họ phát hiện lại sự phong phú của truyền thống phụng vụ và tâm linh trong Kitô giáo, cũng như niềm vui được thuộc về Giáo Hội như một gia đình mới. Gia đình này không tuân theo những luật lệ của xác thịt nhưng tuân theo lời mời gọi của Thánh Thần.
Đó là cách chúng ta phải suy gẫm về những gì đã xảy ra bởi vì Lời Chúa mà các tân tòng khám phá cũng chính là Lời mà chúng ta phải đón nhận và loan báo. Chúng ta không thể phủ nhận cú sốc về niềm tin do hiện tượng trở lại này. Vả lại, cần phải tìm hiểu sâu xa hơn để nhận ra rằng sự kiện tân tòng trở lại, một hiện tượng mới mẻ, biểu lộ sự tìm kiếm đời sống tâm linh của rất nhiều người đương thời. Trong bối cảnh này, trình bày đức tin Kitô giáo không thể là một việc duy ý chí, nhưng chúng ta phải dấn thân vào công cuộc tìm kiếm này, hiểu biết nó, phân định những lời mời gọi, những cám dỗ và cả những ảo tưởng của nó nữa. Bằng những phương tiện của mình, chúng ta cũng cần khắc ghi vào đấy Mạc Khải về Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói với mọi người: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống".
Tương tự như vậy, chúng ta cũng nên nói đến mục vụ cho trẻ em và thanh thiếu niên. Cần phải có những thái độ sư phạm phù hợp và xác định đâu là vai trò và thẩm quyền của chứng nhân trong việc truyền giảng đức tin trong bối cảnh có sự “đứt đoạn với các truyền thống hiện nay.
Ngay cả ở đây nữa, điều chúng ta cần thực hiện không chỉ là so sánh những ý kiến khác nhau về mục vụ hay giáo dục, nhưng là hiểu biết sự phong phú của niềm tin vào Đức Kitô trong việc khai tâm đức tin cho thế hệ trẻ.
Chúng ta cũng có thể đề cập đến những phương tiện mục vụ đang được cải tiến trong Giáo Hội Pháp.
Sau cùng, chúng ta có thể chứng tỏ niềm tin vào Đức Kitô đã gợi lên và cổ xúy cuộc đấu tranh cho quyền con người thế nào, và nói rõ hơn, niềm tin ấy làm thế nào đã giúp hòa hợp được giữa đấu tranh và chiêm niệm, giữa đời sống tâm linh và dấn thân trong xã hội. Ở đây, những tương quan mâu thuẫn giữa những người bề ngoài như xa cách nhau có thể nói không còn tồn tại: Chiến sĩ công giáo tiến hành, linh mục thợ, thành viên của những công đoàn mới, hoặc đan sĩ nam nữ. Dĩ nhiên, nói vậy không có nghiã là xóa bỏ những khác biệt có thực trong những hình thức dấn thân. Nhưng xét đến động cơ sâu xa của sự dấn thân, chúng ta sẽ nhận ra những đòi hỏi như nhau: không thể sống với Đức Kitô trong thân phận tôi tớ của người mà không sống với những anh em bị xã hội loại trừ; cũng vậy, không thể sống dài lâu với những anh em bị xã hội loại trừ mà không tìm kiếm gặp gỡ Đức Kitô trong chiêm niệm. Nỗi đam mê phục vụ nhân loại hiện rõ đằng sau sự khác biệt về cách sống đức tin.
Do đó, chúng ta có thể trình bày đức tin Kitô giáo như một sức mạnh hoán cải và biến đổi thực sự cho cá nhân cũng như cho xã hội. Bởi vì, trong thực hành của Giáo hội, tin và sống đức tin giúp luôn có những sáng kiến và những đổi mới trong vô số lãnh vực.
Chú giải theo Fiches Dominicales
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Một lịch sử mới bắt đầu
Tin Mừng thánh Maccô hôm nay bắt đầu bằng một câu không có động từ, gồm một ít tiếng được chọn lọc kỹ càng, mỗi chữ đều rất nặng nghĩa: tác giả đã cho thấy rõ trọng tâm sứ điệp của Đức Kitô và phác hoạ cho độc giả con đường đức tin.
Đó là sự "Khởi đầu”, J.Hervieux lưu ý: "Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế và nhiều sách khác đã bắt đầu như thế. Chắc hẳn Thánh sử muốn gợi lên rằng Đức Giêsu sẽ mở đầu một lịch sử thánh mới, một tạo dựng mới ("Tin Mừng thánh Maccô", Centurion, tr. 15).
Đó là sự khởi đầu của "Tin Mừng” (tiếng Hy Lạp: Evangile). Điều mà tiên tri Isaia đã loan báo (bài đọc 1 của Chúa nhật này) - tức "Tin Mừng” do sáng kiến của Thiên Chúa vì lợi ích cho dân Ngài - đã hoàn tất, mặc lấy xác phàm trong lịch sử loài người.
• Đó là khởi đầu Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng đã giảng dạy Tin Mừng này trước khi trở thành đối tượng của Tin Mừng sau khi Ngài sống lại. Hơn là một cuốn sách, hơn là một sứ điệp mừng vui, Tin Mừng này chính là Đức Giêsu.
• Thánh sử Maccô đã mặc khải về Đức Giêsu bằng hai danh hiệu đầy ý nghĩa: "Kitô", "Con Thiên Chúa".
"Kitô": từ mà ngày nay chúng ta không còn hiểu hết ý nghĩa nguyên thủy của nó.
M.E. Boismard lưu ý: "Lẽ ra phải đặt một dấu phẩy giữa hai từ GIÊSU và KITÔ để nhấn mạnh từ thứ hai là một danh hiệu đặt cho Đức Giêsu, đó là một danh hiệu hoàng tộc.
Từ "Kitô”, chuyển âm từ "Christos" của tiếng Hy Lạp. "Christos" dùng để dịch động từ "Meshiah" của tiếng Do thái có nghiã là "xức dầu". Động từ Do thái này cũng biến thành "Messias" trong tiếng Hy lạp. Bởi vậy, "Kitô" có nghĩa tương tự như “ Mêsia” để chỉ người được Thiên Chúa xức dầu, bằng dầu đã được hiến thánh.
Do đó, trong số những người được thánh hiến bằng dầu thánh, các vì vua mà Thiên Chúa chọn dẫn dắt dân Người chiêm một vị trí chính yếu và sau này người được xức dầu thánh chỉ còn dùng để chỉ các vì vua mà thôi.
Như vậy, nghĩa đầu tiên của từ "Kitô" có ý nói Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa xức dầu để làm vua dân Người.
Đàng khác, chúng ta sẽ thấy cảnh Đức Giêsu chiu phép rửa (1,9-11), được Maccô trình bày như là một sự đăng quang làm vua vậy. ("Giêsu, người Nagiarét”, Cerf, 1996, tr. 14-16).
"Con Thiên Chúa”: vào thời Đức Giêsu, danh hiệu này được gán cho Đấng Mêsia. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa che chở cách riêng Đấng Người nhận làm con, và giữa họ có mối dây liên hệ đặc biệt. Nhưng đối với các môn đệ, họ cần thời gian để nhân ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan có một không hai; trong Người, chính Thiên Chúa đến với nhân loại. Các ông chỉ cỏ thể nhận ra điều này sau ngày Chúa phục sinh nhờ Thánh Linh ban ơn trong ngày lễ Ngũ Tuần.
KITÔ, CON THIÊN CHÚA: hai danh hiệu trả lời trước cho câu hỏi luôn vang lên trong suốt 8 chương đầu của Tin Mừng thứ hai: "Người này là ai?”. Hai danh hiệu đã phân chia hai phần lớn của Tin Mừng này:
Phần đầu dẫn chúng ta đến lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: Ngài là Đấng Kitô" (8, 29...).
- Phần thứ hai dẫn ta đến sự hiệp thông với niềm tin của viên sĩ quan Rôma được chứng kiến cái chết của Chúa, đã tuyên xưng: "người này thật là Con Thiên Chúa" (15,39).
- Benoit Standaert kết luận: "Phúc Âm hay Tin Mừng, chính là Đức Giêsu và với Ngài, thời đại mới bắt đầu, màn trời xé ra, Thánh Thần ngự xuống, và quyền năng Thiên Chúa thiên trung quyền lực sự dữ... Ngay những từ đầu tiên của Maccô đã là sự khai mở, từ đó xuất hiện một danh hiệu mới, một sự hiện diện mới: Đức Giêsu, Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Maccô đã nói quá đủ! Ngài chẳng còn gì để nói với chúng ta nữa. (“Tin Mừng theo thánh Maccô”, chú giải, Cerf, tr.41).
2. "Khúc dạo đầu” cho một màn kịch khác.
Ngay sau danh xưng đầy ý nghĩa trên về Đức Kitô, không một lời chuyển tiếp, thánh sử cho Gioan Tẩy Giả xuất hiện: "Và Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong hoang địa". Ở ngay phần đầu, đã có những trích dẫn Thánh Kinh (Xuất Hành 23,20; Mal 3,1 và 23; Is 40,3); điều đó hàm ý ghi tên Gioan Tẩy Giả vào truyền thống ngôn sứ và giới thiệu ông như "sứ giả" được Thiên Chúa sai đến "để dọn đường, như người sẽ mở đường cho Thiên Chúa đến, qua Đấng Mêsia của Ngài.
Nơi Gioan Tẩy giả thi hành sứ mệnh là "hoang địa", là nơi của Xuất Hành, là nơi vừa để chịu thử thách vừa để được mặc khối tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa, đồng thời là nơi tượng trưng cho mọi khởi đầu. Và chính vì thế, Gioan "Kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Bên giòng nước sông "Giócđanô" nơi dân Chúa đã băng qua để vào đất hứa, lời ông vang dội "khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem". Một cách nói của thánh sử để cho ta hay là tiếng gọi của con người sa mạc nay gởi đến tất cả mọi người.
Y phục ông làm ta ngạc nhiên. Y phục ấy mang ý nghĩa tượng trưng vì đó cũng là y phục của ngôn sứ Êlia. Sách Các Vua viết: “Ngài mặc áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da" (1V 17,1-6; 9,5-8). Đó là cách thánh sử trình bày Gioan Tẩy Giả như một ngôn sứ Êlia, Đấng mà thời Đức Giêsu người ta tin là phải đến trước Đấng Mêsia.
Cách sống của ông rất khắc khổ, trái hẳn với cách sống của Đức Giêsu. J.Hervieux nhận xét: ‘Người không ăn bận khác thường không ăn chay, Người uống rượu và ăn thịt. Thay vì ở trong hoang địa như Gioan, Người sống trong đời thường, giữa quần chúng’ (sách đã dẫn, tr.19).
Công việc của Gioan là mở đầu thời đại mới: "Khởi đầu Tin Mừng”, và chỉ cho thấy Đấng mà Ngài có bổn phận loan báo rằng: Người đến, rồi tức khắc Gioan rút lui. ‘Đấng đến sau tôi’ – ông tuyên bố cách ngược đời, - bởi lẽ đi đằng sau ai, điều đó có nghĩa làm môn đệ của người ấy – ‘Người quyền phép hơn tôi, tôi không xứng cúi xuống cởi dây giày cho Người’. Chẳng những Gioan tuyên bố không xứng làm môn đệ của Đấng đến sau ông, mà còn cho mình không xứng làm tôi tớ của Người. Ông khẳng định rõ ràng: Phép rửa của Đức Giêsu vượt trên phép rửa của ông: "Tôi đã làm phép rửa cho anh em trong nước, phần Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”.
J. Hervieux kết luận: Sứ điệp rất rõ ràng: Gioan tự giới thiệu như là kẻ đến trước Đức Giêsu. Ông đi trước “Đấng quyền năng" hơn ông. Ông ý thức về sự thấp kém của mình. Ông phải tự hạ trước Đức Giêsu như tôi tớ trước chủ, đến nỗi không xứng cởi dây giày cho Chúa! Sau cùng và nhất là sự khác biệt chính được công nhận giữa phép rửa của Gioan và phép rửa của Đức Giêsu. Gioan đã làm phép rửa trong nước. Đức Giêsu thì làm phép rửa trong Thánh Thần. Cái độc đáo của Đấng Mêsia khi so sánh với vị tiền hô của Người, là Người nắm giữ Thần Khí (xem 1,10). Với ơn Thánh Thần mà Người sẽ ban sau khi phục sinh, Đức Giêsu đem đến ơn tha tội một cách dứt khoát (Cv 2,38).
Vì thế ngay từ trang đầu của Tin Mừng, Maccô đã đặt Gioan Tẩy Giả, sứ mệnh và phép rửa của ông vào đúng chỗ của nó. Tất cả chỉ là để loan báo và để dọn đường cho Đấng Mêsia đến. Phần sau sẽ soi sáng mối liên hệ họ hàng mật thiết giữa Gioan và Đức Giêsu, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa hai con người này (Sách đã dẫn, tr. 19)
II. BÀI ĐỌC THÊM
1. Đáp lại lời mời gọi của Gioan, chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận Đức Giêsu. (Mgr. L. Daloz trong: “Ngài là ai”, Declée de Brouwer, tr. 10)
"Lời công bố của Gioan Tẩy Giả như khúc dạo đầu mở màn cho Đức Giêsu, Đấng Mêsia xuất hiện. Đức Giêsu có mặt giữa những người đáp lại lời mời gọi của Gioan nơi hoang địa. Nhưng ý nghĩa của việc Chúa đến được giải thích bằng những lời của tiên tri Isaia: "Hãy dọn đường cho Chúa...".
Trước khi Đức Giêsu xuất hiện, một sứ giả đã được phái đến để loan báo dọn đường cho Người. Người ta không thể đón nhận Đức Giêsu nết không có chuẩn bị trước. Người đến với những ai chấp nhận đi vào con đường hoán cải bằng cách xưng thú tội mình, chấp nhận sự đổi mới của phép rửa thống hối. Nhờ thế, chúng ta biết thêm sự cao trọng của Đấng sẽ đến. Ngài là "Đấng quyền năng hơn...", và sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Đây là một thái độ đón nhận, chú tâm, một thái độ hoán cải cần có để chuẩn bị gặp gỡ Đức Kitô. Ngài là người đơn sơ và nghèo khó, người anh em của chúng ta. Nhưng đằng sau dáng vẻ bề ngoài ấy, chúng ta được mời gọi tìm hiểu mầu nhiệm của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.
2. “Đức tin, sức mạnh đổi mới” (Mgr. Cl. Dagens trong: “Trình bày đức tin trong xã hội hôm nay”, Cerf, tr. 39-41).
Đánh giá những biến đổi đang diễn ra trong cách sống đạo của những cộng đoàn Kitô giáo không phải nhằm làm một bản tổng kết, nhưng là để nhìn nhận sức mạnh đổi mới do Chúa ban và được thể hiện nhờ việc chúng ta sống đức tin.
- Chúng ta có thể bắt đầu từ sự kiện mới mẻ sau đây: đó là sự đón tiếp và tháp tùng những tân tòng trưởng thành hay những trẻ em chưa được rửa tội học các lớp giáo lý do những bạn bè có đạo dẫn dắt. Con số những người theo học giáo lý như vậy gia tăng không ngừng. Tại sao đức tin nơi nhưng tín hữu đạo gốc lại được đổi mới nhờ những cuộc gặp gỡ này? Thưa bởi vì họ thường đồng hóa Tin Mừng với cách nhìn đời của họ, và vì họ thường có thói quen chỉ giữ lại những gì trong Tin Mừng củng cố lý tưởng nhân loại của mình. Chỉ khi va chạm với những người không thuộc nền "văn hóa công giáo", họ mới thẩm định lại sự mới mẻ nơi Mạc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và sức đổi thay của Tin Mừng. Cũng nhờ đó, họ phát hiện lại sự phong phú của truyền thống phụng vụ và tâm linh trong Kitô giáo, cũng như niềm vui được thuộc về Giáo Hội như một gia đình mới. Gia đình này không tuân theo những luật lệ của xác thịt nhưng tuân theo lời mời gọi của Thánh Thần.
Đó là cách chúng ta phải suy gẫm về những gì đã xảy ra bởi vì Lời Chúa mà các tân tòng khám phá cũng chính là Lời mà chúng ta phải đón nhận và loan báo. Chúng ta không thể phủ nhận cú sốc về niềm tin do hiện tượng trở lại này. Vả lại, cần phải tìm hiểu sâu xa hơn để nhận ra rằng sự kiện tân tòng trở lại, một hiện tượng mới mẻ, biểu lộ sự tìm kiếm đời sống tâm linh của rất nhiều người đương thời. Trong bối cảnh này, trình bày đức tin Kitô giáo không thể là một việc duy ý chí, nhưng chúng ta phải dấn thân vào công cuộc tìm kiếm này, hiểu biết nó, phân định những lời mời gọi, những cám dỗ và cả những ảo tưởng của nó nữa. Bằng những phương tiện của mình, chúng ta cũng cần khắc ghi vào đấy Mạc Khải về Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói với mọi người: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống".
Tương tự như vậy, chúng ta cũng nên nói đến mục vụ cho trẻ em và thanh thiếu niên. Cần phải có những thái độ sư phạm phù hợp và xác định đâu là vai trò và thẩm quyền của chứng nhân trong việc truyền giảng đức tin trong bối cảnh có sự “đứt đoạn với các truyền thống hiện nay.
Ngay cả ở đây nữa, điều chúng ta cần thực hiện không chỉ là so sánh những ý kiến khác nhau về mục vụ hay giáo dục, nhưng là hiểu biết sự phong phú của niềm tin vào Đức Kitô trong việc khai tâm đức tin cho thế hệ trẻ.
Chúng ta cũng có thể đề cập đến những phương tiện mục vụ đang được cải tiến trong Giáo Hội Pháp.
Sau cùng, chúng ta có thể chứng tỏ niềm tin vào Đức Kitô đã gợi lên và cổ xúy cuộc đấu tranh cho quyền con người thế nào, và nói rõ hơn, niềm tin ấy làm thế nào đã giúp hòa hợp được giữa đấu tranh và chiêm niệm, giữa đời sống tâm linh và dấn thân trong xã hội. Ở đây, những tương quan mâu thuẫn giữa những người bề ngoài như xa cách nhau có thể nói không còn tồn tại: Chiến sĩ công giáo tiến hành, linh mục thợ, thành viên của những công đoàn mới, hoặc đan sĩ nam nữ. Dĩ nhiên, nói vậy không có nghiã là xóa bỏ những khác biệt có thực trong những hình thức dấn thân. Nhưng xét đến động cơ sâu xa của sự dấn thân, chúng ta sẽ nhận ra những đòi hỏi như nhau: không thể sống với Đức Kitô trong thân phận tôi tớ của người mà không sống với những anh em bị xã hội loại trừ; cũng vậy, không thể sống dài lâu với những anh em bị xã hội loại trừ mà không tìm kiếm gặp gỡ Đức Kitô trong chiêm niệm. Nỗi đam mê phục vụ nhân loại hiện rõ đằng sau sự khác biệt về cách sống đức tin.
Do đó, chúng ta có thể trình bày đức tin Kitô giáo như một sức mạnh hoán cải và biến đổi thực sự cho cá nhân cũng như cho xã hội. Bởi vì, trong thực hành của Giáo hội, tin và sống đức tin giúp luôn có những sáng kiến và những đổi mới trong vô số lãnh vực.
Chú giải theo Fiches Dominicales