Dan Lee
12-07-2011, 12:10 AM
SỐNG THEO CHÚA KITÔ
Chúng ta có trong xã hội cái gọi là những Thành Qủa của Giáo Dục. Trước khi chúng ta nói về Thành Quả Giáo Dục là cái gì, chúng ta cần phải so sánh nó với cái mà khi tôi còn là một cậu bé ở trường. Có một số môn các bạn phải học. Hãy lấy một cái làm thí dụ: môn toán học, số học. Các bạn đã được dạy hai cộng với hai là bốn và bốn cộng với bốn là tám, năm cộng với năm là mười, và các bạn phải bị khảo bài vào thời gian được chỉ định. Hãy gỉa dụ là có mười câu hỏi sát hạch và các bạn trả lời bốn cộng bốn là chín, và năm cộng năm là mười một v.v.. Nếu các bạn có mười câu hỏi và trả lời sai phân nửa số câu hỏi, các bạn sẽ rớt. Các bạn sẽ bị điểm F.
Thành Qủa Căn Bản Giáo Dục
Ngày nay chúng ta có Thành Qủa Căn Bản của Giáo Dục. Điều đó có nghĩa là không ai bị đánh rớt. Nhà trường không còn ra bài thi nữa bởi vì nếu đứa trẻ bị điểm rớt trong toán học hay lịch sử hoặc đánh vần, hay bất cứ môn học nào khác, đứa trẻ đó sẽ mất gía trị tự tin. Và chúng ta không thể để cho đứa trẻ mất gía trị tự tin, do đó chúng ta phải thay đổi các nguyên tắc. Nếu đứa trẻ muốn nói hai cộng với hai là mười hai, hay là hai mươi hai, hoặc bất cứ số nào, “như thế cũng được, chúng ta không nói là nó sai, bởi vì chúng ta đối diện với thành qủa giáo dục căn bản, và mọi học sinh phải được chấp nhận bằng mọi cách và ở mọi hình thức.
Hãy lấy môn đánh vần và tập viết làm thí dụ. Khi tôi còn đi học, chúng tôi đã học Phương Pháp Palmer. Ngày nay các học sinh dường như không học viết đẹp nữa. Tôi có đứa cháu gần ba mươi tuổi với hai bằng cấp về kỹ sư hóa học, có việc làm tốt, lương cao, và khi nó viết thì viết giống như tôi ở trình độ lớp một. Một lần tôi nhờ nó viết một vấn đề. Nó đã viết ra và tôi không thể đọc được. Nó hoàn tòan không thể nhận ra được. Tôi bảo nó viết chữ ký của nó ra giấy. Tôi cũng đã không đọc được, bời vì nó không biết viết. Chính các bạn hãy thử nghiệm xem. Hãy hỏi con của các bạn hay một người bà con hai mươi lăm tuổi hay trẻ hơn xem nó có viết ra được trên trang giấy một đoạn văn từ tờ nhật báo, và thử xem bạn có đọc được điều nó viết ra hay không. Rất có thể là bạn sẽ thấy thật khó đọc, bởi vì chúng ta không đòi hỏi người ta phải làm theo cái tối căn bản, chân lý và sự thực tế của đời sống.
Thành Qủa Căn Bản Luân Lý
Cũng giống như thế trong liên quan đến con người và luân lý. Chúng ta có thành qủa căn bản luân lý. “Nếu tôi không cảm thấy thích làm điều đó, nếu điều đó không giúp cho tôi cảm thấy thích, thì tôi không phải thi hành.” Đó là thái độ nếu cái này thích thú thì hãy làm. Có hai nguyên tắc luân lý, làm cách này hay làm cách kia. Không có lựa chọn nào khác. Cách thứ nhất là biết các nguyên tắc của luân lý, biết cái gì là đúng, và biết cái gì là sai; do đó chúng ta làm theo cái thực tế, theo những nguyên tắc tối căn bản của luân lý. Hoặc thái độ khác là thay đổi các nguyên tắc để làm theo suy nghĩ riêng của mình: nếu một người nghĩ cho điều nào đó là đúng, thì họ phải làm theo điều đúng đó, nếu họ không thích điều đó thì họ làm theo cái họ thích hơn là cái họ nghĩ là đúng. Người ta thay đổi lối suy nghĩ để sống theo cái họ muốn. Điều đó làm cho họ cảm thấy thích. Lối suy nghĩ như thế đang lưu hành trong đất nước chúng ta ngày nay, và trên khắp thế giới, bởi vậy nên chúng ta thay đổi tất cả các nguyên tắc để làm theo cách suy nghĩ của mình hơn là thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của chúng ta để làm theo các nguyên tắc luân lý.
Tôi có thể cho các bạn năm mươi lăm thí dụ, nhưng tôi sẽ đan cử một điều. Bây giờ chúng ta có hôn nhân đồng phái tính. Đó là điều hợp pháp ở vài nơi trong đất nước. Và tại sao lại như thế? Bởi vì có một số người muốn như thế. Có một số người sống theo một lối sống riêng mà lối sống đó hoàn toàn sai lạc, hoàn toàn đối nghịch với giáo huấn của Chúa Kitô nhưng họ nói đây là lối sống họ cảm giác thấy, do đó họ phải thay đổi luật lệ. Ngay cả những người trong Giáo Hội cũng suy nghĩ bất đồng, họ không thích cách Giáo Hội dạy thì họ không tuân giữ. Họ nói là Giáo Hội cần phải thay đổi. Những người bất đồng quan điểm trong Giáo Hội nói là Giáo Hội phải thay đổi, để phù hợp với lối suy nghĩ của họ. Chúng ta có nhiều người như thế trong Giáo Hội ngày nay. Luân lý rất chủ quan. “Nếu tôi không thích điều đó, tôi không cần phải quan tâm về nó.”
Thay Đổi Cách Suy Nghĩ
Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có câu truyện của Gioan Tiền Hô, người đến với dân Is-ra-en và rao giảng Tin Mừng sám hối, ơn cứu độ, và về việc sống theo ý của Thiên Chúa. Các đạo sỹ và Hê-rô-đê cùng những người khác đã sai người đến hỏi Gioan, “Ông nói cái gì thế? Ông là ai chứ? Tại sao ông lại thay đổi cách suy nghĩ của chúng tôi? Tại sao ông lại cố gắng thay đổi chúng tôi? Gioan rao giảng sám hối, cải sửa, thay đổi lối sống của riêng mình để sống theo lối sống của Thiên Chúa. Và họ chất vấn Gioan, ông làm cái gì, tại sao ông lại ăn nói như thế. Gioan Tiền Hô rao giảng chống việc Hê-rô-đê cưới lấy vợ của người anh. Hê-rô-đê không thích nghe điều Gio-an nói cho nên đã ra lệnh giết Gio-an, bằng cách chặt đầu ông.
Gioan đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế đến thế gian và người ta không thích nghe những điều Ngài nói cho nên họ đã đóng đinh Ngài. Họ đã không thích cách Ngài muốn thay đổi trách nhiệm căn bản của họ đối với giáo huấn của Thiên Chúa, do đó họ đã xử tử Ngài.
Chúng ta sắp sửa mừng việc Chúa Kitô đến vào dịp Giáng Sinh, ngày sinh nhật của ngài. Chúa Kitô đến trần gian, tự hạ chính mình và vâng phục Chúa Cha. Ngài đến để chúng ta được nâng lên hàng thiên tính của ngài. Ngài không đến trần gian để lụy thuộc sự yếu hèn của con người, đem chính ngài qụy xuống đồng hàng vị với chúng ta. Ngài đến để nâng chúng ta lên hàng vị của ngài. Chúa Kitô muốn chúng ta chia sẻ trong sự sống thiên tính của ngài, và vì thế chính chúng ta phải thay đổi và sống theo ý của Thiên Chúa, chứ không phải Thiên Chúa phải thay đổi để làm theo cách suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh như là việc Chúa Kitô đến trần gian để ngài có thể nâng chúng ta lên tới tiêu chuẩn của sự sống thiên tính của ngài, không phải là chúng ta lôi kéo ngài xuống tới hàng vị của con người.
Khi chúng ta chuẩn bị mừng sinh nhật của Chúa Kitô, bổn phận của chúng ta là nhìn lên ngài và nói, “Ý của Chúa là gì trong đời sống của con? Chúa muốn gì nơi con? Con phải thay đổi điều gì? Chúng ta phải thay đổi để sống theo ý của Thiên Chúa. Chúng ta phải sống theo nhưng nguyên tắc luân lý, những nguyên tắc của giáo huấn về đức tin, mọi điều mà Chúa Giêsu Kitô đưa đến trần gian. Ngài đến để chúng ta được nâng lên sống theo ngài. Nhưng xã hội lại nói rất nhiều rằng, “Không, Thiên Chúa phải thay đổi. Ngài phải làm theo lối suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta phải lập nên những lý tưởng sống thế nào theo như những điều chúng ta thích hay không thích, và nếu chúng ta không thích giáo huấn của Chúa chúng ta sẽ làm theo ý của chúng ta.” Đó không phải là con đường đúng. Chúng ta phải sống theo Thiên Chúa. Khi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đến sống giữa chúng ta. Chúa Kitô sống với chúng ta, và trong chúng ta. Ngài ở đây lúc này. Ngài chia sẻ sự sống của Ngài với chúng ta qua các bí tích chúng ta lãnh nhận, qua ơn thánh ngài ban cho chúng ta. Do đó, bổn phận của chúng ta là sống theo ngài, nhờ đó chúng ta có thể sống lại cách vinh quang với ngài trong ngày ngài đến lần thứ hai. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
+ Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Chúng ta có trong xã hội cái gọi là những Thành Qủa của Giáo Dục. Trước khi chúng ta nói về Thành Quả Giáo Dục là cái gì, chúng ta cần phải so sánh nó với cái mà khi tôi còn là một cậu bé ở trường. Có một số môn các bạn phải học. Hãy lấy một cái làm thí dụ: môn toán học, số học. Các bạn đã được dạy hai cộng với hai là bốn và bốn cộng với bốn là tám, năm cộng với năm là mười, và các bạn phải bị khảo bài vào thời gian được chỉ định. Hãy gỉa dụ là có mười câu hỏi sát hạch và các bạn trả lời bốn cộng bốn là chín, và năm cộng năm là mười một v.v.. Nếu các bạn có mười câu hỏi và trả lời sai phân nửa số câu hỏi, các bạn sẽ rớt. Các bạn sẽ bị điểm F.
Thành Qủa Căn Bản Giáo Dục
Ngày nay chúng ta có Thành Qủa Căn Bản của Giáo Dục. Điều đó có nghĩa là không ai bị đánh rớt. Nhà trường không còn ra bài thi nữa bởi vì nếu đứa trẻ bị điểm rớt trong toán học hay lịch sử hoặc đánh vần, hay bất cứ môn học nào khác, đứa trẻ đó sẽ mất gía trị tự tin. Và chúng ta không thể để cho đứa trẻ mất gía trị tự tin, do đó chúng ta phải thay đổi các nguyên tắc. Nếu đứa trẻ muốn nói hai cộng với hai là mười hai, hay là hai mươi hai, hoặc bất cứ số nào, “như thế cũng được, chúng ta không nói là nó sai, bởi vì chúng ta đối diện với thành qủa giáo dục căn bản, và mọi học sinh phải được chấp nhận bằng mọi cách và ở mọi hình thức.
Hãy lấy môn đánh vần và tập viết làm thí dụ. Khi tôi còn đi học, chúng tôi đã học Phương Pháp Palmer. Ngày nay các học sinh dường như không học viết đẹp nữa. Tôi có đứa cháu gần ba mươi tuổi với hai bằng cấp về kỹ sư hóa học, có việc làm tốt, lương cao, và khi nó viết thì viết giống như tôi ở trình độ lớp một. Một lần tôi nhờ nó viết một vấn đề. Nó đã viết ra và tôi không thể đọc được. Nó hoàn tòan không thể nhận ra được. Tôi bảo nó viết chữ ký của nó ra giấy. Tôi cũng đã không đọc được, bời vì nó không biết viết. Chính các bạn hãy thử nghiệm xem. Hãy hỏi con của các bạn hay một người bà con hai mươi lăm tuổi hay trẻ hơn xem nó có viết ra được trên trang giấy một đoạn văn từ tờ nhật báo, và thử xem bạn có đọc được điều nó viết ra hay không. Rất có thể là bạn sẽ thấy thật khó đọc, bởi vì chúng ta không đòi hỏi người ta phải làm theo cái tối căn bản, chân lý và sự thực tế của đời sống.
Thành Qủa Căn Bản Luân Lý
Cũng giống như thế trong liên quan đến con người và luân lý. Chúng ta có thành qủa căn bản luân lý. “Nếu tôi không cảm thấy thích làm điều đó, nếu điều đó không giúp cho tôi cảm thấy thích, thì tôi không phải thi hành.” Đó là thái độ nếu cái này thích thú thì hãy làm. Có hai nguyên tắc luân lý, làm cách này hay làm cách kia. Không có lựa chọn nào khác. Cách thứ nhất là biết các nguyên tắc của luân lý, biết cái gì là đúng, và biết cái gì là sai; do đó chúng ta làm theo cái thực tế, theo những nguyên tắc tối căn bản của luân lý. Hoặc thái độ khác là thay đổi các nguyên tắc để làm theo suy nghĩ riêng của mình: nếu một người nghĩ cho điều nào đó là đúng, thì họ phải làm theo điều đúng đó, nếu họ không thích điều đó thì họ làm theo cái họ thích hơn là cái họ nghĩ là đúng. Người ta thay đổi lối suy nghĩ để sống theo cái họ muốn. Điều đó làm cho họ cảm thấy thích. Lối suy nghĩ như thế đang lưu hành trong đất nước chúng ta ngày nay, và trên khắp thế giới, bởi vậy nên chúng ta thay đổi tất cả các nguyên tắc để làm theo cách suy nghĩ của mình hơn là thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của chúng ta để làm theo các nguyên tắc luân lý.
Tôi có thể cho các bạn năm mươi lăm thí dụ, nhưng tôi sẽ đan cử một điều. Bây giờ chúng ta có hôn nhân đồng phái tính. Đó là điều hợp pháp ở vài nơi trong đất nước. Và tại sao lại như thế? Bởi vì có một số người muốn như thế. Có một số người sống theo một lối sống riêng mà lối sống đó hoàn toàn sai lạc, hoàn toàn đối nghịch với giáo huấn của Chúa Kitô nhưng họ nói đây là lối sống họ cảm giác thấy, do đó họ phải thay đổi luật lệ. Ngay cả những người trong Giáo Hội cũng suy nghĩ bất đồng, họ không thích cách Giáo Hội dạy thì họ không tuân giữ. Họ nói là Giáo Hội cần phải thay đổi. Những người bất đồng quan điểm trong Giáo Hội nói là Giáo Hội phải thay đổi, để phù hợp với lối suy nghĩ của họ. Chúng ta có nhiều người như thế trong Giáo Hội ngày nay. Luân lý rất chủ quan. “Nếu tôi không thích điều đó, tôi không cần phải quan tâm về nó.”
Thay Đổi Cách Suy Nghĩ
Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có câu truyện của Gioan Tiền Hô, người đến với dân Is-ra-en và rao giảng Tin Mừng sám hối, ơn cứu độ, và về việc sống theo ý của Thiên Chúa. Các đạo sỹ và Hê-rô-đê cùng những người khác đã sai người đến hỏi Gioan, “Ông nói cái gì thế? Ông là ai chứ? Tại sao ông lại thay đổi cách suy nghĩ của chúng tôi? Tại sao ông lại cố gắng thay đổi chúng tôi? Gioan rao giảng sám hối, cải sửa, thay đổi lối sống của riêng mình để sống theo lối sống của Thiên Chúa. Và họ chất vấn Gioan, ông làm cái gì, tại sao ông lại ăn nói như thế. Gioan Tiền Hô rao giảng chống việc Hê-rô-đê cưới lấy vợ của người anh. Hê-rô-đê không thích nghe điều Gio-an nói cho nên đã ra lệnh giết Gio-an, bằng cách chặt đầu ông.
Gioan đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế đến thế gian và người ta không thích nghe những điều Ngài nói cho nên họ đã đóng đinh Ngài. Họ đã không thích cách Ngài muốn thay đổi trách nhiệm căn bản của họ đối với giáo huấn của Thiên Chúa, do đó họ đã xử tử Ngài.
Chúng ta sắp sửa mừng việc Chúa Kitô đến vào dịp Giáng Sinh, ngày sinh nhật của ngài. Chúa Kitô đến trần gian, tự hạ chính mình và vâng phục Chúa Cha. Ngài đến để chúng ta được nâng lên hàng thiên tính của ngài. Ngài không đến trần gian để lụy thuộc sự yếu hèn của con người, đem chính ngài qụy xuống đồng hàng vị với chúng ta. Ngài đến để nâng chúng ta lên hàng vị của ngài. Chúa Kitô muốn chúng ta chia sẻ trong sự sống thiên tính của ngài, và vì thế chính chúng ta phải thay đổi và sống theo ý của Thiên Chúa, chứ không phải Thiên Chúa phải thay đổi để làm theo cách suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh như là việc Chúa Kitô đến trần gian để ngài có thể nâng chúng ta lên tới tiêu chuẩn của sự sống thiên tính của ngài, không phải là chúng ta lôi kéo ngài xuống tới hàng vị của con người.
Khi chúng ta chuẩn bị mừng sinh nhật của Chúa Kitô, bổn phận của chúng ta là nhìn lên ngài và nói, “Ý của Chúa là gì trong đời sống của con? Chúa muốn gì nơi con? Con phải thay đổi điều gì? Chúng ta phải thay đổi để sống theo ý của Thiên Chúa. Chúng ta phải sống theo nhưng nguyên tắc luân lý, những nguyên tắc của giáo huấn về đức tin, mọi điều mà Chúa Giêsu Kitô đưa đến trần gian. Ngài đến để chúng ta được nâng lên sống theo ngài. Nhưng xã hội lại nói rất nhiều rằng, “Không, Thiên Chúa phải thay đổi. Ngài phải làm theo lối suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta phải lập nên những lý tưởng sống thế nào theo như những điều chúng ta thích hay không thích, và nếu chúng ta không thích giáo huấn của Chúa chúng ta sẽ làm theo ý của chúng ta.” Đó không phải là con đường đúng. Chúng ta phải sống theo Thiên Chúa. Khi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đến sống giữa chúng ta. Chúa Kitô sống với chúng ta, và trong chúng ta. Ngài ở đây lúc này. Ngài chia sẻ sự sống của Ngài với chúng ta qua các bí tích chúng ta lãnh nhận, qua ơn thánh ngài ban cho chúng ta. Do đó, bổn phận của chúng ta là sống theo ngài, nhờ đó chúng ta có thể sống lại cách vinh quang với ngài trong ngày ngài đến lần thứ hai. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
+ Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch