Dan Lee
12-16-2011, 08:36 PM
Truyền tin
1) Khung cảnh bên ngoài
Đây cũng là một cuộc loan tin, cũng nói tới chuyện báo trước về việc thụ thai hoàn toàn bất ngờ, mà cũng chính do thiên thần Gabriel chuyển lời; hơn thế cũng là chương trình Thiên Chúa đưa ra, sẽ được thực hiện từng điểm một. Tuy vậy tất cả đều khác hẳn. Cả khung cảnh bên ngoài, lẫn thái độ bên trong. Đây ta hãy xem:
- Trên kia, Lời Thiên Chúa được loan báo trong miền Giuđa, giữa thủ đô Giêrusalem. Ở đây sứ thần nói trong một tỉnh biên giới của miền Galilê, một miền có lẫn dân ngoại. Và không được trong tỉnh lỵ Sepphoris hay ít là trong một thành nhỏ, hoặc một thị trấn bên bờ hồ, nhưng trong một làng miền sơn cước hoàn toàn vô danh.
- Ở kia, sự loan tin xảy ra nơi đền thờ trong giờ lễ long trọng; ở đây, trong một căn lều quê mùa vào lúc mà chẳng ai định nổi thời gian. Ở kia, người đón nhận là một trong hàng tư tế Israel; đang khi dân chúng hội họp nhau đợi chờ, cầu nguyện; ở đây lời của thiên thần đến với một thiếu nữ bình dị mang tên là Maria, một cái tên thông thường có quá nhiều người đặt; không một ai hiện diện. Một bên với vẻ bên ngoài thật là hùng vĩ, long trọng, đầy xúc động; một bên thì bé nhỏ, bình thường và vô nghĩa.
- Tuy nhiên, dù cả bên ngoài đi nữa, ở đây xét về chính yếu vẫn có những điểm lớn lao cao đẹp. Vì đang khi thiên thần chờ sẵn thì Giacaria mới bước vào. Thiên thần là kẻ chờ đón, còn Giacaria là người tiến đến gặp. Thiên thần nhập truyện luôn mà không chào hỏi gì cả. Đang khi đó, Đức Maria ở nơi phòng của ngài, ngài là người tiếp đón, trái lại thiên thần đi đến, đi vào. Như được yết kiến một nhân vật quan trọng với lời chào đầy vẻ kính trọng: “Xin kính chào bà”.
Tìm lại văn bản ba yếu tố: chào thăm, vui vẻ, và ơn phúc; tiếng cuối cùng đã đặc biệt được nhấn mạnh: “Bà đầy ơn phúc”. Maria luôn đầy ơn và giờ này lại càng đặc biệt hơn nữa “Chúa ở cùng Bà”. Thiên Chúa luôn ở với Maria, bây giờ thì sự hiện diện đó lại càng đặc biệt và vững bền hơn.
Giacaria phản ứng lại bằng sợ sệt và rối loạn. Nơi Maria –theo nguồn gốc của trình thuật Kinh Thánh- sự rung động còn hơn nữa, nghĩa là nó ăn sâu vào tận thâm tâm và cả hiện hữu của ngài. Việc chào thăm cùng sự việc lời Thiên Chúa đến với ngài hoàn toàn là bất ngờ. Mẹ vẫn chỉ thầm mong được sống một cuộc sống bình thường với một tâm tình đạo đức bình dị, nên Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse. Như bất cứ một phụ nữ nào khác, Mẹ không nghĩ gì ngoài con đường của những người xung quanh trong dân Israel. Vậy thì Thiên Chúa muốn Mẹ làm gì đây? Lời mời gọi đã đến, đột ngột quá. Đó hẳn không phải là một hậu quả của một tình trạng tâm lý dễ giải thích, mà cũng chẳng phải là một dự phóng của một niềm hy vọng thầm kín hay một đáp ứng cho một niềm ao ước thiêng liêng. Trái lại đều do Thiên Chúa và chỉ vì một mình Ngài thôi.
Đối với Giacaria và Êlisabét, sự liên kết son sẻ biểu hiện sự đau khổ, mối buồn lặng lẽ; có thể luôn mang một tia hy vọng ghê gớm; chẳng thế mà Giacaria sợ khó xảy ra nên mới xin một dấu. Còn Maria, chẳng đợi chờ gì hết, lời của Thiên Chúa làm Mẹ hoảng hốt, sửng sốt. Như vậy hai cảnh tượng diễn ra song song với nhau, nhưng lại hoàn toàn khác biệt nhau. Điều đó còn rõ ràng hơn trong cuộc đàm thoại.
Hai sứ điệp của Thiên thần mang theo hai câu trả lời của Đức Maria.
Sứ điệp thứ nhất: Lời nói dịu dàng: ‘Maria xin đừng sợ’ dựa trên sự kiện: ‘vì chị đã đắc sủng nơi Thiên Chúa’. Người ta không thể chiếm hữu ơn huệ hay tự cung cấp được cho mình. Người ta chỉ có thể tìm kiếm và nhận lãnh. Và bản chất của ơn này được mặc khải ở đây: ‘Này đây, chị sẽ thụ thai và sinh một con trai’. Để nhận hồng ân, ở đây phải có sự thụ thai Ngôi Lời Thiên Chúa, một thực tại thể xác chứ không phải chỉ là thiêng liêng. Maria khi chấp nhận lời Thiên thần thì đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa, và như thế Ngôi Lời mang xác phàm trong lòng Mẹ. Đứa trẻ mà Mẹ sinh ra cho thế trần là Thiên Chúa, như vậy mới đúng với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa: ‘Chị sẽ thụ thai và sẽ hạ sinh một con trai’. Con Thiên Chúa trở nên con loài người vì đó người ‘mẹ phàm trần sẽ trở nên Mẹ Thiên Chúa.
‘Và chị sẽ gọi tên Ngài là Giêsu’. Nếu tên của vị tiền hô đã giầu ý nghĩa, thì danh hiệu này còn hơn biết bao. Vì ‘Thiên Chúa là Ơn Cứu Độ’. Chúa Giêsu hẳn là Đấng mang lại ơn cứu độ. Do đó, sứ điệp của Thiên thần là sứ điệp của ơn cứu độ. Và chính ơn cứu độ đã xảy ra ở đây, đó là biến cố quyết định cho tất cả thời gian cứu độ. Lời Thiên thần diễn tả một sự quả quyết, nhưng cũng là một lệnh truyền: ‘chị sẽ sinh con’. Người đang nghe nói, hẳn sẽ cộng tác bằng sự nhất trí của mình. Như đối với vị tiền hô, thiên thần cũng tuyên bố về cá nhân và nhiệm vụ liên hệ.
Cá nhân: ‘Ngài sẽ làm lớn’, Ngài là Đấng vĩ đại tuyệt đối. ‘Chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao’. Và Ngài sẽ được gọi là ‘Con Đấng Tối Cao’. Không phải chỉ nhân loại mới gọi Ngài là Con, mà cả Cha trên trời, cũng gọi như thế.
Với tư cách là Lơì nội tại của Thiên Chúa, Ngôi Lời đúng thực là ‘Đấng được phán’. Chính bởi sự hiện hữu của việc ‘được phán’ mà Ngài là Con, và bởi sự hiện hữu của việc làm Con, mà Ngài ‘được đặt tên’ với ý nghĩa đầy đủ và dồi dào nhất.
Nhiệm vụ: ‘và Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi báu của Đavít, tổ tiên Ngài’. Làm con Đức Maria, và làm Con Cha trên trời kèm thêm quan hệ phụ tử với Đavít. Triều đại của Đavít tìm lại được vẻ huy hoàng đầy mới mẻ nhưng không phải vẻ hào nhoáng bên ngoài của một quyền hành thế trần. Đó là vẻ rực rỡ bên trong của vinh quang Thiên Chúa.
‘Ngài sẽ làm Vua nhà Giacóp cho đến đời đời: sự quả quyết này mạnh mẽ hơn và có trường độ lớn hơn vì thêm hai chữ ‘ đời đời’. Đó là vì nói tới hình thức của một vương quốc và một triều đại khác. Cái vòng khép kín của thời gian với sự trở lại chắc chắn của những biến cố cũ đã bị phá rồi: vì Thiên Chúa, Đấng điều khiển thời gian, đã can thiệp vào thời gian và kéo dài cho tới đời đời. Vương quốc được thiết lập, triều đại được tu chỉnh, sẽ là vương quốc và triều đại vĩnh cửu.
Một vương quốc thế trần bị thời gian giới hạn xem ra không sao có được ý tưởng gì để so sánh. Vua dân Do thái đấy, không cần ngai vàng vật chất, mà cũng chẳng cần triều thiên óng ánh, nếu Ngài vác trên vai cây thập tự, mang trên đầu mão gai, thì đó đâu phải là ngày tàn của vương quốc và triều đại Ngài, mà trái lại, đó là dấu hiệu ngày khai mạc đã đến, nền tảng đã vững.
‘Vương quyền của Ngài sẽ vô cùng tận’: vương quyền đó không hoàn tất trong không gian và thời gian. Hãy cố có một hình ảnh về Vĩnh cửu, ta biết ngay nó vượt ngoài tầm tay con người và vật thụ tạo. Như vậy, những lời nói của Thiên thần biểu hiện một lời quả quyết mạnh mẽ và long trọng, ý nghĩ mỗi lúc mỗi tiến hơn theo từng tiếng một, sâu như biển gầm, hùng vĩ như những rặng núi cao và những tiếng sấm vang. Mới chợt nhìn, trong vẻ đơn sơ, câu trả lời của Đức Maria thật lạ lùng, hầu như là ngã lòng, của một chủ thuyết duy thực, nhưng laị bộc lộ một tâm hồn đáng thán phục ‘việc ấy xảy ra làm sao được, vì tôi không nghĩ tơí người nam’. Thái độ tinh thần này không còn là một sự sẵn sàng vui vẻ biểu lộ hẳn ra bên ngoài, và chấp nhận với tất cả hân hoan, mà chỉ là một sự chối từ vì quá kinh hãi hay một sự rút lui vì khiêm nhường không đúng chỗ.
Nó cũng giống thái độ của Giacaria. Đối với Maria, đương nhiên là mong muốn xảy ra chuyện mà Thiên Chúa đã loan báo và yêu cầu qua Thiên thần, chỉ có vấn đề là ‘cách thế’. Mẹ muốn và phải biết Mẹ phải làm gì, con đường Thiên Chúa chọn là con đường nào, khi thêm vào câu “không biết tới người nam’, đó chẳng qua là Mẹ muốn biết xem, theo Thánh ý Thiên Chúa, thì Mẹ phải lập gia đình thực sự với Giuse sao? Phải chăng Thiên Chúa đòi sự thụ thai và sinh con trong hôn nhân? Đức Maria thực sự đã đính hôn, Thiên Chúa muốn hôn nhân cử hành ngay và thụ thai Đức Giêsu bởi Mẹ liền sao? Hay Ngài muốn xảy ra cách khác? Đức Maria không đặt những điêù kiện, Ngài chỉ hỏi thôi, Ngài muốn nhận rõ Thánh Ý Thiên Chúa. Việc hoàn tất đối với Mẹ hẳn sẽ xảy ra theo sau.
Lần truyền tin thứ hai này của Thiên thần đã đi quá xa lần loan báo cho Giacaria: ‘Thánh Thần sẽ đến trên Người và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ chị’. Như vậy có sự tham dự của cả Ba Ngôi Thiên Chúa: quyền năng Đấng Tối Cao, Ngôi Con và Thánh Thần, Thánh Thần đã bay xà trên mặt đất trong buổi đầu của thế giới, như nguyên lý tạo dựng. Cũng thế, Ngài sẽ bao phủ trinh nữ, để tạo dựng và sinh Đấng Cứu Thế. Con của Đức Maria là Con Thiên Chúa. Việc quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ trong viễn tượng Kinh thánh nói tới việc Thiên Chúa hiện diện lạ lùng nhưng rất đặc biệt.
‘Bởi đó, trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa’: Ngài không được gọi là ĐẤNG THÁNH, mà là Thánh. Vì bản tính sinh ra cách trực tiếp Ngôi vị mà bản tính này thuộc về là chính Thiên Chúa. Trẻ này được gọi là Thánh, vì Ngài là Thánh trong tất cả ý nghĩa đầy đủ của hạn từ: ‘Chỉ có Chúa là Thánh’. Ngài sẽ được gọi là Con Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng mà tất cả dân được chọn sẽ tái sinh trong Ngài, Đấng đã nhận nơi Giavê danh hiệu thân ái của Người Con. Ngài là Con Thiên Chúa vì Người Con từ nội tâm là Thiên Chúa sẽ có bản tính này của loài người như bản tính riêng của mình.
Maria không đòi một dấu chứng như Giacaria. Nhưng chính Thiên thần đã cho Ngài một dấu chứng: bà Êlisabét son sẻ đã sinh con trong tuổi già. Một việc thụ thai kỳ lạ sẽ là dấu chứng lạ lùng cho sự thụ thai ở đây, nhưng hoàn toàn khác nhau. Ở trên, tự bản chất là son sẻ, còn ở đây, son sẻ bên ngoài là do sự giữ đồng trinh: ‘tôi không biết đến người nam’. Làm bằng chứng cho lời của Thiên thần là một động lực sâu xa: ‘vì không có gì là không thể đối với Thiên Chúa’. Lời này dựa theo sách Sáng Thế (18,14): tiên báo cho Abraham rằng người vợ già cả Sara của ông sẽ thụ thai và sinh con. Đó là một điềm báo, một sự sửa soạn vho phép lạ đang thực hiện, ở đây, của việc thụ thai và sinh ra của Con thực Thiên Chúa đến để dẫn dắt dân Thiên Chúa. Gốc của bản văn cứ từng chữ phải nói là: ‘Vì Thiên Chúa có thể làm được tất cả những gì Ngài nói’. Tiếng ‘Thiên Chúa’ được Thiên thần thốt lên ở đây là một hạn từ diễn tả quyền năng, truyền khiến, động lực của ý chí Thiên Chúa. Không chỉ là lời mời gọi, nhưng còn là sự đòi hỏi và hơn nữa còn là hành động tác tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, câu trả lời thứ hai và cũng là cuối cùng của Đức Maria mặc một vẻ vĩ đại hoà lộn với sự đơn sơ: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo như lời Ngài’. Một sự tương phản cứng cỏi và thô sơ đã làm cho gần gũi giữa đầy tớ và chủ nhân, Thiên Chúa là người chủ không hơn không kém, và Người trở nên cao cả vào giờ phút này, đã chỉ nhận cho mình là đầy tớ. Đó chính là sự nhận thức khiêm hạ về một thực tại, một khoảng cách giữa Đấng Tạo hoá và tạo vật, giữa ý chí quyết định, tuyệt đối tự do, có quyền đòi hỏi và tạo dựng với ý chí được thỉnh nguyện, mà sự tự do hệ tại ở việc đặt mình vào ý muốn của Thiên Chúa để được chìm vào giòng nước bao la của Ngài.
‘Xin hãy thành sự cho tôi như lời Ngài’. Sự thực hiện có tính cách quyết định nhất của lịch sử này đã mở màn… ‘Xin hãy thành sự cho tôi’ vừa diễn tả sự sẵn sàng thụ động và sự chấp thuận chủ động. Thiên Chúa, khi ban cách thế thực hiện và hình thức tạo lịch sử, đã đặt vào đây yếu tố nhân loại. Cùng với câu hỏi: ‘điều ấy sẽ làm sao được?’. Là câu trả lời của Đức Maria: ‘Xin hãy thành sự cho tôi!’. Đây hẳn không phải do một sự vui mừng quá đỗi mà cũng chẳng do một lời cầu khiêm hạ, nhưng hoàn toàn là do bởi sự chấp thuận tự nhiên Thánh Ý Thiên Chúa, một khi đã nhận thức rõ ràng. Nhưng chính trong sự tự nhiên này, người ta thấy được vẻ lớn lao vĩ đại. Đối với Maria chẳng phải là ý riêng, cũng không phải vì ý chí cá nhân hay do tài lợi khẩu nào đưa đến mà chỉ do ý muốn và lời của Chúa.
‘Và Thiên thần cáo biệt’. Trong câu chuyện trên về Giacaria, chính ông rời đền thờ, còn ở đây Thiên thần biến đi. Từ đây phòng ở Nagiarét đã trở nên đền thờ. Sự ẩn dật im lặng của Êlisabét chỉ là một dấu chứng của sự im lặng sâu xa mà ở nơi đó trong cung lòng Đức Nữ Trinh, mầu nhiệm của Thiên Chúa được hoàn thành. Một sự tinh tế lạ kỳ, một vẻ cao sang trang trọng liên kết với vẻ đơn sơ trinh khiết làm chứng một vẻ đơn sơ tinh khiết làm chứng một vẻ vĩ đại thực sự của tạo vật cởi mở hoàn toàn cho Thiên Chúa.
R. Gutzwiller
1) Khung cảnh bên ngoài
Đây cũng là một cuộc loan tin, cũng nói tới chuyện báo trước về việc thụ thai hoàn toàn bất ngờ, mà cũng chính do thiên thần Gabriel chuyển lời; hơn thế cũng là chương trình Thiên Chúa đưa ra, sẽ được thực hiện từng điểm một. Tuy vậy tất cả đều khác hẳn. Cả khung cảnh bên ngoài, lẫn thái độ bên trong. Đây ta hãy xem:
- Trên kia, Lời Thiên Chúa được loan báo trong miền Giuđa, giữa thủ đô Giêrusalem. Ở đây sứ thần nói trong một tỉnh biên giới của miền Galilê, một miền có lẫn dân ngoại. Và không được trong tỉnh lỵ Sepphoris hay ít là trong một thành nhỏ, hoặc một thị trấn bên bờ hồ, nhưng trong một làng miền sơn cước hoàn toàn vô danh.
- Ở kia, sự loan tin xảy ra nơi đền thờ trong giờ lễ long trọng; ở đây, trong một căn lều quê mùa vào lúc mà chẳng ai định nổi thời gian. Ở kia, người đón nhận là một trong hàng tư tế Israel; đang khi dân chúng hội họp nhau đợi chờ, cầu nguyện; ở đây lời của thiên thần đến với một thiếu nữ bình dị mang tên là Maria, một cái tên thông thường có quá nhiều người đặt; không một ai hiện diện. Một bên với vẻ bên ngoài thật là hùng vĩ, long trọng, đầy xúc động; một bên thì bé nhỏ, bình thường và vô nghĩa.
- Tuy nhiên, dù cả bên ngoài đi nữa, ở đây xét về chính yếu vẫn có những điểm lớn lao cao đẹp. Vì đang khi thiên thần chờ sẵn thì Giacaria mới bước vào. Thiên thần là kẻ chờ đón, còn Giacaria là người tiến đến gặp. Thiên thần nhập truyện luôn mà không chào hỏi gì cả. Đang khi đó, Đức Maria ở nơi phòng của ngài, ngài là người tiếp đón, trái lại thiên thần đi đến, đi vào. Như được yết kiến một nhân vật quan trọng với lời chào đầy vẻ kính trọng: “Xin kính chào bà”.
Tìm lại văn bản ba yếu tố: chào thăm, vui vẻ, và ơn phúc; tiếng cuối cùng đã đặc biệt được nhấn mạnh: “Bà đầy ơn phúc”. Maria luôn đầy ơn và giờ này lại càng đặc biệt hơn nữa “Chúa ở cùng Bà”. Thiên Chúa luôn ở với Maria, bây giờ thì sự hiện diện đó lại càng đặc biệt và vững bền hơn.
Giacaria phản ứng lại bằng sợ sệt và rối loạn. Nơi Maria –theo nguồn gốc của trình thuật Kinh Thánh- sự rung động còn hơn nữa, nghĩa là nó ăn sâu vào tận thâm tâm và cả hiện hữu của ngài. Việc chào thăm cùng sự việc lời Thiên Chúa đến với ngài hoàn toàn là bất ngờ. Mẹ vẫn chỉ thầm mong được sống một cuộc sống bình thường với một tâm tình đạo đức bình dị, nên Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse. Như bất cứ một phụ nữ nào khác, Mẹ không nghĩ gì ngoài con đường của những người xung quanh trong dân Israel. Vậy thì Thiên Chúa muốn Mẹ làm gì đây? Lời mời gọi đã đến, đột ngột quá. Đó hẳn không phải là một hậu quả của một tình trạng tâm lý dễ giải thích, mà cũng chẳng phải là một dự phóng của một niềm hy vọng thầm kín hay một đáp ứng cho một niềm ao ước thiêng liêng. Trái lại đều do Thiên Chúa và chỉ vì một mình Ngài thôi.
Đối với Giacaria và Êlisabét, sự liên kết son sẻ biểu hiện sự đau khổ, mối buồn lặng lẽ; có thể luôn mang một tia hy vọng ghê gớm; chẳng thế mà Giacaria sợ khó xảy ra nên mới xin một dấu. Còn Maria, chẳng đợi chờ gì hết, lời của Thiên Chúa làm Mẹ hoảng hốt, sửng sốt. Như vậy hai cảnh tượng diễn ra song song với nhau, nhưng lại hoàn toàn khác biệt nhau. Điều đó còn rõ ràng hơn trong cuộc đàm thoại.
Hai sứ điệp của Thiên thần mang theo hai câu trả lời của Đức Maria.
Sứ điệp thứ nhất: Lời nói dịu dàng: ‘Maria xin đừng sợ’ dựa trên sự kiện: ‘vì chị đã đắc sủng nơi Thiên Chúa’. Người ta không thể chiếm hữu ơn huệ hay tự cung cấp được cho mình. Người ta chỉ có thể tìm kiếm và nhận lãnh. Và bản chất của ơn này được mặc khải ở đây: ‘Này đây, chị sẽ thụ thai và sinh một con trai’. Để nhận hồng ân, ở đây phải có sự thụ thai Ngôi Lời Thiên Chúa, một thực tại thể xác chứ không phải chỉ là thiêng liêng. Maria khi chấp nhận lời Thiên thần thì đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa, và như thế Ngôi Lời mang xác phàm trong lòng Mẹ. Đứa trẻ mà Mẹ sinh ra cho thế trần là Thiên Chúa, như vậy mới đúng với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa: ‘Chị sẽ thụ thai và sẽ hạ sinh một con trai’. Con Thiên Chúa trở nên con loài người vì đó người ‘mẹ phàm trần sẽ trở nên Mẹ Thiên Chúa.
‘Và chị sẽ gọi tên Ngài là Giêsu’. Nếu tên của vị tiền hô đã giầu ý nghĩa, thì danh hiệu này còn hơn biết bao. Vì ‘Thiên Chúa là Ơn Cứu Độ’. Chúa Giêsu hẳn là Đấng mang lại ơn cứu độ. Do đó, sứ điệp của Thiên thần là sứ điệp của ơn cứu độ. Và chính ơn cứu độ đã xảy ra ở đây, đó là biến cố quyết định cho tất cả thời gian cứu độ. Lời Thiên thần diễn tả một sự quả quyết, nhưng cũng là một lệnh truyền: ‘chị sẽ sinh con’. Người đang nghe nói, hẳn sẽ cộng tác bằng sự nhất trí của mình. Như đối với vị tiền hô, thiên thần cũng tuyên bố về cá nhân và nhiệm vụ liên hệ.
Cá nhân: ‘Ngài sẽ làm lớn’, Ngài là Đấng vĩ đại tuyệt đối. ‘Chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao’. Và Ngài sẽ được gọi là ‘Con Đấng Tối Cao’. Không phải chỉ nhân loại mới gọi Ngài là Con, mà cả Cha trên trời, cũng gọi như thế.
Với tư cách là Lơì nội tại của Thiên Chúa, Ngôi Lời đúng thực là ‘Đấng được phán’. Chính bởi sự hiện hữu của việc ‘được phán’ mà Ngài là Con, và bởi sự hiện hữu của việc làm Con, mà Ngài ‘được đặt tên’ với ý nghĩa đầy đủ và dồi dào nhất.
Nhiệm vụ: ‘và Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi báu của Đavít, tổ tiên Ngài’. Làm con Đức Maria, và làm Con Cha trên trời kèm thêm quan hệ phụ tử với Đavít. Triều đại của Đavít tìm lại được vẻ huy hoàng đầy mới mẻ nhưng không phải vẻ hào nhoáng bên ngoài của một quyền hành thế trần. Đó là vẻ rực rỡ bên trong của vinh quang Thiên Chúa.
‘Ngài sẽ làm Vua nhà Giacóp cho đến đời đời: sự quả quyết này mạnh mẽ hơn và có trường độ lớn hơn vì thêm hai chữ ‘ đời đời’. Đó là vì nói tới hình thức của một vương quốc và một triều đại khác. Cái vòng khép kín của thời gian với sự trở lại chắc chắn của những biến cố cũ đã bị phá rồi: vì Thiên Chúa, Đấng điều khiển thời gian, đã can thiệp vào thời gian và kéo dài cho tới đời đời. Vương quốc được thiết lập, triều đại được tu chỉnh, sẽ là vương quốc và triều đại vĩnh cửu.
Một vương quốc thế trần bị thời gian giới hạn xem ra không sao có được ý tưởng gì để so sánh. Vua dân Do thái đấy, không cần ngai vàng vật chất, mà cũng chẳng cần triều thiên óng ánh, nếu Ngài vác trên vai cây thập tự, mang trên đầu mão gai, thì đó đâu phải là ngày tàn của vương quốc và triều đại Ngài, mà trái lại, đó là dấu hiệu ngày khai mạc đã đến, nền tảng đã vững.
‘Vương quyền của Ngài sẽ vô cùng tận’: vương quyền đó không hoàn tất trong không gian và thời gian. Hãy cố có một hình ảnh về Vĩnh cửu, ta biết ngay nó vượt ngoài tầm tay con người và vật thụ tạo. Như vậy, những lời nói của Thiên thần biểu hiện một lời quả quyết mạnh mẽ và long trọng, ý nghĩ mỗi lúc mỗi tiến hơn theo từng tiếng một, sâu như biển gầm, hùng vĩ như những rặng núi cao và những tiếng sấm vang. Mới chợt nhìn, trong vẻ đơn sơ, câu trả lời của Đức Maria thật lạ lùng, hầu như là ngã lòng, của một chủ thuyết duy thực, nhưng laị bộc lộ một tâm hồn đáng thán phục ‘việc ấy xảy ra làm sao được, vì tôi không nghĩ tơí người nam’. Thái độ tinh thần này không còn là một sự sẵn sàng vui vẻ biểu lộ hẳn ra bên ngoài, và chấp nhận với tất cả hân hoan, mà chỉ là một sự chối từ vì quá kinh hãi hay một sự rút lui vì khiêm nhường không đúng chỗ.
Nó cũng giống thái độ của Giacaria. Đối với Maria, đương nhiên là mong muốn xảy ra chuyện mà Thiên Chúa đã loan báo và yêu cầu qua Thiên thần, chỉ có vấn đề là ‘cách thế’. Mẹ muốn và phải biết Mẹ phải làm gì, con đường Thiên Chúa chọn là con đường nào, khi thêm vào câu “không biết tới người nam’, đó chẳng qua là Mẹ muốn biết xem, theo Thánh ý Thiên Chúa, thì Mẹ phải lập gia đình thực sự với Giuse sao? Phải chăng Thiên Chúa đòi sự thụ thai và sinh con trong hôn nhân? Đức Maria thực sự đã đính hôn, Thiên Chúa muốn hôn nhân cử hành ngay và thụ thai Đức Giêsu bởi Mẹ liền sao? Hay Ngài muốn xảy ra cách khác? Đức Maria không đặt những điêù kiện, Ngài chỉ hỏi thôi, Ngài muốn nhận rõ Thánh Ý Thiên Chúa. Việc hoàn tất đối với Mẹ hẳn sẽ xảy ra theo sau.
Lần truyền tin thứ hai này của Thiên thần đã đi quá xa lần loan báo cho Giacaria: ‘Thánh Thần sẽ đến trên Người và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ chị’. Như vậy có sự tham dự của cả Ba Ngôi Thiên Chúa: quyền năng Đấng Tối Cao, Ngôi Con và Thánh Thần, Thánh Thần đã bay xà trên mặt đất trong buổi đầu của thế giới, như nguyên lý tạo dựng. Cũng thế, Ngài sẽ bao phủ trinh nữ, để tạo dựng và sinh Đấng Cứu Thế. Con của Đức Maria là Con Thiên Chúa. Việc quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ trong viễn tượng Kinh thánh nói tới việc Thiên Chúa hiện diện lạ lùng nhưng rất đặc biệt.
‘Bởi đó, trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa’: Ngài không được gọi là ĐẤNG THÁNH, mà là Thánh. Vì bản tính sinh ra cách trực tiếp Ngôi vị mà bản tính này thuộc về là chính Thiên Chúa. Trẻ này được gọi là Thánh, vì Ngài là Thánh trong tất cả ý nghĩa đầy đủ của hạn từ: ‘Chỉ có Chúa là Thánh’. Ngài sẽ được gọi là Con Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng mà tất cả dân được chọn sẽ tái sinh trong Ngài, Đấng đã nhận nơi Giavê danh hiệu thân ái của Người Con. Ngài là Con Thiên Chúa vì Người Con từ nội tâm là Thiên Chúa sẽ có bản tính này của loài người như bản tính riêng của mình.
Maria không đòi một dấu chứng như Giacaria. Nhưng chính Thiên thần đã cho Ngài một dấu chứng: bà Êlisabét son sẻ đã sinh con trong tuổi già. Một việc thụ thai kỳ lạ sẽ là dấu chứng lạ lùng cho sự thụ thai ở đây, nhưng hoàn toàn khác nhau. Ở trên, tự bản chất là son sẻ, còn ở đây, son sẻ bên ngoài là do sự giữ đồng trinh: ‘tôi không biết đến người nam’. Làm bằng chứng cho lời của Thiên thần là một động lực sâu xa: ‘vì không có gì là không thể đối với Thiên Chúa’. Lời này dựa theo sách Sáng Thế (18,14): tiên báo cho Abraham rằng người vợ già cả Sara của ông sẽ thụ thai và sinh con. Đó là một điềm báo, một sự sửa soạn vho phép lạ đang thực hiện, ở đây, của việc thụ thai và sinh ra của Con thực Thiên Chúa đến để dẫn dắt dân Thiên Chúa. Gốc của bản văn cứ từng chữ phải nói là: ‘Vì Thiên Chúa có thể làm được tất cả những gì Ngài nói’. Tiếng ‘Thiên Chúa’ được Thiên thần thốt lên ở đây là một hạn từ diễn tả quyền năng, truyền khiến, động lực của ý chí Thiên Chúa. Không chỉ là lời mời gọi, nhưng còn là sự đòi hỏi và hơn nữa còn là hành động tác tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, câu trả lời thứ hai và cũng là cuối cùng của Đức Maria mặc một vẻ vĩ đại hoà lộn với sự đơn sơ: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo như lời Ngài’. Một sự tương phản cứng cỏi và thô sơ đã làm cho gần gũi giữa đầy tớ và chủ nhân, Thiên Chúa là người chủ không hơn không kém, và Người trở nên cao cả vào giờ phút này, đã chỉ nhận cho mình là đầy tớ. Đó chính là sự nhận thức khiêm hạ về một thực tại, một khoảng cách giữa Đấng Tạo hoá và tạo vật, giữa ý chí quyết định, tuyệt đối tự do, có quyền đòi hỏi và tạo dựng với ý chí được thỉnh nguyện, mà sự tự do hệ tại ở việc đặt mình vào ý muốn của Thiên Chúa để được chìm vào giòng nước bao la của Ngài.
‘Xin hãy thành sự cho tôi như lời Ngài’. Sự thực hiện có tính cách quyết định nhất của lịch sử này đã mở màn… ‘Xin hãy thành sự cho tôi’ vừa diễn tả sự sẵn sàng thụ động và sự chấp thuận chủ động. Thiên Chúa, khi ban cách thế thực hiện và hình thức tạo lịch sử, đã đặt vào đây yếu tố nhân loại. Cùng với câu hỏi: ‘điều ấy sẽ làm sao được?’. Là câu trả lời của Đức Maria: ‘Xin hãy thành sự cho tôi!’. Đây hẳn không phải do một sự vui mừng quá đỗi mà cũng chẳng do một lời cầu khiêm hạ, nhưng hoàn toàn là do bởi sự chấp thuận tự nhiên Thánh Ý Thiên Chúa, một khi đã nhận thức rõ ràng. Nhưng chính trong sự tự nhiên này, người ta thấy được vẻ lớn lao vĩ đại. Đối với Maria chẳng phải là ý riêng, cũng không phải vì ý chí cá nhân hay do tài lợi khẩu nào đưa đến mà chỉ do ý muốn và lời của Chúa.
‘Và Thiên thần cáo biệt’. Trong câu chuyện trên về Giacaria, chính ông rời đền thờ, còn ở đây Thiên thần biến đi. Từ đây phòng ở Nagiarét đã trở nên đền thờ. Sự ẩn dật im lặng của Êlisabét chỉ là một dấu chứng của sự im lặng sâu xa mà ở nơi đó trong cung lòng Đức Nữ Trinh, mầu nhiệm của Thiên Chúa được hoàn thành. Một sự tinh tế lạ kỳ, một vẻ cao sang trang trọng liên kết với vẻ đơn sơ trinh khiết làm chứng một vẻ đơn sơ tinh khiết làm chứng một vẻ vĩ đại thực sự của tạo vật cởi mở hoàn toàn cho Thiên Chúa.
R. Gutzwiller