Dan Lee
12-25-2011, 11:53 AM
NGÀY CHÚA GIÁNG SINH – Lc 2, 1-20
Việc truyền tin Chúa Giêsu nhập thể đã là lạ lùng vì tính cách trái ngược giữa vẻ khiêm hạ bên ngoài với sự cao cả bên trong. Tính cách trái ngược này lại còn lạ lùng và nổi bật hơn nơi việc Người sinh ra.
1) Chúa Giáng Sinh.
Việc Giáng Sinh không xảy ra tại Nagiarét như thường tình, nhưng là tại Bêlem, và không phải do một lời nói chính thức của thiên thần mà bằng mmột biến cố hoàn toàn trần thế, nghĩa là do sắc chỉ của Hoàng Đế Rôma. Như vậy Chúa Giêsu ngay từ ngày mở mắt chào đời đã tỏ ra phục luỵ quyền hành thế trần, như một kẻ yếu thế phải chịu khuất phục kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, đó là công việc của Thiên Chúa, vì người ta sẽ thấy rằng ở đây hành động của con người không ai ngờ lại phục vụ cho kế hoạch của Thiên Chúa. Hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra nhân số trong đế quốc lớn lao của ông để gom thế giới lại thành một, biết rõ quân số, bảo đảm được sự thu thuế mà ông cần dùng tới với những chương trình vĩ đại của ông. nhưng thực tế, quyền năng thế tục đó bên ngoài hình như kìm kẹp Chúa Giêsu, thì chỉ là dụng cụ của quyền năng Thiên Chúa và qua đó, chương trình Cứu độ được hoàn thành.
Như vậy Chúa Giêsu đã giáng sinh tại Bêlem trong thành cảu Đavít, như Tin Mừng đã nhấn mạnh điều đó. Chính nơi đây, Đavít khi còn là mục đồng, được gọi về hiến Thánh, thì giờ đây, cũng chính ở đây, người con đích thực của Đavít lại sinh ra, Đấng chăn chiên thực sẽ chăn dẫn bầy chiên Thiên Chúa, Ngài là Đấng được ưu tuyển ngay trong bản chất thâm sâu của Ngài và như Đấng Messia, Đấng Thiên tử, Đấng được xức dầu.
Sắc lệnh của Hoàng đế Augustô còn kéo theo một hậu quả khác, đó là việc giáng sinh của Chúa Giêsu được tác thành và lồng vào lịch sử thế giới. Người ta xác định được nơi chốn và thời kỳ xảy ra việc đó. Đây là một biến cố lịch sử đích thực (chứ không phải là chuyện hoang đường hay thần thoại) có chỗ đứng trong không gian và thời gian. Bên cạnh Hoàng đế Augustô, muốn mang lại cho thế giới cơm no áo ấm, với thứ ‘hoà bình của Rôma’, thì Chúa Giêsu đúng là vị Cứu tinh thực sự của vũ hoàn vì đã mang đến ‘bình an của Thiên Chúa’.
Tuy thế, ở Bêlem, không còn chỗ cho Ngài, nên phải sinh trong chuồng bò lưà. Khi nói Chuá không có chỗ trong quán trọ, điều đó có thể hiểu là, thực sự thì những người lang thang, không còn chỗ ở trong quán đó. Nhưng cũng có ý nói, và đúng hơn, quán trọ là nơi những người khách lạ tạm trú, thì không phải là nơi xứng hợp đối với mầu nhiệm Thánh Chúa sinh ra. Vậy Chúa sẽ đến thế trần, không mái nhà, trong cảnh đơn côi và nghèo nàn của chuồng bò lừa. Nôi của Ngài là cái máng khô, đục vào ngay trong tảng đá để cho bò lừa ăn. Tin Mừng đặc biệt nhấn mạnh tới việc Hài nhi được bọc trong khăn. Cho thấy rằng bên cạnh cảnh nghèo hèn còn có nhân tính hoàn toàn, cùng với tất cả sự yếu đuối của tính con người.
Con đầu lòng của Thiên Chúa, hay nói cho gọn là Con Một Thiên Chúa đã đến thế gian này như là một trẻ nhỏ. Khung cảnh thật đơn giản, thanh bạch, nghèo hèn. Sự đơn giản và nghèo hèn này ai sánh được; tuy vậy, lại chẳng có biến cố nào đáng kể hơn, và tất cả mọi phú túc sẽ được trao cho Đấng vừa sinh ra. Trước nhan Chúa, đâu cần vẻ hào nhoáng bên ngoài với tất cả những gì liên hệ tới nó. Mà phải trái lại, cái vẻ bên ngoài càng lui đi thì mới càng thấy rõ vẻ lớn lao bên trong. Tất cả những gì phồn vinh, giả tạo, khoa trương, chỉ có bên ngoài thôi thì đi ngược lại bản tính của Chúa Giêsu ngay từ giờ đầu tiên của ngày Giáng Sinh của Ngài cho tới lúc cuối cùng với cái chế nghéo hèn và trần trụi trên cây thập tự.
2) Loan báo tin Chúa Giáng Sinh.
Các mục đồng là những người đầu tiên nhận được sứ điệp. Israel là dân của các mục tử và Chúa Giêsu chính là Đấng chăn giữ nhân loại mới. Những hạng quyền quý sao hiểu được vẻ cao trọng này, người giàu thì chạy theo của cải, còn người thông thái thì lại hiểu sai về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế những người được gọi đầu phải là những người chăn chiên khiêm hạ, nghèo nàn, và là ít học chốn quê mùa.
Nội dung của sứ điệp là một lời loan tin vui tóm trong ba danh hiệu: Đấng Cứu Thế, Đấng xức dầu và là Chúa. Ngài là Đấng Cứu thế, vì Ngài đến giải phóng những người không thể tự giúp mình khỏi cảnh đau thương. Ngài là Đấng xức dầu vì bản tính nhân loại của Ngài đã được thánh hiến bằng dầu Thánh của Thiên Chúa: Ngài trở thành Tư tế, tiên tri và Vua cả. Và Ngài là Chúa vì mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ngài.
Thật là một dấu chỉ lạ lùng: ‘Các ngươi sẽ thấy một Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ’. Điều nhỏ bé sẽ biểu thị vẻ lớn lao, yếu hèn –vẻ quyền năng và nghèo khổ– cảnh giàu sang. Việc Chúa Giêsu sinh ra làm đảo lộn những cái chúng ta đã biết cho tới khi đó, và làm biến đổi các thực tại thần thiêng nhờ các phạm trù khác và ứng dụng chúng vào các quy luật khác.
Sứ điệp kết thúc bằng ca khúc của các Thiên thần gồm hai phần, mà mỗi phần gồm ba yếu tố song song với nhau. Ở phần thứ nhất ta thấy có ‘trời, vinh danh và Thiên Chúa’. Phần hai có ‘thế trần, hoà bình và con người’.
Thiên Chúa ở trên trời sẽ đón nhận danh dự và vinh quang, vì vinh quang của Ngài vẫn dấu kín, sẽ bộc lộ nhờ Con Ngài. Còn chính Chúa Giêsu, mà mọi tác động của Ngài đều mang dấu vô biên sẽ có thể thực sự tôn vinh Thiên Chúa mà không một tạo vật nào có thể làm được. Bây giờ ở dưới thế, bình an sẽ ngự trị vì trời và đất giao hoà trong ơn thánh. Và tất cả những điều ấy có được là do lòng từ ái của Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Thiên Chúa Nhập Thể.
Như vậy bài ca của các Thiên Thần là điệp ca trang trọng của Thánh vịnh về đời sống Chúa Giêsu, bài ca mang nặng ý nghĩa của một biến cố vĩ đại đang được thực hiện trên sân khấu cuộc đời này. Hơn cả một lời cầu chúc hay lời nguyện xin. ‘Chúc tụng Thiên Chúa’ đó là một lời loan báo và cũng là một lời tuyên ngôn vệ một sự kiện: vinh danh dâng lên Thiên Chúa và an bình ban xuống nhân loại. Giờ cứu độ đã điểm, công việc cứu rỗi đã bắt đầu vì Chúa hoàn vũ đã sinh ra.
Và đây là kết quả đầu tiên, các mục đồng quyết định đón nhận lời loan báo trong niềm tin và đi theo lời đó. Sau khi tìm kiếm, họ đã thấy Đức Maria, Thánh Giuse, và Hài nhi. Sự kiếm tìm đã không bõ công; họ đã ngạc nhiên, đầy thán phục.
Qua sự im lặng, người Mẹ trẻ đã cho thấy sự hân hoan được diễn tả trong bài Thánh ca ngợi khen của Mẹ nay nhường chỗ cho một sự suy niệm đầy an bình, và việc các mục đồng trở về với đời sống thường nhật quen thuộc giúp chúng ta nhận ra được là việc khám phá ra Chúa không có nghĩa là phải có sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, nhưng là sự biến đổi sâu xa trong lòng.
Vì thế, trong cảnh trí này, nổi bật một sự mâu thuẫn:
Chúa Giêsu bị che dấu nay lại tỏ hiện, bị hạ xuống, nhưng rồi được tôn vinh; trao cho hai tạo vật yếu đuối săn sóc, nhưng được các thiên thần canh giữ; yếu hèn thực đó, nhưng lại là vị cứu tinh nhân loại. Hoàn toàn là người trong mọi sự, nhưng rạng ngời ánh quang của Thiên Chúa.
Trình thuật Kinh thánh nhấn mạnh trên sự mâu thuẫn này là giới thần thiêng đã đi sâu vào sự thấp hèn của nhân loại, nhưng qua đó lại chiếu ngời lên để tôn vinh Thiên Chúa.
R. Gutzwiller
Việc truyền tin Chúa Giêsu nhập thể đã là lạ lùng vì tính cách trái ngược giữa vẻ khiêm hạ bên ngoài với sự cao cả bên trong. Tính cách trái ngược này lại còn lạ lùng và nổi bật hơn nơi việc Người sinh ra.
1) Chúa Giáng Sinh.
Việc Giáng Sinh không xảy ra tại Nagiarét như thường tình, nhưng là tại Bêlem, và không phải do một lời nói chính thức của thiên thần mà bằng mmột biến cố hoàn toàn trần thế, nghĩa là do sắc chỉ của Hoàng Đế Rôma. Như vậy Chúa Giêsu ngay từ ngày mở mắt chào đời đã tỏ ra phục luỵ quyền hành thế trần, như một kẻ yếu thế phải chịu khuất phục kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, đó là công việc của Thiên Chúa, vì người ta sẽ thấy rằng ở đây hành động của con người không ai ngờ lại phục vụ cho kế hoạch của Thiên Chúa. Hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra nhân số trong đế quốc lớn lao của ông để gom thế giới lại thành một, biết rõ quân số, bảo đảm được sự thu thuế mà ông cần dùng tới với những chương trình vĩ đại của ông. nhưng thực tế, quyền năng thế tục đó bên ngoài hình như kìm kẹp Chúa Giêsu, thì chỉ là dụng cụ của quyền năng Thiên Chúa và qua đó, chương trình Cứu độ được hoàn thành.
Như vậy Chúa Giêsu đã giáng sinh tại Bêlem trong thành cảu Đavít, như Tin Mừng đã nhấn mạnh điều đó. Chính nơi đây, Đavít khi còn là mục đồng, được gọi về hiến Thánh, thì giờ đây, cũng chính ở đây, người con đích thực của Đavít lại sinh ra, Đấng chăn chiên thực sẽ chăn dẫn bầy chiên Thiên Chúa, Ngài là Đấng được ưu tuyển ngay trong bản chất thâm sâu của Ngài và như Đấng Messia, Đấng Thiên tử, Đấng được xức dầu.
Sắc lệnh của Hoàng đế Augustô còn kéo theo một hậu quả khác, đó là việc giáng sinh của Chúa Giêsu được tác thành và lồng vào lịch sử thế giới. Người ta xác định được nơi chốn và thời kỳ xảy ra việc đó. Đây là một biến cố lịch sử đích thực (chứ không phải là chuyện hoang đường hay thần thoại) có chỗ đứng trong không gian và thời gian. Bên cạnh Hoàng đế Augustô, muốn mang lại cho thế giới cơm no áo ấm, với thứ ‘hoà bình của Rôma’, thì Chúa Giêsu đúng là vị Cứu tinh thực sự của vũ hoàn vì đã mang đến ‘bình an của Thiên Chúa’.
Tuy thế, ở Bêlem, không còn chỗ cho Ngài, nên phải sinh trong chuồng bò lưà. Khi nói Chuá không có chỗ trong quán trọ, điều đó có thể hiểu là, thực sự thì những người lang thang, không còn chỗ ở trong quán đó. Nhưng cũng có ý nói, và đúng hơn, quán trọ là nơi những người khách lạ tạm trú, thì không phải là nơi xứng hợp đối với mầu nhiệm Thánh Chúa sinh ra. Vậy Chúa sẽ đến thế trần, không mái nhà, trong cảnh đơn côi và nghèo nàn của chuồng bò lừa. Nôi của Ngài là cái máng khô, đục vào ngay trong tảng đá để cho bò lừa ăn. Tin Mừng đặc biệt nhấn mạnh tới việc Hài nhi được bọc trong khăn. Cho thấy rằng bên cạnh cảnh nghèo hèn còn có nhân tính hoàn toàn, cùng với tất cả sự yếu đuối của tính con người.
Con đầu lòng của Thiên Chúa, hay nói cho gọn là Con Một Thiên Chúa đã đến thế gian này như là một trẻ nhỏ. Khung cảnh thật đơn giản, thanh bạch, nghèo hèn. Sự đơn giản và nghèo hèn này ai sánh được; tuy vậy, lại chẳng có biến cố nào đáng kể hơn, và tất cả mọi phú túc sẽ được trao cho Đấng vừa sinh ra. Trước nhan Chúa, đâu cần vẻ hào nhoáng bên ngoài với tất cả những gì liên hệ tới nó. Mà phải trái lại, cái vẻ bên ngoài càng lui đi thì mới càng thấy rõ vẻ lớn lao bên trong. Tất cả những gì phồn vinh, giả tạo, khoa trương, chỉ có bên ngoài thôi thì đi ngược lại bản tính của Chúa Giêsu ngay từ giờ đầu tiên của ngày Giáng Sinh của Ngài cho tới lúc cuối cùng với cái chế nghéo hèn và trần trụi trên cây thập tự.
2) Loan báo tin Chúa Giáng Sinh.
Các mục đồng là những người đầu tiên nhận được sứ điệp. Israel là dân của các mục tử và Chúa Giêsu chính là Đấng chăn giữ nhân loại mới. Những hạng quyền quý sao hiểu được vẻ cao trọng này, người giàu thì chạy theo của cải, còn người thông thái thì lại hiểu sai về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế những người được gọi đầu phải là những người chăn chiên khiêm hạ, nghèo nàn, và là ít học chốn quê mùa.
Nội dung của sứ điệp là một lời loan tin vui tóm trong ba danh hiệu: Đấng Cứu Thế, Đấng xức dầu và là Chúa. Ngài là Đấng Cứu thế, vì Ngài đến giải phóng những người không thể tự giúp mình khỏi cảnh đau thương. Ngài là Đấng xức dầu vì bản tính nhân loại của Ngài đã được thánh hiến bằng dầu Thánh của Thiên Chúa: Ngài trở thành Tư tế, tiên tri và Vua cả. Và Ngài là Chúa vì mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ngài.
Thật là một dấu chỉ lạ lùng: ‘Các ngươi sẽ thấy một Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ’. Điều nhỏ bé sẽ biểu thị vẻ lớn lao, yếu hèn –vẻ quyền năng và nghèo khổ– cảnh giàu sang. Việc Chúa Giêsu sinh ra làm đảo lộn những cái chúng ta đã biết cho tới khi đó, và làm biến đổi các thực tại thần thiêng nhờ các phạm trù khác và ứng dụng chúng vào các quy luật khác.
Sứ điệp kết thúc bằng ca khúc của các Thiên thần gồm hai phần, mà mỗi phần gồm ba yếu tố song song với nhau. Ở phần thứ nhất ta thấy có ‘trời, vinh danh và Thiên Chúa’. Phần hai có ‘thế trần, hoà bình và con người’.
Thiên Chúa ở trên trời sẽ đón nhận danh dự và vinh quang, vì vinh quang của Ngài vẫn dấu kín, sẽ bộc lộ nhờ Con Ngài. Còn chính Chúa Giêsu, mà mọi tác động của Ngài đều mang dấu vô biên sẽ có thể thực sự tôn vinh Thiên Chúa mà không một tạo vật nào có thể làm được. Bây giờ ở dưới thế, bình an sẽ ngự trị vì trời và đất giao hoà trong ơn thánh. Và tất cả những điều ấy có được là do lòng từ ái của Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Thiên Chúa Nhập Thể.
Như vậy bài ca của các Thiên Thần là điệp ca trang trọng của Thánh vịnh về đời sống Chúa Giêsu, bài ca mang nặng ý nghĩa của một biến cố vĩ đại đang được thực hiện trên sân khấu cuộc đời này. Hơn cả một lời cầu chúc hay lời nguyện xin. ‘Chúc tụng Thiên Chúa’ đó là một lời loan báo và cũng là một lời tuyên ngôn vệ một sự kiện: vinh danh dâng lên Thiên Chúa và an bình ban xuống nhân loại. Giờ cứu độ đã điểm, công việc cứu rỗi đã bắt đầu vì Chúa hoàn vũ đã sinh ra.
Và đây là kết quả đầu tiên, các mục đồng quyết định đón nhận lời loan báo trong niềm tin và đi theo lời đó. Sau khi tìm kiếm, họ đã thấy Đức Maria, Thánh Giuse, và Hài nhi. Sự kiếm tìm đã không bõ công; họ đã ngạc nhiên, đầy thán phục.
Qua sự im lặng, người Mẹ trẻ đã cho thấy sự hân hoan được diễn tả trong bài Thánh ca ngợi khen của Mẹ nay nhường chỗ cho một sự suy niệm đầy an bình, và việc các mục đồng trở về với đời sống thường nhật quen thuộc giúp chúng ta nhận ra được là việc khám phá ra Chúa không có nghĩa là phải có sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, nhưng là sự biến đổi sâu xa trong lòng.
Vì thế, trong cảnh trí này, nổi bật một sự mâu thuẫn:
Chúa Giêsu bị che dấu nay lại tỏ hiện, bị hạ xuống, nhưng rồi được tôn vinh; trao cho hai tạo vật yếu đuối săn sóc, nhưng được các thiên thần canh giữ; yếu hèn thực đó, nhưng lại là vị cứu tinh nhân loại. Hoàn toàn là người trong mọi sự, nhưng rạng ngời ánh quang của Thiên Chúa.
Trình thuật Kinh thánh nhấn mạnh trên sự mâu thuẫn này là giới thần thiêng đã đi sâu vào sự thấp hèn của nhân loại, nhưng qua đó lại chiếu ngời lên để tôn vinh Thiên Chúa.
R. Gutzwiller